Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trà Cú tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
1.1. Lý do pháp lý
- Theo Điều 16 của Luật Giáo dục, về vai trò và trách nhiệm của cán bộ
quản lý giáo dục được ghi rõ:
Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản
lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo
đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Theo Điều 19, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) có nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản
3 Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội
đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen
thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo
viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân
viên theo quy định của Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;
xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận2
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ
thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân
viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà
trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;
thực hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành
kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Với vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý, từ những nhiệm vụ và quyền
hạn của Hiệu trưởng đã nêu trên, là một người quản lý giỏi Hiệu trưởng cần phải
xây dựng cho mình kế hoạch làm việc một cách khoa học, sửa đổi lề lối làm
việc, phương pháp làm việc hiệu quả đối với cấp dưới của mình, nhằm thúc đẩy
tạo động lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong đơn vị, nâng cao ý thức
trách nhiệm, tăng tính hiệu quả lao động của tập thể sư phạm. Việc sửa đổi lề lối
làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả và khoa học chình là Hiệu trưởng đang
xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng biệt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trà Cú tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường phổ thông tại tỉnh Trà Vinh Năm học: 2017-2018 Tên tiểu luận: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRÀ CÚ TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH Học viên: Châu Quốc Phong Đơn vị công tác: Trường THPT Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Trà Cú, tháng 9 năm 2018 MỤC LỤC 1. Lý do chọn chủ đề Tiểu luận ............................................................................. 1 1.1. Lý do pháp lý.............................................................................................. 1 1.2. Lý do về lý luận .......................................................................................... 2 1.3. Lý do thực tiễn ........................................................................................... 3 2. Phân tích tình hình thực tế và nội dung tiểu luận ở trường THPT Trà Cú ....... 4 2.1. Khái quát về trường THPT Trà Cú ............................................................ 4 2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trà Cú .. 6 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trà Cú ......................................................... 7 2.4. Kinh nghiệm thực tế trong việc vận dụng phong cách lãnh đạo để quản lý nhà trường của Hiêu trưởng trường THPT Trà Cú ........................................... 9 3. Kế hoạch hành động để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trong công tác quản lý trường THPT Trà Cú ............................................................... 11 4. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 14 1 1. Lý do chọn chủ đề Tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý - Theo Điều 16 của Luật Giáo dục, về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục được ghi rõ: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. - Theo Điều 19, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau: a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này; c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận 2 hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Căn cứ Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý, từ những nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng đã nêu trên, là một người quản lý giỏi Hiệu trưởng cần phải xây dựng cho mình kế hoạch làm việc một cách khoa học, sửa đổi lề lối làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả đối với cấp dưới của mình, nhằm thúc đẩy tạo động lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong đơn vị, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng tính hiệu quả lao động của tập thể sư phạm. Việc sửa đổi lề lối làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả và khoa học chình là Hiệu trưởng đang xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng biệt. 1.2. Lý do về lý luận a. Phong cách Phong cách của một người chính là sự thể hiện trong đời sống, quan hệ giao tiếp, ứng xử và trong công việc những nét độc đáo riêng biệt được một người hay nhóm người đánh giá và thừa nhận. (Trần Ngọc Khuê) Phong cách còn là vẻ riêng trong lối sống, cách làm việc của một người hay kiểu người. (ĐTĐ Tiếng Việt) Kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. b. Phong