Tiểu luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

1.1 Lý do pháp lý:

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng

trong sự nghiệp phát triển của nhân loại. Công nghệ thông tin trở thành nhân tố

quan trọng là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi

vấn đề, tạo nên những thay đổi mang tính chất đột phá. Ở Việt Nam, việc ứng

dụng Công nghệ thông tin đã trở thành một vấn đề mà Đảng và nhà nước ta rất

quan tâm, nhất là việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và

đào tạo. Trong cuộc họp “Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 58-CT/TW của Bộ

chính trị và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công

nghệ thông tin và truyền thông” vào tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nguyễn

Thiện Nhân khẳng định: “Công nghệ thông tin không chỉ là ngành công nghiệp

dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước mà

còn là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, không một ngành nào, lĩnh

vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin và

truyền thông”.

Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông

tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 cũng yêu cầu: “Nâng cao nhận

thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và

cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của Công nghệ thông tin

trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp của quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực

tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy ứng dụng công nghệ thông

tin vào công tác chuyên môn và quản lý ”. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo quan tâm và có những chỉ đạo rất cụ thể.

Vào ngày 08 tháng 9 năm 2017, BGD&ĐT đã ban hành công văn số

4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông

tin năm học 2017 – 2018. Công văn đã nêu rõ một trong các nhiệm vụ trọng

tâm là “Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phầnTrang 2

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2016 – 2020, định

hướng đến năm 2025”.

Căn cứ trên công văn số 846/SGDĐT-KT&KĐ ngày 03 tháng 5 năm 2017

của Sở GD&ĐT Khánh Hòa, Phòng GD&ĐT cũng có công văn số 729/PGDĐT

về việc định hướng triển khai phần mềm quản lý trường học. Văn bản đã nêu rõ

không đứng ngoài xu thế phát triển của công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện

nay, phần mềm chủ yếu được triển khai trên nền điện toán đám mây, dữ liệu

được lưu tập trung, thống nhất, từ đầu năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Khánh Hòa đã triển khai một số phần mềm được xây dựng trên nền điện

toán đám mây, giao diện sử dụng trên nền WEB như:

a. Phân hệ Quản lý trường học VnEdu (VNPT cung cấp) cho tất cả các

trường THCS, các cơ sở giáo dục có học sinh các cấp trên địa bàn toàn tỉnh.

b. Phân hệ Quản lý trường học SMAS (Viettel cung cấp) cho tất cả các

trường THPT và các trung tâm GDTX-HN trên địa bàn toàn tỉnh.

c. Phân hệ Quản lý tài sản (là một phân hệ trong hệ thống phần mềm quản

lý trường học QLTH.VN của Công ty MISA cung cấp) cho tất cả các trường

THPT và các trung tâm GDTX-HN trên địa bàn toàn tỉnh.

