Tiểu luận Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường Mầm non 2/4, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

1.1. Lý do pháp lý

Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, ở nước ta hiện nay nhu cầu học của

người dân ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng. Tại Nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập

quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao

dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng

đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Đảng và Nhà nước ta còn

khằng định: “Phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Tập trung nâng

cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục - đào tạo đạo đức, lối sống, năng

lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”. Trước bối cảnh như vậy, đã đặt

ra những yêu cầu mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường và

các nhà quản lý giáo dục. Phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội,

toàn cầu hóa, khoa học - công nghệ của trường mầm non như thế nào đang là câu hỏi

có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường mầm non. Và với xu

thế trên nên việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ vô cùng

quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục nước nhà. Có rất nhiều văn bản chỉ đạo

của Trung ương, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và

đào tạo hướng dẫn công tác đổi mới như:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá

chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa

các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011 - 2020 của đất nước.

- Nghị quyết Trung ương 2 - khóa VII nhận định: “Đổi mới mạnh mẽ phương

pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư

duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến tiến và các

phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.4

- Luật Giáo dục năm 2010 - Điều 24.2 có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phù hợp với đặc

điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc

nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,

đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2014 của Ban chấp hành trung ương Đảng về

việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Trong đó có nhiệm vụ: “Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương

pháp giáo duc theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam”.

- Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 phê duyệt chiến lược

phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020: “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và

đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và

năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy và học”.

- Một số văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo

dục.

+ Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

+ Chỉ thị 3398/2011/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 về nhiệm vụ trọng tâm của

ngành giáo dục đào tạo của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo: Tăng cường

ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý

giáo dục. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương

pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt chú trọng

nội dung bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

pdf 27 trang chauphong 14223
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường Mầm non 2/4, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường Mầm non 2/4, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Tiểu luận Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường Mầm non 2/4, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
1 
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường mầm non 2/4, 
thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. 
LỜI CẢM ƠN 
Kính thưa: Lãnh đạo trường Mầm non 2/4 cùng quý thầy cô giáo trường Cán bộ 
quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. 
Trong thời gian theo học lớp Cán bộ quản lý giáo dục Mầm non+ Phổ thông tại 
Thành Phố Cam Ranh được các thầy cô giảng viên đã tận tình truyền đạt kiến thức và 
cả kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục cho em, bản thân em đã tiếp thu được rất 
nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm hay, những bài học quý giá sẽ theo em 
suốt chặng đường làm công tác giáo dục. 
Em xin chân thành cảm ơn tới Qúy lãnh đạo trường Cán Bộ Quản lý Giáo Dục 
Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Cam Ranh và 
Trường Mầm non 2/4 đã tạo điều kiện cho em được học tập, bồi dưỡng kỹ năng quản 
lý trường Mầm non. 
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành Phố 
Hồ Chí Minh nói chung và Cô Trần Kiều Dung nói riêng đã nhiệt tình tham gia công 
tác giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho em cũng 
như các học viên khác trong suốt quá trình học tập và tham gia viết tiểu luận. Bản thân 
em đã rất cố gắng rất nhiều, song tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì 
vậy rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Cuối cùng e xin kính 
chúc sức khỏe đến tất cả quí thầy cô và chúc quí thầy cô đạt được nhiều thành công 
trong công tác cũng như trong cuộc sống. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
2 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Lời cảm ơn 1 
Mục lục 2 
1. Lý do chọn đề tài tiểu luận 3 
1.1 Lý do pháp lý 3 
1.2 Lý do lý luận 4 
1.3 Lý do thực tiễn 6 
2. Phân tích tình hình thực tế về quản lý đổi mới phương pháp dạy học 
tại trường mầm non 2/4, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. 
7 
2.1. Giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội, tình hình thực tế đơn vị 
Trường mầm non 2/4, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. 
7 
2.2. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường mầm non 
2/4, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. 
9 
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để quản lý đổi mới 
phương pháp dạy học tại trường Mầm non 2/4, thành phố Cam Ranh, tỉnh 
Khánh Hòa. 
12 
2.4. Kinh nghiệm thực tế từ công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học 
tại trường Mầm non 2/4, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 
14 
3. Kế hoạch hành động nhằm thực hiện công tác quản lý đổi mới 
phương pháp dạy học tại trường mầm non 2/4, thành phố Cam Ranh, 
tỉnh Khánh Hòa năm học 2018 - 2019. 
15 
4. Kết luận - Kiến nghị. 
24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 
3 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN 
 1.1. Lý do pháp lý 
 Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, ở nước ta hiện nay nhu cầu học của 
người dân ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng. Tại Nghị quyết Đại hội 
Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục 
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập 
quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán 
bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao 
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng 
đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Đảng và Nhà nước ta còn 
khằng định: “Phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Tập trung nâng 
cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục - đào tạo đạo đức, lối sống, năng 
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”. Trước bối cảnh như vậy, đã đặt 
ra những yêu cầu mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường và 
các nhà quản lý giáo dục. Phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, 
toàn cầu hóa, khoa học - công nghệ của trường mầm non như thế nào đang là câu hỏi 
có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường mầm non. Và với xu 
thế trên nên việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ vô cùng 
quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục nước nhà. Có rất nhiều văn bản chỉ đạo 
của Trung ương, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và 
đào tạo hướng dẫn công tác đổi mới như: 
 - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá 
chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa 
các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi 
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 
2011 - 2020 của đất nước. 
 - Nghị quyết Trung ương 2 - khóa VII nhận định: “Đổi mới mạnh mẽ phương 
pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư 
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến tiến và các 
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. 
4 
