Tiểu luận Xây dựng kĩ năng đàm phán của hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Thịnh, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

1.1. Cơ sở pháp ý:

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005.

Căn cứ vào Quy chế ban hành Điều lệ trường Tiểu học tại Điều 20 thông tư

41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu

trưởng như sau:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực

hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng

trường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà

trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên

chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài

sản của nhà trường;

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận,

giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả

đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc

hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác

trên địa bàn trường phụ trách;

g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia

giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính

sách ưu đãi theo quy định;

h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị -

xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã

hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng

đồng.2

Căn cứ Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống

giáo dục quốc dân.

Căn cứ Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho

các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Căn cứ Công văn số 810/PGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng

GD&ĐT thành phố Cam Ranh về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học

năm học 2018-2019.

Căn cứ Dự thảo ngày 29 tháng 8 của trường Tiểu học cam Thịnh 1 về phương

hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019.

pdf 23 trang chauphong 22/08/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Xây dựng kĩ năng đàm phán của hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Thịnh, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng kĩ năng đàm phán của hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Thịnh, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Tiểu luận Xây dựng kĩ năng đàm phán của hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Thịnh, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
Lớp bồi dưỡng CBQL trường Mầm non, Phổ thông 
tại thành phố Cam Ranh 
Năm h 2018 – 2019 
T n ti n: 
XÂY DỰNG KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA HIỆU TRƯỞNG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THỊNH 1 
 THÀNH PHỐ CAM RANH – TỈNH KHÁNH HÒA 
 H vi n: Trịnh Thị Thủy 
Đơn vị ông tá : Trường Ti h Cam Thịnh 1 
Tp. Cam Ranh – Tỉnh Khánh Hòa 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
Cam Ranh, tháng 9/2018 
LỜI CẢM ƠN 
 Xin chân thành cám ơn Trường Tiểu học Cam Thịnh 1, Phòng Giáo dục & 
Đào tạo Cam Ranh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học lớp Bồi dưỡng Cán 
bộ quản lý trường phổ thông khóa học 2018-2019 
 Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo trường Cán bộ 
quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hết lòng hướng dẫn, 
giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và thiết thực trong công tác 
quản lý trường phổ thông. 
 Do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có hạn, chắc chắn rằng trong đề tài không 
thể không có những thiếu sót và hạn chế. Kính mong quý thầy cô thông cảm, đưa ra 
