Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

(Bản scan)

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do pháp lý

| Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong nhữngđộng lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhà trường.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.

Chủ trương của Đảng, nhà nước về phát triển giáo dục mầm non. Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 149/2006 Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển Mầm non giai đoạn 2005-2016 nêu rõ: Nhà nước có trách nhiệm quản lý tăng cường đầu tư cho Giáo dục Mầm non, hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo thuận lợi về cơ chế chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục Mầm non để phát triển toàn diện nhân cách tre måm non.

Căn cứ Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGD&ĐT năm 2015 về ban hành Điều lệ Trường mầm non có nêu rõ Phó Hiệu trưởng được quy định tại ở chương II Điều 17 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGD&ĐT năm 2015 (4 a,b,c) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công. Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý và lãnh đạo nhà trường.

Căn cứ vào công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TTGDTX ngày 16 tháng 02 năm 2012.

Quản lý Trường mầm non là công việc vô cùng khó khăn phức tạp bởi bác học mầm non có những đặc thù riêng. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả người quản lý phải xây dựng nề nếp, cách thức làm việc và cần phải xây dựng phong cách lãnh đạo của phó hiệu trưởng trong Trường Mầm non.



pdf 22 trang chauphong 8362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_pho_hieu_truong_t.pdf