Tiểu luận Quản lí hoạt động viết nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường TH & THCS Cam Lập, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do pháp lý
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo (SGD & ĐT) tỉnh
Khánh Hòa và Phòng giáo dục và đào tạo (PGD & ĐT) thành phố Cam Ranh về hoạt
động khoa học công nghệ, về công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(NCKHSPƯD) và sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) ở trường Tiểu học và Trung học cơ
sở (THCS) Cam Lập như:
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/03/2012 của Chính phủ về việc
ban hành Điều lệ sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng
kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ
nhằm định hướng chung và đẩy mạnh công tác SKKN, NCKHSPƯD vào thực tiễn
hoạt động của đơn vị, của ngành.
Công văn số 2046/SGDĐT-CTTT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của SGD & ĐT
tỉnh Khánh Hòa nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng
tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động
quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và
thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.
Công văn số 940/PGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của PGD & ĐT thành
phố Cam Ranh về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học ứng dụng
năm học 2011 – 2018, hướng dẫn triển khai; quy định đánh giá và xếp loại đề tài; quy
định về cách trình bày; phồ biến, ứng dụng kết quả NCKHSPƯD hoặc SKKN.
Kế hoạch số 159/KH-TH&THCSCL ngày 26 tháng 10 năm 2017 của trường
Tiểu học và THCS Cam Lập.
1.2. Lý do lý luận
Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng và SKKN” tôi nhận thấy rằng việc quản lý công tác NCKHSPƯD ở
trường Tiểu học và THCS Cam Lập là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động
NCKHSPƯD từng bước đi vào nề nếp và trở thành hoạt động thường xuyên của cán
bộ quản lý, giáo viên. NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ
đem đến rất nhiều lợi ích vì:
- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn
đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học.
- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên
môn một cách chính xác.2
- NCKHSPƯD khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá, nó còn
có ý nghĩa quan trọng giúp cho giáo viên, người quản lý nhìn lại quá trình để tự điều
chỉnh phương pháp dạy và học, phương pháp giáo dục học sinh cho phù hợp với đối
tượng và hoàn cảnh cụ thể.
- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên, nâng cao tinh thần
tự học và sáng tạo của giáo viên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lí hoạt động viết nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường TH & THCS Cam Lập, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Mầm non, Phổ thông tại thành phố Cam Ranh N m h 2018 – 2019 T n ti n: QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VIẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG TH&THCS CAM LẬP, THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA H vi n: ĐỖ THỊ QUỲNH Đơn vị ông tá : Trường TH&THCS Cam L p, Tp. Cam Ranh – Tỉnh Khánh Hòa BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH Cam Ranh, tháng 9/2018 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ PGD & ĐT Phòng giáo dục và đào tạo SGD & ĐT Sở giáo dục và đào tạo THCS Trung học cơ sở SKKN Sáng kiến kinh nghiệm NCKHSPƯD Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 1.1. Lý do pháp lý ...................................................................................................... 1 1.2. Lý do lý luận ...................................................................................................... 1 1.3. Lý do thực tiễn ................................................................................................... 2 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC THỰC TẾ VỀ VIỆC QUẢN LÝ NCKHSPƯD Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS CAM LẬP .......................... 2 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học và THCS Cam Lập .......................... 2 2.2. Thực trạng về vấn đề liên quan đến việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập .............................................................................................. 3 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về đổi mới / nâng cao chất lượng hoạt động việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập ............................................................................................................................... 4 2.