Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS)
I - TÓM TẮT BÁO CÁO
Xuất hiện và phát triển tại Việt Nam hơn ba thập kỉ (từ 1997 đến nay), thị
trường chứng khoán đã trở thành thị trường có sức hút lớn, tác động mạnh đến hoạt
động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam, theo thống kê, có hơn 100
công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam. Bài báo cáo này sẽ đi sâu phân tích
các hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty cổ phần chứng khoán Bảo
Việt - một trong những doanh nghiệp được thành lập sớm nhất (26/11/1999) tại thị
trường chứng khoán Việt Nam. Trình bày tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô lên
thị trường chứng khoán nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt nói riêng,
thực hiện so sánh để thấy được sự khác nhau giữa nghiệp vụ chứng khoán mà BVS và
SSI (Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn) cung cấp. Cuối cùng, thông qua phân tích
chỉ số trong 3 năm 2008, 2009, 2010 để đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của
BVSC.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS)
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỌC PHẦN NHẬP MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BÁO CÁO NHÓM ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT (BVS) Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Mai Quỳnh Anh Huế, tháng 4/2011 2 I - TÓM TẮT BÁO CÁO Xuất hiện và phát triển tại Việt Nam hơn ba thập kỉ (từ 1997 đến nay), thị trường chứng khoán đã trở thành thị trường có sức hút lớn, tác động mạnh đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam, theo thống kê, có hơn 100 công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam. Bài báo cáo này sẽ đi sâu phân tích các hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt - một trong những doanh nghiệp được thành lập sớm nhất (26/11/1999) tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Trình bày tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô lên thị trường chứng khoán nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt nói riêng, thực hiện so sánh để thấy được sự khác nhau giữa nghiệp vụ chứng khoán mà BVS và SSI (Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn) cung cấp. Cuối cùng, thông qua phân tích chỉ số trong 3 năm 2008, 2009, 2010 để đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của BVSC. II - NỘI DUNG CHÍNH Mục A: Mở đầu 1. Phương pháp nghiên cứu: Mục đích của báo cáo này là giúp người đọc nắm được tình hình kinh doanh của BVSC trong 3 năm trở lại đây; đánh giá mức độ ổn định và sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và của BVSC nói riêng từ tác động chính sách vĩ mô của Chính phủ và tác động từ hoạt động của nội bộ ngành. Báo cáo sẽ tập trung phản ánh, phân tích các chỉ số, nội dung liên quan đến BVSC bằng phương pháp thu thập, chọn lọc, phân tích các tài liệu thứ cấp của BVSC. Vì số lượng từ ngữ trong báo cáo bị hạn chế nên một số ý trong bài báo cáo được tóm gọn và đánh số để người đọc tham khảo kĩ hơn tại phần tài liệu tham khảo. 2. Giới thiệu: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt (BVS) là công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu 43 tỉ đồng, cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), trực thuộc Bộ Tài chính, chính thức 3 hoạt động từ ngày 26/11/1999, theo giấy phép hoạt động số 01/GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Mục B: Phân tích vĩ mô Bên cạnh chính sách pháp luật, chính sách tiền tệ, môi trường chính trị trong nước và trên thế giới, các yếu tố của chính sách vĩ mô tác động mạnh nhất đến thị trường chứng khoán (TTCK) là thay đổi về tỉ giá, lãi suất, lạm phát, thuế Việc ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỉ giá sát sườn với tỉ giá trên thị trường tự do thời gian qua đã chấm dứt đầu cơ, gim USD, tăng cung tiền trên thị trường; thúc đẩy hoạt động giải ngân của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài vào TTCK; tác động tâm lý NĐT nắm giữ cổ phiếu các công ty xuất nhập khẩu... .Tỷ giá thúc đẩy các nghiệp vụ kinh doanh CK của BVS phát triển. Lãi suất tiền gửi và cho vay chứng khoán hiện nay khá cao làm phân tán