những chỉ dẫn quí báu để tiểu luận được hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
HT: Hiệu trưởng 
PHT: Phó hiệu trưởng 
CBQL: Cán bộ quản lý 
GV: Giáo viên 
CNV: Công nhân viên 
CMHS: Cha mẹ học sinh 
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG TRANG 
1. Mụ ụ 
2. 1. Lý do chọn đề tài 1 
3. 1.1. Cơ sở pháp lý 1 
4. 1.2. Cơ sở lý luận 2 
5. 1.3. Cơ sở thực tiễn 4 
6. 2. 2. Tình hình thực tế về công tác xây dựng kĩ năng đàm 
phán tại trường Tiểu học Cam Thịnh 1 
4 
7. 2.1. Khái quát đặc điểm trường Tiểu học cam Thịnh 1: 4 
8. 2.2.Thực trạng công tác xây dựng kỹ năng đàm phán tại 
trường Tiểu học Cam Thịnh 1. 
7 
9. 2.3.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong 
công tác xây dựng kỹ năng đàm phán tại trường 
Tiếu học Cam Thịnh 1. 
9 
10. 2.4.Kinh nghiệm thực tế về công tác xây dựng kỹ 
năng đàm phán tại trường Tiểu học Cam Thịnh 1. 
10 
11. 3. Kế hoạ h hành động về ông tá xây dựng kĩ năng đàm 
phán tại trường Ti h Cam Thịnh 1 
13 
12. 4. Kết n và kiến nghị 17 
13. 4.1. Kết luận 17 
14. 4.2. Kiến nghị 18 
15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 
1. Lý do h n đề tài 
1.1. Cơ sở pháp ý: 
 Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005. 
 Căn cứ vào Quy chế ban hành Điều lệ trường Tiểu học tại Điều 20 thông tư 
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu 
trưởng như sau: 
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực 
hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng 
trường và các cấp có thẩm quyền; 
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà 
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; 
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên 
chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; 
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài 
sản của nhà trường; 
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, 
giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả 
đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc 
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác 
trên địa bàn trường phụ trách; 
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia 
giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính 
sách ưu đãi theo quy định; 
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - 
xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; 
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã 
hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng 
đồng. 
2 
 Căn cứ Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống 
giáo dục quốc dân. 
 Căn cứ Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho 
các cơ sở giáo dục và đào tạo. 
 Căn cứ Công văn số 810/PGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng 
GD&ĐT thành phố Cam Ranh về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học 
năm học 2018-2019. 
 Căn cứ Dự thảo ngày 29 tháng 8 của trường Tiểu học cam Thịnh 1 về phương 
hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019. 
1.2. Cơ sở ý n: 
1.2.1. Khái niệm đàm phán: 
 Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề kỹ năng đàm phán, tôi thấy rằng muốn 
xây dựng được tập thể nhà trường đoàn kết, phát triển và tạo được niềm tin đối với phụ 
huynh học sinh cùng với các ban ngành đoàn thể khác thì thì HT phải có năng lực về 
chuyên muôn, có cái nhìn xa trong rộng của người quản lý mà đặc biệt là kỹ năng đàm 
phán. Vậy đàm phán là gì? Đàm phán được hiểu là một quá trình giao tiếp giữa các 
