Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong của trẻ em trên toàn thế giới [241], [137]. Mỗi năm có khoảng 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do NKHHC [195], và tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này chiếm một phần ba trong tổng số ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước thu nhập thấp [226]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu, cao hơn so với các bệnh ung thư, HIV, tiêu chảy, thiếu máu v.v.[176]. Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) thì trung bình mỗi năm một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 đến 5 lần, trong đó 1-2 lần bị viêm phổi [63]. Số trẻ em viêm phổi chiếm 30-40% những trường hợp khám và điều trị tại các bệnh viện, gây ra 75% số ca tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử vong chung ở trẻ em [63].

Tới nay, mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) nhìn chung có xu hướng giảm nhưng vẫn còn 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và gần 50 triệu trẻ em bị gầy còm; 340 triệu trẻ em bị đói tiềm ẩn do thiếu vitamin và khoáng chất trên thế giới [84]. Tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân hiện nay khá cao ở các nước đang phát triển như Liberia, Malawi, Mozambique, Rwanda, Tanzania và Zambia, tỷ lệ trẻ bị nhẹ cân chưa đến 20% nhưng tỷ lệ SDD thấp còi trên 40% [84]. Theo tổ chức Save the Children (2016) thì khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ SDD thấp còi trung bình 33,9% (60,8 triệu trẻ); SDD nhẹ cân chiếm 24,8% (44,6 triệu trẻ) vào năm 2014 [65]. Việt Nam cũng như nhiều nước khác, trẻ có TTDD kém tập trung trong nhóm 6 - 23 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ thấp còi ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn ăn bổ sung, từ 12% ở trẻ 6 tháng lên 29% ở trẻ 2 tuổi [84].

Nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và NKHHC ở trẻ em [108], [157], [173], [197], [218]. SDD ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như viêm phổi, tiêu chảy ) và làm tăng nguy cơ tỷ vong. Trẻ em SDD bị suy giảm đáng kể khả năng miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch tế bào khiến chúng dễ mắc NKHHC hơn [157]. Trong một nghiên cứu ở Nigeria 63,1% số trẻ SDD mắc NKHHC [226]. Bên cạnh đó, những bệnh nhi có vấn đề về sức khỏe phải điều trị nội trú như NKHHC cũng có nhiều nguy cơ về dinh dưỡng. Trẻ mắc bệnh càng nặng, nguy cơ về dinh dưỡng càng cao [122]. Một báo cáo trên trẻ em mắc NKHHC cho thấy, tỷ lệ có SDD là 69%, cụ thể theo phân loại của Gomez, 15% số bệnh nhi có SDD nghiêm trọng, 28% SDD vừa và 26% SDD nhẹ [233]. SDD cũng tác động tiêu cực tới tình trạng đáp ứng của cơ thể với quá trình điều trị, làm kéo dài thời gian hồi phục, và tăng nguy cơ tử vong [110] Có thể thấy, SDD và NKHHC có mối tương quan chặt chẽ, giảm tỷ lệ trẻ mắc NKHHC có thể làm giảm nguy cơ có SDD; và ngược lại, chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ làm tăng cơ hội trẻ không mắc hoặc được chữa khỏi NKHHC.

Thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển và có liên quan đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [203]. Tuy nhiên, việc bổ sung một số vi chất dinh dưỡng không đầy đủ hoặc có chất này không có chất khác cũng có thể làm tăng nhiễm khuẩn [208]. Do đó Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị tăng cường vi chất dinh dưỡng có thể được ưu tiên hơn [246].

