Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1.1. Lý do pháp lý
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất
lượng giáo dục của nhà trường. Người Hiệu trưởng được ví như vị “thuyền trưởng”,
đồng thời là nhà lãnh đạo, nhà quản lý vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ
thuật bằng cả “trái tim” và “khối óc” để dẫn dắt tập thể sư phạm đi đến mục tiêu, đạt
kết quả tốt nhất.
Ngày 28/3/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2011/TTBGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS là một trong
những nội dung trọng tâm, được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Điều lệ trường trung
học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông. Cụ thể bao gồm: .
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm
tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối
với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng
lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,
học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện
công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực
hiện công khai đối với nhà trường; .
Ngoài ra, quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2018. (thay thế
Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.) tại Điều 4, 5, 6, 7 quy
định Hiệu trưởng trường THCS cần đạt các tiêu chuẩn sau:
Điều 4. Tiêu chuẩn1: Phẩm chất nghề nghiệp
“thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản
lý cơ sở, có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển
phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh.; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp
vụ bản thân như đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp
và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
bản thân;”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Mầm non, Phổ thông tại thành phố Cam Ranh Tên tiểu luận: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI, THÀNH PHỐ CAM RANH - TỈNH KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2018 - 2019 Học viên: PHAN THỊ KIM NGỌC Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai Thành phố Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa. Cam Ranh, tháng 9 năm 2018 MỤC LỤC Nội dung Số trang 1. Lý do chọn chủ đề phong cách lãnh đạo dân chủ của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cam Ranh năm học 2018 - 2019. 01 1.1. Lý do pháp lý 01 1.2. Lý do về lý luận 02 1.3. Lý do thực tiễn 04 2. Phân tích tình hình thực tế về phong cách lãnh đạo dân chủ của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cam Ranh năm học 2018 - 2019. 05 2.1. Khái quát về trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Cam Ranh. 05 2.2. Thực trạng vấn đề liên quan đến phong cách lãnh đạo dân chủ của HT trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cam Ranh. 06 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới/nâng cao chất lượng hoạt động phong cách lãnh đạo dân chủ của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cam Ranh. 08 2.3.1. Điểm mạnh 08 2.3.2. Điểm yếu 08 2.3.3. Cơ hội 09 2.3.4. Thách thức 09 2.4. Thành công của HT trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Cam Ranh trong việc vận dụng phong cách lãnh đạo để quản lý nhà trường. 10 3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công việc được giao ở trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Cam Ranh năm học 2018 - 2019. 11 4. Kết luận và kiến nghị 15 4.1. Nhận định chung về phong cách lãnh đạo dân chủ trong trường học. 15 4.2. Những kiến nghị với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, với cơ sở giáo dục và các đơn vị liên quan. 15 Thay cho lời kết 17 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Nội dung Từ viết tắt 1. Hiệu trưởng HT 2. Giáo viên GV 3. Công nhân viên CNV 4. Phong cách lãnh đạo PCLĐ 5. Trung học cơ sở THCS 6. Học sinh HS 7. Cán bộ - Giáo viên - nhân viên CB - GV- NV 8. Bài giảng điện tử BGĐT TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu sách: [1] Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (2013), tài liệu học tập “ Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông”; [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tài liệu internet: [5] Tư liệu “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. [6] Tư liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo” [7] https://123doc.org - Các nguồn tài liệu tham khảo khác. Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 1 1. Lý do chọn chủ đề phong cách lãnh đạo dân chủ của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cam Ranh năm học 2018 - 2019. 1.1. Lý do pháp lý Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Người Hiệu trưởng được ví như vị “thuyền trưởng”, đồng thời là nhà lãnh đạo, nhà quản lý vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật bằng cả “trái tim” và “khối óc” để dẫn dắt tập thể sư phạm đi đến mục tiêu, đạt kết quả tốt nhất. Ngày 28/3/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2011/TT- BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS là một trong những nội dung trọng tâm, được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông. Cụ thể bao gồm:. đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;. Ngoài ra, quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2018. (thay thế Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.) tại Điều 4, 5, 6, 7 quy định Hiệu trưởng trường THCS cần đạt các tiêu chuẩn sau: Điều 4. Tiêu chuẩn1: Phẩm chất nghề nghiệp “thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở, có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh...; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân như đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 2 và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân;” Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Quản trị nhà trường “ Hiệu trưởng biết lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh; biết tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản trị nhân sự nhà trường bằng cách dùng người và bố trí nhân sự hiệu quả; quản trị tổ chức, hành chính với việc sắp xếp bộ máy hiệu quả; phân cấp, ủy quyền, ứng dụng công nghệ thông tin; quản trị tài chính nhà trường bằng huy động các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.” Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục ”yêu cầu hiệu trưởng tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.” Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội .. “tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.” Muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường, người Hiệu trưởng phải xây dựng lề lối, phương pháp làm việc với cấp dưới một cách khoa học để tạo được động lực lao động cho tập thể sư phạm và của mỗi giáo viên, công nhân viên. Xây dựng lề lối làm việc đó chính là xây dựng phong cách lãnh đạo của người Hiệu trưởng. Phong cách lãnh đạo mà Hiệu trưởng và tập thể sư phạm muốn hướng tới là phong cách lãnh đạo dân chủ “Tập thể phát triển ở trình độ cao. Cấp dưới có tinh thần hợp tác, có lối sống tập thể, vì tập thể”. 1.2. Lý do về lý luận Phong cách làm việc là sự thể hiện bản chất và tính cách của con người. Tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh là những bài học vô giá cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo học tập và làm theo, đó là: Kết hợp tính nguyên tắc với sự linh hoạt, mềm dẻo; Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học; Kết hợp tập thể lãnh đạo với quyết đoán của cá nhân phụ trách; Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm; Gần gũi quần chúng; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đối với người Hiệu trưởng thì phong cách lãnh đạo là tổng hợp những phương Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 3 pháp, biện pháp, cách thức làm việc riêng, tiêu biểu, ổn định của người Hiệu trưởng sử dụng hàng ngày để thực thi nhiệm vụ của mình. Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa người quản lý với những người cấp dưới, Kurt Lewin đã chia ra ba loại phong cách lãnh đạo cơ bản sau: Phong cách lãnh đạo dân chủ còn được gọi là phong cách lãnh đạo tập thể. Đây là phong cách lãnh đạo mà trong đó nhà quản lý ra quyết định sau khi bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới. Phong cách lãnh đạo dân chủ đòi hỏi người lãnh đạo bên cạnh năng lực chuyên môn cần phải có năng lực tổ chức và sự điềm tĩnh. Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách lãnh đạo mà trong đó nhà quản lý ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người dưới quyền. Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà trong đó nhà quản lý sử dụng rất ít quyền hành, thường cho phép người cấp dưới quyền một sự tự do trong việc quyết định và hoàn thành công việc theo cách mà họ cho là tốt nhất. Cũng như các phong cách lãnh đạo khác, phong cách lãnh đạo tự do cần được các nhà quản lý sử dụng hợp lý trong hoạt động quản lý. Tóm lại: Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý giáo dục là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo, được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo (phẩm chất tâm lý cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực của cá nhân – tương đối ổn định) và yếu tố môi trường xã hội (luôn biến động và có tính chất tình huống) trong hệ thống quản lý. Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề 19 về “Phong cách lãnh đạo”, tôi thấy rằng, mỗi loại phong cách lãnh đạo có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, mỗi loại phong cách lãnh đạo chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện và tình huống nhất định. Ví dụ: Khi trình độ phát triển của tập thể sư phạm trong giai đoạn phân hóa, lúc này tập thể chia làm ba nhóm người: Nhóm 1 gồm những người tích cực, chủ động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao bao gồm đội ngũ cốt cán và những người giáo viên có năng lực, hoạt bát, phong cách lãnh đạo áp dụng cho nhóm này thường là dân chủ, ủy quyền, hỗ trợ; Nhóm 2 gồm những người có năng lực trung bình, nhóm này chiếm số đông, Hiệu trưởng cần áp dụng phong cách lãnh đạo chỉ dẫn, tư vấn; Nhóm 3 gồm những người thụ động, chậm tiến, nhóm này cần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, chỉ dẫn. Xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường lãnh đạo sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng. Xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển tay nghề, tinh thần trách nhiệm, tính tự tin, Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 4 tính năng động tự chủ của giáo viên, công nhân viên, tạo bầu không khí đoàn kết, tạo động lực làm việc cho mỗi giáo viên và tập thể sư phạm, đồng thời tạo ... (2) Người/đơn vị thực hiện và phối hợp thực hiện (3) Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian thực hiện) (4) Cách thức thực hiện (5) Dự kiến khó khăn, rủi ro khi thực hiện (6) Biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro (7) 1. Mở các chuyên đề đổi mới PP giảng dạy để không ngừng nâng cao tay nghề giáo viên Mỗi giáo viên được xếp loại tay nghề từ Khá trở lên Ban giám hiệu, giáo viên. - Nắm vững chuyên đề đổi mới PPDH. -Thời gian: Tháng 9 năm 2018 Mở chuyên đề trong các lần họp tổ chuyên môn. Một vài giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới PPDH. Dùng phương pháp vận động, thuyết phục 2. Xây dựng nhóm dẫn đường Thông qua nhóm dẫn đường nhằm thuyết phục, giúp đỡ, lôi kéo GV ngại thay đổi. Hiệu trưởng, lực lượng cốt cán (TTCM, nhóm trưởng bộ môn) - Có tinh thần đoàn kết nội bộ. -Thời gian: Tháng 8 năm 2018 Định hướng hoạt động nhóm dẫn đường. Vài cán bộ khó lôi kéo Gần gũi, động viên, khuyến khích, giúp đỡ 3. Tư rèn luyện phẩm chất tâm lý cá nhân người lãnh đạo: năng lực, quan điểm, sự hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân Có kinh nghiệm trong lãnh đạo đơn vị Hiệu trưởng - Văn bản : Các Nghị định, Thông tư liên quan: TT 12/2011, TT 29/2009, TT 14/2018 của BGD-ĐT - uôn có ý thức tự rèn luyện bản thân trong Nghiên cứu tài liệu cần thiết phục vụ công tác quản lý trường học. Không có thời gian, do bận nhiều việc. Sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý hơn. Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 13 Nội dung công việc (1) Kết quả/mục tiêu cần đạt (2) Người/đơn vị thực hiện và phối hợp thực hiện (3) Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian thực hiện) (4) Cách thức thực hiện (5) Dự kiến khó khăn, rủi ro khi thực hiện (6) Biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro (7) mọi tình huống sư phạm. 4. Nâng cao năng lực quản lý, các kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng ra quyết định để làm cơ sở cho việc thực hiện tốt phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với tình huống cụ thể. Có kỹ năng cần thiết trong quản lý. Hiệu trưởng -Văn bản : Các Nghị định, Thông tư liên quan (TT 12/2011, TT 29/2009, TT 14/2018) -Nắm vững lí luận về các kĩ năng: lắng nghe; làm việc nhóm; thuyết phục; ra quyết định. -Thời gian: Tối thiểu 2 lần/năm học (Tháng 10/2018 và tháng 2/2019) Luôn có ý thức tự rèn luyện. Bản thân gặp khó khăn khi rèn luyện thiếu năng lực. Kiên trì luyện tập kĩ năng. 5. Thường xuyên theo dõi, phân loại đánh giá giáo viên về trình độ nghiệp vụ, sự tự tin, tính thần trách nhiệm của giáo viên, nhân viên. Nắm chính xác về trình độ, nghiệp vụ từng đồng chí làm cơ sở cho việc áp dụng PC Đ dân chủ phù hợp. Hiệu trưởng. -Thường xuyên theo sát những thay đổi về trình độ nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên. -Thời gian: Cuối mỗi tháng trong năm học; cuối mỗi học kỳ và cuối năm Khảo sát thường xuyên. Phân loại thiếu chính xác. Thực hiện cẩn thận tránh sai sót trong điều tra, đánh giá tay nghề giáo viên. Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 14 Nội dung công việc (1) Kết quả/mục tiêu cần đạt (2) Người/đơn vị thực hiện và phối hợp thực hiện (3) Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian thực hiện) (4) Cách thức thực hiện (5) Dự kiến khó khăn, rủi ro khi thực hiện (6) Biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro (7) 6. Thống nhất nội dung phối hợp làm việc của Ban giám hiệu trường Các chủ trương, giải pháp phải được bàn thảo thống nhất cao trước khi triển khai. Ban giám hiệu - Ban giám hiệu thực sự phải đoàn kết. - Thời gian: Tháng 8 năm 2018 Mỗi nội dung cần triển khai phải được thống nhất quyết tâm hành động của BGH. Vài tính huống chưa thống nhất trong BGH. Cần phân tích, bàn bạc giúp mọi người hiểu nhanh hơn. 7. Xác định những nội dung, những vấn đề quản lý cần phải bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm. Nắm nội dung để đưa vào chương trình, kế hoạch hành động của trường. Hiệu trưởng, tập thể sư phạm. - Có thời gian thu thập ý kiến. -Thời gian: Cuối mỗi tháng trong năm học; cuối mỗi học kỳ và cuối năm. Thu thập thông tin và phản hồi về những vấn đề quan trọng trong tập thể sư phạm. Thông tin không đầy đủ, thiếu căn cứ. Cần kiên trì thực hiện, thẩm tra, xác minh sát thực tiễn, bàn thảo dân chủ đi đến quyết định. Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 15 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Nhận định chung về phong cách lãnh đạo dân chủ trong trường học Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán bộ phải có tác phong dân chủ. Người cho rằng: “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết mọi khó khăn. Người cán bộ lãnh đạo phải động viên, khuyến khích “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật. Người cán bộ phải đi sâu, đi sát cơ sở; nắm người nắm việc, nắm tình hình cụ thể; nắm bắt và xử lý thông tin phải khoa học. Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý giáo dục là kiểu hoạt động đặc thù của người quản lý giáo dục được hình thành trên cơ sở pháp luật quy định và sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của nhà quản lý trong ngành giáo dục với yêu tố môi trường xã hội. Người lãnh đạo cần dựa vào hợp tác trong công việc của cấp dưới (giáo viên, công nhân viên), nắm chắc và hiểu rõ mọi mặt mạnh - yếu của từng thành viên để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp. Trong xu thế đổi mới mọi mặt của Đảng và nhà nước nhất là đổi mới mạnh mẽ về giáo dục hiện nay, không có phong cách lãnh đạo nào là tuyệt đối đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, người quản lý giỏi là người biết xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm, phù hợp với đặc điểm tâm lí của cập dưới và phù hợp với tình huống quản lý cụ thể. Hiệu trưởng phải có tầm nhìn rộng, có năng lực và uy tín cao hơn trí tuệ của tập thể sư phạm, phải xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên đoàn kết, có trình độ chuyên môn tay nghề cao, thật sự yêu nghề, mến học sinh, quản lý điều hành đơn vị theo quy định của pháp luật hiện hành, phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tình huống cụ thể, phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã hội của xã huyện. Thường xuyên theo dõi kiểm tra, giúp đỡ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn khi cần thiết, xây dựng mối quan hệ gần gũi