bên mà trong đó người ta muốn điều hòa mối quan hệ giữa họ thông qua quá trình trao 
đổi thông tin và thuyết phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách 
trong khi giữa họ có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng. 
1.2.2. Bản chất của q á trình đàm phán: 
Đàm phán vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở 
chỗ muốn đàm phán thành công chúng ta phải nghiên cứu các quy luật, quy tắc, quy 
định, công văn, nghị định, thông tư,...Phân tích cụ thể các vấn đề để đưa ra sách lược 
và chiến lược đàm phán nhằm nắm bắt và xử lý thông tin trong các giai đoạn khác 
nhau của một tiến trình đàm phán. Tính khoa học của đàm phán làm cho người đàm 
phán làm việc chính xác hơn. 
Đàm phán có tính nghệ thuật là quá trình sử dụng thuần thục các kĩ năng giao 
tiếp như: kĩ năng nghe, đặt và trả lời câu hỏi, sự năng động, linh hoạt, khôn khéo trong 
3 
lựa chọn thời gian, địa điểm,...nhằm nắm bắt được tâm lý của đối tác và cuối cùng đi 
đến thống nhất ý kiến. 
Đàm phán là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập: là quá trình thỏa hiệp, thương 
lượng về lợi ích của các bên. 
1.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá đàm phán thành ông: 
- Tiêu chuẩn mục tiêu: đàm phán có đạt được mục tiêu dự định hay không. 
- Tiêu chuẩn hiệu quả: đạt được chi phí thấp nhất. 
- Tiêu chuẩn mối quan hệ: tăng cường mối quan hệ giữa hai bên. 
1.2.4. Các yếu tố đ đàm phán ó hiệu quả 
- Mục đích của đàm phán: Cần xác định rõ mục đích của đàm phán. Đàm phán 
để làm gì? Tại sao phải đàm phán? Cần đạt được điều gì trong cuộc đàm phán này? 
- Đối tượng đàm phán: Đàm phán với ai? Xác định vị trí của mình và đối tác 
trong cuộc đàm phán. 
- Nội dung đàm phán: Cần trao đổi những nội dung gì trong cuộc đàm phán? Cần 
giải quyết những vấn đề nào? Cần kết luận, thỏa thuận, thống nhất được cái gì? 
- Phương pháp đàm phán: Chọn cách thức, phương pháp đàm phán, giao tiếp có 
hiệu quả nhất: gặp trực tiếp đối tác, gọi điện thoại, nhắn tin, viết thư, gửi email, tổ 
chức hội nghị, tổ chức họp,... 
- Yếu tố phản hồi: Trong quá trình đàm phán, giao tiếp luôn quan tâm đến sự 
phản hồi giữa hai bên. sự phản hồi phải kịp thời, rõ ràng, mạch lạc, chính xác,...Cần 
lưu ý sự phản hồi bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Có khi đối tượng đàm phán giao tiếp 
không nói gì ta cần quan sát ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, nụ cười,...của đối tác. 
- Địa điểm và thời gian: Việc lựa chọn thời điểm, thời gian đàm phán phù hợp 
ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của cuộc đàm phán. 
1.2.5. Các ki đàm phán: Đàm phán mềm, đàm phán cứng và đàm phán nguyên tắc, 
mỗi kiểu đàm phán đều có ưu và hạn chế riêng của nó. Mỗi kiểu đàm phán chỉ phát 
huy tính tối ưu của nó trong những điều kiện và đối tượng nhất định. 
1.2.6. Một số kĩ năng ơ bản trong đàm phán 
- Kĩ năng thuyết phục trong đàm phán 
- Kĩ năng điều chỉnh mục tiêu ban đầu trong đàm phán. 
- Kĩ năng xử lý nhượng bộ trong đàm phán. 
- Kĩ năng giao tiếp trong đàm phán. 
4 
 + Kĩ năng lắng nghe và im lặng trong đàm phán. 
 + Kĩ năng đặt câu hỏi 
 + Kĩ năng trả lời câu hỏi. 
- Kĩ năng xử lý bế tắc trong đàm phán. 
1.3. Cơ sở thực tiễn 
 Trong năm học vừa qua, bằng kĩ năng đàm phán của mình, HT trường Tiểu học 
Cam Thịnh 1 đã thực hiện nhiều cuộc đàm phán với các đối tác như tổ trưởng chuyên 
môn, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh; với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa 