 

docx 189 trang chauphong 13380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
NGUYỄN VĂN DŨNG
HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT ĐA VI CHẤT BIBOMIX
 ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG 
CỦA TRẺ 6 - 23 THÁNG TUỔI SAU MẮC
VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
NGUYỄN VĂN DŨNG
HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT ĐA VI CHẤT BIBOMIX
 ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG 
CỦA TRẺ 6 - 23 THÁNG TUỔI SAU MẮC
VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 9720401
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM VĂN PHÚ
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỊNH
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Văn Dũng, Nghiên cứu sinh khóa 10, chuyên ngành Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận án do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Phú và PGS.TS. Nguyễn Thị Thịnh
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày . tháng . năm 2022
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, Ban Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Hà Nam, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Tổng hợp, khoa Xét nghiệm Bệnh viện Sản - Nhi Hà Nam đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi học tập để thực hiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm Văn Phú giảng viên cao cấp, nguyên Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Thị Thịnh nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, những người thầy đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, khuyến khích động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến đấng sinh thành và gia đình (nhất là vợ và các con tôi), bạn bè, đồng nghiệp, các bạn đã quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày . tháng .. năm 2022
Tác giả luận án
NGUYỄN VĂN DŨNG
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ARI
:
Acute respiratory infections (Nhiễm khuẩn hô hấp cấp)
BAZ 	
:
Z-score of BMI -for-age
CDC
:
Centers for Disease Control (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh)
CI
:
Confidence Interval (khoảng tin cậy)
HAZ
:
Height for age Z-score (chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi)
NKHHC
:
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
SDD
:
Suy dinh dưỡng
THCS
:
Trung học cơ sở
THPT
:
Trung học phổ thông
TTDD
:
Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF
:
United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)
VCDD
:
Vi chất dinh dưỡng
WAZ
:
Weight for age Z-score (chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi)
WHO
:
World Health Oganization (Tổ chức y tế thế giới)
WHZ
:
Weight for height Z-score (chỉ số Z-score cân nặng theo chiều cao)
DANH MỤC BẢNG
	 Trang
Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo chuẩn tăng trưởng WHO 2006 với 3 chỉ số theo Z-Score	6
Bảng 1.2. Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trẻ em 	6
Bảng 1.3. Hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong 1 gói Bibomix.	42
Bảng 1.4. Thành phần dinh dưỡng trong 1 gói Bibomix.	43
Bảng 3.1. Một số thông tin về bố, mẹ của trẻ theo địa dư.	65
Bảng 3.2. Một số thông tin về nuôi dưỡng trẻ và chẩn đoán khi vào viện	67
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới tính 	69
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nghề nghiệp của mẹ	70
Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nghề nghiệp của bố 	71
Bảng 3.6. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo học vấn của mẹ	72
Bảng 3.7. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo học vấn của bố 	73
Bảng 3.8. Suy dinh dưỡng thấp còi theo số lần NKHHC và tuổi.	74
Bảng 3.9. Suy dinh dưỡng nhẹ cân theo số lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tuổi.	75
Bảng 3.10. Suy dinh dưỡng gầy còm theo số lần NKHHC và tuổi.	76
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng theo thời điểm bú mẹ lần đầu sau sinh 	77
Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng theo thực hành vắt bỏ sữa non của mẹ trước khi cho trẻ bú lần đầu	77
Bảng 3.13. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo thời điểm trẻ bắt đầu ăn bổ sung 78
Bảng 3.14. Một số thông tin nhân khẩu học của trẻ trước can thiệp	80
Bảng 3.15. Tuổi trung bình và chỉ số nhân trắc của trẻ trước can thiệp	82
Bảng 3.16. Chỉ số nhân trắc của trẻ sau can thiệp	83
Bảng 3.17. Thay đổi các chỉ số nhân trắc của trẻ trước-sau can thiệp	84
