Tiểu luận Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động làm việc nhóm cho giáo viên trường THCS Bùi Thị Xuân, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
1.1. Lý do pháp lý:
Căn cứ Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường THCS
ngày 28/03/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo;
Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS của Bộ giáo dục và
đào tạo ở Modul 5 -chuyên đề 18: kỹ năng làm việc nhóm; chuyên đề 19: phong
cách lãnh đạo;
Căn cứ quyết định của trường về việc phân công nhiệm vụ đầu năm 2018
– 2019 đối với từng giáo viên;
Căn cứ biên bản họp hội đồng trường ngày 1 tháng 8 năm 2018 về việc
phân công công việc cho tổ trưởng tổ chuyên môn, hiệu phó trường THCS Bùi
Thị Xuân.
1.2. Lý do lý luận:
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau
hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những
cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực
hiện một mục tiêu chung.
Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với
trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải
có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học
tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ,
các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức.
Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn
trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà
các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc,
hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải
giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể
được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng,
không có khó khăn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành5
viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự
đóng góp tích cực của mỗi người.
Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần
hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm
để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.
Để nhóm làm việc tốt và mọi việc diễn ra đúng kế hoạch mang lại hiệu quả cần
có sự tổ chức nhóm: Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để phát huy ưu điểm
của từng cá nhân, xác định mục tiêu rõ ràng cho nhóm, công bằng với mọi thành
viên, trao quyền lực cho các thành viên khen, thưởng kịp thời và gặp gỡ thường
xuyên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động làm việc nhóm cho giáo viên trường THCS Bùi Thị Xuân, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL Trường THCS Năm học 2017 – 2018 NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC NHÓM CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN Xã Tân Long, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương Học viên: NGUYỄN THỊ THANH THỦY Đơn vị công tác: Trường THCS Bùi Thị Xuân, Xã Tân Long, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương Bình Dương, tháng 8/2018 2 Lời cảm ơn Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể quý thầy cô trường CBQLGD Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tài liệu. Tôi xin chân thành biết ơn sự tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức trong công tác quản lý, giúp tôi hiểu rõ để vận dụng vào thực tế cho công tác nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên đạt hiệu quả hơn để góp phần phát triển toàn diện cho giáo viên THCS tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn Sở Giáo dục – Đào tạo Tỉnh Bình Dương, Phòng Giáo dục – Đào tạo Huyện Phú Giáo, Hiệu trưởng trường THCS Bùi Thị Xuân đã tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp học bổ ích này. Chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài...04 1.1. Lí do pháp lí04 1.2. Lí do lí luận04 1.3. Lí do thực tiển05 2. Phân tích tình hình thực tế về kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên trường THCS Bùi Thị Xuân .06 2.1. Khái quát về Trường THCS Bùi Thị Xuân..06 2.2. Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường Trường THCS Bùi Thị Xuân.10 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên tại Trường THCS Bùi Thị Xuân.16 2.3.1. Điểm mạnh16 2.3.2. Điểm yếu.17 2.3.3. Cơ hội17 2.3.4. Thách thức18 2.4. Những việc đã làm và kinh nghiệm thực tế, nguyên nhân thành công chưa thành công trong việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên Trường THCS Bùi Thị Xuân .18 2.4.1. Những việc đã làm..............................................................................18 2.4.2. Nguyên nhân thành công......................................................................22 2.4.3. Những nguyên nhân chưa thành công.22 3. Kế hoạch hành động trong nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên ở Trường THCS Bùi Thị Xuân năm học 2018-201924 4. Kết luận và kiến nghị33 4.1. Kết luận..33 4.2. Kiến nghị.33 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Lý do pháp lý: Căn cứ Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường THCS ngày 28/03/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo; Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS của Bộ giáo dục và đào tạo ở Modul 5 -chuyên đề 18: kỹ năng làm việc nhóm; chuyên đề 19: phong cách lãnh đạo; Căn cứ quyết định của trường về việc phân công nhiệm vụ đầu năm 2018 – 2019 đối với từng giáo viên; Căn cứ biên bản họp hội đồng trường ngày 1 tháng 8 năm 2018 về việc phân công công việc cho tổ trưởng tổ chuyên môn, hiệu phó trường THCS Bùi Thị Xuân. 1.2. Lý do lý luận: Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình. Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức... Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có khó khăn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành 5 viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người. Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra. Để nhóm làm việc tốt và mọi việc diễn ra đúng kế hoạch mang lại hiệu quả cần có sự tổ chức nhóm: Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để phát huy ưu điểm của từng cá nhân, xác định mục tiêu rõ ràng cho nhóm, công bằng với mọi thành viên, trao quyền lực cho các thành viên khen, thưởng kịp thời và gặp gỡ thường xuyên. 1.3 Lý do thực tiễn: Những năm gần đây trong phong trào đổi mới công tác quản lý giáo dục, người quản lý đã không ngừng tiếp cận công tác quản lý mới, trong đó có quản lý giáo viên trong quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc nhóm nào của trường cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là người quản lý chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Trong trường THCS Bùi Thị Xuân hiện nay, làm việc theo tập thể (nhóm) là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Có câu: “nhiều cái đầu luôn luôn sáng suốt hơn một cái đầu sáng suốt nhất”. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 6 Làm việc nhóm trên tinh thần đồng đội có nghĩa là tạo ra môi trường mà ở đó giáo viên luôn cảm thấy thoải mái, tự tin để làm việc với nhau, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng làm tốt công việc đạt kết quả, mục tiêu chung của nhóm. Khi học qua chuyên đề: “Kỹ năng làm việc nhóm” trong chương trình của lớp bồi dưỡng lớp cán bộ quản lý tại Trường cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh năm 2018-2019, tôi thấy “Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên ở trường THCS Bùi Thị Xuân” là rất quan trọng vì thế tôi quyết định chọn đề tài này để góp phần quản lý tốt hơn cho nhà trường. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Giới thiệu khái quát về trường THCS Bùi Thị Xuân: Trường Trung học cơ sở Bùi Thị Xuân được thành lập theo Quyết định số 79/2010/QĐ-UB ngày 12/3/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo, trên cơ sở tách ra từ trường Trung học phổ thông Tây Sơn. Tọa lạc tại ấp 5, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; có tổng diện tích đất là 13097m2, xây dựng từ năm 2010,có kết cấu 1 trệt 3 lầu,với 14 phòng học, 5 phòng chức năng, 1 phòng truyền thống, 1 phòng học đa năng và đầy đủ các phòng phục vụ cho công tác hành chính văn phòng. Năm học 2017-2018 trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 65 người, trong đó có 100% đạt trình độ chuẩn, 50.8% đạt trên chuẩn. Toàn trường có 22 lớp học với tổng số học sinh là 634 học sinh. Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 20 đảng viên, hàng năm Chi bộ đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Các tổ chức như Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hàng năm đều đạt vững mạnh. Chi bộ đảng và các tổ chức đoàn thể hoạt động tích cực, phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần giúp nhà trượng hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Trong những năm qua, tuy là trường mới thành lập, xa trung tâm huyện nhưng trường Trung học cơ sở Bùi Thị Xuân cũng đã từng bước khẳng định 7 được uy tín, chất lượng của trường trong địa bàn huyện. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ; chất lượng giáo dục từng bước đi vào ổn định và phát triển. Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, năm 2011 trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ra Quyết định công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015. Năm học 2015-2016 trường đạt danh hiệu “tập thể lao đông tiên tiến” được Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương tặng giấy khen. Năm học 2016-2017 trường đạt danh hiệu “tập thể lao đông tiên tiến” được Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo tặng giấy khen. Năm học 2017 – 2018 và những năm học tiếp theo, nhà trường thực hiện căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên để xác định được hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, xác định được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục theo các tiêu chí. Từ đó, nhà trường cam kết, từng bước phấn đấu thực hiện các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục. 1. Số lớp Số lớp Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Khối lớp 6 5 6 6 6 6 Khối lớp 7 4 5 5 6 6 Khối lớp 8 4 4 5 6 6 Khối lớp 9 4 4 4 4 4 Cộng 17 19 20 21 22 8 2. Số phòng học. Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Tổng số 17 14 14 14 14 Phòng học kiên cố 17 14 14 14 14 Phòng học tạm (mượn) 6 Cộng 17 14 14 14 19 3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên a) Số liệu Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn Hiệu trưởng 01 01 01 01 Phó hiệu trưởng 02 01 02 02 Giáo viên 42 29 01 42 19 Nhân viên 20 12 20 07 Cộng 65 42 01 65 29 b) Số liệu của 5 năm gần đây: Năm học 2013- 2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016- 2017 Năm học 2017- 2018 Tổng số giáo viên 31 34 37 39 42 Tỷ lệ giáo viên/lớp 1,82 giáo viên/lớp 1,8 giáo viên/lớp 1,85 giáo viên/lớp 1,9 giáo viên/lớp 1,9 giáo viên/lớp Tỷ lệ giáo viên/học sinh 0,1 giáo viên/học 0,1 giáo viên/học 0,1 giáo viên/học 0,1 giáo viên/học 0,1 giáo viên/học 9 sinh sinh sinh sinh sinh Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương 04 01 11 01 13 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên 01 4. Học sinh: Năm học 2013- 2014 ... óm với các thành viên trong Ban giám hiệu Thống nhất vận dụng kinh nghiệm vào trong công tác nâng cao kỹ năng làm việc nhóm Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Các tổ trưởng chuyên môn - Các tài liệu về các kỹ năng làm việc nhóm - Thời gian: Tháng 10/2018 - Kinh phí: photo các tài liệu cho các nhóm trưởng về các kỹ năng làm việc nhóm: 98.000đ Ban giám hiệu lên kế hoạch làm việc nhóm và chia sẽ những kinh nghiệm kỹ năng làm việc nhóm cho các nhóm trưởng nắm bắt thông tin và có kỹ năng trong việc họp nhóm Lúc đầu nhóm trưởng còn ngần ngại với kế hoạch mới, vì chưa thực hiện theo cách mới nên không biết sẽ đạt hiệu quả như thế nào Lên kế hoạch cụ thể cho các cuộc họp và khi thực hiện các nhóm trưởng thấy tự tin hơn, thực hiện tốt hơn 3. Triển khai Giúp giáo Hiệu trưởng, Tổ Trưởng - Kế hoạch làm - Phân công thành Việc thực Tổ chức thực 26 kế hoạch làm việc nhóm và hướng dẫn chỉ đạo các nhóm làm việc đúng quy trình viên hiểu rõ kế hoạch, mục tiêu, công việc trong việc làm việc nhóm Phó hiệu trưởng và tất cả giáo viên. việc nhóm. - Thời gian: Tháng 11/2018 - kinh phí: 100.000đ (in kế hoạch cho GV) viên và thời gian phân phối phù hợp, cách thức tiến hành cho hợp lý - Riêng kế hoạch nhóm, phải được cả nhóm xây dựng và thống nhất trên bản kế hoạch. - Khi đã thống nhất, mọi người phải quyết tâm triển khai thực hiện. Có vấn đề phát sinh cần hội ý nhóm để điều chỉnh hay xử lý. hiện theo kế hoạch còn chậm trể do giáo viên còn tập trung vào các hội thi, ngày lể 20/11, của trường nên làm việc nhóm không đúng kế hoạch chưa đảm bảo đúng thời gian hiện vào những ngày cuối tháng, tránh trùng với các ngày tổ chức lễ hội của trường. 