Tiểu luận Tìm hiểu hệ thống chính trị

1. Lý do chọn đề tài

Chính trị không chỉ là một tiểu hệ thống thuộc kiến trúc thượng tầng xã

hội, có tác động ảnh hưởng tới các yếu tố quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ

tầng xã hội mà quan trọng còn là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng

phái và các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Mỗi bộ phận của chính trị

lại có những chức năng riêng và đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự

liên kết đó tạo thành một cơ chế hoạt động nhịp nhàng, giúp cho thống trị đạt

được mục tiêu của mình.

Trong đó, hệ thống chính trị là công cụ, là phương tiện và là phương thức

tổ chức thực tiễn quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Hệ thống chính trị

giúp bảo vệ và đem lại lợi ích cho giai cấp thống trị, giúp giai cấp thống trị duy

trì trật tự an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nó còn

có vai trò to lớn trong việc quản lý các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội

như: kinh tế, văn hoá, quốc phòng, ngoại giao

Hệ thống chính trị có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Một hệ

thống chính trị có kết cấu hợp lý và các thành phần trong đó có mối quan hệ

chặt chẽ sẽ giúp mỗi quốc gia phát triển đi lên. Ngược lại hệ thống chính trị

không ổn định sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia đó.

Hơn nữa, ngành Khoa học Quản lý không chỉ yêu cầu người học cần

trang bị những kiến thức vững chắc về các lĩnh vực chuyên môn mà còn đòi hỏi

có những hiểu biết chung về chính trị - xã hội, trong đó có hệ thống chính trị để

sau khi tốt nghiệp có thể áp dụng những kiến thức đó vào công việc trong tương

lai.

Xuất phát từ những lý do trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về hệ

thống chính trị” làm hướng nghiên cứu của mình.

pdf 30 trang chauphong 19/08/2022 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tìm hiểu hệ thống chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tìm hiểu hệ thống chính trị