Bảng 3.18. Chỉ số sinh hóa/huyết học của trẻ trước can thiệp	85
Bảng 3.19. Chỉ số sinh hóa/huyết học của trẻ sau can thiệp	86
Bảng 3.20. Thay đổi các chỉ số sinh hóa/huyết học của trẻ trước-sau can thiệp	87
Bảng 3.21. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trước-sau can thiệp	88
Bảng 3.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lần mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp (ARI) sau khi ra viện của nhóm trẻ nghiên cứu	90
Bảng 3.23. Số lần mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp giữa hai nhóm trẻ trong 6 tháng can thiệp	91
Bảng 3.24. Mức tiêu thụ thực phẩm khẩu phần 2 nhóm trẻ trước can thiệp	91
Bảng 3.25. Chất dinh dưỡng trong khẩu phần 2 nhóm trẻ trước can thiệp (bao gồm cả sữa mẹ)	92
Bảng 3.26. Chất dinh dưỡng trong khẩu phần 2 nhóm trẻ sau can thiệp (bao gồm cả sữa mẹ)	94
Bảng 3.27. Thay đổi mức tiêu thụ thực phẩm khẩu phần giữa 2 nhóm sau can thiệp	95
Bảng 3.28. Thay đổi các chất dinh dưỡng trong khẩu phần sau can thiệp (bao gồm cả sữa mẹ)	96
DANH MỤC HÌNH
	 Trang
Hình 1.1. Vòng xoắn bệnh lý: bệnh tật - suy dinh dưỡng - nhiễm khuẩn.	9
Hình 1.2. Các nguyên nhân bệnh tật góp phần vào sự tử vong của 10,5 triệu trẻ em các nước đang phát triển hàng năm.	10
Hình 1.3. Mô hình nguyên nhân và hậu quả của SDD thấp còi	10
Hình 1.4. Suy dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời	12
Hình 1.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em các nước đang phát triển	16
Hình 1.6. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi phát triển không tốt (thấp còi, gầy còm hoặc thừa cân) năm 2018.	17
Hình 1.7. Giá trị Z-Score theo độ tuổi ở trẻ 1 tháng đến 59 tháng.	18
Hình 1.8. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam.	19
Hình 1.9. Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam.	20
Hình 1.10. SDD thấp còi khu vực thành thị, nông thôn tại một số thời điểm.	21
Hình 1.11. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi.	22
Hình 1.12. Mức độ thiếu vi chất dinh dưỡng ở các khu vực trên thế giới	31
Hình 1.13. Khung lý thuyết nghiên cứu “Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp”.	45
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam	47
Hình 2.2. Máy xét nghiệm	58
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiên cứu	61
Hình 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi	68
Hình 3.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ	79
Hình 3.3. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ	79
Hình 3.4. Số đợt mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp trong 6 tháng can thiệp của 2 nhóm trẻ	89
MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong của trẻ em trên toàn thế giới [241], [137]. Mỗi năm có khoảng 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do NKHHC [195], và tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này chiếm một phần ba trong tổng số ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước thu nhập thấp [226]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu, cao hơn so với các bệnh ung thư, HIV, tiêu chảy, thiếu máu v.v..[176]. Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) thì trung bình mỗi năm một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 đến 5 lần, trong đó 1-2 lần bị viêm phổi [63]. Số trẻ em viêm phổi chiếm 30-40% những trường hợp khám và điều trị tại các bệnh viện, gây ra 75% số ca tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử vong chung ở trẻ em [63].
Tới nay, mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) nhìn chung có xu hướng giảm nhưng vẫn còn 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và gần 50 triệu trẻ em bị gầy còm; 340 triệu trẻ em bị đói tiềm ẩn do thiếu vitamin và khoáng chất trên thế giới [84]. Tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân hiện nay khá cao ở các nước đang phát triển như Liberia, Malawi, Mozambique, Rwanda, Tanzania và Zambia, tỷ lệ trẻ bị nhẹ cân chưa đến 20% nhưng tỷ lệ SDD thấp còi trên 40% [84]. Theo tổ chức Save the Children (2016) thì khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ SDD thấp còi trung bình 33,9% (60,8 triệu trẻ); SDD nhẹ cân chiếm 24,8% (44,6 triệu trẻ) vào năm 2014 [65]. Việt Nam cũng như nhiều nước khác, trẻ có TTDD kém tập trung trong nhóm 6 - 23 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ thấp còi ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn ăn bổ sung, từ 12% ở trẻ 6 tháng lên 29% ở trẻ 2 tuổi [84].
Nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và NKHHC ở trẻ em [108], [157], [173], [197], [218]. SDD ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như viêm phổi, tiêu chảy) và làm tăng nguy cơ tỷ vong. Trẻ em SDD bị suy giảm đáng kể khả năng miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch tế bào khiến chúng dễ mắc NKHHC hơn [157]. Trong một nghiên cứu ở Nigeria 63,1% số trẻ SDD mắc NKHHC [226]. Bên cạnh đó, những bệnh nhi có vấn đề về sức khỏe phải điều trị nội trú như NKHHC cũng có nhiều nguy cơ về dinh dưỡng. Trẻ mắc bệnh càng nặng, nguy cơ về dinh dưỡng càng cao [122]. Một báo cáo trên trẻ em mắc NKHHC cho thấy, tỷ lệ có SDD là 69%, cụ thể theo phân loại của Gomez, 15% số bệnh nhi có SDD nghiêm trọng, 28% SDD vừa và 26% SDD nhẹ [233]. SDD cũng tác động tiêu cực tới tình trạng đáp ứng của cơ thể với quá trình điều trị, làm kéo dài thời gian hồi phục, và tăng nguy cơ tử vong [110] Có thể thấy, SDD và NKHHC có mối tương quan chặt chẽ, giảm tỷ lệ trẻ mắc NKHHC có thể làm giảm nguy cơ có SDD; và ngược lại, chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ làm tăng cơ hội trẻ không mắc hoặc được chữa khỏi NKHHC.
Thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển và có liên quan đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [203]. Tuy nhiên, việc bổ sung một số vi chất dinh dưỡng không đầy đủ hoặc có chất này không có chất khác cũng có thể làm tăng nhiễm khuẩn [208]. Do đó Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị tăng cường vi chất dinh dưỡng có thể được ưu tiên hơn [246].
Trong tổng hợp các nghiên cứu nhóm trẻ em từ 1-3 tuổi ở Delhi, Ấn Độ, được sử dụng bột đa vi chất dinh dưỡng gồm (vitamin A, C, E, sắt, kẽm selen và đồng) đã làm giảm đáng kể tỷ lệ NKHHC so với nhóm đối chứng sử dụng sữa bột tiêu chuẩn [173]. Qua phân tích tổng hợp và dữ liệu từ một số thử nghiệm lớn đã kiểm tra tác dụng của việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng khác nhau đối với tỷ lệ mắc, bệnh tật và tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính dưới ở trẻ em trên 6 tháng tuổi. Bổ sung kẽm giúp giảm 20% tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI), bổ sung sắt và sắt cộng với axit folic không có tác dụng và bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng (dùng như sữa t ... zend
BAZ khi ket thuc (endline)...........
Liên tục
Tạo biến (compute variable)
39
sddwhvao
: SDD WHZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
40
sddhzvao
: SDD HAZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
41
sddwzvao
: SDD WAZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
42
sddbzvao
: SDD BAZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
43
sddwhend
: SDD WHZ khi ket thuc (endline)...........
Liên tục
44
sddhzend
: SDD HAZ khi ket thuc (endline)...........
Liên tục
45
sddwzend
: SDD WAZ khi ket thuc (endline)...........
Liên tục
46
sddbzend
: SDD BAZ khi ket thuc (endline)...........
Liên tục
III
Yếu tố bệnh
1
q18
Chan doan: ..................................
Phân loại
2
q18a
Muc do LS khi vao vien: .....................
Phân loại
3
q19
Tu khi sinh bao nhieu lan tre VDHHC: .......
Liên tục
4
q19a
Bao nhieu lan VDHHC phai vao vien: .........
Liên tục
5
q21
Ket Qua dieu tri: ...........................
Phân loại
IV
ARI sau ra viện
KQ
endari
So dot ARI trong 6 thang CT .............
Liên tục
Endari_nhom
Phan nhom so dot ARI 
Nhị phân
Recode into different (endari):
1. ≤ 3 lần
2. > 3 lần
 Xác định mô hình phân tích
Biến tác động (gây nhiễu)
Biến bị tác động
Tên biến
Dãn nhãn
Loại biến
Tên biến
Loại biến
Yếu tố bà mẹ
q6age
Liên tục
Endari
Số đợt ARI trong 6 tháng khi ra viện
Liên tục
q7
Liên tục
ngheme
Yếu tố trẻ
Nhân khẩu
Conthu
Liên tục
Sex
Nhị phân
q5b
Phân loại
Thời kỳ thai sản và sơ sinh, tiêm chủng
Q14
Tình trạng tiêm chủng (Y/N)
Nhị phân
q11
Tre sinh du hay thieu thang: ............
Nhị phân
q12
Tinh trang khi sinh (kiểu sinh)
Phân loại
q13
Can nang SS (gam) (Khong can=88): ......
Liên tục
Tiền sử bệnh
q18
Chan doan: ..................................