phương, mạnh thường quân ... Hầu hết các cuộc đàm phán đều thành công góp phần 
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một vài cuộc đàm 
phán chưa thành công, chưa đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, cũng có một số cuộc 
đàm phán đạt kết quả nhưng lại không tạo được sự thoải mái, tự nguyện của đối tác, 
nguyên nhân là: 
- Thiếu linh hoạt trong đàm phán với các đối tác ngoài nhà trường, đôi lúc quyền 
chủ động thuộc về phía đối tác. 
- Chưa áp dụng các kỹ năng đàm phán phù hợp, còn cứng nhắc trong quá trình 
đàm phán với giáo viên, đôi khi mang tính độc đoán, tự quyết định công việc. 
Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề Kĩ năng đàm phán ở lớp bồi dưỡng cán bộ 
quản lý của Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh; từ tình hình 
thực tiễn công tác quản lý của đơn vị với vai trò là hiệu trưởng tôi nhận thấy tầm quan 
trọng của việc xây dựng kĩ năng đàm phán trong công tác quản lý nhà trường. Vì vậy, 
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Xây dựng kĩ năng đàm phán của hiệu trưởng trường 
Tiểu học Cam Thịnh 1, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, năm học 2018-
2019" để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao hiệu 
quả hoạt động giáo dục , thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của nhà trường 
2. Tình hình thực tế về công tác xây dựng kĩ năng đàm phán tại trường Ti u h c 
Cam Thịnh 1 
2.1. Khái q át đặ đi m trường Ti u h c cam Thịnh 1: 
 Trường Tiểu học Cam Thịnh 1 nằm dọc theo trục Quốc lộ 1A, thuộc xã Cam 
Thịnh Đông là một xã đất rộng, người đông, điều kiện dân sinh, dân trí thấp. Trên địa 
bàn của trường có 2 thôn ( Thôn Mỹ Thanh và thôn Hiệp Thanh), 2 thôn này cách 
nhau 4 km. Vì thế Trường Tiểu học Cam Thịnh 1 cũng là đơn vị duy nhất của xã có 2 
5 
điểm trường (Điểm trường Mỹ Thanh(điểm chính), Điểm trường Hiệp Thanh (điểm 
lẻ). 
+ Điểm Mỹ Thanh có tổng diện tích: 3.065 m2, diện tích xây dựng : 2.504 m2. 
 + Điểm Hiệp Thanh có tổng diện tích: 1.205 m2 , diên tích xây dựng : 945 m2. 
 Trường Tiểu học Cam Thịnh 1 là một trong các trường tham gia dự án Mô hình 
trường học mới (VNEN) ở thành phố Cam Ranh. Đến nay trường vẫn duy trì tổ chức 
dạy và học theo Mô hình trường học mới cho học sinh từ khối lớp 2 đến khối lớp 5. 
 * Về cơ sở vật chất: 
 - Có 20 phòng học kiên cố (tính cả 2 điểm trường), có đầy đủ các phòng bộ 
môn (Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh, Tin học) và các phòng chức năng như: phòng 
HT, PHT, văn phòng, phòng truyền thống Đội, phòng y tế, , phòng hội đồng.... 
 - Bàn ghế đầy đủ đảm bảo đúng tiêu chuẩn. 
 - Sân chơi được  ... i cuộc đàm phán dù thành công hay không thành công cũng 
nên tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở, tạo thiện cảm cho đối tác để tạo thuận 
lợi cho nhưng lần đàm phán khác đồng thời rút ra được bài học kinh nghiệm 
cho bản thân để trong những cuộc đàm phán tiếp sau sẽ đạt kết quả mỹ mãn 
như mong đợi. 
2.4.2.Nguyên nhân thành công 
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban 
ngành đoàn thể trong, và ngoài nhà trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà 
trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt trong công tác xây dựng kỹ năng đàm 
phán ở trường Tiểu học Cam Thịnh 1. 
- Triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến công tác xây dựng kỹ 
năng đàm phán trong việc tăng cường vận động xã hội hóa giáo dục. 
