Luận án Điều kiện lao động, một số bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và hiệu quả của giải pháp can thiệp
Việt Nam là quốc gia gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, trong đó
nông nghiệp và nông thôn luôn là một phần quan trọng trong cơ cấu của nền
kinh tế nước ta, chiếm tỷ lệ lớn trên 65% tổng số lực lượng lao động trên toàn
quốc. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2020, nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội của
cơ cấu kinh tế Việt Nam 09 tháng đầu năm 2020 [56]. Chăn nuôi chiếm một
tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi gia cầm cung cấp
một sản lượng lớn. Tổng sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng trong 9 tháng đầu
năm ước tính đạt 931,4 nghìn tấn, tăng 13,5% (quý III đạt 253 nghìn tấn, tăng
19,2%); sản lượng trứng gia cầm 9 tháng đạt 9,2 tỷ quả, tăng 10% (quý III đạt
2,4 tỷ quả, tăng 11,5%) [56]. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia
cầm cũng kéo theo sự gia tăng tác động xấu đến môi trường và các nguy cơ bất
lợi đối với sức khỏe và bệnh tật cộng đồng [51].
Người lao động trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm
thường xuyên phải làm việc trong môi trường lao động đặc thù với nhiều yếu
tố độc hại như hơi, khí độc, vi sinh vật gây bệnh. Nhiều nghiên cứu trên
thế giới và trong nước đã ghi nhận hoa lượng bụi, hơi khí độc vượt TCVSCP
(Bụi ở trại nuôi gà cao gấp từ 4 - 27 lần TCVSCP) [3], [52], [15], [65], [102].
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của
người chăn nuôi với kiến thức, thực hành đảm bảo an toàn lao động trong quá
trình chăm sóc gia cầm. Người chăn nuôi gia cầm thường xuyên không có
phương tiện bảo hộ lao động, khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh đường
hô hấp như bụi hữu cơ, vi sinh vật [72], [80], [101]. Ngoài ra, người chăn
nuôi còn có thể mắc một số bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh truyền từ gia
cầm sang người như bệnh sốt mò, nấm phổi, dịch cúm gia cầm và những biến2
thể của chúng.Điều này cho thấy trong nghiên cứu tổng quan về ô nhiễm
nông nghiệp ở Việt Nam của tác giả Đinh Xuân Tùng năm (2017) cũng cho
thấy vấn đề là rất đáng quan tâm [64].
Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực miền núi. Với đặc điểm
đất đai đa dạng có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà và đã có
thương hiệu về “Gà đồi Yên Thế”. Sự phát triển của chăn nuôi gà tại huyện
không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành
vùng chăn nuôi gà theo qui mô lớn mang đặc điểm sản xuất hàng hóa thời kỳ đổi
mới [1], [9], [25], [36]. Bên cạnh những lợi ích mang lại về kinh tế, chăn nuôi gà
tại các hộ gia đình luôn tiềm ẩn các nguy cơ làm thay đổi tỷ lệ các bệnh thường
gặp, có thể phát sinh nhiều bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Việc áp dụng các
biện pháp an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, cung cấp các kiến thức về công tác dự
phòng, khám chữa bệnh chưa đáp ứng được thực tiễn trong chăm sóc sức khỏe
người dân. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Điều kiện lao động, một số bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi
gà tại Huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và hiệu quả của giải pháp can thiệp”
nhằm đáp ứng 03 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng điều kiện môi trường lao động và một số bệnh liên
quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà tại 02 xã Canh Nậu và Đồng Vương –
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2017.
2. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống ô nhiễm môi
trường chăn nuôi và phòng bệnh ở người chăn nuôi gà.