cách lãnh đạo 3 Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người đó thể hiện khi thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối tượng. (Nguyễn Hữu Lam) Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách thức vận dụng rõ ràng và sắc nét những nguyên tắc và phương pháp quản lý của người lãnh đạo khi giải quyết những nhiệm vụ và vấn đề nảy sinh trong quá trình người đó thực hiện chức năng quản lý của mình. (Nguyễn Đức Minh – Nguyễn Hải Khoát) Phong cách làm việc của người hiệu trưởng là tổng hợp những phương pháp, biện pháp, cách thức làm việc riêng có, tiêu biểu, ổn định của người hiệu trưởng sử dụng hằng ngày để thực thi nhiệm vụ của mình. (Hoàng Tâm Sơn) Phong cách lãnh đạo thường chú ý đến hai khía cạnh quan trọng là: -Thứ nhất: Phong cách lãnh đạo phải dựa trên cơ sở tính khách quan của công việc, hoạt động của nhà quản lý (tính qui luật, tính nguyên tắc của hoạt động quản lý; các đặc điểm, phạm vi hoạt động cụ thể, các yêu cầu đối với người lãnh đạo, ) -Thứ hai: Phong cách lãnh đạo thể hiện phong cách cá nhân, nó là “trang phục tư duy” của người lãnh đạo, nghĩa là nó mang nặng dấu ấn, tính cách cá nhân của người lãnh đạo và những đặc điểm của tập thể mà anh ta đang quản lý. Tóm lại, Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo, được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. c. Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý giáo dục Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý giáo dụclà kiểu hoạt động đặc thù của người quản lý giáo dục được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người quản lý trong ngành giáo dục với yếu tố môi trường xã hội. 1.3. Lý do thực tiễn Trong những năm học qua, công tác lãnh đạo quản lý mọi hoạt động trong nhà trường của hiệu trưởng trường THPT Trà Cú nhìn tổng thể đã được những thành tích đáng ghi nhận, nhất là về chất lượnggiáo dục và đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng lên, tạo được uy tín đối với phụ huynh và chính quyền địa phương cũng như ngoài xã hội. 4 Tuy nhiên, nếu xét từng khía cạnh nhỏ thì công tác lãnh đạo của nhà trường ở từng thời điểm vẫn còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, Hiệu trưởng đôi lúc chưa thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của một số giáo viên và nhân viên, đôi lúc chưa tạo cơ hội cho một số giáo viên phát huy hết năng lực của bản thân, chưa khai thác hết sở trường của họ, dẫn đến công việc đạt hiệu quả chưa cao, một số giáo viên, nhân viên chưa ý thức và chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện công việc được giao; một vài sự việc thiếu quyết đoán trong việc đưa ra các phương án xử lý nhằm kịp thời ngăn chặn những sự vụ không mong muốn; một số giáo viên, nhân viên chưa tích cực trong việc tham gia phát biểu đóng góp ý kiến trong việc xây dựng nhà trường, còn ngại va chạm, an phận với công việc của mình. Qua học tập, nghiên cứu chuyên đề phong cách lãnh đạo, bản thân nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đó là hiệu trưởng chưa xây dựng được một phong cách quản lý khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trà Cú tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, từng bước đưa nhà trường ngày càng phát triển và trở thành một trong những trường hàng đầu của tỉnh. 2. Phân tích tình hình thực tế và nội dung tiểu luận ở trường THPT Trà Cú 2.1. Khái quát về trường THPT Trà Cú Trường THPT Trà Cú tọa lạc tại số 02 Đường 30 tháng 4, khóm 5, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Trường được thành lập năm 1977có tên là “Trường cấp III huyện Trà Cú”, đến năm 1982 trường được di dời về điểm mới và được sáp nhập thành “Trường cấp 2,3 Trà Cú”, năm 1999 trường được chuyển đến địa điểm hiện tại và có tên “Trường Phổ thông trung học huyện Trà Cú” và năm 2014 đổi tên thành “Trường THPT Trà Cú”. Trà Cú thuộc huyện nghèo của tỉnh Trà Vinh, có đông đồng bào là người dân tộc Khơme, trường nằm ngay trung tâm huyện nhưng số học sinh là con em người dân tộc Khơme chiếm tỉ lệ trên 40%, đa số người dân nơi đây chủ yếu làm nghề nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. 5 Đặc điểm chính của trường: -Thuận lợi: + Đơn vị được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của Sở GD & ĐT Trà Vinh. Được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức đoàn thể địa phương và Hội cha mẹ học sinh nhà trường. + Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đạt chuẩn theo quy định chuẩn hóa về chất lượng, đa số nhiệt tình, có tâm huyết, có ý thức tự học tập, nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu công tác đặt ra, hiện tại trường có 55 CB-GV-NV (trong đó: Ban giám hiệu 02 người, gồm 01 Hiệu trưởng và 01 phó Hiệu trưởng; 50 giáo viên dạy lớp; Nhân viên 03 người), đa số CB-GV-NV có tinh thần nhiệt tình, yêu nghề, cầu tiến, đoàn k ... vì Hiệu trưởng luôn xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo khoa học, luôn tạo không khí làm việc dân chủ, thoải mái, tạo cơ hội để cấp dưới được quyền tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hiệu trưởng luôn chú trọng đến sở trường, sở đoản của từng thành viên khi phân công nhiệm vụ, đảm bảo năng lực