- Hiệu trưởng luôn cư xử hòa nhã với đồng nghiệp, thông cảm và chia sẻ 
công việc với nhau. Luôn quan tâm đến đời sống đồng nghiệp chia sẻ những 
khó khăn trong cuộc sống để họ có thể tận tâm với công việc. 
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn có tinh thần học hỏi, sáng tạo 
không ngại khó trong công việc. 
- Ứng dụng công nghệ thộng tin: email,điện thoại, mạng xã hội,...để 
nâng cao hiệu quả của công tác đàm phán trong nhà trường. 
2.4.3. Nguy n nhân hưa thành công 
- Trong công tác xây dựng kỹ năng đàm phán chưa phát huy tối ưu công 
12 
tác phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường . 
 - Trong đàm phán một số cán bộ, giáo viên khi được mời đến đàm phán 
thì không chịu trao đổi trực tiếp với đối tác nhưng lại rất thích bàn tán, phán 
xét hành lang.Giáo viên đàm phán với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ 
huynh hình thức tổ chức còn sơ sài, chưa đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ thuvết 
phục người nghe. 
 Ví dụ: Khi vận động phụ huynh tham gia vào việc tổ chức lớp học ở mô 
hình trường học mới nhất là xây dựng góc cộng đồng nhưng giáo viên chưa 
đưa ra kế hoạch cụ thể, những việc cần triển khai, cách thức thực hiện để phụ 
huynh thấy được vai trò của họ trong việc giới thiệu và tìm kiếm sản vật, 
ngành nghề ...đặc trưng của địa phương để trưng bày tại góc cộng đồng của lớp 
từ đó cùng chung tay góp sức giáo dục học sinh. 
13 
3. Kế hoạ h hành động về công tá xây dựng kĩ năng đàm phán tại trường Ti h Cam Thịnh 1 
- Thời gian thực hiện: năm học 2018 - 2019 
- Các hoạt động dự kiến 
Nội d ng 
 ông việ 
Mụ ti /kết q ả 
 ần đạt 
Người thự 
hiện/ phối hợp 
Điề kiện thự 
hiện 
Cá h thứ thự 
hiện 
Dự kiến khó 
khăn, rủi ro 
Biện pháp khắ 
phụ 
1- Nghiên 
cứu tài liệu 
có liên quan 
đến kỹ năng 
đàm phán 
Nắm vững, hiểu 
sâu nội dung lý 
luận về đàm phán 
trong nhà trường 
- Hiệu trưởng 
- PHT 
- Tài liệu 
- Thời gian thực 
hiện 
- Bản thân tự 
nghiên cứu 
- Tổ chức trao đổi 
- Không có thời 
gian 
- Tranh thủ mọi 
lúc mọi nơi 
- Khai thác nhiều 
tài liệu khác nhau 
- Học hỏi kinh 
nghiệm chị em 
đồng nghiệp 
2- Đàm 
phán với 
giáo viên về 
phân 
chuyên môn 
Giáo viên chấp 
nhận sự phân công 
và thoải mái chấp 
nhận 
- Hiệu trưởng 
- PHT 
- Công đoàn 
- Giáo viên 
- Xây dựng kế 
hoạch cụ thể 
- Nắm vững tình 
hình nhân sự và 
- Gặp giáo viên 
trao đổi trực tiếp 
Giáo viên không 
chấp nhận đàm 
phán 
Chuẩn bị kỹ nội 
dung đàm phán, 
dự trù nhiều 
phương án mang 
tính thuyết phục 
14 
công việc đối với giáo viên 
3- Tổ chức 
đàm phán 
với mạnh 
thường 
quân về hỗ 
trợ kệ để 
sách và sách 
cho thư viện 
trường 
- Rèn luyện kĩ 
năng đàm phán, 
thực hiện tốt công 
tác xã hội hóa giáo 
dục 
- Huy động các 
nguồn lực để xây 
dựng và phát triển 
nhà trường 
- Hiệu trưởng 
- PHT 
- Công đoàn 
- Phòng họp, thư 
- Trang thiết bị 
máy móc. 
- Liên hệ trước lịch 
làm việc 
- Có kế hoạch sử 
dụng nguồn lực 
huy động 
- Mạnh thường 
quân không bố trí 
được thời gian 
đàm phán 
- Đàm phán trực 
tiếp qua điện 
thoại, email. 
4- Đàm 
phán với 
cha mẹ học 
sinh về việc 
bổ sung 
thêm máy vi 
tính cho 
phòng học 
- Huy động 
CMHS tham gia 
vào quá trình nâng 
cao chất lượng 
dạy và học tin học 
của nhà trường. 
-Tạo sự đồng 
thuận của CMHS 
- Hiệu trưởng 
- PHT 
- Công đoàn 
- Giáo viên 
- Ban đại diện 
CMHS 
- Xây dựng nội 
dung cụ thể chi tiết 
từng số tiền, để xã 
hội hóa 
- Được sự thống 
nhất của Ban đại 
diện CMHS 
- Hiệu trưởng xây 