 - Luật Giáo dục năm 2010 - Điều 24.2 có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông 
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phù hợp với đặc 
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc 
nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, 
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
 - Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2014 của Ban chấp hành trung ương Đảng về 
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 
Trong đó có nhiệm vụ: “Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương 
pháp giáo duc theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam”. 
 - Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 phê duyệt chiến lược 
phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020: “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và 
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và 
năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông trong dạy và học”. 
 - Một số văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo 
dục. 
 + Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 
 + Chỉ thị 3398/2011/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 về nhiệm vụ trọng tâm của 
ngành giáo dục đào tạo của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo: Tăng cường 
ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý 
giáo dục. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương 
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt chú trọng 
nội dung bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. 
 1.2. Lý do về lý luận 
 Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, 
nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế 
giới quan và năng lực. Hay nói cách khác, phương pháp dạy học chính là cách thức 
diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học. Trong các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy 
học thì phương pháp dạy học là thành tố quan trọng, thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo 
của người giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, đổi mới 
phương pháp dạy học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu trong tiến trình 
đổi mới nội dung và chương trình giáo dục. 
 Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là sử dụng các phương pháp dạy học 
theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy 
học. Hay nói một cách cụ thể hơn thì đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình 
giáo dục là sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợ lí nhằm phát huy được tính 
5 
tích cực, chủ động, sáng tạo; phù hợp với đặc điểm phát triển và điều kiện thực tiễn 
của người học, giúp học sinh có khả năng tự học để có thể học suốt đời. 
 Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các phương 
pháp dạy học truyền thống và tuyệt đối hóa phương pháp dạy học hiện đại, mà bản 
chất của đổi mới phương pháp dạy học chính là “Lấy người học làm trung tâm”. Trong 
giáo dục mầm non cũng vậy, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ 
nhận phương pháp dạy học cũ mà chính là quá trình vận dụng, phối hợp các phương 
pháp dạy học một cách phù hợp, phát huy những ưu điểm và khả năng có sẵn của các 
phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá 
trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách hợp lí, nhằm phát huy cao độ tính tích 
cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ 
 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non có hai yêu cầu cơ bản: 
 - Đối với trẻ nhà trẻ, phương pháp dạy học phải chú trọng giao tiếp thường 
xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm 
cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể 
chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm 
xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các 
chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, 
giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ. 
 - Đối với trẻ mẫu giáo, phương pháp dạy học phải tạo điều kiện cho trẻ được trải 
nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp 
ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Chú 
trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích 
cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết 
hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm 
riêng của từng trẻ để có phương pháp phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động 
cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng 
của từng trẻ, với nhu cầu hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. 
 Các nhóm phương pháp dạy học chủ yếu ở trường mầm non như: 
 - Nhóm phương pháp dạy học trực quan 
 - Nhóm phương pháp dùng lời 
 - Nhóm phương pháp thực hành 
 Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng 
riêng. Vì vậy thông thường, ta thường sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp 
dạy học để phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. 
 Việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người cán bộ quản lý 
là một nội dung quản lý cơ bản trong trường mầm non và nó có tính chất quyết định 
6 
đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 
Phương pháp dạy học là thành tố cơ bản nhất của quá trình dạy học và nhờ nó mà nội 
dung dạy học mới được hiện thực hóa, nó quyết định đến hiệu quả cũng như chất 
lượng dạy học. Bởi vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết và cần 
được sự quan tâm thích đáng của mọi người, mọi cấp có trách nhiệm, nhất là đối với 
với ... 