pdf 20 trang chauphong 22/08/2022 18706
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Tiểu luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
 Trang 0 
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QL tại trường Tiểu 
học Cam Lộc 2 , thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 
LỜI CÁM ƠN 
 Kính thưa quý thầy cô! 
 Để hoàn thành thành khóa học và tiểu luận này, trước tiên tôi xin chân 
thành cám ơn tất cả quý thầ cô trong ban lãnh đạo, quý thầy cô phụ trách các 
phòng ban và tất cả quý thầy cô trực tiếp giảng dạy của trường Cán bộ quản lý 
giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng 
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi và tập thể lớp Cán bộ quản lý Mầm non và Phổ 
thông Cam Ranh, Khánh Hòa (2018-2019) trong quá trình học tập, nghiên cứu. 
 Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam 
Ranh, Tỉnh Khánh Hòa, Lãnh đạo trường Tiểu học Cam Lộc 2 đã tạo điều kiện 
thuận lợi để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học này; xin chân thành cám 
ơn quý đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu 
để giúp tôi hoan thành nhiệm vụ. 
 Dù đã rất cố gắng trong học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu viết 
tiểu luận nhưng chắc chắn tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì 
vậy rất mong những ý kiến đóng góp chân thành quý giá của quý thầy cô và 
đồng nghiệp 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Trang 1 
MỤC LỤC 
STT Nội dung Trang 
1. 1. Lý do chọn đề tài 1 
2. 1.1 Lý do pháp lý 1 
3. 1.2 Lý do lý luận 2 
4. 1.3 Lý do thực tiễn 3 
5. 
2. Tình hình thực tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong công tác QL tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , thành 
phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 
4 
6. 2.1 Khái quát về trường Tiểu học Cam Lộc 2 , thành phố Cam 
Ranh, tỉnh Khánh Hòa 
4 
7. 
2.2 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công 
tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , thành phố Cam 
Ranh, tỉnh Khánh Hòa: 
5 
8. 
2.3 Những điểm mạng, điểm yếu; thuận lợi, khó khăn để nâng 
cao nhất lượng hoạt động về việc việc ƯDCNTT trong công 
tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2, thành phố Cam 
Ranh , tỉnh Khánh Hòa 
6 
9. 2.3.1 Điểm mạnh 6 
10. 2.3.2 Điểm yếu 7 
11. 2.3.3 Thuận lợi 7 
12. 2.3.3 Khó khăn 8 
13. 2.4 Kinh nghiệm thực tế của trường Tiểu học Cam Lộc 2 về 
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 
9 
14. 
3. Kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng hoạt động 
về việc ƯDCNTT trong công tác QL tại trường Tiểu học 
Cam Lộc 2, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, năm 
học 2018-2019 
11 
15. 4. Kết luận và kiến nghị 16 
16. 4.1 Kết luận 16 
17. 4.2 Kiến nghị 24 
18. Tài liệu tham khảo 18 
 Trang 1 
1. Lý do chọn đề tài: 
 1.1 Lý do pháp lý: 
 Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng 
trong sự nghiệp phát triển của nhân loại. Công nghệ thông tin trở thành nhân tố 
quan trọng là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi 
vấn đề, tạo nên những thay đổi mang tính chất đột phá. Ở Việt Nam, việc ứng 
dụng Công nghệ thông tin đã trở thành một vấn đề mà Đảng và nhà nước ta rất 
quan tâm, nhất là việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và 
đào tạo. Trong cuộc họp “Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 58-CT/TW của Bộ 
chính trị và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công 
nghệ thông tin và truyền thông” vào tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nguyễn 
Thiện Nhân khẳng định: “Công nghệ thông tin không chỉ là ngành công nghiệp 
dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước mà 