Phân loại
q18a
Muc do LS khi vao vien: .....................
Phân loại
q19
Tu khi sinh bao nhieu lan tre VDHHC: .......
Liên tục
q19a
Bao nhieu lan VDHHC phai vao vien: .........
Liên tục
q21
Ket Qua dieu tri: ...........................
Phân loại
Tình trạng dinh dưỡng
whzvao
WHZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
hazvao
HAZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
wazvao
WAZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
bazvao
BAZ khi vao vien (baseline)..........
Liên tục
Phụ lục 3:
SẢN PHẨM
Phụ lục 4:
CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP
Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong. Triệu chứng lâm sàng.
Khởi phát:
- Trẻ sốt nhẹ tăng dần hoặc sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém, hoặc bỏ ăn.
- Các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: ngạt, chảy nước mũi, ho.
- Có thể rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.
- Các dấu hiệu thực thể ở phổi chưa có biểu hiện rõ.
Toàn phát:
- Triệu chứng cơ năng và toàn thân: 
+ Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: sốt cao, dao động hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn.
+ Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm.
- Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực, thở nhanh.
+ Nhịp thở nhanh:
Dưới 2 tháng: 	≥ 60 lần/ phút
Trẻ 2-12 tháng: 	≥ 50 lần/ phút
Trẻ 1-5 tuổi: 	≥ 40 lần/phút
+ Cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực.
- Tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, cơn ngừng thởtrong trường hợp nặng.
- Triệu chứng thực thể:
+ Gõ: có thể phát hiện được hội chứng đông đặc khi có tổn thương tập trung dày đặc khư trú vào một vùng.
+ Nếu có ứ khí phổi (emphysema) thì gõ trong hơn bình thường.
+ Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt một hoặc hai bên phổi. 
Cận lâm sàng
- Chụp Xquang tim phổi: đám mờ nhỏ không đều, rải rác hai phế trường, chủ yếu tập trung ở vùng rốn phổi, cạnh tim, có thể tập trung ở một thùy hoặc phân thùy phổi. Có thể có các hình ảnh biến chứng: ứ khí, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi
- Công thức máu: số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Trong trường hợp viêm phổi do virus thì có thể bình thường.
- Xét nghiệm tìm căn nguyên virus, vi khuẩn, nấm trong dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản, máu.
Chẩn đoán xác định: dựa vào dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
- Ho xuất tiết đờm
- Nhịp thở nhanh
- Rút lõm lồng ngực, co rút cơ liên sườn.
- Nghe phổi: ran ẩm nhỏ nhạt, kèm theo ran ngáy, ran rít
- X quang: hình ảnh mờ tập trung vùng cạnh tim và rốn phổi 2 bên.
Chẩn đoán nguyên nhân:
- Chẩn đoán dựa vào nuôi cấy vi khuẩn, phân lập virus từ dịch tỵ hầu, dịch khí phế quản, dịch rửa phế quản
- Tuy nhiên đa số các trường hợp viêm phế quản phổi thông thường, không nặng, không kéo dài, thường chỉ chẩn đoán nguyên nhân dựa vào dịch tễ, lâm sàng.
b) Viêm tiểu phế quản
Định nghĩa: viêm tiểu phế quản là một nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, gồm tổn thương viêm cấp ở các tiểu phế quản, các đường dẫn khí có đường kính nhỏ hơn 2mm. Tổn thương viêm bao gồm: tăng xuất tiết nhầy quánh, bong các tế bào biểu mô và phù nề thành tiểu phế quản.
Triệu chứng lâm sàng.
Thay đổi tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. 
- Giai đoạn khởi phát 
+ Viêm đường hô hấp trên: chảy mũi và ho. 
+ Thể điển hình: những ngày đầu trẻ xuất hiện chảy nước mũi trong và nghẹt mũi. 
+ Sốt thường là sốt nhẹ, đôi khi sốt rất cao 40 độ C hoặc trên 40 độ C. Có trường hợp trẻ không sốt.
- Giai đoạn toàn phát 
Trẻ thường được đưa đến viện trong tình trạng: 
+ Tinh thần: ngủ không yên giấc, hoặc kích thích, nhưng không có các triệu chứng toàn thân hoặc li bì.
