Tiểu luận Sản xuất theo hợp đồng (Outsourcing)
Việc nhận thức được cơ hội, lợi ích thiết thực khi thâm nhập vào thị trường thế
giới đã khiến các công ty sản xuất kinh doanh không ngừng tìm ra cho mình chiến lược
phù hợp. Dù là công ty đa quốc gia hay những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, trung bình
thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng. Các công ty có
quy mô nhỏ, trung bình, bị hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật cũng như về khả năng
tài chính, do đó, chiến lược thâm nhập thị trường từ sản xuất trong nước là phù hợp hơn
hết. Trong khi đó, các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia lại có tiềm lực về vốn, con
người, kỹ thuật nên có thể thực hiện linh động các chiến lược thâm nhập khác nhau
đối với từng thị trường khác nhau. Trong đó có ba phương thức thâm nhập cơ bản: thâm
nhập từ sản xuất trong nước, thâm nhập từ sản xuất ngoài nước và thâm nhập tại khu
kinh tế tự do.
Một trong những chiến lược được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và đang được
áp dụng phổ biến hiện nay đó là hình thức thâm nhập Outsourcing - một trong những
hình thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất nước ngoài. Từ khi ra đời cho đến
nay, Outsourcing luôn được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm chú ý. Mặc dù ngành nó
mới chỉ xuất hiện và thực sự phát triển mạnh trong khoảng 20 năm gần đây, song đã giữ
vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ thế giới.
Sự phát triển của outsourcing đã và vẫn đang là tâm điểm của rất nhiều bài phân tích,
bình luận trên các phương tiện truyền thông công cộng như truyền hình,báo,đài và
Internet.
Vậy câu hỏi đưa ra là: Outsourcing là gì? Vai trò của nó với nền kinh tế thế giới ra
sao? Tại sao ngay sau khi ra đời nó đã trở thành một xu thế và được nhiều các công ty
trên khắp thế giới ưa chuộng? Bài viết dưới đây mong muốn đưa đến một cái nhìn tổng
quan về sự hình thành phát triển, vai trò cũng như một số hạn chế của outsourcing, một
khái niệm hẳn còn khá mới mẻ đối với không ít người đồng thời phân tích một số tình
hình hoạt động của nó tại Việt Nam thông qua một mô hình thực tế
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Sản xuất theo hợp đồng (Outsourcing)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỐ CHÍ MINH NGÀNH NGOẠI THƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT THEO HỢP ĐỒNG(OUTSOURCING) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Đinh Tiến Minh Sinh viên lớp VB2-K15.NT02(nhóm 2) Tp Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2013 1. Đặng Anh Tuấn 9. Lê Hiếu Liêm 2. Trần Lã Mai 10. Trần Thị Thanh Tâm 3. Võ Thị Thúy 11. Nguyễn Cơ Thạch 4. Bùi Quang Tám 12. Nguyễn Quốc Việt 5. Nguyễn Hồ Tố Ngân 13. Nguyễn Văn Tuấn 6. Nguyễn Tuấn Mạnh 14. Lê Thị Thu Phượng 7. Nguyễn Hữu Nam 15. Lê Thanh Tín 8. Nguyễn Minh Quang Marketing quốc tế Outsourcing Trang 1 Mục lục 1. Outsourcing là gì? ........................................................................................3 1.1. Khái niệm .............................................................................................3 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Outsourcing ..................................3 1.3. Phân loại Outsourcing ...........................................................................5 1.3.1. Theo ranh giới địa lý: .......................................................................5 1.3.2. Theo nội dung Outsourcing: .............................................................6 1.3.3. Theo hình thức hợp tác .....................................................................6 1.4. Các bước lựa chọn công ty cung cấp Outsourcing .................................6 1.5. Các hình thức sử dụng Outsourcing ......................................................8 1.5.1. Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu ...............................................8 1.5.2. Xét về giá gia công: ..........................................................................9 1.5.3. Xét về số bên tham gia: ....................................................................9 1.6. Vai trò và hạn chế của Outsourcing.......................................................9 1.1.1 Vai trò ...............................................................................................9 1.6.1.1 Đối với bên thuê Outsourcing .....................................................9 1.6.1.2 Đối với bên nhận Outsourcing .................................................. 10 1.6.2. Hạn chế .......................................................................................... 10 1.6.2.1 Đối với bên thuê Outsourcing ................................................... 10 1.6.2.2 Đối với bên nhận làm Outsourcing ............................................ 11 1.6.3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục................................................ 11 2. Tổng quan về tình hình Outsourcing ở Việt Nam ....................................... 12 3. Mô hình Outsourcing thực tế tại Việt Nam ................................................. 13 3.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Nike ............................ 13 3.2. Nike chọn Outsourcing tại Việt Nam .................................................. 15 3.3. Mô hình Outsourcing của Nike ........................................................... 17 Marketing quốc tế Outsourcing Trang 2 Lời mở đầu Việc nhận thức được cơ hội, lợi ích thiết thực khi thâm nhập vào thị trường thế giới đã khiến các công ty sản xuất kinh doanh không ngừng tìm ra cho mình chiến lược phù hợp. Dù là công ty đa quốc gia hay những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, trung bình thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng. Các công ty có quy mô nhỏ, trung bình, bị hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật cũng như về khả năng tài chính, do đó, chiến lược thâm nhập thị trường từ sản xuất trong nước là phù hợp hơn hết. Trong khi đó, các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia lại có tiềm lực về vốn, con người, kỹ thuật nên có thể thực hiện linh động các chiến lược thâm nhập khác nhau đối với từng thị trường khác nhau. Trong đó có ba phương thức thâm nhập cơ bản: thâm nhập từ sản xuất trong nước, thâm nhập từ sản xuất ngoài nước và thâm nhập tại khu kinh tế tự do. Một trong những chiến lược được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và đang được áp dụng phổ biến hiện nay đó là hình thức thâm nhập Outsourcing - một trong những hình thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất nước ngoài. Từ khi ra đời cho đến nay, Outsourcing luôn được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm chú ý. Mặc dù ngành nó mới chỉ xuất hiện và thực sự phát triển mạnh trong khoảng 20 năm gần đây, song đã giữ vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ thế giới. Sự phát triển của outsourcing đã và vẫn đang là tâm điểm của rất nhiều bài phân tích, bình luận trên các phương tiện truyền thông công cộng như truyền hình,báo,đài và Internet. Vậy câu hỏi đưa ra là: Outsourcing là gì? Vai trò của nó với nền kinh tế thế giới ra sao? Tại sao ngay sau khi ra đời nó đã trở thành một xu thế và được nhiều các công ty trên khắp thế giới ưa chuộng? Bài viết dưới đây mong muốn đưa đến một cái nhìn tổng quan về sự hình thành phát triển, vai trò cũng như một số hạn chế của outsourcing, một khái niệm hẳn còn khá mới mẻ đối với không ít người đồng thời phân tích một số tình hình hoạt động của nó tại Việt Nam thông qua một mô hình thực tế. Marketing quốc tế Outsourcing Trang 3 1. Outsourcing là gì? 1.1. Khái niệm Theo Wikipedia thì Outsourcing là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế dùng để chỉ việc một thể nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện một chức năng sản xuất-kinh doanh nào đó, bao gồm cả tài sản vật