với cha mẹ học sinh và địa phương trong công tác phối hợp. Kịp thời phê phán những cán bộ giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, biểu dương phát huy những cán bộ giáo viên có phương hướng dạy khoa học, tiến bộ, có đóng góp tích cực vào các phong trào nhà trường và xã hội, cùng ban chấp hành công đoàn kịp thời thăm hỏi và giúp đỡ các cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, thường xuyên tuyên truyền ý thức tổ chức kỷ luật nội quy của nhà trường cho cán bộ giáo viên và học sinh để họ chấp hành trong quá trình dạy và học. 4.2. Những kiến nghị v i cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, v i cơ sở giáo dục và các đơn vị liên quan Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 16 Tôi được các thầy, cô giáo trường Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh nhiệt tình truyền dạy những kiến thức cơ bản về phong cách lãnh đạo cùng với những kinh nghiệm thực tế bản thân trong công tác lãnh đạo công đoàn cơ sở trường trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai với tư cách là một chủ tịch công đoàn cơ sở tôi xin có một số kiến nghị cụ thể như sau: - Đối với ngành Giáo dục cấp trên + Cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề về công tác quản lý của Hiệu trưởng, để mỗi người có ý thức rèn luyện phong cách lãnh đạo của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng quản lý giáo dục tại đơn vị. + Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những đồng chí Hiệu trưởng sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, không dân chủ, không tôn trọng ý kiến tập thể sư phạm, không chấp hành nghiêm chỉnh quy chế hoạt động, vi phạm đạo đức nghề nghiệp... + Xây dựng qui chế tổ chức thi Hiệu trưởng giỏi các cấp theo chu kì (2 năm – thành phố; 4 năm – tỉnh) giống như việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. Thông qua các cuộc thi phát hiện ra các nhân tố tích cực để nhân rộng mô hình kinh nghiệm cho các đồng chí Hiệu trưởng khác học hỏi. - Đối với trường trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai: + Tập thể giáo viên, công nhân viên cần thể hiện rõ thái độ tích cực, chủ động trong công tác, xem trường học là “nhà mình” để phấn đấu xây dựng và phát triển. + Cần phát huy tinh thần dân chủ của cá nhân trong đóng góp ý kiến thực hiện các chủ trương, mục tiêu của trường khi Hiệu trưởng cần thông tin như: các phương thức cùng tiết kiệm chi trong nhà trường trước khi ra quyết định. + Cùng quan sát, theo dõi việc thực hiện quyền công khai (tài chính, tài sản) tại đơn vị với Hiệu trưởng để kịp thời nêu ý kiến, góp ý cho đồng chí Hiệu trưởng (nếu làm chưa đúng). Học viên: Phan Thị Kim Ngọc 17 THAY CHO LỜI KẾT Tóm lại, qua việc viết tiểu luận: “Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Cam Ranh năm học 2018 - 2019” đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục sau khi được học tập các chuyên đề về quản lý. Vận dụng hợp lý phong cách lãnh đạo (dân chủ, độc đoán, tự do) đặc biệt phong cách lãnh đạo dân chủ ở nhà trường trong từng tình huống thực tiễn cụ thể sẽ nâng cao trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên và sự phát triển của tập thể sư phạm. Song, do thời gian có hạn cộng với kinh nghiệm bản thân còn ít nên trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi sai sót. Kết quả nghiên cứu tuy chính xác nhưng vẫn chưa đủ cơ sở đánh giá khách quan kết quả đạt được trong thời gian dài. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi được rút ra từ những bài giảng của Thầy/Cô trường Đào tạo cán bộ quản lý thành phố Hồ Chí Minh, từ tài liệu tham khảo và từ sự trải nghiệm trong công tác của mình và qua thực tế hoạt động về phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cam Ranh. Rất mong các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến đóng góp và giải pháp hữu hiệu để giúp tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả không khí làm việc, tinh thần đoàn kết nội bộ trong tập thể nhà trường nơi tôi đang công tác nói riêng và phong cách lãnh đạo trong trường học của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Khánh Hòa và phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cam Ranh./.
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_dan_chu_cua_hieu_truo.pdf