Tiểu luận Môi trường quản trị

TỔNG QUAN

Các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức tạo nên văn hóa và

môi trường của tổ chức đó. Khi một nhà quản trị thực hiện các chức năng của

mình đều phải dựa rất nhiều vào những yếu tố này. Điều đó có nghĩa là văn hóa

và môi trường của tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt đến hoạt động quản trị.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố trên ở tầm vi mô cũng như vĩ mô giúp

các nhà quản trị có được cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định chính xác cho tổ

chức của mình. Cho nên, đây là đề tài rất thiết thực và tạo được sự hấp dẫn đối

với các nhà nghiên cứu về quản trị học.

Chúng ta có thể tham khảo bài viết Môi trường doanh nghiệp trên trang

Wikipedia có nội dung liên quan đến đề tài này. Bài viết đã đề cập và phân tích

các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường tổ chức và sự tác động của nó

đến hoạt động quản trị. Điểm mới so với chương Văn hóa của tổ chức và môi

trường (Quản trị học – TS. Nguyễn Thị Liên Diệp) là ở chỗ bài viết đã đề cập

đến cơ sở hạ tầng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị. Tuy

nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố bên ngoài môi trường,

chưa phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

Đến với bài viết của Ls. Nguyễn Văn Nhân, 5 yếu tố cấu thành văn hóa

doanh nghiệp, đã cho chúng ta thấy được các yếu tố bên trong doanh nghiệp đã

ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Tác giả đã đưa ra, phân

tích các chuẩn mực, quy ước chưa thành văn cấu thành nên văn hóa trong tổ

chức, đồng thời chúng ta cũng thấy được những nhận xét dựa trên kinh nghiệm

về sự tham gia và chất lượng của ban lãnh đạo, nhân viên đến hoạt động quản

trị tổ chức. Ưu điểm của bài viết là ở chỗ dựa trên kinh nghiệm thực tế để phân

tích vấn đề. Tuy nhiên, bài viết lại đứng ở góc độ hẹp để quan sát và đưa ra

nhận xét chủ quan. Chưa khái quát hóa được vấn đề cần bàn như trong cuốn

sách Quản trị học của TS. Nguyễn Thị Liên Diệp.

Đi sâu vào phân tích vi mô hơn, bài viết “ Ảnh hưởng của văn hóa tới

việc ra quyết định”, đã đưa ra một yếu tố bên ngoài cụ thể, đó là yếu tố văn hóa

xã hội, để bàn luận và phân tích. Bài viết đã nêu lên tầm quan trọng lớn của yếu

tố này tới hoạt động quản trị. Theo đó, tác giả cũng đưa ra các giá trị của vănhóa xã hội mang lại cho một tổ chức. Tác giả đã đem đến cho người đọc những

hiểu biết sâu hơn về tầm ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến một doanh nghiệp

cũng như hoạt động quản trị doanh nghiệp đó. Nhưng bài viết lại dựa trên kinh

nghiệm bản thân nhiều hơn là các dẫn chứng khoa học.

Nhìn chung, những bài viết trên đây đều có những ưu khuyết điểm

riêng. Tuy nhiên, tất cả đều nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong

và ngoài môi trường tổ chức đến hoạt động quản trị ở góc độ vi mô cũng như vĩ

mô.

pdf 33 trang chauphong 20/08/2022 26780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Môi trường quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Môi trường quản trị