+ Khò khè lan toả 
+ Tắc nghẹt mũi, phập phồng cánh mũi.
+ Không bú được hoặc bú kém.
+ Nôn sau ho
 Khám phổi 
+ Trẻ thở nhanh nông 
+ Thì thở ra kéo dài 
+ Ran rít, ran ngáy khắp hai trường phổi. Giảm thông khí, thậm chí mất thông khí phổi.
Suy hô hấp với các dấu hiệu: 
+ Da tái, vã mồ hôi 
+ Nhịp thở nhanh 
+ Rút lõm lồng ngực, co kéo các cơ hô hấp phụ.
+ Tím quanh môi và đầu chi. 
+ Ngừng thở gặp 2-7%. Ngừng thở hay gặp ở trẻ sơ sinh, hoặc trẻ sinh non, và thường xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên.
Cận lâm sàng
- X QUANG:
+ Dày quanh phế quản/ viêm phổi kẽ: 50-80%
+ Ứ khí: 50%, ứ khí đơn thuần: 2%
+ Thâm nhiễm phổi: 30% ± do viêm /xẹp khu trú 
+ Đông đặc phân thùy 10-25%
+ Xẹp thùy trên phải 16%
+ Xẹp thùy dưới hai bên & trên trái 5%
+ Bình thường 10% 
- Bạch cầu & công thức bình thường hoặc tăng nhẹ 
+ BC tăng, CRP tăng, VSS tăng khi nhiễm RSV bệnh viêm phổi thùy 
+ Khí máu để đánh giá trao đổi khí 
+ Xác định virus: test nhanh từ dich tỵ hầu, miễn dịch huỳnh quang (MDHQ), PCR, canh cấy. Real time PCR nhạy 100%, đặc hiệu 90%, 
+ Tăng tiết ADH không thích hợp trong viêm tiểu phế quản nặng 33% (tăng áp lực thẩm thấu niệu, giảm áp lực thẩm thấu huyết tương, tăng ADH)
Chẩn đoán xác định. 
- Hầu hết các trường hợp, chẩn đoán dựa vào hỏi tiền sử bệnh và khám.
- Tuổi < 2 tuổi 
- Tiền sử có phơi nhiễm virus hợp bào hô hấp hoặc có dịch ở cộng đồng 
+ Lâm sàng: 
Khởi phát: viêm long đường hô hấp trên 
Toàn phát:
Khò khè, thường xuất hiện lần đầu tiên. 
Thở nhanh 
 Suy hô hấp (tuỳ theo mức độ của bệnh)
Trẻ sơ sinh có thể ngừng thở. 
+ Cận lâm sàng: test chẩn đoán nhiễm RSV
c) Viêm phổi
Triệu chứng lâm sàng
- Sốt: hầu hết trẻ có sốt nhưng mức độ sốt tùy thuộc vào nguyên nhân. Các nghiên cứu nhận thấy rằng nếu căn nguyên do vi khuẩn thì trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ C. Đôi khi có thể gặp tình trạng hạ thân nhiệt đối với những trẻ bị bệnh quá nặng, trẻ sơ sinh, trẻ SDD nặng.
- Ho: là triệu chứng đặc hiệu của đường hô hấp. Phản xạ ho giúp cơ thể tống được dị vật và các chất viêm nhầy xuất tiết ra khỏi đường thở. Trong một số nghiên cứu về viêm phổi thì triệu chứng ho chiếm từ 82,8% đến 96,8%. 
- Nhịp thở nhanh: nhịp thở là thông số sớm nhất thay đổi khi có tổn thương phổi ở trẻ em. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhịp thở có thể nhanh, hoặc chậm hay không đều. Khi có cơn ngừng thở là biểu hiện của suy hô hấp nặng.
- Khò khè: khi trẻ bị viêm nhiễm sự tăng tiết đờm dãi kết hợp với sự co thắt làm hẹp lòng đường thở, cản trở thông khí gây ra tiếng khò khè.
- Khó thở: biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực là một dấu hiệu của viêm phổi nặng.
- Tiếng ran ở phổi: tình trạng viêm tiết dịch trong lòng phế nang tạo ra ran ẩm to, nhỏ hạt. Khi có tình trạng co thắt, bít tắc đường thở tạo ra ran rít, ngáy. 