chuyên môn, quan tâm đến môi trường làm việc, hoàn cảnh của từng thành viên trong đơn vị. Chủ động, sáng tạo trong giải quyết mọi công việc đang diễn ra tại đơn vị, luôn kiểm tra nhắc nhở động viên tinh thần làm việc của cấp dưới, thân thiện, nhiệt tình trong công tác làm gương cho cấp dưới noi theo. - Mặt chưa làm được: + Trong quá trình lãnh đạo, Hiệu trưởng còn gặp nhiều khó khăn và dẫn đến một số hạn chế như: đôi lúc Hiệu trưởng chưa thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của một số giáo viên, nhân viên; đôi lúc chưa tạo cơ hội cho một số giáo viên phát huy hết năng lực sở trường của mình, dẫn đến việc vẫn còn giáo viên ý thức chưa cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; đôi lúc còn nóng vội khi đưa ra các quyết định mà chưa tham khảo ý kiến của tập thể; một số giáo viên và nhân viên chưa tự giác chấp hành nội quy đơn vị, chưa tích cực trong việc phát biểu đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường. + Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Hiệu trưởng đó là do lực lượng giúp việc cho Hiệu trưởng còn mỏng, mà số lượng công việc ngày càng nhiều lên; đa số giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên việc chú tâm vào công việc chưa thật sự hết sức; một số giáo viên, nhân viêncó năng lực nhận thức còn hạn chế, tư tưởng chưa vững vàng, trình độ chuyên môn không được trao dồi, bồi dưỡng thường xuyên và không đồng đều giữa các giáo viên, nên việc phân công công tác của Hiệu trưởng gặp nhiều khó khăn, cần chú ý đến năng lực chuyên môn để phân công phù hợp hơn; một số giáo viên, nhân viên còn ngại va chạm, bảo thủ, tự mãn. Từ những thực tế của trường THPT Trà Cú, cho thấy để có dược một môi trường giáo dục thật sự lành mạnh, có chất lượng thì trước tiên người Hiệu 11 trưởng phải xây dựng cho mình một phong cách làm việc thân thiện, cởi mở, quyết đoán, biết lắng nghe và luôn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cấp dưới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, khuyến khích động viên cấp dưới luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chủ động, sáng tạo trong quản lý, tạo mọi điều kiện nhằm phát huy sức mạnh của tập thể, thúc đẩy sự phát triển công tác giáo dục và đào tạo của đơn vị. 3. Kế hoạch hành động để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trong công tác quản lý trường THPT Trà Cú Kế hoạch thực hiện trong học kỳ I, năm học 2018-2019 Nội dung công việc Xây dựng quy chế dân chủ cơ sở của nhà trường Mục tiêu cần đạt Có quy chế làm việc dân chủ của nhà trường đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế nhà trường Người thực hiện/ phồi hợp - Hiệu trưởng - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Điều kiện thực hiện - Thời gian: tuần 1 của tháng 8 năm học 2018- 2019 - Địa điểm: Hội trường - Phương tiện: Nội quy quy chế, micro, laptop, máy chiếu - Quy chế làm việc trong đơn vị và tình hình thực tế của nhà trường Cách thức thực hiện -Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn xây dựng quy chế dân chủ của nhà trường - Hiệu trưởng thông qua nội dung quy chế trong Hội nghị CBCCVC đầu năm học - Tổ chức lấy ý kiến góp ý quy chế, Hiệu trưởng chốt lại và đưa ra quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường Dự kiến khó khăn, rủi ro Mất điện Biện pháp khắc phục Chuẩn bị máy phát điện Lập kế hoạch xây dựng phong cách lãnh đạo Mục tiêu cần đạt - Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và khả thi - Trong kế hoạch phải thể hiện được phong cách lãnh đạo chủ đạo là phong cách lãnh đạo dân chủ Người thực hiện/ - Hiệu trưởng 12 phồi hợp - Các tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn và Đoàn thanh niên Điều kiện thực hiện - Thời gian: tuần 1 của tháng 8 năm học 2018- 2019 - Địa điểm: Hội trường - Phương tiện: Nội quy kế hoạch, micro, laptop, máy chiếu - Điều lệ trường phổ thông và tình hình thực tế của đơn vị Cách thức thực hiện -Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trương; Căn cứ vào Luật giáo dục; Căn cứ vào Điều lệ trường phổ thông; Căn cứ Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, từ đó lập kế hoạch xây dựng phong cách lãnh đạo. - Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ nhiệm vụ của người lãnh đạo và phong cách lãnh đạo dân chủ trong tập thể sư phạm. - Hiệu trưởng thông qua kế hoạch trong hội đồng sư phạm nhà trường. - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên theo dõi bảng kế hoạch, đồng thời cùng tham gia góp ý kiến vào bảng kế hoạch. - Hiệu trưởng chốt lại các ý kiến và đưa ra một kế hoạch thống nhất. Dự kiến khó khăn, rủi ro Mất điện Biện pháp khắc phục Chuẩn bị máy phát điện Tổ chức triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị Mục tiêu cần đạt Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nắm rõ nội dung của kế hoạch xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ Người thực hiện/ phồi hợp - Hiệu trưởng - Các Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Điều kiện thực hiện - Thời gian: tuần 2 của tháng 8 năm học 2018- 2019 - Địa điểm: Hội trường - Phương tiện: Nội quy kế hoạch, micro, laptop, máy chiếu Cách thức thực hiện -Hiệu trưởng trình chiếu nội dung kế hoạch để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu được phong cách làm việc của 13 lãnh đạo nhà trường. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, sửa đổi (khi cần thiết). - Hiệu trưởng chốt lại các nội dung cần thực hiện trong kế hoạch Dự kiến khó khăn, rủi ro Mất điện Biện pháp khắc phục Chuẩn bị máy phát điện Tổ chức thực hiện phong cách lãnh đạo Mục tiêu cần đạt Người lãnh đạo thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ trong mọi vấn đề khi quản lý, phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, góp phần xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt nhất Người thực hiện/ phồi hợp - Hiệu trưởng - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Điều kiện thực hiện - Thời gian: Tuần thứ 3 của tháng 8 năm học 2018-2019 - Địa điểm: Trong khuôn viên trường và ngoài nhà trường (Khi tiếp xúc và trao đổi công việc với mọi người trong mọi vấn đề) Cách thức thực hiện Khi ra quyết định giải quyết mọi sự việc trong nhà trường, thì Hiệu trưởng luôn phải thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ cho phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho tập thể nhà trường. - Cần phải bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến - Cần động viên, khuyến khích kịp thời - Cần thu thập ý kiến, có nhiều thông tin - Thường xuyên công khai bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình - Cần tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia - Nghiêm túc trong thực tự phê bình và phê bình - Cần tôn trọng, đồng cẩm và có thiện chí với mọi người Dự kiến khó khăn, rủi ro không Biện pháp khắc phục không 14 Tổ chức sơ kết quá trình thực hiện phong cách lãnh đạo Mục tiêu cần đạt - Nhìn nhận và đánh giá những việc đã làm - Phát huy những việc làm thành công và đề ra biện pháp khắc phạc những việc làm chưa thành công trong thời gian tới Người thực hiện/ phồi hợp - Hiệu trưởng - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Điều kiện thực hiện - Thời gian: tuần 4 của tháng 1 năm 2019 - Địa điểm: Hội trường - Phương tiện: Nội quy bản sơ kết, micro, laptop, máy chiếu Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng thông qua bản sơ kết đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, nêu những mặt làm được và những mặt còn hạn chế nhằm đảm bảo luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng góp bản sơ kết (nếu cần thiết). Hiệu trưởng hoàn chỉnh bản sơ kết và khắc phục những hạn chế còn vướn phải trong thời gian sơm nhất Dự kiến khó khăn, rủi ro Mất điện Biện pháp khắc phục Chuẩn bị máy phát điện 4. Kết luận và kiến nghị *Kết luận: Qua nghiên cứu thực tế trong phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Trà Cú, cho thấy rằng để thực hiện tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của người Hiệu trưởng thì việc xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng có là điều phải làm đối với mọi Hiệu trưởng, để đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí trong xã hội ngày nay. Theo đó, trong quản lý và hoạt động của nhà trường, các nhà lãnh đạo trường học phải quản lý có hiệu quả hoạt động học tập và các nguồn lực để thúc đẩy sự thành công trong học tập và phát triển toàn diện của mỗi học sinh. Cụ thể, người lãnh đạo hiệu quả phải: - Thiết lập, quản lý và giám sát các hoạt động và hệ thống hành chính để thúc đẩy sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường. 15 - Quản lý chiến lược nguồn nhân lực, phân công và lập kế hoạch cho giáo viên, nhân viên theo vai trò và trách nhiệm mà tối ưu hóa năng lực chuyên môn của họ để giải quyết nhu cầu học tập của mỗi học sinh. - Tìm kiếm, thu nhận và quản lý tài chính, vật chất, và các nguồn lực khác để hỗ trợ chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; quản lý cộng đồng học tập của học sinh, năng lực nghề nghiệp của GV, NV, sự tham gia của gia đình và cộng đồng. - Quản lý có trách nhiệm, đạo đức và đồng thời có trách nhiệm về các nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ của nhà trường, tham gia vào chi tiêu ngân sách hiệu quả và thực hiện kế toán. - Bảo đảm công việc của giáo viên, nhân viên và việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và thực hiện các hoạt động của nhà trường. - Biết, tuân thủ và giúp đỡ cộng đồng nhà trường hiểu về chính sách, quyền, pháp luật của địa phương và các quy định để thúc đẩy sự thành công của học sinh. - Xây dựng và quản lý mối quan hệ với các cơ quan hỗ trợ trường học và các trường liên kết để quản lý tuyển sinh và chương trình đào tạo, cung cấp thông điệp rõ ràng về học tập và giảng dạy. - Xây dựng và quản lý các mối quan hệ hiệu quả với các bộ phận, văn phòng và hội đồng nhà trường. - Phát triển hệ thống quản trị để quản lý một cách công bằng và bình đẳng tránh xung đột giữa các học sinh, giáo viên và nhân viên, các nhà lãnh đạo, gia đình và cộng đồng. - Quản lý các quá trình quản trị và yếu tố chính trị trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường. * Kiến nghị: Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh - Tăng cường trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo cốt cán ở các trường phổ thông.
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_hieu_truong_truon.pdf