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 4 2.3.2. Điểm yếu ........................................................................................................... 4 2.3.3. Thuận lợi ........................................................................................................... 5 2.3.4. Khó khăn ........................................................................................................... 5 2.4. Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của đơn vị về việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập ..................................................................... 5 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ................................................................................ 6 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 11 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 13 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do pháp lý Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo (SGD & ĐT) tỉnh Khánh Hòa và Phòng giáo dục và đào tạo (PGD & ĐT) thành phố Cam Ranh về hoạt động khoa học công nghệ, về công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) và sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) Cam Lập như: Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/03/2012 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ nhằm định hướng chung và đẩy mạnh công tác SKKN, NCKHSPƯD vào thực tiễn hoạt động của đơn vị, của ngành. Công văn số 2046/SGDĐT-CTTT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của SGD & ĐT tỉnh Khánh Hòa nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành. Công văn số 940/PGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của PGD & ĐT thành phố Cam Ranh về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học ứng dụng năm học 2011 – 2018, hướng dẫn triển khai; quy định đánh giá và xếp loại đề tài; quy định về cách trình bày; phồ biến, ứng dụng kết quả NCKHSPƯD hoặc SKKN. Kế hoạch số 159/KH-TH&THCSCL ngày 26 tháng 10 năm 2017 của trường Tiểu học và THCS Cam Lập. 1.2. Lý do lý luận Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và SKKN” tôi nhận thấy rằng việc quản lý công tác NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động NCKHSPƯD từng bước đi vào nề nếp và trở thành hoạt động thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên. NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích vì: - Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học. - Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác. 2 - NCKHSPƯD khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá, nó còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho giáo viên, người quản lý nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh phương pháp dạy và học, phương pháp giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. - Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên, nâng cao tinh thần tự học và sáng tạo của giáo viên. 1.3. Lý do thực tiễn Nhìn chung, trong nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn mới nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Để góp phần khắc phục những hạn chế, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần tích cực chủ động sáng tạo trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả đó chính là hoạt động NCKHSPƯD. Trong thời gian qua, hoạt động NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập còn rất hạn chế. Số lượng các đề tài còn ít, chất lượng các đề tài chưa thực tiễn, chưa tương xứng với sự phát triển giáo dục của thành phố Cam Ranh. Trong quá trình công tác, tôi nhận ra rằng quá trình quản lí còn nhiều bất cập nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Quản lý hoạt động viết NCKHSPƯD tại trường Tiểu học và THCS Cam Lập, Cam Ranh, Khánh Hòa” nhằm thúc đẩy hoạt động NCKHSPƯD ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn các năm học trước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong tương lai. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ VIỆC QUẢN LÝ NCKHSPƯD Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS CAM LẬP 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học và THCS Cam Lập Trường Tiểu học và THCS Cam Lập được thành lập theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cam Ranh về việc thành lập trường tiểu học và trung học cơ sở Cam Lập, xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Bậc học Tiểu học biên chế 15 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) với 191 học sinh, số giáo viên giảng dạy là 22 giáo viên (tỉ lệ: 1,46) được chia theo 3 cụm dân cư. Trình độ đào tạo trên chuẩn có: 19 giáo viên, dưới 30 tuổi có 12 giáo viên ( tỉ lệ 60% ). 