Dự kiến biện 
pháp khắc phục 
7. Tổ 
chức 
thao 
giảng 
theo chủ 
điểm 
“ứng 
dụng 
PPDH 
tích cực 
và kĩ 
thuật 
dạy học 
mới”. 
- Có nhiều GV tham 
giađợt thao giảng. 
- Các tiết dạy đạt các 
tiêu chí đề ra. 
- GV vận dụng được 
những kiến thức của 
đợt bồi dưỡng vào tổ 
chức hoạt động dạy học 
- Góp phần nâng cao 
kết quả học tập của HS. 
- Việc tổng kết, đánh 
giá đợt thao giảng tạo 
được động lực để GV 
tiến bộ. 
- Phó 
Hiệu 
trưởng. 
- Tổ 
trưởngc
huyên 
môn 
- Giáo 
viên 
- Hiệu trưởng. 
 BCH Công 
đoàn. 
- Nhân viên 
Giáo vụ. 
- Nhân viên 
Tài vụ. 
- Nhân viên 
Thư viện 
- Thời 
gian: 3 
tuần đầu 
tháng 
9/2018 
- Máy tính, 
Projector, 
Tivi màn 
hình rộng. 
- Kinh phí: 
từ 1 – 2 
triệu đồng. 
- Dự giờ theo lịch của 
các Tổ Chuyên môn. 
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu 
trưởng sẽ cùng Tổ 
trưởng Chuyên môn và 
GV khác dự giờ, đánh 
giá giờ dạy của GV theo 
các tiêu chí đã đặt ra. 
Chú ý đánh giá hình thức 
và cách thức tổ chức hoạt 
động học của HS 
- Tổ chức tổng kết, rút 
kinh nghiệm phát thưởng 
vào ngày 20/11/2018. 
- Gặp khó khăn 
trong việc đánh 
giá các tiết dạy do 
chưa có Bộ tiêu 
chí đánh giá 
Chuẩn. 
- Chủ động liên hệ 
với Phòng khảo 
thí và kiểm định 
chất lượng để xin 
ý kiến tư vấn về 
tiêu chí đánh giá 
do nhà trường xây 
dựng. 
8. Tổ 
chức Hội 
thi GV 
Giỏi cấp 
- Đầy đủ cơ sở pháp lí. 
- Chuẩn bị đầy đủ biên 
bản, tài liệu theo đúng 
yêu cầu của Hội thi. 
- Hiệu 
trưởng. 
- Phó 
Hiệu 
- Chi bộ Đảng 
nhà trường 
(chỉ đạo và 
thống nhất chủ 
-Thời gian: 
1,5 ngày, 
tuần thứ 2 
tháng 
- Phần thứ nhất: 
Thi năng lực. 
Phó Hiệu trưởng chuyên 
môn đã sắp xếp. 
- Nội dung các 
phần thi tìm hiểu 
văn bản pháp quy. 
- Cung cấp cho 
GV văn bản chỉ 
đạo của Bộ và Sở 
GD&ĐT. 
22 
Nội dung 
công việc 
Mục tiêu / Kết quả 
cần đạt 
Người 
thực 
hiện 
Người/TC 
phối hợp thực 
hiện 
Điều kiện 
thực hiện 
Cách thức thực hiện 
Dự kiến khó 
khăn, rủi ro 
Dự kiến biện 
pháp khắc phục 
trường 
- Các phần thi và các 
tiết dạy tham gia Hội 
thi của GV đạt kết quả 
tốt theo các tiêu chí đã 
đề ra. 
- Cả GV và HS đều tìm 
thấy động lực khi tham 
gia phong trào. 
- Công tác kiểm tra, 
đánh giá, tổng kết, 
khen thưởng mang tính 
động viên, tạo động lực 
để GV tiến bộ hơn. 
- Góp phần nâng cao 
kết quả học tập của HS. 
trưởng. 
- các Tổ 
trưởng 
chuyên 
môn. 
- GV dự 
thi. 
trương) 
- Công đoàn 
(vận động GV 
tham gia và hỗ 
trợ kinh phí). 
- Tất cả cán 
bộ, GV, nhân 
viên nhà 
trường. 
- Ban đại diện 
cha mẹ HS (hỗ 
trợ kinh phí) 
10/2018. 
-Thời gian: 
tháng 
11/2018 
- Văn bản 
hướng dẫn 
của Bộ và 
Sở 
GD&ĐT. 
- Phòng 
Hội đồng. 
- Phòng 
học. 
- Máy tính 
và đèn 
chiếu. 
- Kinh phí: 
4 triệu 
+ Tổ chức thi lí thuyết 
+ chấm SKKN 
- Phần thứ hai: 
+ Tổ chức thi thực hành 
2 tiết (1 tiết bốc thăm và 
1 tiết tự chọn) 
+ Tổng kết, phát thưởng. 
-Số GV đăng kí 
tham gia Hội thi 
không đủ số 
lượng (ít nhất mỗi 
Tổ 1 GV). 
 Và cập nhật mới 
tài liệu, văn bản 
kịp thời phát cho 
GV nghiên cứu. 
-Vận động vàcó 
chính sách hỗ trợ 
choGV, đưa vào 
thi đua 
23 
Nội dung 
công việc 
Mục tiêu / Kết quả 
cần đạt 
Người 
thực 
hiện 
Người/TC 
phối hợp thực 
hiện 
Điều kiện 
thực hiện 
Cách thức thực hiện 
Dự kiến khó 
khăn, rủi ro 
Dự kiến biện 
pháp khắc phục 
đồng. 
9.Sơ kết 
công tác 
quản lý 
đổi mới 
PPDH 
5 tháng 
(8,9,10, 
11,12) 
năm 
2018 
- Đánh giá được toàn 
diện công tác quản lý 
hoạt động trên các mặt: 
mặt mạnh, mặt yếu, 
thuận lợi, khó khăn và 
nguyên nhân của nó. 
Làm cơ sở của kế 
hoạch quản lý trong 
học kỳ II. 
- Việc khen thưởng 
mang tính động viên, 
và có thể tạo động lực 
cho GV và HS. 
- Hiệu 
trưởng. 
- Phó Hiệu 
trưởng. 
- GV. 
- Hội khuyến 
học. 
- Ban đại diện 
cha mẹ HS. 
- Công đoàn. 
- Đoàn Thanh 
niên. 
- Đại diện HS. 
- Thời 
gian: tuần 
4 tháng 
12/2018. 
- Phòng 
Hội đồng. 
- Kinh 
phí:3 triệu 
đồng. 
- Hiệu trưởng viết báo 
cáo sơ kết học kì I và 
thông báo trong cuộc họp 
Hội đồng. Gửi bản báo 
cáo cho Phòng GD&ĐT. 
- Tổ chức phát thưởng 
cho GV và HS. 
- Thiếu nguồn 
kinh phí để khen 
thưởng. 
- Vận động Hội 
khuyến học và 
Ban đại diện cha 
mẹ HS ủng hộ. 
24 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 4.1. Kết luận 
 Sự đổi mới và phát triển nền giáo dục của các nước trên thế giới đều diễn ra 
mạnh mẽ với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nền giáo dục Việt Nam 
cũng phải có những thay đổi và đổi mới để từng bước hòa nhập vào xu thế chung của 
thế giới. 
 Đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết để đưa vào những phương pháp dạy 
tích cực, sáng tạo, tạo không khí thoải mái trong lớp học. 
 Người cán bộ quản lý nhất là hiệu trưởng phải đi tiên phong, giữ vai trò quan 
trọng trong công tác đổi mới phương pháp dạy học. Tạo mọi điều kiện để giáo viên 
thực tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học. Người quản lý phải có phẩm chất, 
năng lực quản lý, uy tín về chuyên môn và điều hành hoạt động chung của nhà trường. 
Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả giảng dạy. 
 Giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới 
nhận thức từng bước áp dụng những cái hay, cái mới có tính sáng tạo vào hoạt động 
giảng dạy để cho công tác đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao. 
 Vì vậy, đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa 
quan trọng, thực hiện tốt sẽ tạo động lực cho mọi người tích cực phấn đấu, chủ động 
và sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên từng bước đưa nền giáo dục Việt Nam phát 