dựng nội dung phối 
hợp để xã hội hóa 
giáo dục 
- Thông qua kết 
quả công việc hiện 
tại, công khai tài 
chính, thu chi rõ 
- Nội dung phối 
hợp không mang 
tính thuyết phục, 
không khả thi 
- Không được 
đồng thuận của 
Ban đại diện 
CMHS 
- Nội dung phối 
hợp rõ ràng 
- Xây dựng kế 
hoạch thu chi rõ 
ràng từng mục có 
sự xác nhận của 
Ban đại diện 
CMHS 
15 
tin học trong việc huy 
động xã hội hóa 
giáo dục trong và 
ngoài trường 
ràng - Hiệu trưởng 
thuyết phục cho 
biết ý nghĩa và 
lợi ích của việc 
xã hội hóa nhằm 
mục đích nào 
5- Đàm 
phán với 
chính quyền 
địa phương 
về việc đổ 
thêm đất 
giảm độ dốc 
của đường 
vào trường 
- Đảm bảo sự an 
toàn cho giáo viên 
và học sinh 
- Hiệu trưởng 
- PHT 
- Công đoàn 
- Trưởng thôn 
- Có kế hoạch cụ 
thể, mục tiêu rõ 
ràng 
- Dự trù kinh phí. 
- Xây dựng bảng kế 
hoạch 
- Thống nhất với 
trưởng thôn. 
- Gặp trực tiếp lãnh 
đạo địa phương. 
- Lãnh đạo chính 
quyền họp đột 
xuất 
- Không nhận 
được sự đồng 
thuận của địa 
phương 
- Tăng cường kĩ 
năng thuyết phục 
- Thông báo lịch 
đến chính quyền 
địa phương. 
- Lên lịch họp dự 
trù 
6. Đàm 
phán với 
Ban đại 
Tạo được sự đồng 
thuận của Ban đại 
diện CMHS và 
- Hiệu trưởng 
- PHT 
- Công đoàn 
- Có bản dự trù cụ 
thể về kinh phí cần 
- Được sự thống 
- Hiệu trưởng 
thống kê số học 
sinh được khen 
- Một số thành 
viên trong ban đại 
diện cha mẹ học 
- Hiệu trưởng 
thuyết phục cho 
ban đại diện cha 
16 
diện cha mẹ 
học sinh về 
việc khen 
thưởng học 
sinh 
huy động kinh phí 
cần để tổ chức 
khen thưởng học 
sinh 
- Giáo viên 
- Ban đại diện 
CMHS 
nhất của Ban đại 
diện CMHS 
- Lên lịch họp 
CMHS toàn trường 
thưởng 
- Dự trù kinh phí 
- Tranh thủ sự 
thống nhất của Ban 
đại diện CMHS 
sinh không thống 
nhất 
- Kinh phí không 
đủ chi khen 
thưởng 
mẹ học sinh hiểu 
mục đích và ý 
nghĩa của việc 
khen thưởng đối 
với học sinh 
- Huy động thêm 
các nguồn kinh 
phí của các 
doanh nghiệp 
7. Sơ, tổng 
kết các cuộc 
đàm phán 
đã thực hiện 
Đánh giá cuộc 
đàm phán, qua đó 
rút ra kinh nghiệm 
cho bản thân 
- Hiệu trưởng 
- Đội ngũ cốt 
cán nhà trường 
- Bản thân trung 
thực, có tinh thần 
cầu tiến trong công 
việc 
- Tự mình đánh giá, 
lắng nghe sự đóng 
góp của đồng 
nghiệp 
- Không bố trí 
được thời gian 
- Một số giáo viên 
còn ngại góp ý 
Hiệu trưởng 
- Tranh thủ mọi 
lúc mọi nơi khi 
nào rảnh 
- Thuyết phục 
mọi người biết ý 
nghĩa của việc 
nhận xét rút kinh 
nghiệm 
 17 
4. Kết n và kiến nghị 
4.1. Kết n 
 Đàm phán là một kỹ năng giao tiếp, hành vi văn hóa ứng xử giữa HT với các 
đối tác trong nhà trường và ngoài nhà trường nhằm trao đổi thông tin để thuyết phục 
lẫn nhau đi đến mục đích cần đạt được. Việc xây dựng kỹ năng đàm phán của HT đạt 
hiệu quả và thành công trong quản lý giáo dục sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng 
cao chất lượng quản lý của HT. Bởi vì vậy, người HT phải có thủ thuật trong việc đàm 
phán, thông thường khi mở đầu một cuộc đàm phán không nên đề cập tới vấn đề chính 
trước tiên, điều này dễ ảnh hưởng tới không khí hoà thuận giữa đôi bên. Khi đàm phán 
có thể vận dụng phương thức quay vòng. Ví dụ: Như hàn huyên hỏi chuyện tình hình 
liên quan đến công việc đối tác. Những chủ đề nói chuyện được coi là phổ biến nhất là 
những vấn đề liên quan đến khí hậu, thời tiết hay thăm hỏi tình hình gia đình đối tác. 
Thông qua các hình thức trò chuyện như trên có thể tiến hành bàn bạc một cách thuận 
lợi những đề tài đàm phán chính thức. Qua đó HT phải biết lắng nghe, hiểu và chấp 