4. Tạo mối quan hệ tốt giữa các Tập thể sư phạm đoàn kết Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Toàn thể giáo viên - Thời gian: Tháng 12/2018 - Kinh phí: - Trao đổi với giáo viên về công việc, về gia đình, về cuộc Có một số giáo viên chưa có thái Tìm hiểu nguyên nhân, tâm tư nguyện 27 thành viên trong nhóm 50.000 đ (Trang trí hoa tươi bàn làm việc) sốngtrước khi tổ chức cuộc họp. - Tạo sự gần gũi, thân mật, cởi mở, dân chủ trong các cuộc họp nhóm. - Khích lệ những cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. độ tích cực hợp tác vào công tác làm việc nhóm. vọng của giáo viên đó, động viên, trao đổi về lợi ích và tầm quan trọng trong việc hợp tác làm việc nhóm với những giáo viên chưa tích cực. 5. Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm cho tập thể Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho tập thể cán bộ và giáo viên Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn Phòng GD, Giáo viên - Tài liệu tổ chức chuyên đề, máy chiếu, máy vi tính. - Thời gian: Tháng 01, tháng - Triển khai nội dung chuyên đề kỹ năng làm việc nhóm. - Thảo luận rút ra nội dung cốt lõi của vấn đề làm việc nhóm. Một số giáo viên không nắm bắt kịp khi triển khai nội dung làm việc nhóm Trao đổi các nội dung ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, đưa thêm ví dụ thực tế nhằm 28 cán bộ và giáo viên nhà trường. nhà trường. 02/2019 - Kinh phí: 300.000 đ (in tài liệu chuyên đề và bồi dưỡng báo cáo viên) - Tổ chức minh hoạ cách làm việc nhóm của giáo viên tại trường. - Đánh giá rút kinh nghiệm tại trường. (do trình độ giáo viên không đồng đều), không nêu ý kiến trong khi thảo luận. giúp giáo viên tiếp thu dễ hơn từ đó sẽ có những ý kiến thảo luận thiết thực hơn. 6. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm 80% các thành viên điều có kỹ năng làm việc nhóm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng Công đoàn, chi đoàn, GV Sân trường, phòng họp công đoàn, chi đoàn Thời gian: Tháng 03/2019 Kinh phí: 300.000đ ( chi các phong trào) Các thành viên nêu ý kiến đóng góp về những điểm mạnh, những điều cần khắc phục của những thành viên trong nhóm và các biện pháp khắc phục những hạn chế trên như: Giáo dục đạo đức cho HS, phương pháp giảng dạy, các hoạt động Đưa ra các hình thức thực hiện và tổ chức các phong trào chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Tổ chức họp tại các tổ công đoàn và chi đoàn cùng đưa ra hình thức thực hiện cũng như tổ chức phong trào cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. 29 phong trào, đoàn thể.đưa ra các hình thức họp hiệu quả, nhẹ nhàng, nhưng đạt được kết quả cao. 7. Thường xuyên theo dõi và tạo được sự chủ động sáng tạo, sự đồng thuận của các giáo viên trong quá trình làm việc nhóm Phát huy được năng lực của các giáo viên qua các hội thi, các chuyên đề thao giảng Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Các tổ trưởng Công đoàn Chi đoàn giáo viên - Thời gian: Tháng 04/2019 và thường xuyên - Kinh phí: 300.000đ (tổ chức chuyên đề, hội thi...) - Cho giáo viên tham gia vào việc đóng góp ý kiến của họ trong các lần làm việc nhóm. - Thường xuyên tạo cơ hội cho các giáo viên phát huy năng lực thông qua các ngày lể 20/11, 8/3 giáo viên sẽ chia nhóm để thi nấu ăn, thi các trò chơi, làm đồ dùng dạy học, viết Có một vài giáo viên chưa chủ động tham gia hoặc tham gia chưa tích cực. Ban giám hiệu phải động viên, đôn đốc. để họ thấy được lợi ích của việc làm việc nhóm vì giúp cho họ có nhiều thành tích tốt và có nhiều kiến thức mới như qua giảng dạy, làm ĐDDH, 30 SKKN, các chuyên đề thao giảng. SKKN, thao giảng, chuyên đề 8. Phối hợp với ban giám hiệu tham gia vào các buổi họp nhóm của giáo viên Nhằm nắm rõ hơn các hoạt động của nhóm, Nắm bắt kịp thời các thông tin của nhóm Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng tổ trưởng Thời gian:Tháng 05, tháng 06/2019 và thực hiện thường xuyên. Tham dự họp nhóm với các tổ khối để các tổ sơ kết đúng hướng, đảm bảo đầy đủ các công việc đã làm. Lắng nghe ý kiến nguyện vọng, đề xuất của giáo viên, để điều chỉnh rút kinh nghiệm làm tốt hơn. Khi có ban giám hiệu tham dự họp chung một số giáo viên