Tiểu luận Tìm hiểu hệ thống chính trị
1 
s 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC 
KHOA VĂN – XÃ HỘI 
BỘ MÔN KHQL 
********** 
TIỂU LUẬN 
Đề tài: 
TÌM HIỂU HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 
Giáo viên hướng dẫn: GV. Bùi Trọng Tài 
 Nhóm thực hiện: Nhóm 4 
Thái Nguyên: 02/2012 
Nhóm 4 
2 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Chính trị không chỉ là một tiểu hệ thống thuộc kiến trúc thượng tầng xã 
hội, có tác động ảnh hưởng tới các yếu tố quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ 
tầng xã hội mà quan trọng còn là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng 
phái và các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Mỗi bộ phận của chính trị 
lại có những chức năng riêng và đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự 
liên kết đó tạo thành một cơ chế hoạt động nhịp nhàng, giúp cho thống trị đạt 
được mục tiêu của mình. 
 Trong đó, hệ thống chính trị là công cụ, là phương tiện và là phương thức 
tổ chức thực tiễn quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Hệ thống chính trị 
giúp bảo vệ và đem lại lợi ích cho giai cấp thống trị, giúp giai cấp thống trị duy 
trì trật tự an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nó còn 
có vai trò to lớn trong việc quản lý các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội 
như: kinh tế, văn hoá, quốc phòng, ngoại giao 
 Hệ thống chính trị có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Một hệ 
thống chính trị có kết cấu hợp lý và các thành phần trong đó có mối quan hệ 
chặt chẽ sẽ giúp mỗi quốc gia phát triển đi lên. Ngược lại hệ thống chính trị 
không ổn định sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia đó. 
 Hơn nữa, ngành Khoa học Quản lý không chỉ yêu cầu người học cần 
trang bị những kiến thức vững chắc về các lĩnh vực chuyên môn mà còn đòi hỏi 
có những hiểu biết chung về chính trị - xã hội, trong đó có hệ thống chính trị để 
sau khi tốt nghiệp có thể áp dụng những kiến thức đó vào công việc trong tương 
lai. 
 Xuất phát từ những lý do trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về hệ 
thống chính trị” làm hướng nghiên cứu của mình. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
Nhóm 4 
3 
 Đề tài tập trung nghiên cứu về hệ thống chính trị, mô hình hệ thống chính 
trị và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự đổi mới 
không ngừng của thế giới trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn nữa, việc 
nghiên cứu đề tài giúp chúng em củng cố thêm kiến thức về bài học. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1 Phương pháp duy vật biện chứng 
Chủ yếu dự vào quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa duy vật biện 
chứng. Phép duy vật biện chứng góp phần phát hiện mâu thuẫn và động lực của 
sự phát triển chính trị xã hội. Giúp giải quyết một cách khoa học mối quan hệ 
giữa các mục tiêu chính trị và phương tiện thực hiện mục tiêu đó. 
3.2 Phương pháp duy vật lịch sử 
Nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện chính trị thông qua việc nghiên cứu các quá 
trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa của hiện tượng, từ đó làm logic khách 
quan nội tại phản ánh bản chất và quy luật vận động của chính trị trong đời sống 
xã hội hiện thực. Việc sử dụng đúng đắn phương pháp lịch sử cho phép khắc 
phục chủ quan duy ý chí trong nghiên cứu hệ thống chính trị. 
3.3 Phương pháp mô hình hóa 
Phương pháp này giúp ta có thể mô hình hoá cơ chế nào đó của hệ thống chính 
trị như các phần tử của hệ thống: Nhà nước, cơ quan nhà nướcvà sự tác động 
qua lại với các hệ thống chính trị khác. 
3.4 Phương pháp so sánh 
Cho phép ta nắm bắt được đối tượng nghiên cứu qua những nét tương đồng và 
khác biệt với đối tượng so sánh. 
3.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu 
Cho phép ta tổng hợp những khía cạnh riêng lẻ, khác nhau và lặp đi lặp lại của 
hệ thống chính trị. Từ đó làm cơ sở phân tích các diễn biến đời sống chính trị và 
đưa ra được những nhận định chính xác. 
Nhóm 4 
4 
B. PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH TRỊ 
1.1. Chính trị 
1.1.1. Các quan niệm trước Mác về chính trị 
*Thời kỳ cổ đại: 
Ở Phương Tây có các triết gia, chính trị gia lỗi lạc về chính trị: 
Hê- rô- đốt: Mệnh danh là người “cha của chính trị học” . Ông khẳng định 
chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp của các chính thể này. 
Platon: Theo ông chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp của người 
anh hùng và sự thông minh. Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức 
mạnh là độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực. 
Aristotle :Trong cuốn Chính trị của mình, ông đã quả quyết rằng về bản chất, 
con người là một động vật chính trị. Chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự 
nhiên, là hình thức giao tiếp cao nhất của con người, con người là động vật 
chính trị, quyền lực chính trị có thể được phân chia thành lập pháp, hành pháp 
và tư pháp. 
Ở phương Đông, Ở Trung Quốc thời kỳ “ bách gia chư tử” xuất hiện nhiều nhà 
tư tưởng kiệt xuất, nổi bật là các quan niệm của Khổng Tử, Hàn Phi Tử, Lão Tử 
. . . 
Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến 
học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ông là quân tử. Chính trị là 
công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo, chính danh. 
Hàn Phi Tử: Quan niệm của ông là để thực hiện hoạt động chính trị cần thiết 
phải xây dựng và ban hành pháp luật. 