vốn trên TTCK đổ vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng thương mại gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của BVS. Giá đầu vào của nhiều ngành tăng sẽ tác động mạnh tới giá thành, khiến CPI tăng, lạm phát cao khiến hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Từ 1.1.2010, NĐT phải nộp thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán cộng thêm mức hoa hồng cho môi giới tạo sự dè dặt cho NĐT. Với BVS, để duy trì mức phí giao dịch cạnh tranh và nâng cao chất lượng giao dịch đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ doanh nghiệp. Mục C: Phân tích ngành Chiến lược chủ đạo: “Tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững”. Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh và phát hành chứng khoán. Đẩy mạnh kinh doanh trái phiểu và các hoạt động đầu tư tự doanh. Phát triển bộ phận nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh hoạt động PR. Xây dựng mới hệ thống thông tin trong công ty. Mở rộng mạng lưới hoạt động. 4 Ma trận SWOT: Mục D: Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của BVS: Điểm mạnh – Strengths Điểm yếu – Weaknesses Tiềm lực tài chính mạnh, có sự hỗ trợ của Tập đoàn Bảo Việt. Cung cấp các dịch vụ trọn gói, uy tín và chất lượng đã được khẳng đinh. Thương hiệu mạnh, đạt nhiều giải thưởng cao. Thị phần lớn, chiếm khoảng 70% về bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam. Danh mục đầu tư còn đơn giản. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển.. Thiếu các công cụ, chuyên gia giỏi. Công nghệ và trình độ quản lý còn thấp. Cơ hội - Opportunities Thách thức - Threats Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định. Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển đa dạng và sôi động. Được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Quan hệ với các đối tác nước ngoài được mở rộng. Gia nhập WTO giúp đẩy mạnh hợp tác toàn diện, khai thác tối đa các nguồn lực. Hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng lớn từ các rủi ro của thị trường chứng khoán và hoạt động của nền kinh tế. Cạnh tranh gay gắt với các công ty chứng khoán trong nước. Chịu sức ép cạnh tranh từ các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. 5 Môi giới chứng khoán: thị phần giao dịch cổ phiếu luôn ở mức trên 20%, số lượng tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại BVSC chiếm gần 30% tổng số lượng tài khoản giao dịch của toàn thị trường. Doanh thu từ môi giới đạt 64,7 tỉ đồng (2010). Tự doanh: chiếm trên 50% tỉ trọng doanh thu. Năm 2010, thị trường khó khăn về thanh khoản, rủi ro về chính sách tiền tệ và thông tin đã gây ra các chi phí dự phòng lớn trong khi nguồn thu nhập hạn chế, lỗ 92 tỷ đồng. Bảo lãnh phát hành: đã thực hiện bảo lãnh phát hành hầu hết những đợt phát hành cổ phiếu lớn nhất tại Việt Nam cho các công ty như Vinamilk, Kinh Đô, Gilimex, Vinacafe, Nhựa Bình Minh, Imexpharm, Mekopha ... Tư vấn: Tư vấn các mảng đầu tư chứng khoán, cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tài chính và quản trị doanh nghiệp, phát hành chứng khoán, tái cơ cấu, mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Chiếm hơn 40% thị phần hoạt động tư vấn, ký kết và thực hiện 250 hợp đồng đấu giá cổ phần, 40 hợp đồng tư vấn cổ phần hóa, 60 hợp đồng định giá doanh nghiệp. Quản lí danh mục đầu tư Lưu kí chứng khoán So sánh nghiệp vụ BVS với SSI: Điểm giống: cả 2 công ty chứng khoán đều có các nghiệp vụ sau: Lưu lí chứng khoán Môi giới chứng khoán Tư vấn đầu tư Quản lí danh mục đầu tư Bảo lãnh phát hành Tự doanh Điểm khác: BVS SSI Không có dịch vụ ngân hàng đầu tư Không có dịch vụ quản lí quỹ Dịch vụ ngân hàng đầu tư Dịch vụ quản lí quỹ (thông qua công ty quản lí quỹ SSI) 6 Mục E: Phân tích tình hình tài chính Nguồn số liệu: “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm 2010, 2009, 2008” của Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Dịch vụ REPO cổ phiếu chưa niêm yết Tư vấn tài chính cho doanh nghiệp Các dịch vụ IPO: dịch vụ đấu giá IPO, tư vấn đấu giá cổ phần, hỗ trợ đăng kí danh sách đấu giá Dịch vụ REPO trái phiếu Cung cấp các nghiệp vụ phái sinh CÁC CHỈ SỐ CHỈ SỐ 2010 2009 2008 A. CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Khả năng thanh toán hiện thời 2.339 2.371 2.936 Khả năng thanh toán nhanh 1.968 2.266 2.661 B. CHỈ SỐ VỀ PHƯƠNG CÁCH TẠO VỐN Chỉ số trái phiếu 0.757 0.770 0.492 Chỉ số cổ phiếu ưu đãi 1.695 N/A N/A Chỉ số cổ phiếu thường 1.157 N/A 1.859 Chỉ số nợ trên vốn cổ phần 0.654 N/A N/A C. CHỈ SỐ BIỂU HIỆN KHẢ NĂNG SINH LỜI Chỉ số lợi nhuận hoạt động -0.385 0.595 -2.114 Chỉ số lợi nhuận ròng -0.388 0.597 -2.117 EPS (Lợi nhuận trên cổ phần) -1,284 5,663 -11,261 DPS (Cổ tức mỗi cổ phần) -0.057 3,247.349 -2,038.864 Chỉ số thanh toán cổ tức 0.00004 0.57343 0.181 7 Nhận xét: 1. Về khả năng thanh toán: - Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời 3 năm 2008, 2009, 2010 đều lớn hơn 2.3 cho thấy khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn là tốt. - Chỉ số khả năng thanh toán nhanh hai năm 2008 và 2009 lần lượt là khoảng 2.7 và 2.3, năm 2010 hạ xuống còn khoảng 2.0, nhìn chung khả năng thanh thanh toán nhanh các khoản nợ của công ty vẫn ở mức an toàn. 2. Về khả năng sinh lời: - Các năm 2008 và 2010, công ty bị lỗ dẫn tới chỉ số lợi nhuận hoạt động bị âm, lần lượt là -0.385 và -2.114. Riêng năm 2009, công ty có lãi, chỉ số này là 0.595 (khoảng 60%), tức là có 0.6 đồng lãi gộp được tạo ra bởi 1 đồng doanh số. Tương tự, chỉ có năm 2009 là lợi nhuận ròng của công ty dương, chỉ số lợi nhuận ròng năm 2009 là 0.597, tức là công ty thu được 0.597 đồng lợi nhuận ròng từ 1 đồng doanh thu. - EPS và DPS các năm 2008 và 2010 đều âm, năm 2009 hai chỉ số này lần lượt là 5,643 và 3,247 nói lên rằng cổ đông sẽ được nhận 5,643 đồng lợi nhuận kế toán và 3,247 đồng cổ tức trên 1 cổ phần. Đồng thời tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng mà công ty chia cho cổ đông năm 2009 là khoảng 57%. Chỉ số thu nhập giữ lại 0.99996 0.42657 0.819 Chỉ số thu hồi vốn cổ phần thường -0.062 N/A N/A D. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG Vốn hoạt động thuần 631,840,560,001 733,511,573,261 718,051,123,923 Chỉ số tài sản lưu động 2.339 2.371 2.936 Chỉ số tài sản nhạy cảm 1.968 2.266 2.661 Chỉ số tiền mặt 0.048 0.069 0.244 Lưu lượng tiền mặt -98,617,641,392 168,859,969,689 -455,676,763,242 E. CHỈ SỐ VỀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) -22.310 3.880 -18.650 Chỉ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) 1.799 1.279 8.861 Tốc độ tăng trưởng -0.081 0.141 -0.389 8 3. Về nhóm chỉ số hoạt động: - Vốn hoạt động thuần của công ty qua các năm khá ổn định và tương đối cao do công ty có tài sản lưu động lớn (trên 1.000 tỷ đồng) - Trong khi đó chỉ số tiền mặt của công ty là rất thấp, cao nhất là năm 2008 nhưng cũng chỉ đạt 0.244 lần. Nhưng điều này cũng không nghiêm trọng vì công ty có thể là sử dụng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để tạo ra doanh thu cao hơn. 4. Về triển vọng phát triển: - Chỉ số P/E các năm 2008, 2009, 2010 đều rất thấp. Năm 2008 và 2010 P/E âm, năm 2009 P/E là 3.88 cho thấy rằng nhà đầu tư sẽ chỉ đồng ý trả 3.88 đồng cho mỗi đồng tiền lãi, đồng thời nó còn cho thấy thị trường ít kì vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu công ty trong tương lai. - Chỉ số P/B của công ty các năm 2008, 2009, 2010 đều lớn hơn 1 cho thấy giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty có thu nhập trên tài sản cao. Mục F: Kết luận Phân tích tính hình tài chính của công ty chứng khoán Bảo Việt trong 3 năm 2008, 2009, 2010 cho thấy tác động tiêu cực từ nền kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nhìn nhận từ mặt khách quan, toàn thể cán bộ nhân viên của công ty đã nỗ lực hết mình, nâng cao trình độ quản lí, chất lượng phục vụ khách hàng, hạn chế rủi ro kinh doanh, nắm bắt cơ hội mang lại lợi nhuận cho công ty. Trong tương lai, công ty nên tiếp tục nâng cao hơn nữa trong công tác điều hành, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nghiên cứu cung cấp thêm các tiện ích chuyên sâu như tư vấn đầu tư, phân tích nghiên cứu thị trường. 