căng thẳng và đóng góp ý kiến chưa mạnh dạn Cho họ thấy được sự bình đẳng dân chủ, sự chia sẽ trách nhiệm và hợp tác với tinh thần đồng đội giữa ban giám hiệu và giáo viên giúp họ tự tin mạnh dạn tham gia đóng góp kiến và nêu lên được ý tưởng của mình 31 9. Thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của nhóm Phân loại được quá trình hoạt động của các nhóm, quan sát nhóm có thực hiện đúng quy trình, đảm bảo được yêu cầu và nội dung đề ra Hiệu Trưởng Phó hiệu trưởng tổ trưởng Thời gian: Tháng 07/2019 và thường xuyên Kiểm tra các kế hoạch họp nhóm của nhóm trưởng, kiểm tra giám sát nhằm kịp thời phát hiện những mâu thuẩn nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc, giúp các thành viên nắm bắt kịp thời nhũng điều chỉnh, tránh sự nhận thức mơ hồ. Việc kiểm tra chưa được thường xuyên do bận nhiều công việc chuyên môn Sắp xếp thời gian hợp lý và kiểm tra thường xuyên 10. Đánh giá lại kết quả nâng cao kỹ năng làm việc nhóm Để rút kinh nghiệm và cải tiến chất lượng thảo luận nhóm, để tăng hiệu Hiệu Trưởng Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Thời gian: Tháng 08/2019 - Kinh phí: 50.000đ (in các tiêu chí đánh giá, phiếu đánh - BGH họp đưa ra các tiêu chí để đánh giá các nhóm. - Họp các tổ trưởng để lấy ý kiến cho tiêu chí đánh giá. Kết quả làm việc nhóm đưa ra chưa sát thực, còn tình cảm, vị nể Cố gắng thực hiện theo đúng nguyên tắc nhưng đảm bảo tính hài hoà và hợp lý. 32 quả điều hành, để xem xét quá trình làm việc nhóm đạt kết quả như thế nào giá các nhóm) - BGH tổ chức đánh giá lại quá trình làm việc nhóm để chỉnh sữa cách làm việc cho phù hợp với đơn vị của trường. - Đưa ra những phương án mới cho kỹ năng làm việc nhóm đạt hiệu quả cao hơn sau khi đã rút kinh nghiệm từ những việc làm được và chưa làm được 33 4. Kết luận và kiến nghị: 4.1. Kết luận: a) Tính cần thiết và cấp bách: - Kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết cho mọi người giáo viên và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của toàn trường. - Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và đổi mới cách thức làm việc nhóm cho giáo viên. b) Các giải pháp để làm việc nhóm thành công: - Các thành viên trong nhóm phải hiểu mục tiêu của nhóm. - Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều có lòng tin vào các thành viên khác trong nhóm. - Khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên trong nhóm để giải quyết. - Trưởng nhóm luôn là người hướng các thành viên của mình vào những điều quan trọng nhất để tạo nên thành công. - Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. - Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của nhau. - Các thành viên trong một nhóm phải biết giúp đỡ nhau. - Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho cả nhóm. - Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Hiệu trưởng và các giáo viên trong nhà trường phải tự nghiên cứu tài liệu về hoạt động nhóm và kỹ năng làm việc nhóm qua tài liệu, cổng thông tin điện tử. 4.2. Kiến nghị: - Với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn và đặc biệt là về hoạt động nhóm để giáo viên và cán bộ quản lý có cơ hội học tập và rèn luyện. 34 - Với Phòng Giáo dục và Đào Tạo Phú Giáo: Đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu cho các trường THCS trong huyện. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý. - Với Trường THCS Bùi Thị Xuân: Nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để giáo viên có cơ hội làm việc nhóm. Tham mưu các nguồn lực từ xã hội để đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để thuận lợi cho công tác giáo dục. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường THCS ngày 28/03/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo. - Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS của Bộ giáo dục và đào tạo ở Modul 5. - Chuyên đề 18: Kỹ năng làm việc nhóm; Chuyên đề 19: Phong cách lãnh đạo. - Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), kỹ năng làm việc nhóm. Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019. Trường THCS Bùi Thị Xuân, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
File đính kèm:
- tieu_luan_nang_cao_ky_nang_to_chuc_hoat_dong_lam_viec_nhom_c.pdf