còn là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, không một ngành nào, lĩnh 
vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin và 
truyền thông”. 
 Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông 
tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 cũng yêu cầu: “Nâng cao nhận 
thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và 
cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của Công nghệ thông tin 
trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp của quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực 
tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy ứng dụng công nghệ thông 
tin vào công tác chuyên môn và quản lý ”. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ 
thông tin trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục đã được Bộ Giáo dục và 
Đào tạo quan tâm và có những chỉ đạo rất cụ thể. 
 Vào ngày 08 tháng 9 năm 2017, BGD&ĐT đã ban hành công văn số 
4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông 
tin năm học 2017 – 2018. Công văn đã nêu rõ một trong các nhiệm vụ trọng 
tâm là “Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần 
 Trang 2 
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2016 – 2020, định 
hướng đến năm 2025”. 
 Căn cứ trên công văn số 846/SGDĐT-KT&KĐ ngày 03 tháng 5 năm 2017 
của Sở GD&ĐT Khánh Hòa, Phòng GD&ĐT cũng có công văn số 729/PGDĐT 
về việc định hướng triển khai phần mềm quản lý trường học. Văn bản đã nêu rõ 
không đứng ngoài xu thế phát triển của công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện 
nay, phần mềm chủ yếu được triển khai trên nền điện toán đám mây, dữ liệu 
được lưu tập trung, thống nhất, từ đầu năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào 
tạo tỉnh Khánh Hòa đã triển khai một số phần mềm được xây dựng trên nền điện 
toán đám mây, giao diện sử dụng trên nền WEB như: 
a. Phân hệ Quản lý trường học VnEdu (VNPT cung cấp) cho tất cả các 
trường THCS, các cơ sở giáo dục có học sinh các cấp trên địa bàn toàn tỉnh. 
b. Phân hệ Quản lý trường học SMAS (Viettel cung cấp) cho tất cả các 
trường THPT và các trung tâm GDTX-HN trên địa bàn toàn tỉnh. 
c. Phân hệ Quản lý tài sản (là một phân hệ trong hệ thống phần mềm quản 
lý trường học QLTH.VN của Công ty MISA cung cấp) cho tất cả các trường 
THPT và các trung tâm GDTX-HN trên địa bàn toàn tỉnh. 
1.2 Lý do lý luận: 
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục là 
một trong những yêu cầu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đề ra và cũng là 
nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT. Bởi Công nghệ thông tin được xem 
như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy và học 
theo hướng hiện đại. Thực tế cho thấy những lợi ích mà Công nghệ thông tin 
mang lại cho ngành GD&ĐT ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung là không 
nhỏ. Với sự đa dạng và phong phú, nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ thông 
tin đã được thực hiện trong nhà trường như: ứng dụng công nghệ thông tin trong 
việc soạn giáo án, thực hiện bài giảng; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc 
đánh giá kết quả học tập của học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc 
quản lý hồ sơ của giáo viên và học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong 
việc phân công chuyên môn; 
 Trang 3 
Như vậy, Công nghệ thông tin không chỉ đơn thuần là một công cụ mà 
còn là một tài sản vô cùng quan trọng của người quản lý nhà trường (Hiệu 
trưởng). Và muốn đạt được kết quả cao trong công tác quản lý nhà trường, đòi 
hỏi Hiệu trưởng phải biết ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học và 
sáng tạo. Do đó, bên cạnh năng lực quản lý, Hiệu trưởng cần phải tích cực học 