Lão Tử: Với quan điểm “vô vi nhi trị” không làm gì mà mọi người tự thuần 
phục, tự tìm đến với con đường chính đạo thì đó là cái gốc của nghệ thuật trị 
nước. 
Nhóm 4 
5 
*Thời kỳ đêm trường trung cổ: 
Các nhà thần học và chủ nghĩa duy tâm như Tômat Đa- Canh,..cho rằng “chính 
trị có nguồn gốc từ quyền lực tối cao của thượng đế”. 
*Thời kỳ các học thuyết và tư tưởng tư sản về chính trị: 
Chính trị được quan niệm là công việc của những “ công dân” có tài sản. Nổi 
tiếng với các học thuyết như thuyết “ tam quyền phân lập, khế ước xã hội”. 
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về Chính trị 
 Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì 
lợi ích giai cấp. 
 Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự 
tham gia vào công việc nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình 
thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước. 
 Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đồng thời, chính trị không thể 
không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. 
 Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh 
hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là 
nghệ thuật. 
1.1.3. Khái niệm chính trị 
Từ đây, chúng ta có thể rút ra kết luận khái quát về chính trị: 
 Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng 
như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng 
quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước 
và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, 
các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đương lối và những 
mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. 
 1.2 Kết cấu của chính trị 
1.2.1. Hệ tư tưởng chính trị 
Nhóm 4 
6 
 Là toàn bộ những học thuyết, tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về 
giành và giữ quyền lực nhà nước; xác định chế độ chính trị; hình thức tổ chức 
nhà nước và quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác. 
1.2.2.Thể chế chính trị 
 Là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ 
 nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị. Mặt khác là những dạng 
thức cấu trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cấu thành của một chủ thể chính 
trị hay hệ thống chính trị. 
1.2.3. Hệ thống chính trị 
 Là một chỉnh thể các thiết chế quyền lực chính trị, được xã hội thừa nhận 
bao gồm các tổ chức chính trị như Đảng phái, nhà nước và các tổ chức chính trị 
- xã hội có mối quan hệ mang tính pháp quy với nhau cùng liên kết nhằm thực 
hiện mục tiêu chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. 
1.2.4. Quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chính trị 
 Hệ thống chính trị là hạt nhân “tinh thần” là “linh hồn” của thể chế và hệ 
thống là cái đi đầu, cái tiên phong. 
 Thể chế chính trị là sự cụ thể hóa của tư tưởng chính trị. 
 Hệ thống chính trị là phần xác, là hình thức tồn tại của tư tưởng chính trị. 
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 
2.1. Các quan điểm về hệ thống chính trị 
Hệ thống chính trị là một trong những khái niệm rộng lớn, cơ bản và bao 
trùm nhất trong các lý thuyết chính trị học. Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa 
hệ thống chính trị. Phổ biến nhất hiện nay là cách tiếp cận dựa trên cấu trúc, 
hình thức tổ chức, trong đó chú trọng xem xét các thành tố cấu thành của hệ 
thống chính trị – hệ thống nhà nước, đảng phái, các tổ chức và phong trào chính 
trị - xã hội. Cách tiếp cận theo chức năng và quan hệ chính trị xem xét các quan 
hệ chính trị, hoạt động chính trị của các thành tố trong hệ thống chính trị và 
Nhóm 4 
7 
giữa hệ thống chính trị với môi trường xã hội xung quanh. Theo cách này người 
ta còn phân tích cả những quan điểm, học thuyết, tư tưởng, nhận thức chính trị... 
– tức là tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của hệ 
thống chính trị. Trong đó, có một số quan niệm tiêu biểu như: 
 Hệ thống chính trị là tổng thể những tổ chức quyền lực chính trị được xã 
hội thừa nhận (Từ điển bách khoa Việt Nam). 
Với khái niệm này nhấn mạnh đến chức năng của hệ thống chính trị - là việc 
thực thi quyền lực chính trị. Tuy nhiên, khái niệm không lột tả được hêt nội hàm 
khái niệm hệ thống chính trị , đồng thời không chỉ được mục tiêu và bản chất 
của quá trình hình thành hệ thống chính trị. 
 Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao 
gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp 
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá 
trình của đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chê độ đương thời phù 
hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền. 
Khái niệm nêu trên đã có hướng liệt kê đúng đắn các yếu tố cấu thành của hệ 
thống chính trị tuy nhiên chưa nêu được khía cạnh là thiết chế quyền lực của hệ 
thống chính trị. 
 Cách tiếp cận theo hình thái kinh tế - xã hội: Hệ thống chính trị là một bộ 
phận của kiến trúc thượng tầng. 
Mỗi cách nhìn nhận trên đều có những mặt mạnh và điểm yếu riêng. Tùy 
theo từng đối tượng nghiên cứu cụ thể mà lựa chọn cách này hay cách khác cho 
phù hợp. Một định nghĩa đầy đủ về hệ thống chính trị cần phải đáp ứng được ba 
đòi hỏi cơ bản: cơ cấu tổ chức, chức năng của các thành tố cấu thành; các quan 
hệ chính trị trong xã hội; tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị. Từ những cơ 
sở trên có thể đưa ra một cách hiểu hệ thống chính trị như sau: 
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các thiết chế quyền lực chính trị, được xã 
hội thừa nhân bao gồm các tổ chức chính trị như Đảng phái, Nhà nước và các 