chất và nhân lực cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên môn hóa trong lĩnh vực đó. Trong một bài viết trên tạp chí CIO Asia và MIS Financial Review,Stephanie Overby, một chuyên gia nghiên cứu về outsourcing, đã định nghĩa về Outsourcing như sau:“Tùy theo từng cách tiếp cận với vấn đề thì có một cách định nghĩa khác nhau về outsourcing, tuy nhiên xét một cách căn bản, outsourcing chính là việc chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba.” Nói một cách khác, outsourcing về bản chất là một giao dịch, thông qua đó một công ty mua các dịch vụ từ một công ty khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữuvà chịu trách nhiệm cơ bản đối với các hoạt động đó. Từ định nghĩa trên ta thấy được hai đặc điểm cần lưu ý của Outsourcing: Thứ nhất, Outsourcing là chuyển một phần các dịch vụ với mục đích chính là cắt giảm chi phí hoạt động, hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thứ hai, bên thứ ba được nhắc đến không chỉ là các doanh nghiệp trong nước (Inshore/Local Outsourcing) mà cả doanh nghiệp nước ngoài được thuê outsource (Offshore Outsourcing). Khi nhìn từ góc độ phương thức thâm nhập thị trường thế giới thì Outsourcing, trong tiếng Việt nghĩa là sản xuất theo hợp đồng, là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài. Bài viết cũng sẽ đi sâu vào phân tích và làm rõ Outsourcing theo góc độ này. Nhắc đến từ Outsourcing, rất nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán, luật, nhân sự, công nghệ thông tin, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), logistic/vận tải 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Outsourcing Trước đây, những người lái buôn thuê tàu, thuê thuỷ thủ đoàn, thuê cảng và thuê người bốc dỡ, khuân vác chỉ để giải quyết một nhiệm vụ: tiêu thụ hàng hóa. Đó chính là ví dụ cổ điển nhất của mô hình outsourcing. Marketing quốc tế Outsourcing Trang 4 Thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing) Giai đoạn phát triển rầm rộ nhất của việc sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài có lẽ bắt đầu từ lĩnh vực công nghệ thông tin vào những năm 1990. Quan niệm đánh đồng outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập trình có lẽ xuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển. Nguyên nhân của sự lớn mạnh này nằm ở chỗ, cuối thế kỷ XX các tập đoàn lớn trong ngành công nghệ thông tin phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết của việc đầu tư vào lĩnh vực lập trình tốn kém nhưng lại rất mau lạc hậu này, cũng như phải bỏ tiền ra để thu hút các chuyên gia cao cấp. Rất nhanh chóng, vấn đề này đã vượt ra khỏi “vùng đất” khởi nguồn của nó và lan ra khắp các khu vực sản xuất kinh doanh khác. Các công ty phần mềm lớn ở Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và ngày càng ăn nên làm ra do áp dụng thành công mô hình kinh doanh Outsourcing. Quá trình này được gọi là thuê ngoài ngoại biên (Offshore Outsoursing), hay khái niệm Outsoure mà người ta thường nói đến. Từ cuối những năm 1990, các công ty đã đánh giá cao ưu thế của mô hình sử dụng nguồn lực bên ngoài. Theo kết quả nghiên cứu của hãng Yankelovich Partners, tiến hành ở 14 quốc gia với sự góp ý của 304 đại diện lãnh đạo ở các tập đoàn và công ty lớn, có 63% số người được hỏi khẳng định việc họ đã chuyển hoạt động quản lý và điều hành cho những nhà cung cấp dịch vụ, và có đến 84% tỏ ra rất hài lòng với công việc của các công ty này. Ví dụ điển hình là sự ra đời của khu công nghệ cao Bangalore thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ, được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ” địa điểm lý tưởng được các công ty phần mềm Tây Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun, Microsystems, Dell, Cisco, Oracle Thậm chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi của Mỹ cũng đã chọn Bangalore làm đại bản doanh cho các họat động outsourcing nhằm thu thập thông tin tài chính của các công ty lớn trên thế giới. Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đã giúp Reuters giảm được nhiều chi phí. Với mức lương chỉ bằng một phần năm so với mức trả cho các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền lương mà không phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính. Tuy nhiên, hiện nay do giá nhân công trong lĩnh vực phần mềm tại Bangalore đang ngày càng tăng nhanh trong khi hạ tầng cơ sở tại khu vực này vẫn trong tình trạng yếu kém nên Bangalore không còn được ưa chuộng như trước nữa. Trung Quốc, Nga, Marketing quốc tế Outsourcing Trang 5 Brazin, Việt Nam ... đang trở thành những địa điểm hấp dẫn hơn nhờ giá nhân công rẻ hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn. Theo Global Services và hãng tư vấn đầu tư Tholons, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Việt Nam đã được bình chọn là những điểm outsourcing mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Về mức hấp dẫn trong lĩnh vực outsourcing, TP Hồ Chí Minh chỉ đứng sau 4 thành phố của Ấn Độ và Cebu của Philippines. Ngoài các quốc gia châu Á, một số quốc gia Đông Âu khác cũng đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất/dịch vụ Mỹ: Nga, CH Séc, hay các quốc gia Mỹ La tinh. Outsourcing trong phạm ... goài trong lĩnh vực sản xuất, Nike có một điểm rất khác biệt là nó không đầu tư nhà máy sản xuất trực tiếp, mà 100% qui trình sản xuất được đặt tại các nhà máy gia công bên ngoài mà hầu hết nằm ở các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Hàn Quốc. Để tránh áp lực từ khách hàng và các trường hợp pháp luật chống lại công ty, Nike thành lập bốn nhóm tại ba nước có khối lượng gia công cho Nike lớn nhất là Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam với công việc chính là quản lý chất lượng của sản phẩm và chất lượng của điều kiện làm việc, tham quan các nhà máy mỗi tuần. Hiện nay, Nike thuộc trong danh sách nhóm công ty đứng đầu của Mỹ về số vốn đầu tư ở Việt Nam. Nike bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995. Khởi Marketing quốc tế Outsourcing Trang 15 điểm gồm có 5 nhà máy sản xuất giày thể thao. Trong vòng 10 năm qua, Nike đã mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, đưa tổng số nhà máy sản xuất lên tới 9 nhà máy giày và 30 nhà máy trang phục thể thao. Khu sản xuất trọng điểm nằm ở tỉnh Đồng Nai. Theo xu hướng hợp tác hỗ trợ cùng phát triển, Việt Nam đã trở thành một đối tác tin cậy, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Nike. Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike và Converse của Tập đoàn Nike được xuất khẩu từ Việt Nam đi khắp thế giới. “Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, trong đó chỉ tính riêng giá trị giày dép của Nike sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là hơn 2 tỷ USD”, các sản phẩm này được sản xuất tại các nhà máy trên toàn lãnh thổ Việt Nam và đã tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho người lao động Việt. Theo hãng tin UPI, hãng giày thể thao lớn nhất của Mỹ và thế giới, Nike ngày càng dựa vào các nhà máy gia công của Việt Nam. Hiện nay, số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 41% sản lượng của hãng, trong khi số giày xuất xứ từ Trung Quốc chỉ là 32% và 25% có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là một phần của sự dịch chuyển mà hãng thực hiện trong năm tài khóa 2012, giảm bớt lượng giày sản xuất từ Trung Quốc để chuyển sang các nhà máy Việt Nam và Indonesia. 2% lượng giày còn lại của Nike sản xuất ở các nước khác như Argentina, Brazil, Ấn Độ và Mexico. 3.2. Nike chọn Outsourcing tại Việt Nam Nguồn lao động dồi dào và chí phí lao động thấp: theo điều tra dân số mới đây thì hiện nay dân số nước ta là trên 90 triệu người với tỉ lệ tăng là 2%/năm, trong đó có khoảng 40 triệu người đang ở độ tuổi lao động. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách về phát triển kinh tế để giải quyết công ăn việc làm nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao (khoảng 10-15% số người trong độ tuổi lao động). Giá nhân công ở nước ta xếp vào một trong những nước trẻ nhất thế giới, với chi phí lao động khoảng 0,6 USD/1 giờ lao động trong khi ở Nhật Bản là 13 USD/1 giờ lao động và hay Trung Quốc nước được coi là xưởng sản xuất Outsourcing của thế giới (xưởng sản xuất cung cấp chính cho Nike) khoảng 1 USD/1 giờ lao động. Chi phí lao động ở các nước này lại đang có xu gia tăng. Chi phí nhân công giá rẻ và nguồn lực lao động dồi dào chính là lý do quan trọng nhất khiến Nike thâm nhập Outcourcing ở thị trường Việt Nam. Ngoài ra, người Việt Nam luôn được ca ngợi về đức tính cần cù, sáng tạo và khả năng thích ứng, tiếp cận nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ cao. Môi trường chính trị và xã hội: một trong những yếu tố mà Nike không thể không đề cập đến, là yếu tố liên quan gián tiếp đến sản xuất. Sự ổn định về mặt chính trị sẽ Marketing quốc tế Outsourcing Trang 16 giúp cho mối quan hệ hai bên được thực hiện. Việc tìm hiểu và tuân thủ những quy định về pháp lý trở thành tiêu chí buộc các doanh nghiệp phải thực hiện khi thâm nhập Outsourcing vào thị trường quốc tế. Chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam là một nước có sự ổn định chính trị hàng đầu thế giới. Thêm vào đó, với những cam kết và nỗ lực của Chính phủ trong việc chống tham nhũng càng củng có thêm niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế. Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư , khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, đặc biêt là thành viên của khối ASEAN ,WTO..hệ thống pháp lý , hàng rào hạn ngạch thuế quan của Việt Nam đã và đang tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp thâm nhập đầu tư. Vị trí địa lý: Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cao và năng động. Vị trí của Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi,... Ven biển Việt Nam có nhiều cảng sâu, khí hậu tốt, ít bão và sương mù, tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn quanh năm. Việt Nam còn nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc qua Campuchia, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ,... Về vận tải hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí trung tâm của các thủ đô và thành phố trong vùng nên việc đi lại và vận chuyển rất thuận lợi. Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải đầy đủ đảm bảo tốt cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên: so với các nước trên thế giới và khu vực thì nước ta thuộc loại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu. Xây dựng cơ bản: với xu hướng mở cửa hội nhập, Việt Nam không ngừng hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng( nhà máy, đường đi, điện nước...), đặc biệt ưu tiên cho các ngành công nghiệp xuất khẩu giày da ,may mặc...nhằm tận dụng lợi thế về nguồn lao động . Ngoài ra nước ta còn là một thị trường lớn, yêu cầu của dân cư trong thị trường này chưa tới mức khắt khe nên khả năng thâm nhập thị trường tương đối dễ. Điều này khiến các thương nhân nước ngoài tăng cường buôn bán với Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường hoặc thông qua việc đặt gia công để dần dần chiếm lĩnh thị trường. Marketing quốc tế Outsourcing Trang 17 3.3. Mô hình Outsourcing của Nike Nike có hai lựa chọn để sản xuất các sản phẩm của họ. Họ có thể sở hữu và vận hành các nhà máy, hoặc tìm cách gia công. Các cơ sở có đủ hiệu quả để gia công có thể được đặt ở trong nước hoặc quốc tế. Gia công ở các công ty trong nước có lợi thế dễ dàng theo dõi, lực lượng lao động có tay nghề cao, nội quy lao động được hiểu rõ, nhưng mặt khác nó là tương đối tốn kém nếu so với thuê ngoài ở các nước đang phát triển. Gia công ở nước ngoài (trong các nền kinh tế thế giới thứ ba) hiệu quả to lớn đạt được là do chi phí lương thấp, nhưng công ty này lại phải đối mặt với khó khăn trong giám sát chất lượng của các sản phẩm của họ và không kiểm soát được các điều kiện làm việc trong các nhà máy. Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike (Họ sẽ theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm). Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ví dụ: Khi thiết kế được một mẫu giày, Nike sẽ giao mẫu giày này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất mẫu. Nếu sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike sử dụng Outsourcing theo hình thức mua đứt bán đoạn, tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất. Tuy nhiên, danh sách các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu cũng phải nằm dưới tầm kiểm soát của Nike. Điều này giúp cho Nike có thể nắm được giá cũng như chất lượng của nguyên vật liệu. Khi hợp đồng hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công. Sản phẩm sẽ được chuyển đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm. Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm Nhà máy cung cấp NVL Sản xuất mẫu Sản xuất đại trà Phân phối và chiêu thị Khách hàng Nike Outsoutcing Marketing quốc tế Outsourcing Trang 18 Kết luận Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sự thu hút nguồn vốn đầu tư , trình độ khoa học và giải quyết vấn đề việc làm đang trở thành một vấn đề đang dành được rất nhiều sự quan tâm. Việt Nam đã nhận thấy rằng việc thu hút đầu tư Outsourcing là điều cần thiết phù hợp với những lợi thế của đất nước. Đặc biệt, xu hướng áp dụng Outsourcing đang được các nước phát triển chuyển hướng từ Ấn độ sang thị trường các quốc gia châu Á khác. Là một thị trường đầy tiềm năng Việt Nam đang có được những cơ hội rất lớn, tuy nhiên chúng ta đang dần đánh mất đi những cơ hội đó do một số nguyên nhân sau đây: Là nước đang phát triển nguồn lực kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người khoảng 1300USD/năm, nền kinh tế đang dần đổi mới chuyển dần từ xu hướng nông nghiệp sang công nghiệp nên trình độ khoa học còn yếu kém, cơ sơ hạ tầng sản xuất với quy mô nhỏ, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu. Mặc khác, tuy số lượng lao động cao nhưng tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật lại rất thấp, cho tới nay chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Hiện nay chúng ta mới chỉ phát triển mạnh ở các hình thức gia công các ngành không đòi hỏi trình độ nhân công cao như gia công giày dép, quần áo. Giá thành lao động của nhân công trong các ngành này là rất thấp. Trình độ chuyên môn quản lý chưa cao, chưa có tác phong công nghiệp, không có tính chuyên nghiệp trong công việc. Những vấn đề khó khăn về ngôn ngữ khi làm việc với những chuyên gia kỹ thuật nước ngoài ,có thể gây ra những hiểu lầm về đặc tính sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tạo cảm giác bất an và thiếu sự tin tưởng giữa hai bên. Để giải quyết được các vấn đề nêu trên nước ta cần chú trọng: Đầu tư ngân sách hỗ trợ giáo dục đào tạo con người, đề cao trình độ con người vì con người là một yếu tố quan trọng trong tương lai quyết định sự thành bại của đất nước. Đồng thời thực hiện những chính sách kinh tế hợp lý tạo điều kiện thu hút nguồn lực hỗ trợ ODA, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tăng cường hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng quy mô sản xuất. Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là khi tiến hành hợp tác, thu hút hợp đồng gia công phải tính đến những yêu tố bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường và lợi ích người lao động. Tránh tình trạng Việt Nam trở thành “bãi rác” của các Marketing quốc tế Outsourcing Trang 19 nước phát triển, nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và tình trạng bóc lột sức lao động từ các nhà máy gia công. Marketing quốc tế Outsourcing Trang 20 Tài liệu tham khảo 1. “Step to select the right Outsourcing vendor”. www.osf-global.com 2. Marketing Quốc Tế, Trường Đại Học Marketing TP.HCM,2006 3. www.wikipedia.org 4. www.chinhphu.vn 5. vnexpress.net 6.
File đính kèm:
- tieu_luan_san_xuat_theo_hop_dong_outsourcing.pdf