và tự học để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QL nhà trường. Nếu 
Hiệu trưởng thự hiện việc này đạt hiệu quả thì không chỉ nâng cao chất lượng 
trong công tác quản lý của Hiệu trưởng mà còn nâng cao chất lượng dạy và học 
của nhà trường. Bởi công tác quản lý bao gồm rất nhiều các hoạt động giáo dục 
trong nhà trường, các chức năng được thực hiện tốt thì các hoạt động giáo dục 
trong nhà trường cũng sẽ có được nền tảng vững chắc để phát triển. Bấy giờ, 
Hiệu trưởng vừa là người quản lý giáo dục vừa là người tiên phong và là tấm 
gương sáng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, ta thấy rằng việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phải giống như một sợi chỉ xuyên 
suốt, nhất quán từ cấp lãnh đạo đến nhân viên cấp dưới. Có như vậy thì quá trình 
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục mới đạt được kết quả thật 
sự. 
1.3 Lý do thực tiễn: 
Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công 
tác quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 đã và đang được lãnh đạo nhà 
trường quan tâm, tổ chức thực hiện. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp 
lãnh đạo, nhà trường đã tổ chức, xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm đẩy mạnh 
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá tình dạy và học, đặc biệt là trong 
công tác quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục chưa đạt được kết 
quả như mong muốn. Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân và một trong những 
nguyên nhân đó chính là chức năng quản lý giáo dục của Hiệu trưởng chưa thật 
sự được đẩy mạnh. Hiệu trưởng chưa xây dựng được kế hoạch ứng dụng công 
nghệ thông tin một cách đồng bộ, khoa học. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chưa chú 
trọng nhiều đến công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đến từng bộ phận, 
tổ, nhóm, cá nhân. Người thực hiện kế hoạch thì còn lúng túng do Hiệu trưởng 
 Trang 4 
chưa xây dựng các quy định, các tiêu chí đánh giá các mức độ kết quả ứng dụng 
công nghệ thông tin một cách cụ thể, rõ ràng, khoa học. Công tác tổ chức kiểm 
tra, đánh giá việc tổng kết, rút kinh nghiệm còn mang tính hình thức, đối phó; 
kéo theo việc kỉ luật, khen thưởng cũng chưa thỏa đáng và thuyết phục. 
Để thực hiện tốt đề án “ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong 
quản lý và hổ trợ cấc hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng 
cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” nói 
riêng và đáp ứng được mục tiêu giáo dục nói chung, trong năm học 2018 – 2019 
này, lãnh đạo nhà trường phải xác định được mục tiêu rõ ràng, phải xây dựng 
được kế hoạch chiến lượt cụ thể; lâu dài về việc ứng dụng công nghệ thông tin 
và hoạt động giáo dục. Đặc biệt, Hiệu trưởng phải xây dựng được mạng lưới 
ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, đều khắp trong nhà trường. Muốn được 
như vậy thì HT phải đóng vai trò tiên phong, có nghĩa là Hiệu trưởng phải là 
người đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhuần nhuyễn, khoa học 
trong công tác quản lý nhà trường của mình. 
Đó là những lý do quan trọng và thiết thực để tôi chọn đề tài: “Ứng dụng 
công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường TH Cam Lộc 2 , thành 
phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, năm học 2018 – 2019”. 
2. Tình hình thực tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công 
tác QL tại trường Tiểu học Cam Lộc 2 , thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh 
Hòa: 
2.1 Khái quát về trường Tiểu học Cam Lộc 2 , thành phố Cam Ranh, 
tỉnh Khánh Hòa 
- Địa điểm trụ sở chính: Tổ Lộc Thịnh, phường Cam Lộc, thành phố Cam 
Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại : (0258).3855146 