tổ chức chính trị - xã hội có mối quan hệ mang tính pháp quy với nhau nhằm 
Nhóm 4 
8 
liên kết nhằm thực hiện mục tiêu chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp 
thống trị. 
2.2 Kết cấu hệ thống chính trị 
Bất cứ một chế độ chính trị nào cũng duy trì tồn tại một hệ ... Nhờ có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cầm quyền sẽ tạo ra sự tập trung, 
thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. 
 Nếu trong tổ chức Đảng có lực lượng lãnh đạo trong sạch, lành mạnh, 
tiến bộ thì tạo ra sự phát triển nhanh chóng của quốc gia. 
Nhóm 4 
22 
- Nhược điểm: 
 Tuy nhiên, mô hình trên tạo ra cơ chế độc quyền, chỉ có một đảng duy 
nhất được nắm quyền lãnh đạo đất nước. 
 Lực lượng lãnh đạo phản động thì tạo ra sự trì trệ cho xã hội. 
Hai mô hình trên có những điểm khác biệt rõ ràng trong mối quan hệ về quyền 
lực giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. 
Mỗi mô hình đều có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn mô hình nào 
để tổ chức đất nước còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của 
quốc gia đó. 
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 
 Cũng giống như các quốc gia trên thế giới, hệ thống chính trị nước ta 
cũng có kết cấu gồm ba phần. Tuy nhiên, vai trò của mỗi bộ phận cấu thành 
trong hệ thống là khác nhau, m 
Hệ thống chính trị ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền Dân chủ Xã hội Chủ 
nghĩa được vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân 
làm chủ. 
3.1 Kết cấu của hệ thống chính trị Việt Nam 
 Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền; Hệ 
thống chính trị hiện nay ra đời từ khi thiết lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa, gồm các bộ phận cấu thành quyền lực chính trị sau: 
 * Đảng Cộng sản Việt Nam 
Nhóm 4 
23 
Hình 3. Bác Hồ với Đảng Cộng Sản Việt Nam 
 Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của 
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là lực lượng hợp 
thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN, bảo đảm cho hệ 
thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân và bảo đảm mọi quyền lực 
thuộc về nhân dân. 
 Bàn về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, Hội nghị Trung 
ương 5, khoá X khẳng định: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động 
của hệ thống chính trị là cách thức, phương pháp Đảng tác động lên hoạt động 
của hệ thống đó nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong điều kiện ở nước ta một đảng 
duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam, phương thức lãnh đạo của 
Đảng tác động trực tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức trong hệ thống 
chính trị. Phương thức lãnh đạo tốt, sẽ tạo động lực cho các tổ chức trong hệ 
thống chính trị phát huy vai trò, vị trí của mình. Ngược lại, nếu phương thức 
lãnh đạo của Đảng không tốt, sẽ kìm hãm sự phát huy năng lực của các tổ chức 
trong hệ thống chính trị. 
* Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 
Nhóm 4 
24 
 Là tổ chức trung tâm và là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện ý chí, 
quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân 
quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội và thực hiện chức năng đối nội, 
đối ngoại. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực 
hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo, Nhà nước thực hiện và đảm 
bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. 
Hình 5. Sơ đồ bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
*Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội 
 Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp 
rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho 
lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, 
mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân. 
Nhóm 4 
25 
 Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chính, tham nghị và giám sát; đoàn 
kết nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ và 
đổi mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa 
Đảng, Nhà nước và nhân dân. 
 Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ 
Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 
Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. 
3.2 Bản chất 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp 
công nhân Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng giành lấy quyền 
lực và tổ chức ra hệ thống chính trị của mình. Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước 
ta có những bản chất sau: 
Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công 
nhân, nghĩa là các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập 
trường quan điểm của giai cấp công nhân. Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm 
vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm 
chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 
Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước 
hết ở chỗ: Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do 
nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai 
cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân dân với thiểu số bóc 
lột. 
Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước 
ta. Bản chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về 
sự thống nhất giữa những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và toàn thể dân tộc. 
3.3. Đặc điểm của hệ thống chính trị của nước ta. 
Nhóm 4 
26 
Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa 