triển. 
 4.2. Kiến nghị 
 4.2.1. Đối với giáo viên 
 - Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của công tác đổi mới phương pháp dạy học 
là vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò then chốt trong suốt quá trình giáo dục trẻ ở nhà 
trường, góp phần to lớn trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, chuẩn bị hành 
trang tốt để trẻ bước vào học lớp 1. 
 - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. 
Trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề, nhiệt tình với 
trẻ. 
 - Tích cực, mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án, lên tiết 
dạy, thực hiện kiến tập, thao giảng, chuyên đề. Sử dụng linh hoạt, hợp lý đồ dùng dạy 
học trong quá trình giáo dục trẻ. 
 - Không ngừng học tập, nâng cao trình độ, cập nhật cái mới, cái hay trong 
phương pháp dạy học từ mạng internet, từ đồng nghiệp hoặc qua các lớp bồi dưỡng 
chuyên môn có uy tín. 
 4.2.2. Đối với hiệu trưởng 
25 
 - Cần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục, cũng như 
không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, nắm vững chương trình đổi mới giáo dục 
mầm non từ đó có kế hoạch đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tình 
hình của trường để đảm bảo mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường đạt 
hiệu quả cao nhất. 
 - Cần tích cực tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo cấp trên về việc đảm bảo đầy đủ 
cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo 
dục đào tạo. 
 - Tích cực tập huấn công nghệ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy 
học cho giáo viên qua nhiều hình thức như: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội thi để nâng 
cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. 
 - Chủ động tạo mối quan hệ mật thiết với các trường bạn để tạo điều kiện cho tập 
thể sư phạm trong nhà trường thường xuyên cập nhật, nắm bắt, trao đổi thông tin về 
đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả. 
 4.2.3. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo 
 - Tổ chức các chuyên đề, thao giảng cấp cụm và cấp thành phố để cán bộ quản lý 
và giáo viên tham gia học tập, đóng góp ý kiến. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện 
công tác đổi mới phương pháp dạy học. 
 - Có những lớp bồi dưỡng thực hành về soạn giáo án điện tử và ứng dụng công 
nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. 
 4.2.4. Đối với Sở và Ủy ban nhân dân xã 
 - Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học cần thiết cho 
các trường. 
 - Có lớp tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ quản 
lý và toàn thể giáo viên. 
 - Hỗ trợ thêm kinh phí để trang bị thêm thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động 
dạy học. 
 - Hỗ trợ thêm kinh phí để nâng cấp, sửa chữa sân chơi, sân tập thể dục cho học 
sinh. 
26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng ( Khóa XI) về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chỉ thị 3398/2011/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 
năm 2011 về nhiệm vụ trong tâm của ngành giáo dục đào tạo. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Luật giáo dục năm 2010 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ban hành 
điều lệ trường mầm non. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 21 
tháng 1 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo 
viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học 
phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010. 
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), TT số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 
2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục mầm 
non. 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2010), Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, 
kỹ năng - ban hành theo CV số 64/BGDĐT-GDTrH ngày 6-1-2010. 
9. Học viện Quản lý Giáo dục (2013), tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng mầm non, 
NXB Giáo dục. 
10. Một số tiểu luận của các khóa trước. 
11. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non năm 2018 của trường Cán Bộ 
Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh, bao gồm: 
Module 1: Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo 
 Chuyên đề 1: Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo. 
 Chuyên đề 3: Quản lý sự thay đổi. 
 Module 4: Quản lý nhà trường 
 Chuyên đề 8: Lập kế hoạch phát triển trường mầm non. 
Chuyên đề 9: Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và quản lý hoạt động 
nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non. 
27 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU NHẬN XÉT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 
1- Người nhận xét 
Lãnh đạo Trường Mầm non 2/4 
2- Người được nhận xét 
- Họ và tên: Lê Thị Xuân Hằng 
- Ngày, tháng, năm sinh: 08/4/1987 
- Chức vụ: Giáo viên 
- Đơn vị công tác: Trường mầm non 2/4 
3- Nội dung nghiên cứu thực tế: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại 
Trường mầm non 2/4 - Thành phố Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa 
4- Nhận xét 
4.1- Tinh thần, thái độ nghiên cứu 
4.2- Tính chính xác của thông tin 
4.3- Đảm bảo kế hoạch thời gian 
.. 
5- Đánh giá chung (đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu?): 
 Cam Ranh, ngày tháng 9 năm 2018 
 HIỆU TRƯỞNG 
 Mai Thị Thu Hằng 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_quan_ly_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_tai_truong_mam.pdf