- Quá trình thành lập và phát triển: Trường Tiểu học Cam Lộc 2 được 
thành lập từ năm học 1994-1995 theo Quyết định số 680/QĐ-GD ngày 
20/6/1994 của Sở Giáo dục và Đào tạo t ... Sau khi tìm 
hiểu, phân tích vấn đề, ta rút ra được một số kinh nghiệm sau: 
- Một là người quản lý cần thực hiện tốt các chức năng quản lý giáo dục ( 
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Điều kiện không thể thiếu trong việc 
ứng dụng công nghệ thông tin vào các công tác quản lý giáo dục là Hiệu trưởng 
phải có kiến thức về Công nghệ thông tin. Vì vậy, yêu cầu bắt buộc là Hiệu 
trưởng phải không ngừng tụ học để nâng cao kiến thức và là tấm gương sáng 
cho hội đồng sư phạm nhà trường noi theo. Làm được như vậy là Hiệu trưởng 
đã tạo sự đồng thuận trong tập thể không chỉ về nhận thức mà còn cả về hành 
động. 
- Hai là, khi xây dựng kế hoạch. Hiệu trưởng cần tìm hiểu kĩ tình hình của 
nhà trường để khắc phục những điểm yếu cũng như phát huy được hết thế mạnh 
của trường mình. Bên cạnh đó cũng cần nắm rõ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 
 Trang 10 
các cấp trên để xác định mục tiêu một cách rõ ràng, phù hợp. Trong việc đầu tư 
cơ sở vật chất cần chú ý đáp ứng đủ, đúng yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ 
thông tin theo một lộ trình phù hợp. 
- Ba là, Hiệu trưởng cần nhận thức rõ Công nghệ thông tin vừa là một công 
cụ đắc lực vừa là tài sản vô cùng quan trọng của người quản lý. Việc ứng dụng 
công nghệ thông tin trong công tác quản lý phải được thực hiện đồng bộ, xuyên 
suốt và Hiệu trưởng phải chú ý thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở cũng như kiểm 
tra, đánh giá để kịp thời khen thưởng hay rút kinh nghiệm cần thiết. 
 Trang 11 
3. Kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng hoạt động về việc ƯDCNTT trong công tác QL tại trường Tiểu học Cam 
Lộc 2, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, năm học 2018-2019: 
Tên công việc/ 
Nội dung công 
việc 
Kết quả / Mục tiêu cần 
đạt 
Người / Đơn vị 
thực hiện 
Người / 
Đơn vị phối 
hợp thực 
hiện ( nếu 
có) 
Điều kiện 
thực hiện 
( kinh phí, 
phương tiện, 
thời gian thực 
hiện) 
Cách thức thực hiện 
Dự kiến những 
khó khăn, rủi ro 
khi thực hiện; biện 
pháp khắc phục 
khó khăn, rủi ro 
Thành lập Ban 
chỉ đạo ứng 
dụng CNTT 
trong công tác 
QL 
Lập được Ban chỉ huy đạo 
gồm: HT, Phó HT phụ 
trách chuyên môn, Phó , 1 
giáo viên Tin học. 
- HT 
- Phó HT 
- Thư ký hội 
đồng 
- Kế toán 
- Đoàn 
thanh niên 
- Công Đoàn 
Thời gian thực 
hiện: 
20/8/2018 
- Ban lãnh đạo họp dự kiến 
danh sách thành viên Ban chỉ 
đạo 
- Họp liên tịch để lấy ý kiến, 
điều chỉnh đi đến thống nhất. 
- HT ra quyết định thành lập 
Ban chỉ đạo, phân công nhiệm 
vụ cụ thể và công bố Quyết 
định. 
Xây dựng kế 
hoạch 
ƯDCNTT trong 
công tác QL các 
hoạt động GD 
năm học 2018-
2019 
Xây dựng được kế hoạch 
CNTT trong hoạt động 
giáo dục, nâng cao hiệu 
quả trong việc QL 
-Ban chỉ đạo 
ƯDCNTT 
- Các tổ trưởng 
chuyên môn 
- Các cán bộ 
phụ trách chức 
năng (y tế, văn 
thư, thiết bị, thư 
viện) 
Thời gian xây 
dựng kế 
hoạch: từ 
21/8/2018 đến 
29/8/2018 
- Ban chỉ đạo họp phân công 
nhiệm vụ cụ thể cho từng 
thành viên. 
- Ban chỉ đạo họp với Chủ tịch 
Công đoàn, bí thư Đoàn TN 
và các tổ trưởng để tìm hiểu 
tình hình nhà trường và lập 
bản dự thảo 
- Sẽ có nhiều ý kiến 
trái chiểu. 
- Biện pháp khắc 
phục: chọn lọc 
thông tin cần thiết, 
vận dụng kỹ năng 
đàm phán, kỹ năng 
ra quyết định. 
 Trang 12 
kế hoạch. Sau đó lấy ý kiến về 
bản dự thảo ở lần họp sau.- 
Sau khi điều chỉnh ( nếu có). 
Trường ban chỉ đạo sẽ công 
bố kế hoạch thông qua sự 
đồng ý của HT. 
Quản lý nhân sự 
bằng phần mềm 
Pmis 
Xây dựng được cơ sở dữ 
liệu của CB-GV-CNV 
phục vụ cho công tác QL. 