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho 
hành động. 
Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng 
sản Việt Nam. Do những phẩm chất của dân tộc; do truyền thống lịch sử mang 
lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn Cách 
mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng ta trở thành Đảng 
chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực 
hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò 
lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống 
chính trị nước ta. 
Ba là, hệ thống chính trị của nước ta được tổ chức và hoạt động theo 
nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung 
dân chủ là nhân tố cơ bản để đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống 
nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ 
thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. 
Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp 
công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi. 
Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ 
thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ 
xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng 
dân chủ, văn minh. 
3.4 Những giải pháp định hướng đổi mới hệ thống chính trị 
 Thứ nhất, tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng, giữ vững và tăng cường bản 
chất gia cấp công nhân của Đảng, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo toàn 
diện, tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị 
 Thứ hai, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của 
dân, do dân, vì dân. Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, 
Nhóm 4 
27 
phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là công cụ 
chủ yếu nhất thực hiện quyền lực của nhân dân, do vậy Nhà nước phải có đủ 
quyền lực và thực thi cho được quyền lực mà nhân dân ủy quyền 
 Thứ ba, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các 
tổ chức đoàn thể xã hội, thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp quần chúng nhân 
dân xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng Mặt trận và các 
đoàn thể vững mạnh, phản ánh đại diện lợi ích cơ bản và có năng lực chăm lo, 
bảo vệ lợi ích cơ bản của nhân dân, góp sức xây dưng Nhà nước trong sạch 
vững mạnh, tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng. Mỏ rộng đang dạng hóa các 
hình thức tập hợp và tổ chức hoạt động của nhân dân. Khắc phục tình trạng 
hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu trong hoạt động Mặt trận và 
các đoàn thể. 
 Thứ tư, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, từng bước nâng 
cao chất lượng, trước hết là chất lượng chính trị của tổ chức cũng như toàn bộ 
hệ thống chính tri. Đồng thời với kiện toàn tổ chức, bộ máy, tiếp tục thực hiện 
chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 
 Thứ năm, nghiên cứu xác định rõ chức năng nhiệm vụ và mỗi quan hệ 
dọc của các cấp trong hệ thông chính trị. Trước hết đổi mới và nâng cao chất 
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Trước hết cần xác định rõ chức năng, nhiệm 
vụ, phương thức hoat động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, xây 
dựng mối quan hệ đoàn kết, thực hành dân chủ trong nội bộ các tổ chức hệ 
thống chính trị cở sở theo nguyên tác tập trung dân chủ và phát huy quyền làm 
chủ của dân tại cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và vận động nhân 
dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có chính 
sách hợp lý, thỏa đáng đối với cán bộ, đổi mới phương thức chỉ đạo của các cấp 
trên đối với cấp dưới, hướng mạnh về cơ sở, khắc phục quan liêu khoán trắng 
cho cơ sở. 
Nhóm 4 
28 
C. PHẦN KẾT LUẬN 
 Hệ thống chính trị là một trong ba bộ phận quan trọng cấu thành nên chính trị, 
nó đóng vai trò duy trì chế độ thống trị của một giai cấp vì lợi ích giai cấp. Nhờ 
có hệ thống chính trị mà quyền lực được tổ chức và thực thi trong xã hội nhằm 
duy trì sự ổn định của đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực trong vòng kiểm 
tỏa do giai cấp thống trị đặt ra. Tuy nhiên, để phát huy vai trò ấy của hệ thống 
chính trị mỗi quốc gia lại tổ chức những bộ phận cấu thành, đó là: Đảng chính 
trị, Nhà nước và các tổ chức liên minh, liên kết đại diện cho các lực lượng khác 
nhau trong xã hội theo những hình thức và chức năng khác nhau tùy thuộc vào 
đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. 
Có nhiều cách phân loại hệ thống chính trị theo mỗi tiêu chí riêng nhưng tựu 
chung lại vấn đề quan trọng nhất vẫn là việc giành và giữ quyền lãnh đạo xã 
hội. Đặc biệt là trong tình hình luôn luôn biến động của thế giới hiện nay, hệ 
thống chính trị nên thường xuyên vận động, đổi mới tìm cách thích ứng với sự 
biến đổi của lực lượng sản xuất, gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ 
hiện đại. Và nước ta cũng không nằm ngoài vòng quay đó của nền chính trị thế 
giới. 
Nhóm 4 
29 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Giảng viên Lê Văn Cảnh và Bùi Trọng Tài. Tập bài giảng Chính trị học đại 
cương. 
 Quốc hội Mỹ 
 PGS.TS Thái Vĩnh Thắng – PGS. TS Nguyễn Đăng Dung – Nguyễn Chu 
Dương. Thể chế chính trị các nước Châu Âu. NXB chính trị quốc gia Hà Nội. 
2008 
 TS. Lê Văn Phụng. Tập bài giảng chính trị học. Khoa chính trị học – Phân viện 
Hà Nội, 2004 
 Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo trình triết học Mác – Lênin. NXB Chính trị quốc 
gia. Hà Nội, 2004. 
Nhóm 4 
30 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_tim_hieu_he_thong_chinh_tri.pdf