Tiểu luận Môi trường quản trị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II 
 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC 
ĐỀ TÀI: 
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ 
 NHÓM: UP AND DOWN 
 LỚP : K48B 
 GVHD : TS PHẠM HÙNG CƯỜNG 
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 2 năm 2011 
LỜI MỞ ĐẦU 
TỔNG QUAN 
Các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức tạo nên văn hóa và 
môi trường của tổ chức đó. Khi một nhà quản trị thực hiện các chức năng của 
mình đều phải dựa rất nhiều vào những yếu tố này. Điều đó có nghĩa là văn hóa 
và môi trường của tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt đến hoạt động quản trị. 
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố trên ở tầm vi mô cũng như vĩ mô giúp 
các nhà quản trị có được cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định chính xác cho tổ 
chức của mình. Cho nên, đây là đề tài rất thiết thực và tạo được sự hấp dẫn đối 
với các nhà nghiên cứu về quản trị học. 
Chúng ta có thể tham khảo bài viết Môi trường doanh nghiệp trên trang 
Wikipedia có nội dung liên quan đến đề tài này. Bài viết đã đề cập và phân tích 
các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường tổ chức và sự tác động của nó 
đến hoạt động quản trị. Điểm mới so với chương Văn hóa của tổ chức và môi 
trường (Quản trị học – TS. Nguyễn Thị Liên Diệp) là ở chỗ bài viết đã đề cập 
đến cơ sở hạ tầng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị. Tuy 
nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố bên ngoài môi trường, 
chưa phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 
Đến với bài viết của Ls. Nguyễn Văn Nhân, 5 yếu tố cấu thành văn hóa 
doanh nghiệp, đã cho chúng ta thấy được các yếu tố bên trong doanh nghiệp đã 
ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Tác giả đã đưa ra, phân 
tích các chuẩn mực, quy ước chưa thành văn cấu thành nên văn hóa trong tổ 
chức, đồng thời chúng ta cũng thấy được những nhận xét dựa trên kinh nghiệm 
về sự tham gia và chất lượng của ban lãnh đạo, nhân viên đến hoạt động quản 
trị tổ chức. Ưu điểm của bài viết là ở chỗ dựa trên kinh nghiệm thực tế để phân 
tích vấn đề. Tuy nhiên, bài viết lại đứng ở góc độ hẹp để quan sát và đưa ra 
nhận xét chủ quan. Chưa khái quát hóa được vấn đề cần bàn như trong cuốn 
sách Quản trị học của TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. 
Đi sâu vào phân tích vi mô hơn, bài viết “ Ảnh hưởng của văn hóa tới 
việc ra quyết định”, đã đưa ra một yếu tố bên ngoài cụ thể, đó là yếu tố văn hóa 
xã hội, để bàn luận và phân tích. Bài viết đã nêu lên tầm quan trọng lớn của yếu 
tố này tới hoạt động quản trị. Theo đó, tác giả cũng đưa ra các giá trị của văn 
hóa xã hội mang lại cho một tổ chức. Tác giả đã đem đến cho người đọc những 
hiểu biết sâu hơn về tầm ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến một doanh nghiệp 
cũng như hoạt động quản trị doanh nghiệp đó. Nhưng bài viết lại dựa trên kinh 
nghiệm bản thân nhiều hơn là các dẫn chứng khoa học. 
Nhìn chung, những bài viết trên đây đều có những ưu khuyết điểm 
riêng. Tuy nhiên, tất cả đều nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong 
và ngoài môi trường tổ chức đến hoạt động quản trị ở góc độ vi mô cũng như vĩ 
mô. 
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Là một nhà quản trị, khi ra quyết định và phương án hành động cho một 
kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết là bạn phải đặt ra và 
trả lời đựơc những câu hỏi khảo sát. Đơn cử: Xuất khẩu mặt hàng nào? Thị 
trường xuất khẩu là đâu? Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Đối thủ cạnh 
tranh như thế nào?..... 
Có thể nói, không có một thước đo nào là chuẩn mực nhất cho những 
câu hỏi trên. Và những căn cứ ra quyết định và điều hành của nhà quản trị cũng 
vậy. 
Nếu xét trên quan điểm quyền hạn tuyệt đối, nhà quản trị chính là người 
trực tiếp chịu trách nhiệm đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả tất 
yếu, nếu điều hành thành công ( lợi nhuận của doanh nghiệp tăng), nhà quản trị 
sẽ được đãi ngộ và khen thưởng xứng đáng hoặc sẽ bị cắt chức, sa thải nếu như 
thất bại. 
Vậy nên, yêu cầu đặt ra là năng lực của nhà quản trị. Thực chất, năng 
lực ở đây chính là “tính cách riêng” của doanh nghiệp (sự đổi mới, sự ổn 
định). Đó là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin ảnh hưởng mạnh đến nhận 