Hiệu trưởng 
- Cô Nguyễn 
Thị Vy Thảo 
Theo định kỳ 
2 đợt / 1 năm 
học 
Cập nhập thường xuyên, kịp 
thời thông tin của CB-GV-
CNV. 
-Số lượng quả đông 
nên thời gian cập 
nhập lâu 
- Hệ thống Pmis 
được xây dựng trên 
CSDL,SQL nên dễ 
bị phá. 
Sử dụng Sổ liên 
lạc điện tử của 
đơn vị VNPT 
phát hành. 
Xây dựng được mối liên 
kết giữa trường và gia 
đình học sinh. Kịp thời 
thông báo tình hình nề 
nếp, kết quả học tập của 
HS một cách nhanh 
chóng, chính xác. 
- Cô Nguyễn 
Thị Vy Thảo 
phụ trách CNTT 
Từ 15/8/2018 
đến hết năm 
học 
- Quản trị viên cập nhập danh 
sách lớp, phân công chuyên 
môn lên hệ thống VNPT. 
- GV bộ môn cập nhập điểm 
Số theo đúng thời gian quy 
định lên Hệ thống. 
- Quá trình cập nhật 
dữ liệu ảnh hưởng 
bởi điện, mạng 
internet. 
 Trang 13 
- GVCN cập nhập lý lịch HS 
lên Hệ thống theo đúng thời 
gian quy định.- Hệ thống 
thông báo 
- Khắc phục: trang 
bị máy phát điện 
thường xuyên bảo 
trì Hệ thống internet 
Hệ thống online 
ke.smas.edu.vn 
Giúp GV, Phụ huynh 
quản lý hiệu quả học sinh. 
Phần mềm này xây dựng 
mối liên kết giữa nhà 
trường và gia đình dùng 
để quản lý học sinh. 
-Hiệu trưởng 
- Cô Nguyễn 
Thị Vy Thảo 
Từ 30/8/2018 
đến hết năm 
học 
- Quản trị viên cập nhập nhân 
sự, CSVC, Học sinh lên Hệ 
thống edu.vn. 
- Hệ thống thông báo 
- Quá trình cập nhật 
dữ liệu ảnh hưởng 
bởi điện, mạng 
internet. 
- Khắc phục: trang 
bị máy phát điện 
thường xuyên bảo 
trì Hệ thống internet 
Hệ thống 
Camera an ninh 
- Trang bị hệ thống 
camera an ninh với 5 
camera. 
- Hỗ trợ việc bảo vệ cơ sở 
vật chất tình hình hoạt 
động của trường khi có sự 
cố bất thường. 
- Hiệu trưởng 
Bảo vệ, 
Đoàn thanh 
niên. 
Thời gian thực 
hiện: Trong 
suốt năm học 
và quá trình 
hoạt động GD 
- Trang bị camera, đầu thu, 
màn hình giám sát.- Cử cán 
bộ, bảo vệ theo dõi kịp thời 
báo bảo lãnh đạo khi có sự cố 
bất thường.- Sao lưu thường 
xuyên dữ liệu. 
 Trang 14 
Quản lý công 
văn 
-Hệ thống công văn đến 
của tình ICT.- Việc tiếp 
nhận văn bản, xử lý, gửi 
văn bản nhanh chóng.- 
Tìm kiếm, tra cứu văn bản 
hiệu quả.- Tiết kiệm chi 
phí giấy in, mực in, công 
tắc phí 
- Hiệu trưởng 
Nhân viên 
Văn thư 
Thời gian thực 
hiện: Trong 
suốt năm học 
và quá trình 
hoạt động GD 
- Văn thư tiếp nhận văn bản 
mới kịp thời chuyển lãnh đạo 
xử lý. Lưu trữ văn bản nếu cần 
theo qui định.- Ban lãnh đạo 
ban hành văn bản có thể trực 
tiếp gửi thông qua tài khoản 
trường hoặc chuyển văn thư 
gửi.- Cuối năm tổng hợp báo 
cáo tình hình quản lý công 
văn, rút kinh nghiệm nếu có 
sai sót. 
- Do sử dụng hệ 
thống CNTT nên 
ảnh hưởng nguồn 
điện, internet làm 
việc tiếp nhận, xử lý 
đôi khi bị gián 
đoạn.- Khắc phục: 
trang bị máy phát 
điện, thường xuyên 
bảo trì hệ thống 
internet. 
Quản lý thiết bị 
- Quản lý thư 
viện 
Tiếp tục sử dụng phần 
mềm quản lý thư viện – 
thiết bị của hệ thống 
SREM 
- Cô Lữ Thị Bắc 
-Cô Nguyễn 
Thị Vy Thảo 
( hỗ trợ cài 
đặt, xử lý cố 
hệ thống) 
Thời gian thực 
hiện: Trong 
suốt quá trình 
hoạt động giáo 
dục 
- Cán bộ phụ trách cập nhật 
danh sách, tài liệu cần QL. 
- Quét mã vạch khi cho mượn 
hoặc trả để thêm vào nhật ký. 
- Thống kê, báo cáo theo mẫu 
của ngành theo đúng thời gian 
quy định. 
 Trang 15 
Website trường 
Tiếp tục sử dụng và cải 
tiến hệ thống website 
cr.khanhhoa.edu.vn. 
Ban Quản trị 
website 
- Cô Nguyễn 
Thị Vy Thảo 
Thời gian thực 
hiện: Trong 
suốt năm học 
và quá trình 
hoạt động dáo 
dục. 
- Đăng bài viết, thông báo, 
hoạt động của trường thường 
xuyên lên website.- Tiếp tục 
triển khai, nâng cấp hệ thống 
trắc nghiệm onine phục vụ 
việc kiểm tra, ôn tập của học 
sinh, giáo viên.- Nghiên cứu 
phát triển thêm nhiều module 
phục vụ công tác giáo dục. 
Kiểm tra đánh 
giá việc thực 
hiện 
- Hệ thống kiểm tra, đánh 
