Tiểu luận Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Phước Đông 1, Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa năm 2018
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
1.1. Cơ sở pháp lý:
Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiều học.
Căn cứ Điều 20 mục 5 của Điều lệ Trường Tiểu học nêu Nhiệm vụ và quyền hạn
của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và
các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên
chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của
nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới
thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh
giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác
trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng
dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu
đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội
trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội
cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Phước Đông 1, Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CAM RANH – NĂM 2018 NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM PHƯỚC ĐÔNG 1,THÀNH PHỐ CAM RANH, KHÁNH HÒA Học viên: NGUYỄN THỊ THẮM Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1 – TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa KHÁNH HÒA, THÁNG 9 NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành bài tiểu luận lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường mầm non, phổ thông thành phố Cam Ranh – năm 2018, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học vừa qua và tham gia nghiên cứu tại địa phương. Trong suốt thời gian học tập, các thầy cô đã truyền thụ những kiến thức bổ ích, thiết thực nhằm giúp em khắc phục những thiếu sót và đề ra biện pháp giải quyết những vấn đề quản lý trong thời gian sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phú đã truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập bồi dưỡng và thực hiện tiểu luận này. Chuyên đề này là một trong những chuyên đề quan trọng nhất giúp em có đủ tự tin để hoàn thành tốt hơn công tác quản lý của mình tại đơn vị công tác sau này. Trong quá trình làm tiểu luận do kinh nghiệm, điều kiện công tác và thời gian nghiên cứu có hạn để tiểu luận hoàn thành tốt hơn, kính mong nhận được sự nhận xét, giúp đỡ của quý thầy cô về đề tài tiểu luận nhằm giúp em thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình trong thời gian tới. Xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Trang 1.Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 1.2 Cơ sở lý luận............................................................................................. 1.3 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 2. Thực trạng làm việc nhóm của đội ngũ giáo viên trường 2.1 Giới thiệu khái quát về tình hình nhà trường ........................................... 2.2 Thực trạng hoạt động nhóm ở trường .......... 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu,thuận lợi, khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục về làm việc nhóm ở trường 2.4 Kinh nghiệm thực tế....................................................................... .......... 3. Kế hoạch hành động................................................................................... 4. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU ĐĂNG KÝ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀ VIẾT TIỂU LUẬN PHIẾU NHẬN XÉT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1 1 2 4 5 5 7 8 11 13 20 21 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN 1.1. Cơ sở pháp lý: Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiều học. Căn cứ Điều 20 mục 5 của Điều lệ Trường Tiểu học nêu Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 1.2. Cơ sở lý luận: Theo Marvin Shaw“ Nhóm là cộng đồng từ 2 người trở lên, giữa họ có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định và trong quá trình hoạt động chung ". Nhóm làm việc là một tập hợp những cá nhân có kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Khi làm việc theo nhóm, nhiều người cùng làm sẽ phát huy thế mạnh của từng người và bổ sung cho nhau những điều còn thiếu sót. Mỗi thành viên sẽ có cơ hội học tập kinh nghiệm từ các thành viên khác khi nghe họ trình bày và cả khi họ phản biện ý kiến của mình. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình. Sự hợp tác trong nhóm mang lại năng suất lao động và hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần.Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển. Nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp, những thủ tục được hiểu biết chung và nhiều hơn nữa. Tùy theo các tiêu chí khác nhau người ta dựa vào đó phân loại nhóm. Dựa theo quy mô người ta chia thành nhóm lớn và nhóm nhỏ. Nhóm lớn là nhóm đông người quan hệ mọi người không mang tính cá nhân vì không tiếp xúc trực tiếp mà chỉ thông qua quy định, pháp chế, luật lệ, Nhóm nhỏ là những nhóm có số người không đông, trong đó con người tiếp xúc với nhau một cách trực tiếp, thường xuyên trong một không gian và thời gian nhất định. Dựa theo quy chế xã hội có thể chia ra thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Nhóm chính thức là nhóm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của một tổ chức, trên cơ sở quyết định của tổ chức đó. Nhóm không chính thức là nhóm hình thành tự nhiên từ nhu cầu của mỗi thành viên của nhóm , ví dụ như nhóm bạn bè có cùng sở thích, nhóm người có cùng mối quan tâmTrong một tổ chức thường tồn tại cả nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Thời gian tồn tại của nhóm cũng là một yếu tố quan trọng. Có nhóm tồn tại suốt thời gian tồn tại của tổ chức. Có nhóm tồn tại theo từng dự án. Có nhóm lại chỉ hoạt động trong thời gian ngắn tính bằng phút như các nhóm thực hiện các bài tập, trò chơi trong các buổi tập huấn Làm việc nhóm cần tuân thủ theo hai nguyên tắc. Thứ nhất là nguyên tắc phân công và tổ chức công việc trong nhóm. Nguyên tắc này đảm bảo tập trung dân chủ trong quản lí và làm nhiệm vụ; phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng người nhằm phát huy tối đa vai trò của mỗi cá nhân đồng thời xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong nhóm; đảm bảo công bằng, dân chủ trong phân phối quyền lợi; việc phân công và tổ chức nhóm luôn hướng tới mục tiêu của nhóm. Thứ hai là nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong nhóm. Đó là tôn trọng lẫn nhau, biết lắng nghe, tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hợp tác với tinh thần đồng đội. Trưởng nhóm phải là người có khả năng phán đoán tốt những năng lực và cá tính của các thành viên trong nhóm; Biết cách tìm ra các cách vượt qua những điểm yếu; Có khả năng thông tin hai chiều; Biết tạo bầu không khí hưng phấn và lạc quan trong nhóm. Các thành viên của nhóm phải là người góp ý, bổ sung, điều phối và tham gia ý kiến. Kế hoạch làm việc nhóm phải có mục tiêu rõ ràng, phân công việc làm cho các thành viên và thời gian phân phối phù hợp, cách thức tiến hành hợp lí. Khi họp nhóm cần chú ý đến chất lượng và nội dung thảo luận, tránh hình thức hoặc lạm dụng hội họp. Nội dung, thông tin nhóm tránh trùng lặp; phải đầy đủ và đảm bảo thông tin hai chiều. Khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm cần xử trí vấn đề nhẹ nhàng chứ không bới móc cá nhân; chia sẻ, thừa nhận trách nhiệm, tôn trọng ý kiến của người khác. Đánh giá kết quả làm việc nhóm dựa vào tiêu chuẩn công việc và kế hoạch của nhóm.. Kỹ năng xây dựng nhóm làm việc hiệu quả phải xác định các mục tiêu rõ ràng cho nhóm, phân định rõ trách nhiệm cho từng thành viên, công bằng với mọi người trong vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích xây dựng quan hệ thân thiết giữa các thành viên, trao quyền lực cho các thành viên, phản hồi về kết quả làm việc của các thành viên và khen thưởng kịp thời, đặt ra những thời hạn hợp lý mà các thành viên phải hoàn tất công việc, gặp gỡ thường xuyên, hạn chế kiểu báo cáo“ cửa sau”. Kỹ năng quản lý nhóm hiệu quả cần tập hợp những cá nhân xuất sắc, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ, đảm bảo sự công bằng, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời, gây dựng lòng tin, chặt chẽ trong công việc và thân mật với mọi người đồng thời nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra sự thực hiện. 1.3 Cơ sở thực tiễn: Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Trong xu thế hội nhập hiện nay, vai trò của nhóm ngày càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhưng thực tế làm sao cho nhóm làm việc đạt hiệu quả? Bên cạnh đó thì việc quản lý nhóm làm việc là rất khó. Nếu sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện chỉ mang tính hình thức, mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực hay đùn đẩy cho những người làm việc năng nổ, nhiệt tình...Nhưng thực tế cho thấy không phải giờ làm việc nhóm nào của trường cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là người quản lý chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Vì vậy, khi được học qua chuyên đề: “ Kỹ năng làm việc nhóm” trong chương trình bồi dưỡng lớp Cán bộ quản lý Giáo dục tại Cam Ranh, năm học 2018-2019, tôi rất tâm đắc và đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Phước Đông 1- TP Cam Ranh- Khánh Hòa” để nâng cao ... trưởng về kỹ năng làm việc nhóm . HT lên kế hoạch làm việc nhóm và chia sẽ những kinh nghiệm về kỹ năng làm việc nhóm cho các nhóm trưởng nắm bắt thông tin và có kỹ năng trong việc họp nhóm. Một số nhóm trưởng không đồng ý. Một số nhóm trưởng khác còn ngại ngần với kế hoạch mới vì chưa thực hiện theo cách mới nên không biết sẽ đạt hiệu quả như nào. HT căn cứ cơ sở pháp lý và thực tế để giải thích cho nhóm trưởng hiểu. Lên kế hoạch cụ thể cho các cuộc họp để khi thực hiện các nhóm trưởng thấy tự tin hơn, thực hiện tốt hơn. TÊN CÔNG VIỆC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO 3. Triển khai kế hoạch làm việc nhóm và hướng dẫn, chỉ đạo các nhóm làm việc đúng quy trình. Giúp GV hiểu rõ kế hoạch, mục tiêu công việc trong việc làm việc nhóm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tất cả các GV Thời gian: Tháng 10/2018 Phân công thành viên và thời gian phân phối phù hợp, cách thức tiến hành hợp lý. Kế hoạch của nhóm, phải được cả nhóm xây dựng và thống nhất thực hiện. Khi đã thống nhất, mọi người phải quyết tâm triển khai thực hiện. Có vấn đề phát sinh cần hội ý nhóm điều chỉnh và xử lí kịp thời. Việc thực hiện theo kế hoạch còn chậm trễ do GV còn tập trung vào hội thi “GV chủ nhiệm giỏi”, “Đồ dùng dạy học”,cấp trường, nên làm việc nhóm không đúng kế hoạch, chưa đảm bảo đúng quy trình. Phân phối các hội thi của trường đều trong năm, không nên tổ chức nhiều hội thi trong một tháng. 4.Tạo mối quan hệ tốt giữa các thành Tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ. Hiệu Trưởng, Phó Hiệu trưởng, Thời gian: Tháng 11/2018 Tạo sự gần gũi, thân mật, cởi mở, dân chủ trong các cuộc Một số GV chưa tham gia hợp tác Tìm hiểu nguyên nhân, động viên, trao đổi về TÊN CÔNG VIỆC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO viên trong nhóm tập thể giáo viên trong nhóm họp nhóm, các ngày lễ như: . 20/10; 20/11 vào công tác làm việc nhóm lợi ích và tầm quan trọng trong việc hợp tác làm việc nhóm 5. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm Tất cả các GV đều có kỹ năng Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng, tất cả các giáo viên Thời gian: Tháng 11/2018 Các GV nêu ý kiến đóng góp về những điểm mạnh, những điều cần khắc phục của các GV trong nhóm và các biện pháp khắc phục những hạn chế trên như: phương pháp giảng dạy, các hoạt động phong trào, giáo dục đạo đức cho HS,... đưa ra các hình thức họp hiệu quả, Đưa ra các hình thức họp chưa hiệu quả. Tiếp tục tìm hiểu các kiến thức trong hoạt động nhóm đạt hiệu quả. TÊN CÔNG VIỆC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. 6. Thường xuyên theo dõi và tạo được sự chủ động, sáng tạo, sự đồng thuận của GV trong quá trình làm việc nhóm Phát huy được năng lực của các GV qua các hội thi, các chuyên đề, thao giảng Hiệu Trưởng, Phó hiệu trưởng, các nhóm trưởng Thời gian: Tháng 12/2018 và thường xuyên Tạo cơ hội cho các GV phát huy năng lực thông qua ngày lễ: 20/10 GV sẽ chia nhóm để thi nấu ăn, chơi các trò chơi dân gian, viết sáng kiến kinh nghiệm, các chuyên đề, thao giảng. Một vài GV chưa chủ động tham gia mà Ban giám hiệu phải động viên, đôn đốc. HT và nhóm trưởng giúp GV thấy được lợi ích của việc làm việc nhóm vì tạo cho GV có nhiều thành tích tốt và có nhiều kiến thức mới như qua thi nấu ăn, chơi các trò chơi dân gian, viết sáng kiến kinh nghiệm, các chuyên đề, thao giảng. 7. Phối hợp với Nhằm nắm rõ Hiệu Trưởng, Thời gian: Tham dự họp nhóm với các Khi có Ban giám Cho GV thấy được sự bình TÊN CÔNG VIỆC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO Ban giám hiệu tham gia các buổi họp nhóm của GV hơn các hoạt động của nhóm, nắm bắt kịp thời các thông tin của nhóm. Phó hiệu trưởng, các nhóm trưởng Tháng 12/2018 và thường xuyên tổ khối để các tổ khối sơ kết đúng hướng, đảm bảo đầy đủ các công việc đã làm. Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của GV để điều chỉnh, rút kinh nghiệm. hiệu họp chung, một số GV còn e ngại, chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến. đẳng, dân chủ, sự chia sẻ trách nhiệm và hợp tác giữa Ban giám hiệu và GV giúp họ tự tin nêu ý tưởng của mình. 8. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhóm Phân loại được quá trình hoạt động của các nhóm, quan sát nhóm có thực hiện đúng quy trình, đảm bảo được yêu cầu và Hiệu Trưởng, Phó hiệu trưởng, các nhóm trưởng Thời gian: Tháng 1/2019 và thường xuyên Kiểm tra kế hoạch họp nhóm của nhóm trưởng, kiểm tra giám sát nhằm kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc, điều chỉnh kịp thời, Việc kiểm tra chưa thường xuyên do bận nhiều công việc của chuyên môn. Sắp xếp thời gian hợp lý và kiểm tra thường xuyên TÊN CÔNG VIỆC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO nội dung đè ra. tránh nhận thức mơ hồ. 9. Đánh giá lại kết quả nâng cao kỹ năng làm việc nhóm Để rút ra kinh nghiệm và cải tiến chất lượng thảo luận, tăng hiệu quả điều hành và xem xét kết quả làm việc nhóm . Hiệu Trưởng và các nhóm trưởng Thời gian: Tháng 01/2019 Đưa ra những phương án mới cho kỹ năng làm việc nhóm dạt hiệu quả cao hơn. Đánh giá lại quá trình làm việc nhóm để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của trường Kết quả làm việc nhóm đưa ra chưa sát thực còn tình cảm, vị nể. Cố gắng thực hiện theo đúng nguyên tắc nhưng đảm bảo tính hài hòa và hợp lý. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết cho mọi người giáo viên và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của toàn trường. Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và đổi mới cách thức làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên. Như vậy, kỹ năng làm việc nhóm nghĩa là những cách thức khiến nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy mỗi thành viên cần phải luyện cho mình những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong quá trình thảo luận, đưa ra vấn đề để các thành viên trong nhóm giải quyết, thì trưởng nhóm luôn là người phải chủ động và hướng các thành viên của mình vào những điều quan trọng nhất, những điểm nhấn cần lưu ý để có sự tập trung. Như vậy sẽ tạo nên thành công trong công việc. Ngoài việc chủ động của nhóm trưởng, thì yếu tố tạo nên thành công không thể không nói đến vai trò của các thành viên trong nhóm. Như, các thành viên trong nhóm phải luôn tích cực trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra sao cho đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của nhau. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. Giúp đỡ nhau và biết chia sẻ kinh nghiệm của mình cho cả nhóm, đồng thời mỗi thành viên phải đóng góp trí lực của mình, qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của nhóm, các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Chỉ có sự cân bằng giữa thành viên đã có kinh nghiệm và thành viên chưa có nhiều kinh nghiệm để cùng nhau thực hiện kế hoạch đề ra mới đem lại hiệu quả hoạt động của nhóm. Các giáo viên cần thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và đổi mới cách thức thực hiện, sao cho sát với từng vấn đề để mang lại hiệu quả cao nhất mà phương pháp làm việc nhóm mang lại. Để phương pháp làm việc nhóm có hiệu quả và thành công thì các thành viên trong nhóm phải hiểu mục tiêu của nhóm, phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có sự tin tưởng vào nhau. Vì vậy, để phương pháp làm việc nhóm mang lại hiệu quả cao, các giáo viên trong nhà trường cũng cần phải dành thời gian đầu tư cho việc tự nghiên cứu tài liệu về hoạt động nhóm và kỹ năng làm việc nhóm. 4.2. Kiến nghị: * Đối với Sở GD&ĐT: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn và đặc biệt là về hoạt động nhóm để giáo viên và cán bộ quản lý có cơ hội học tập và rèn luyện. * Đối với Phòng GD&ĐT: Đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu cho các trường tiểu học trong thành phố. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý. Cần lựa chọn những chuyên đề thiết thực cho giáo viên học tập. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho giáo viên làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiều học. 2.Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông. Trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 3.Th.S Hoàng Minh Phú. Chuyên đề 18: Kỹ năng làm việc nhóm trong trường phổ thông. Trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 4.Các báo cáo tham khảo kinh nghiệm, chuyên đề của đồng nghiệp. 5.Thực tế trường Tiểu học Cam Phước Đông 1, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.
File đính kèm:
- tieu_luan_nang_cao_ky_nang_lam_viec_nhom_cho_doi_ngu_giao_vi.pdf