9 III – TÀI LIỆU THAM KHẢO: PHỤ LỤC CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH SỬ DỤNG CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ (VND) Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Vốn điều lệ 722,339,370,000 722,339,370,000 451,500,000,000 Tổng vốn dài hạn 514,255,891,337 507,656,860,022 349,599,304,966 Tài sản lưu động 1,103,765,229,000 1,268,338,449,000 1,088,952,824,000 Nợ ngắn hạn 471,924,668,999 534,826,875,739 370,901,700,077 Các khoản phải thu (hàng tồn kho) 175,208,255,555 56,500,501,323 102,023,748,503 Doanh thu 238,908,803,628 292,205,149,076 213,724,219,087 Lợi nhuận ròng -92,731,310,610 174,469,401,318 -452,401,256,881 Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 72,223,837 72,223,837 45,000,000 Tổng mệnh giá cổ phiếu thường 77,500,000,000 N/A 183,801,076,342 Tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi N/A N/A N/A Tổng mệnh giá trái phiếu 389,086,227,397 390,741,000,000 172,111,000,000 Thặng dư vốn 610,253,166,720 610,253,166,720 881,092,536,720 Thu nhập giữ lại -92,731,310,610 174,467,606,318 -414,996,121,881 Lợi nhuận hoạt động -91,948,831,225 173,903,414,209 -451,718,218,643 Cổ tức ưu đãi 4,096,098 -234,534,187,613 54,343,743,119 Tiền mặt 218,439,547 260,331,010 453,400,325 Chứng khoán khả nhượng 22,292,272,896 36,585,000,000 90,000,000,000 Khấu hao 5,886,330,782 5,609,431,629 3,275,506,361 Vốn chủ sở hữu 1,146,036,000,000 1,241,100,180,000 1,067,564,726,555 Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE -0.081 0.141 -0.424 Giá sổ sách 15,900 17,200 23,700 Giá giao dịch cuối quý 28,600 22,000 210,000 10 GIẢI THÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỈ SỐ GIẢI THÍCH CS khả năng thanh toán hiện thời Là hệ số đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. CS khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. CS trái phiếu Là Chỉ số nói lên tình trạng nợ nần của cty. CS cổ phiếu thường Là Chỉ số nói lên khả năng tự chủ về tài chính của cty. Chỉ số này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính càng chắc nhưng nếu quá cao thì khả năng sinh lời lại thấp. CS nợ trên vốn cổ phần Là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn cổ phần. Nó cho ta biết về tỉ lệ nợ và cổ phần mà công ty sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. CS lợi nhuận hoạt động Chỉ số lợi nhuận hoạt động cho biết một công ty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. CS lợi nhuận ròng Chỉ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây, là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh thu. CS Thu nhập mỗi cổ phần (Lãi cơ bản trên cổ phiếu - EPS) Lợi nhuận trên một cổ phần (Earnings Per Share). Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. CS Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) EPS nói lên cổ đông trong kỳ kế toán có được bao nhiêu (đồng) lợi nhuận kế toán cho một cổ phần. Còn DPS thì nói lên trên thực tế cổ đông được trả bao nhiêu (đồng) cổ tức cho một cổ phần. CS thanh toán tiền mặt Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền 11 đảm bảo chi trả. CS giá trên thu nhập (P/E) Chỉ số P/E là hệ số giữa giá giao dịch của một CP với lợi nhuận mà CP đó đem lại. Đây là chỉ số tài chính quan trọng trong đánh giá mức giá giao dịch của CP có hợp lý hay không. CS giá trên giá trị sổ sách (P/B) Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. 12 MỤC LỤC I. Tóm tắt báo cáo ............................................................................. 4 II. Nội dung chính ................................................................................. 4 Mục A: Mở đầu .................................................................................... 4 Mục B: Phân tích vĩ mô ......................................................................... 5 Mục C: Phân tích ngành ........................................................................ 6 Mục D: Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ......................................... 7 Mục E: Phân tích tình hình tài chính ..................................................... 8 Mục F: Kết luận .................................................................................. 10 III. Tài liệu tham khảo ...................................................................... 11
File đính kèm:
- de_tai_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cong_ty_co_phan_ch.pdf