3. Đánh giá hiệu quả giải pháp nhằm phòng chống một số bệnh ở người
chăn nuôi gà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Điều kiện lao động, một số bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và hiệu quả của giải pháp can thiệp
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC DƢƠNG HỒNG THẮNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN NGHỀ NGHIỆP Ở NGƢỜI CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG THÁI NGUYÊN - 2021 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC DƢƠNG HỒNG THẮNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN NGHỀ NGHIỆP Ở NGƢỜI CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 9.72.07.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS ĐỖ VĂN HÀM 2. PGS. TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA THÁI NGUYÊN - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dƣơng Hồng Thắng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám đốc, Ban Sau Đại học – Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS. Đỗ Văn Hàm và PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa là thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc, các phòng ban chức năng của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang nơi tôi công tác đã luôn động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đặc biệt, tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể, Trạm Y tế cùng toàn thể nhân dân xã Canh Nậu, xã Đồng Vương đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa phương. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô, đồng nghiệp các bộ môn thuộc khoa Y tế công cộng, Bộ môn Ký sinh trùng, Bộ môn Mắt - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục Chăn nuôi và thú y, Hội nông dân tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ tôi về tài liệu, tư vấn chuyên môn trong quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu của đề tài luận án. Cuối cùng, xin được cảm ơn và chia sẻ thành quả đạt được ngày hôm nay với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã có những động viên, khuyến khích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021 Dƣơng Hồng Thắng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HỘP ........................................................................................................ ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................................................................. x ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa ...................................................................................................................... 3 1.2. Đặc điểm môi trường chăn nuôi gia cầm ........................................................................................ 5 1.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường và một số bệnh liên quan nghề nghiệp ở chăn nuôi gà ............................................................................................................................................................................. 10 1.4. Kiến thức và thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường và phòng bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà ......................................................................................... 21 1.5. Các giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi ............................. 23 1.6. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang ........... 33 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................... 35 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................... 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................................. 37 2.4. Bộ công cụ thu thập số liệu ........................................................................................................................ 46 2.5. Chỉ số nghiên cứu ............................................................................................................................................... 47 2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................................................................ 51 2.7. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................................... 55 2.8. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................................................... 57 2.9. Phương pháp xử lý hạn chế sai số ...................................................................................................... 58 2.10. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................................................................ 59 iv Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 61 3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 61 3.2. Thực trạng điều kiện môi trường lao động và một số bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà ................................................................................................................................ 62 3.3. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường và dự phòng các bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà trước can thiệp ............ 74 3.4. Xác định các vấn đề lựa chọn ưu tiên can thiệp phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh cho người chăn nuôi gà .................................. 86 3.5. Hiệu quả can thiệp phòng chống ô nhiễm môi trường và dự phòng bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà ........................................................................................ 89 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................................................................... 102 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 102 4.2. Thực trạng điều kiện môi trường lao động chăn nuôi và một số bệnh liên quan nghề nghiệp ở người chăn nuôi gà ............................................................................................. 103 4.3. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường chăn nuôi và phòng bệnh ở người chăn nuôi gà. ......................................................................................... 114 4.4. Hiệu quả cải thiện phòng chống một số bệnh liên quan ở người chăn nuôi gà ... 122 4.5. Một số hạn chế của luận án ..................................................................................................................... 129 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................... 131 KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................................................................... 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AI Virus cúm gia cầm đột biến BYT Bộ Y tế BHLĐ Bảo hộ lao động CSHQ Chỉ số hiệu quả CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu EFA Phân tích nhân tố khám phá FAO Food Agriculture Organization (Tổ chức nông lương thế giới) GDSK Giáo dục sức khoẻ HQCT Hiệu quả can thiệp MTCN Môi trường chăn nuôi MTLĐ Môi trường lao động ONMTCN Ô nhiễm môi trường chăn nuôi SCT Sau can thiệp TB Trung bình TCCN Tiêu chuẩn chuồng nuôi TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCKK Tiêu chuẩn không khí TCT Trước can thiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT-GDSK Truyền thông-giáo dục sức khoẻ VK Vi khuẩn VKH Vi khí hậu VSV Vi sinh vật VPQPMT Viêm phế quản phổi mạn tính WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) YTTB Y tế thôn bản vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố vi khí hậu trong môi trường không khí và không khí chuồng nuôi ................................................................................................. 53 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của người chăn nuôi gà ........................................... 61 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của người chăn nuôi gà .................................................................. 61 Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi nghề của người chăn nuôi gà ........................................................... 62 Bảng 3.4. Khoảng cách từ chuồng/ trại, hố thu gom phân gà đến khu nhà ở và giếng nước .................................................................................................................................................... 63 Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ gia đình có hố thu gom phân gà ................................................................... 64 Bảng 3.6. Đặc điểm nhiệt độ tại chuồng/trại chăn nuôi gà (0C) ............................................... 66 Bảng 3.7. Đặc điểm độ ẩm không khí tại chuồng trại chăn nuôi gà (%) ...................... 67 Bảng 3.8. Đặc điểm vận ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II. PHẦN KHÁM BỆNH STT NỘI DUNG KẾT QUẢ BÁC SỸ KHÁM (ký tên) A. Tim mạch KA1 Mạch (lần/ phút) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KA2 Huyết áp tối đa (mmHg) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KA3 Huyết áp tối thiểu (mmHg) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KA4 Bệnh tim mạch 1. Có 2. Không KA5 Nếu có, chẩn đoán sơ bộ là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KB B. Hô hấp KB1 Ho 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KB2 Chảy nước mũi 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KB3 Viêm mũi 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KB4 Viêm họng 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KB5 Viêm phế quản 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KB6 Bệnh hô hấp khác (ghi cụ thể) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KC C. Da liễu KC1 Các bệnh nấm da 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC11 Lang ben 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC12 Nấm kẽ chân 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC13 Nấm kẽ tay 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC14 Nấm da thường 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC15 Nấm móng 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC2 Viêm da cơ địa (Ezema - tổ đỉa) 