Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương - Năm học 2015-2016

(Bản scan)

I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐẺ TIÊU LUẬN

1.1. Lý do pháp lý

Nghị quyết 29 khẳng định: “Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu”. Phát triển giáo dục đào tạo trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục. Trong việc đổi mới hệ thông quản lý giáo dục, cần chú ý tới chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Ở nhà trường phổ thông. Hiệu trưởng là người cán bộ quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về giáo dục toàn diện nhà trường. Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ như trong các văn bản pháp lý đã quy định.

| Diều 54, mục 1, Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi và bổ sung năm 2009 quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận"

Thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học. Tại các điều 4,5,6; quy định về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường.

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học, Tại điều 19 đã quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng gồm:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường. - Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường.

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn. - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức.



pdf 20 trang chauphong 8000
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_hieu_truong_truon.pdf