giá việc ƯDCNTT của 
từng bộ phận theo qua bộ 
tiêu chí đc xây dựng. 
- Khắc phục được nhiều 
điểm còn yếu kém, những 
việc chưa làm được. 
Hiệu trưởng 
Hội đồng 
kiểm tra 
Thời gian thực 
hiện: định kỳ 
theo kế hoạch 
- Thông qua tài khoản Admin 
của từng phần mềm, ứng 
dụng. 
- Tổng hợp báo cáo, thống kê 
của từng bộ phận, biên bản 
kiểm tra của Hội đồng kiểm 
tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, 
khắc phục sai sai, tạo cơ sở 
định hướng phát triển cho thơi 
gian tới. 
 Trang 16 
4. Kết luận và kiến nghị: 
4.1 Kết luận: 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo đã 
được thực hiện trong nhiều năm qua. Hiệu quả của nó đem lại không ai có thể 
phủ nhận được. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người 
quản lý phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu như: phải thực hiện tốt các chức năng 
quản lý, phải xác định được mục tiêu rõ ràng để xây dựng được kế hoạch cụ thể, 
lâu dài. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện 
một cách đồng bộ, thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có những hoạt động 
khích lệ, hỗ trợ, khen thưởng kịp thời và rút những kinh nghiệm cần thiết. 
 Trước sự phát triển kỳ diệu của Công nghệ thông tin , người quản 
lý giáo dục nhà trường cần học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức nhầm 
phục vụ cho công tác quản lý cũng như đưa nhà trường vượt qua những khó 
khăn, thử thách. Với sự đa dạng và phong phú của Công nghệ thông tin , Hiệu 
trưởng cần phải sáng suốt lựa chọn những công nghệ phù hợp, sử dụng một cách 
khoa học và sáng tạo. 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiểu luận đã xây dựng 
được kế hoạch hành động về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác 
quản lý tại trường Tiểu học Cam Lộc 2, thành phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa, 
năm học 2017 – 2018. Hi vọng với những điều đã trình bày trong tiểu luận sẽ 
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường nói riêng và 
ngành giáo dục nói chung. 
 4.2 Kiến nghị: 
 4.2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo : 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 
kịp thời, cụ thể,rõ ràng đến các Sở Giáo dục và Đào tạo . 
 Cần xây dựng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục một cách đồng 
bộ, tiên tiến, phù hợp với sự phát triển chung của khu vực. 
 4.2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tạo Khánh Hòa: 
 Trang 17 
 Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác tập huấn do đội 
ngũ cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà 
trường. 
 Nên đưa việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý 
trở thành tiêu chí đánh giá Hiệu trưởng và Nhà trường. 
 Trang 18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. BGD&ĐT ( 2008), chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 9 năm 
2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ƯDCNTT trong ngành GD giai đoạn 
2008-2012. 
2. Trường cán bộ QLGD thành phố Hồ Chí Minh ( 2013). Tài liệu học tập, bồi 
dưỡng cán bộ QL trường phổ thông module 1,2,3. 
3. Trường cán bộ QLGD thành phố Hồ Chí Minh ( 2013). Tài liệu học tập, bồi 
dưỡng cán bộ QL trường phổ thông module 4,5. 
4. BGD&ĐT ( 2017), thông tư 21/2017/TT- BGDĐT ngày 6 tháng 9 năm 2017 
quy định “ƯDCNTT trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho 
GV, nhân viên và cán bộ QLGD”. 
5. BGD&ĐT ( 2017), công văn số 4116/ BGDĐT-CNTT ngày 8 tháng 9 năm 
2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018. 
6. Thực hiện công văn số 846/SGDĐT-KT&KĐ ngày 03/5/2017 của Sở GDĐT 
Khánh Hòa về việc định hướng triển khai phần mềm quản lý trường học; 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_cong_tac_quan_l.pdf