nhận những đề nghị của người khác. 
Kỹ năng đàm phán rất cần thiết đối với HT trong vai trò người lãnh đạo quản lý. 
Nó còn giúp cho HT xây dựng được đoàn kết nội bộ nhà trường, thúc đẩy nhà trường 
ngày càng phát triển, như vậy không phải ai làm HT cũng có được những kỹ năng đàm 
phán này, mà nó là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống của bản thân và đôi khi 
cũng còn là một chút năng khiếu có sẵn trong người. Qua đó người HT cần phải học 
hỏi kinh nghiệm ở người khác mà cần tham khảo sách báo, tư liệu khác và không 
ngừng rèn luyện bản thân trở thành người lãnh đạo tài ba trong tương lai để giải quyết 
công việc một cách khoa học và sáng tạo 
 Muốn trở thành người lãnh đạo giỏi thì HT phải biết nhìn xa trông rộng, biết 
đọc được tâm tư nguyện vọng của người khác, đừng để những người đám phán với 
mình trở nên nhàm chán và thất vọng không hợp tác với mình thêm lần nào nữa! 
. Xây dựng kỹ năng đàm phán của HT tạo ra một kết quả rất khả quan khi sử 
dụng kỹ năng mềm, sự tự tin trong công tác quản lý của HT đối với sự phát triển của 
tập thể sư phạm nhà trường và mối quan hệ giữa HT với các Ban ngành đoàn thể khác. 
4.2. Kiến nghị 
 18 
Từ những nghiên cứu về lý luận xây dựng kỹ năng đàm phán nhằm năng cao hiệu quả 
quản lý của HT, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 
- Đối với Phòng Giáo dụ -Đào tạo: 
 + Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm, trong đó 
có kĩ năng đàm phán cho đội ngũ CBQL cũng như đội ngũ giáo viên. 
 + Tổ chức chuyên đề để đội ngũ CBQL trong nhà trường có cơ hội trao đổi, 
chia sẻ, học tập về kinh nghiệm quản lý nói chung và kinh nghiệm trong đàm phán nói 
riêng 
- Đối với hính q yền địa phương 
Cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ, phối hợp hơn nữa với nhà 
trường trong công tác giáo dục học sinh cũng như trong công tác đảm bảo an ninh, an 
toàn trường học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quốc hội khóa XI (2005), Luật số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 
2005 quy định “Luật giáo dục”. 
 [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010) Công văn số 6890/BGDĐT-KIITC 
ngày 18 tháng 10 năm 2010 cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, 
sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. 
 [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo(2012) Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT 
ngày 10 tháng 09 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ 
cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thông giáo dục quốc dân . 
 [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo(2014),Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-
BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 
Điều lệ trường Tiểu học. 
 [5] Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (2013), 
Tài liệu Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông. 
 [6] Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh, Công văn số 810/PGDĐT ngày 
10 tháng 9 năm 2018 của Phòng GD&ĐT thành phố Cam Ranh về việc Hướng dẫn 
thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học năm học 2018-2019. 
 [7] Trường Tiểu học Cam Thịnh 1(2018) , ngày 29 tháng 8 năm 2018, Dự thảo 
phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. 
 [8] Tiểu luận của các anh, chị học viên khóa trước 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_xay_dung_ki_nang_dam_phan_cua_hieu_truong_truong_t.pdf