3 Bậc học THCS biên chế 08 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) với 110 học sinh, số giáo viên giảng dạy là 16 giáo viên được chia theo 3 cụm dân cư. Trình độ đào tạo trên chuẩn có 10 giáo viên, dưới 30 tuổi có 10 giáo viên (tỉ lệ 62,5 % ). Trường có 1 Hiệu trưởng, 1 Phó Hiệu trưởng đều có trình độ đào tạo trên chuẩn. Trong những năm qua, với sự nổ lực của toàn thể hội đồng sư phạm, công tác giáo dục của nhà trường đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tỉ lệ học sinh hoàn thành bậc Tiểu học và tốt nghiệp THCS luôn đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu đề ra hàng năm (năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018 đạt tỉ lệ 100%). Đặc biệt trong năm 2017 – 2018 thành tích giáo dục nhà trường đạt được kết quả sau: * Về cá nhân a) Cán bộ giáo viên - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 04 - UBND thành phố khen: 05 - SKKN và NCKHSPƯD được công nhận cấp thành phố: 08 - Số giáo viên dạy giỏi cấp trường: Tiểu học: 10/20, t lệ: 50 %; THCS: 06/15, t lệ: 40 %. - Số giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường: Tiểu học: 8/15 (tỉ lệ: 53,3%); trung học cơ sở: 03/08 (tỉ lệ: 37,5%) - Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố: 03 - Lao động tiên tiến cả năm: 34/49 - T lệ: 67,3 % b) Học sinh - T lệ học sinh bỏ học: không có học sinh bỏ học đối với tiểu học. - HS giỏi trường: THCS: 11,8 %; Tiểu học: 34,5 % - Lên lớp th ng: THCS: 89,2 %; Tiểu học: 98,6 % - Tốt nghiệp THCS, hoàn thành chương trình Tiểu học: 100 %. * Về tập thể - Chi đội mạnh : 11/14, t lệ: 78,6 % - Chi đoàn, Công đoàn : vững mạnh - Liên Đội : mạnh * Trường: được công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến 2.2. Thực trạng về vấn đề liên quan đến việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập Năm 2012 – 2013 cấp Tiểu học được tập huấn công tác NCKHSPƯD nhưng cấp THCS từ ngày thành lập đến nay vẫn chưa được tập huấn công tác này. Hiện tại, nhà trường sở hữu một đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng công tác NCKHSPƯD trong những năm gần đây vẫn còn hạn chế. 4 Năm Số giáo viên đăng ký đề tài (cấp thành phố) SKKN NCKHSPƯD 2015 - 2016 4 1( Trung bình) 2016 – 2017 6 0 2017 - 2018 8 0 Một số giáo viên đã đăng ký tên đề tài nghiên cứu ngay từ đầu năm học nhưng đến lúc báo cáo thì xin rút khỏi danh sách, năm 2015 – 2016 chỉ có 1 giáo viên mạnh dạn viết NCKHSPƯD tuy nhiên chỉ đạt loại Trung bình. Hầu hết giáo viên, nhân viên chỉ tham gia viết SKKN và đến nay vẫn chưa có giáo viên nào mạnh dạn đăng ký đề tài NCKHSPƯD. Nguyên nhân chính của hiện trạng trên là do lãnh đạo nhà trường chưa hướng dẫn cụ thể đến việc tập huấn, bồi dưỡng công tác NCKHSPƯD đến toàn thể hội đồng sư phạm dẫn đến phần đông các giáo viên trong trường chưa nắm vững cũng như chưa hiểu rõ ý nghĩa, quy trình, phương pháp để nghiên cứu viết đề tài NCKHSPƯD. Nhiều giáo viên còn e ngại việc nghiên cứu, viết đề tài vì những lý do sau: - Cách trình bày một đề tài NCKHSPƯD gặp trở ngại. - Chưa xác định được hiện trạng vấn đề, chưa đưa ra các giải pháp thay thế. - Việc đo lường, phân tích dữ liệu để đưa ra kết quả cũng gặp khó khăn nhất định. - Lựa chọn thiết kế ... ng trường tham gia học tập trung khoảng 2,3 buổi sau đó tự tìm hiểu học thêm ở nhà. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Không đủ máy tính thực hành. - Một số giáo viên không tham gia lớp học. Biện pháp khắc phục - Giáo viên đem theo máy tính xách tay. - Động viên, nhắc nhở tham dự lớp học. 2. Triển khai các văn bản của SGD, PGD về công tác NCKHSPƯD và tài liệu công tác NCKHSPƯD. Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Giáo viên nắm được một số quy định, biểu mẫu trong công tác NCKHSPƯD - Giáo viên có đủ tài liệu NCKHSPƯD. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng Điều kiện thực hiện Tháng 9/2018 Cách thức thực - Phô tô tài liệu, các văn bản NCKHSPƯD. 7 hiện - Gởi mail các văn bản cho giáo viên toàn trường. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Văn bản không đúng với quy định cấp trên. - Không quán triệt được nội dung. Biện pháp khắc phục - Nắm vững văn bản chỉ đạo. - Nghiên cứu trước khi triển khai. 3. Tổ chức tập huấn công tác NCKHSPƯD. Kết quả/ mục tiêu cần đạt Giúp giáo viên nắm vững quy trình NCKHSPƯD gồm các bước: 1. Xác định đề tài nghiên cứu. 2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu. 3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu. 4. Phân tích dữ liệu. Báo cáo đề tài nghiên cứu. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Mời chuyên gia tập huấn Điều kiện thực hiện Tháng 10/2018 Cách thức thực hiện Chuyên gia báo cáo trực tiếp chuyên đề NCKHSPƯD và giải đáp thắc mắc của giáo viên trong quá trình học. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Một số giáo viên ngại, chán, không tích cực tham gia. - Một số giáo viên chưa nắm rõ nội dung, quy trình NCKHSPƯD. - Thiếu kinh phí Biện pháp khắc phục - Tổ chức hình thức tập huấn phong phú, hấp dẫn nội dung, thiết thực. - Hỏi trực tiếp chuyên gia hoặc những giáo viên nắm rõ nội dung, quy trình NCKHSPƯD. - Vận động mạnh thường quân. 4. Tổ chức đi thực tế trường bạn về công tác NCKHSPƯD. Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Tham khảo các đề tài NCKHSPƯD được đánh giá cao. - Học hỏi kinh nghiệm làm đề tài NCKHSPƯD. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng, Công đoàn. Điều kiện thực Tháng 10/2018 8 hiện Cách thức thực hiện Đi thực tế. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Không đủ kinh phí. Biện pháp khắc phục Xin hỗ trợ Công đoàn, Hội phụ huynh học sinh. 5. Phát động phong trào tham gia đăng kí đề tài NCKHSPƯD và hướng dẫn giáo viên lựa chọn mô hình thiết kế phù hợp. Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Giáo viên nghiên cứu thực trạng, đưa ra giải pháp thay thế, xác định vấn đề nghiên cứu, từ đó hình thành tên đề tài. - Đặt đúng tên đề tài ( đủ 3 yếu tố: tên biện pháp, tên kết quả mong đợi, địa chỉ thực hiện nghiên cứu). - Giáo viên chọn được mô hình thiết kế phù hợp. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng, Công đoàn, người nghiên cứu Điều kiện thực hiện Tháng 11/2018 Cách thức thực hiện Chỉ đạo tổ chuyên môn đăng kí đề tài NCKHSPƯD. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Một số giáo viên ngại đăng kí đề tài NCKHSPƯD. Biện pháp khắc phục Kết hợp Công đoàn động viên, khuyến khích, hỗ trợ giáo viên mạnh dạn đăng kí đề tài NCKHSPƯD 6. Thu thập dữ liệu trước tác động. Kết quả/ mục tiêu cần đạt Tất cả giáo viên đăng ký đề tài NCKHSPƯD đều có dữ liệu trước tác động Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Người nghiên cứu Điều kiện thực hiện Tháng 12/2018 Cách thức thực hiện Chỉ đạo giáo viên thu thập dữ liệu trước tác động Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Nội dung kiểm tra chưa đánh giá đúng thực chất quá trình nghiên cứu. - Một số giáo viên không biết nhập, xử lý số liệu trên excel. 9 Biện pháp khắc phục - Soạn nội dung kiểm tra chính xác, khoa học. - Hỏi giáo viên Tin học. 7. Tác động biện pháp vào lớp thực nghiệm Kết quả/ mục tiêu cần đạt Thấy được sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Người nghiên cứu Điều kiện thực hiện Từ tháng 1 đến tháng 3/2019 Cách thức thực hiện Chỉ đạo giáo viên tác động biện pháp vào lớp thực nghiệm Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Biện pháp tác động chưa phù hợp với học sinh Biện pháp khắc phục Tìm hiểu các biện pháp để phù hợp với học sinh. 8. Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài NCKHSPƯD Kết quả/ mục tiêu cần đạt Đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Tổ trưởng chuyên môn Điều kiện thực hiện Tháng 4/2019 Cách thức thực hiện - Tổ trưởng theo dõi các thành viên trong tổ và báo cáo đến người phụ trách tiến độ nghiên cứu. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Giáo viên không thực hiện đúng tiến độ đề tài Biện pháp khắc phục Tổ trưởng tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời động viên, hỗ trợ để giáo viên có thể thực hiện đúng tiến độ. 9. Thu thập dữ liệu sau tác động và viết báo cáo Kết quả/ mục tiêu cần đạt Tất cả giáo viên đăng ký đề tài NCKHSPƯD đều có dữ liệu sau tác động Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Người nghiên cứu Điều kiện thực hiện Tháng 5/2019 Cách thức thực hiện Chỉ đạo giáo viên thu thập dữ liệu sau tác động và viết báo cáo đúng quy định. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Nội dung kiểm tra chưa đánh giá đúng thực chất quá trình nghiên cứu 10 Biện pháp khắc phục Soạn nội dung kiểm tra đánh giá đúng thực chất của học sinh sau tác động để biết được học sinh có tiến bộ hay không tiến bộ. 10. Tổ chức báo cáo đề tài NCKHSPƯD cấp trường và tổng kết, đánh giá kết quả. Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Đánh giá khách quan, trung thực, chính xác. - Tôn vinh các đề tài có ý nghĩa thiết thực. - Nêu cao tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của giáo viên, đúc kết được những kinh nghiệm. - Đánh giá ưu điểm, nhược điểm và biện pháp khắc phục. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hội đồng thẩm định cơ sở, Hiệu Trưởng Điều kiện thực hiện Cuối tháng 5/2019 Cách thức thực hiện Có kế hoạch cụ thể, đồng thời phối hợp với Công đoàn. Người báo cáo có nhiệm vụ thuyết trình trước tập thể và trả lời câu hỏi của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định tổng hợp kết quả và có trách nhiệm tổng kết, đánh giá trước hội đồng sư phạm. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Đánh giá không đúng thực chất, có thể theo cảm tính, sở thích của cá nhân đối với đề tài đó. Biện pháp khắc phục - Chủ khảo cần phân tích để hội đồng cho nhận định và lấy biểu quyết. 11. Tổng hợp các đề tài đạt kết quả cao tham gia xét cấp thành phố. Kết quả/ mục tiêu cần đạt Tổng hợp được số liệu chính xác, gửi mail đúng quy định Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Phó Hiệu Trưởng Điều kiện thực hiện Tháng 8/2019 Cách thức thực hiện Văn thư gửi đi Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Có thể thông tin sai sót Biện pháp khắc phục Kiểm tra số liệu trước khi gửi đi. 12. Tổ chức Kết quả/ mục tiêu Kết quả nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi 11 phổ biến kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của đơn vị. cần đạt vào thực tiễn của đơn vị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng Điều kiện thực hiện Tháng 9/2019 Cách thức thực hiện Xây dựng kế hoạch cụ thể Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Kế hoạch sơ sài, không đủ nội dung Biện pháp khắc phục Hướng dẫn quy trình và yêu cầu của việc lập kế hoạch. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Công tác NCKHSPƯD ở nhà trường rất quan trọng, nó là một phần trong việc phát triển chuyên môn của giáo viên và mang lại hiệu quả to lớn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong NCKHSPƯD, giáo viên đạt được các kĩ năng: thực hiện nghiên cứu; giải quyết vấn đề; nhìn lại cả quá trình nghiên cứu và tự đánh giá; giao tiếp và hợp tác. Quá trình nghiên cứu của giáo viên phải gắn liền với hoạt động dạy và học giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên hiểu thực tế giảng dạy của chính họ và tiếp tục theo dõi sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Trong thời gian qua, mặc dù được sự quan tâm cho hoạt động NCKH của lãnh đạo trường Tiểu học và THCS Cam Lập, nhưng kết quả mang lại chưa được cao, số lượng đề tài còn hạn chế và chưa sát với thực tiễn giáo dục. Một trong những nguyên nhân chính là do phần lớn cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường chưa được tập huấn về công tác NCKHSPƯD. Vì vậy, việc bồi dưỡng, tập huấn công tác NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập là hết sức cần thiết. Tôi hy vọng rằng sau khi đề tài này được thực hiện ở nhà trường, kết quả mang lại sẽ như mong đợi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung. 4.2. Kiến nghị 1) Đối với PGD & ĐT Thành phố Cam Ranh: Tổ chức tập huấn công tác NCKHSPƯD đối với những trường mới thành lập, giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm trong công tác này. 12 Cấp kinh phí để nhà trường có thể mua thiết bị dạy học, sách tham khảo, tài liệu NCKHSPƯD. Tổ chức biên tập các đề tài NCKHSPƯD có chất lượng cao theo từng ngành học, môn học để phổ biến tới các đơn vị. Có kế hoạch cụ thể để triển khai, phổ biến các đề tài có chất lượng vào thực tiễn. Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề NCKHSPƯD. 2) Đối với UBND xã Cam Lập Quan tâm tới những gia đình giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, có chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp đỡ nhằm tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc học và vai trò của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Quan tâm đến công tác giáo dục phổ cập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của xã Cam Lập. 3) Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm, chăm sóc con em mình đúng mức, thường xuyên phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chuyên đề 10: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm ở trường phổ thông, trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh (2013). [2] Chuyên đề 8: Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông, trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh (2013).. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án Việt-Bỉ (2009): Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng [4] Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 12/2010/TT-BGDĐT, ngày 29 tháng 3 năm 2010 về quy định quản lý đề tài khoa học công nghệ cấp bộ. [5] Công văn của SGD & ĐT tỉnh Khánh Hòa số 2046/SGDĐT-CTTT ngày 09 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018. [6] Công văn của PGD & ĐT thành phố Cam Ranh số 940/PGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018 14
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_li_hoat_dong_viet_nghien_cuu_khoa_hoc_su_pham.pdf