- Tím tái: khi trẻ bị viêm phổi nặng có thể có dấu hiệu tím tái với nhiều mức độ, tím quanh môi, đầu chi hoặc tím toàn thân.
Ngoài các triệu chứng trên có thể còn gặp các triệu chứng: nôn, trớ, tiêu chảy, suy tim, biểu hiện thần kinh như kích thích vật vã hoặc li bì.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu (BC), tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng là những dấu hiệu chỉ điểm căn nguyên gây bệnh do vi khuẩn.
- Các xét nghiệm sinh hóa: 
+ CRP (C Reactive Protein): CRP bản chất là protein miễn dịch có vai trò quan trọng trong giai đoạn cấp thuộc hệ thống đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. CRP tăng ngay từ 6 giờ đầu tiên khi có quá trình viêm, nồng độ đỉnh đạt được ở 48-50 giờ và trở về bình thường khi hết viêm, mức độ tăng của CRP tương ứng với mức độ nhiễm khuẩn nặng trên lâm sàng. 
+ Khí máu và độ bão hòa oxy qua da: theo DukeT và cộng sự khi SpO2< 95% thì được coi là giảm oxy máu và cần được can thiệp. Nếu SpO2 < 80% là rất nặng đe dọa tử vong.
- X-quang phổi: X-quang phổi có thể khẳng định sự tồn tại và vị trí của sự thâm nhiễm phổi, phát hiện các tổn thương phổi và màng phổi, hạch rốn phổi đi kèm. Một số trường hợp các nốt mờ tập trung tại một thùy hay phân thùy phổi, có thể kèm theo tràn khí, tràn dịch màng phổi.
Những tổn thương này thường biểu hiện:
- Các nốt mờ rải rác
- Các nốt mờ theo định khu giải phẫu bệnh
- Các nốt mờ mô kẽ lan tỏa
- Tổn thương phối hợp
Tuy nhiên trong một số trường hợp hình ảnh X-quang phổi có thể bình thường như: 
- Những trường hợp không có khả năng tạo phản ứng viêm. 
- Khi còn quá sớm (viêm phổi tụ cầu lan qua đường máu).
- Viêm phổi do pneumocystis carinii ở bệnh nhân HIV.
Chẩn đoán xác định viêm phổi
- Lâm sàng: toàn thân có hội chứng nhiễm trùng, ho, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực (khi có tổn thương phổi nặng), nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt.
- Cận lâm sàng: tổn thương phổi trên phim X-quang là những chấm nốt mờ rải rác ở 2 phổi cùng với xét nghiệm có số lượng bạch cầu tăng, CRP tăng.
Phân loại viêm phổi.
- Viêm phổi: ho hoặc khó thở kèm theo tần số thở nhanh:
+ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút
+ 2- < 12 tháng: ≥ 50 lần/phút
+ 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
Không có dấu hiệu của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.
- Viêm phổi nặng: ho hoặc khó thở kèm theo:
+ Rút lõm lồng ngực.
+ Không có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.
Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ < 2 tháng tuổi đều được đánh giá là nặng.
- Viêm phổi rất nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiêu sau:
+ Tím trung tâm.
+ Không bú được hoặc không uống được hoặc
+ Co giật hoặc 
+ Li bì hoặc khó đánh thức hoặc
+ Thở rít khi nằm yên hoặc 
+ Suy dinh dưỡng nặng. 

File đính kèm:

  • docxluan_an_hieu_qua_bo_sung_bot_da_vi_chat_bibomix_den_tinh_tra.docx
  • docxNEW CONCLUSIONS IN DOCTORAL THESIS - NV Dũng 22nd Jan 2022.docx
  • docxTÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA - NV Dũng 22-1.docx
  • docxTrích yếu IN DOCTORAL THESIS - NV Dũng 22-1.docx
  • docxTrích yếu Luận án Bibomixx - NV Dũng 19-1.docx
  • docxTTLA TIẾN SĨ - NCS DŨNG - 122nd Jan 2022.docx
  • docxTTLA TIẾN SĨ - NCS DŨNG (tiếng anh)- 22nd Jan 2022.docx