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC3 Bệnh da nhiễm khuẩn 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC4 Sẩn ngứa - Dị ứng 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC5 Viêm da tiếp xúc 1. Có 2. Không 3. Tiền sử* KC6 Bệnh da khác (ghi cụ thể) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KJ D. Mắt KJ1 Thị lực 1.Mắt phải: ..2.Mắt trái: KH2 Ngứa mắt sau chăm sóc gà 1. Có 2. Không KH3 Viêm kết mạc 1. Có 2. Không KH4 Viêm giác mạc 1. Có 2. Không KH5 Bệnh mắt khác (ghi cụ thể) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kết luận: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . XÁC NHẬN CỦA TRẠM Y TẾ (Kí và ghi rõ họ tên) BÁC SĨ KẾT LUẬN (Kí và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHIẾU ĐO MÔI TRƢỜNG CHĂN NUÔI GÀ (DÀNH CHO KỸ THUẬT VIÊN) Thôn/ xóm: Xã: 1. Canh Nậu 2. Đồng Vương Huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang Mã phiếu: Q Ngày : // 20 A. THÔNG TIN CHUNG GD Mã hộ gia đình chăn nuôi GD1 Mã người chăn nuôi PA1 Họ và tên người chăn nuôi : B. KẾT QUẢ ĐO VI SINH VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ CỦA HỘ CHĂN NUÔI GÀ Vị trí Số lƣợng Thạch thƣờng Sabouraud có đƣờng Tại cửa nhà ở Tại cửa chuồng gà C. KẾT QUẢ ĐO VI KHÍ HẬU Các chỉ số Vị trí Nhiệt độ không khí ( 0 C) Độ ẩm không khí (%) Vận tốc gió (m/s) Tại cửa nhà ở Tại cửa chuồng gà XÁC NHẬN CỦA TRẠM Y TẾ (Kí và ghi rõ họ tên) KỸ THUẬT VIÊN (Kí và ghi rõ họ tên) CHỦ HỘ (Kí và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM NGƢỜI CHĂN NUÔI GÀ MỤC TIÊU 1. Tìm hiểu các công việc thường xuyên của người chăn nuôi gà có thể gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà. 2. Tìm hiểu các bệnh hay gặp ở người chăn nuôi gà. 3. Lựa chọn các vấn đề can thiệp. NỘI DUNG 1. Môi trƣờng chăn nuôi 1.1. Anh chị có thấy môi trường chăn nuôi gà của nhà mình bị bẩn không? Có mùi gì không? Chuồng chăn nuôi gà có nóng không? 1.2. Các công việc hàng ngày khi chăm sóc gà của anh chị là gì? Công việc nào gây bẩn môi trường? gây mùi cho môi trường? gây nóng môi trường? 1.3. Anh chị có sử dụng phân tươi để bón ruộng không? Anh chị ủ phân như thế nào? 1.4. Anh chị có thường xuyên vệ sinh chuồng trại không? Tại sao phải vệ sinh chuồng trại? Các công việc của vệ sinh chuồng trại bao gồm những việc gì? 1.5. Anh chị đã làm gì để môi trường chăn nuôi gà không bị bẩn? Không có mùi? Môi trường chăn nuôi bị bẩn có ảnh hưởng gì đến gia đình mình không? Tại sao? 2. Các bệnh liên quan nghề nghiệp ở ngƣời chăn nuôi gà 2.1. Người chăn nuôi gà có thể mắc các bệnh gì? 2.2. Anh chị có hay bị ngứa không? Tại sao lại bị như thế? Khi bị ngứa anh chị đã làm gì? Những người chăn nuôi gà có hay bị ngứa không? 2.3. Anh chị có hay bị ngứa, cay mắt hay đau mắt không? Lý do? Anh chị đã làm gì khi bị như vậy? 2.4. Anh chị có hay bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp không?Lý do? Anh chị đã làm gì khi bị như vậy? 2.5. Khi chăm sóc gà anh chị có sử dụng bảo hộ lao động không? 2.6. Gà có thể gây bệnh cho người được không? Các bệnh lây từ gà sang người bao gồm những bệnh gì? Anh chị đã làm các việc gì để phòng chống lây bệnh từ gà sang người? 3. Lựa chọn các vấn đề can thiệp? 3.1. Anh chị thấy vấn đề nào cần ưu tiên can thiệp? Tại sao phải can thiệp? 3.2. Anh chị có những khó khăn gì khi thực hiện các biện pháp can thiệp? 3.3. Anh chị có sẵn sàng tham gia và chấp nhận các biện pháp can thiệp nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh cho người chăn nuôi gà không? Xin cảm ơn sự hợp tác của anh chị! PHỤ LỤC 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ ĐỊA PHƢƠNG MỤC TIÊU 1. Xác định vai trò của các bên liên quan đối với chương trình phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh cho người chăn nuôi gà. 2. Huy động sự tham gia của cộng đồng về phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh. NỘI DUNG 1. Trách nhiệm của mỗi tổ chức đoàn thể đối với hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh nấm da, bệnh hô hấp, bệnh mắt và bệnh lây từ gà sang người ở địa phương như thế nào? Địa phương đã có những hoạt động nào cho chương trình này chưa? 2. Sự phối hợp của các bên liên quan như thế nào? Khó khăn và thuận lợi khi huy động cộng đồng tham gia chương trình phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh cho người chăn nuôi gà? 3. Quan điểm của chính quyền địa phương về vấn đề này như thế nào? Thể hiện bằng các văn bản, chỉ thị nào? 4. Giải pháp nào để huy động sự tham gia của cộng đồng về phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và dự phòng bệnh nấm da, bệnh hô hấp, bệnh mắt và bệnh lây từ gà sang người cho người chăn nuôi gà? Kế hoạch cụ thể của các bên liên quan trong thời gian tới là gì? Xin cảm ơn sự hợp tác của các anh chị! PHỤ LỤC 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO PHỤ TRÁCH VĂN HÓA XÃ HỘI, CHỦ TỊCH HỘI NÔNG DÂN, TRẠM TRƢỞNG TRẠM Y TẾ Giới thiệu: Cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu các hoạt động về phòng chống ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà, dự phòng bệnh cho người chăn nuôi gà và các nguồn lực hỗ trợ cho thực hiện chương trình tại địa phương. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN Họ và tên:.Tuổi:..Giới:..Dân tộc:. Trình độ chuyên môn:....Thời gian công tác:năm NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Hoạt động về phòng ô nhiễm môi trƣờng chăn nuôi gà và dự phòng bệnh cho ngƣời chăn nuôi gà đang triển khai ở địa phƣơng 1.1. Xin anh chị cho biết địa phương đã có các chương trình gì về phòng chống ô nhiễm môi trường và phòng bệnh cho người chăn nuôi gà? 1.2. Môi trường chăn nuôi gà ở địa phương có ô nhiễm không? Địa phương đã có những giải pháp gì để hạn chế mức độ ô nhiễm chưa? (Ai thực hiện, thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, nội dung thực hiện) 1.3. Các bệnh hay gặp ở người chăn nuôi gà là bệnh gì? Các chương trình phòng bệnh cho người chăn nuôi đã thực hiện như thế nào? (Ai thực hiện, thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, nội dung thực hiện) 1.4. Các hoạt động về phòng bệnh lây từ gà sang người được thực hiện tại địa phương như thế nào? (Ai thực hiện, thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, nội dung thực hiện) 2. Các giải pháp áp dụng về phòng ô nhiễm môi trƣờng chăn nuôi gà và dự phòng bệnh cho ngƣời chăn nuôi gà 2.1. Các cán bộ tham gia chương trình bao gồm những người nào, số lượng? 2.2. Các kỹ năng cần trang bị là gì? Thời gian thực hiện khi nào? Thời lượng thực hiện các nội dung can thiệp? 2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho hoạt động của chương trình như thế nào? Đủ hay thiếu, phù hợp hay không? 2.4. Hình thức thực hiện chương trình như thế nào? (Ai thực hiện, thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, nội dung thực hiện) 2.5. Phong tục, tập quán của địa phương có những ảnh hưởng gì đến hoạt động của chương trình không? (thói quen cần phát huy? Thói quen cần loại bỏ?) 2.6. Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện chương trình? 2.7. Sự chấp nhận của chính quyền địa phương về thực hiện chương trình như thế nào? Xin cám ơn sự hợp tác của anh chị! PHỤ LỤC 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Để giúp cho các cấp ngành có cơ sở chăm sóc sức khoẻ toàn dân, tích cực phòng chống bệnh lây từ gà sang người, đề nghị các anh (chị) trả lời các câu hỏi sau đây: Bản/xóm: Xã Canh Nậu, Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang Thời gian nghiên cứu: Mã phiếu: P.. Ngày điều tra:/../201 Sau can thiệp A. THÔNG TIN CHUNG STT CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI GD Mã hộ gia đình GD1 Mã người chăn nuôi PA1 Họ và tên người chăn nuôi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . PA2 Giới tính: 1. Nam 2. Nữ B. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP STT CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI B1 Anh (chị) được nghe bao nhiêu buổi truyền thông về vệ sinh môi trường chăn nuôi gà và phòng bệnh cho người chăn nuôi gà? lần Anh (chị) được nghe truyền thông bao nhiêu lần về các nội dung sau: B21 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà lần B22 Biện pháp xử lý phân, vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi gà lần B23 Phòng bệnh lây từ gà sang người lần B24 Tác hại, ảnh hưởng của bệnh nấm da, hô hấp, mắt cho người chăn nuôi gà lần B25 Yếu tố nguy cơ, triệu chứng bệnh nấm da thường gặp, bệnh hô hấp và bệnh mắt cho người chăn nuôi gà lần B26 Điều trị, phòng bệnh nấm da, bệnh hô hấp, bệnh mắt cho người chăn nuôi gà lần B3 Các nội dung nêu trên phù hợp với nhận thức của anh chị không 1. Có 2. Không B4 Gia đình anh chị có ai đến hướng dẫn về ủ phân vệ sinh chuồng trại không? 1. Có 2. Không B41 Số lần được hướng dẫn lần B5 Anh (chị) có được hướng dẫn về phòng bệnh nấm da, bệnh hô hấp, bệnh mắt không? 1. Có 2. Không B51 Số lần được hướng dẫn lần Anh (chị) có chấp nhận thực hiện các biện pháp về các nội dung như được hướng dẫn sau khi chương trình kết thúc không? B61 Xử lý phân gà 1. Có 2. Không B62 Vệ sinh chuồng trại 1. Có 2. Không B63 Phòng bệnh nấm da 1. Có 2. Không B64 Phòng bệnh hô hấp 1. Có 2. Không B65 Phòng bệnh mắt 1. Có 2. Không B66 Phòng bệnh lây từ gà sang người 1. Có 2. Không B7 Theo anh (chị) có nên tiếp tục các hoạt động phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà, phòng bệnh nâm da, hô hấp, mắt, bệnh lây từ gà sang người như trong thời gian qua không? 1. Có 2. Không B8 Các hoạt động về phòng ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà và phòng bệnh cho người chăn nuôi có lợi cho anh (chị) không? 1. Rất bổ ích 2. Bổ ích 3. Không bổ ích Xin cảm ơn anh (chị) đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi! XÁC NHẬN CỦA TRẠM Y TẾ (Kí và ghi rõ họ tên) ĐIỀU TRA VIÊN (Kí và ghi rõ họ tên) NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN (Kí và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- luan_an_dieu_kien_lao_dong_mot_so_benh_lien_quan_nghe_nghiep.pdf
- 2. Tóm tắt LATV_Dương Hồng Thắng.pdf
- 3. Tóm tắt LATA-Dương Hồng Thắng.pdf
- 4. Bản trích yếu LA.pdf
- 5. Trang thông tin_TA.pdf
- 5. Trang thông tin_TV.pdf