thức, cách ứng xử và giải quyết vấn đề của nhà quản trị. Để đơn giản, xin đơn 
cử hãng Sony, với phương châm luôn luôn phát triển những sản phẩm mới, 
hãng tập trung chủ yếu vào việc làm mới sản phẩm, khuyến khích khen thưởng 
nhân viên có những ý tưởng đổi mới. 
Nhưng giả định có một tình huống bất ngờ xảy ra (kinh tế, chính trị, đối 
thủ cạnh tranh). Chẳng hạn, khi các ngân hàng lớn đồng loạt tăng thêm 1% 
lãi suất cho vay đối với các khoản vay thương mại, lúc này doanh nghiệp bạn 
buộc phải xem lại kế hoạch tài chính cũng như những dự án đầu tư kinh doanh 
trong tương lai của mình. Hãy đặt bạn vào vị trí của nhà quản trị, bạn tập trung 
vào phát triển một nền văn hoá để đón tiếp khách du lịch. Sau đó,một sự kiện 
thế giới (như vụ ngày 11 tháng 9 năm 2001) xảy ra. Thay vì đón tiếp khách du 
lịch, bạn được giao nhiệm vụ cho nhân viên tạm nghỉ việc vì doanh thu giảm 
50%. 
Vậy, câu hỏi đặt ra là yếu tố nào tác động đến thành công của nhà quản 
trị? Sau khi nghiên cứu chương “VĂN HOÁ TỔ CHỨC VÀ MÔI TRƯỜNG: 
NHỮNG RÀNG BUỘC ”, chúng ta sẽ có được những nhận định cho riêng 
mình. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
Nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức về văn hóa của tổ chức và môi trường. 
Phân tích sự tác động của yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường đến 
việc ra quyết định của các nhà quản trị. 
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Đối tượng nghiên cứu ở đây là các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường 
doanh nghiệp bao gồm: yếu tố môi trường bên trong là văn hóa doanh nghiệp 
và yếu tố môi trường bên ngoài là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. 
PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tìm, đọc, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như 
sách, internet, giáo trình, 
Quan sát thực tế, nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng kinh tế trong 
cuộc sống, từ đó rút ra nhận xét. 
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ 
A – MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 
I. Văn hóa doanh nghiệp: 
1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp: 
Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức, nó không đơn thuần 
là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hoá 
doanh nghiệp cũng không phải chỉ là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được 
treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý 
tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm 
tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành 
viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với 
“Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?” Hiện có trên 300 định nghĩa 
khác nhau về văn hoá. Có nhà nghiên cứu sau một thời gian dài nghiên cứu thì 
đưa ra kết luận: Ngay cả định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp cũng phụ thuộc 
vào văn hoá. Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề khá mới mẻ nhưng có một khái 
niệm chung mà mọi người đều chấp nhận: đây là một vấn đề nan giải. Có một 
số định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau: 
 + Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với 
các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.) 
+ Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ 
biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & 
Walters, M.) 
+ Nếu ta so sánh doanh nghiệp như một máy vi tính thì Văn hóa doanh 
nghiệp là hệ điều hành, cái mà ta không nhìn thấy nhưng lại quyết định toàn bộ 
hoạt động của hệ thống. 
Nhìn chung, ta có thể đưa ra khái niệm: Văn hoá doanh nghiệp là hệ 
thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực giải quyết vấn đề được xây dựng trong 
quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, và được thể hiện trong các 
hình thái vật chất và hành vi của các thành viên. Văn hóa doanh nghiệp được 
thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết đến qua cái nhìn đầu tiên 
đến tiềm thức sâu của tập thể mà sống cùng một thời gian dài ta mới hình dung 
ra được. Có hai cách nhận biết về văn hóa doanh nhiệp, một cách xem doanh 
nghiệp như một thực thể và mô tả cái nó là, cách thứ hai là xem nó hoạt động 
như thế nào, phong cách làm việc, ứng xử ra sao. 
 - Văn hóa doanh nghiệp như một thực thể: 
+ Phần nổi có thể nhìn thấy: 
Thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, 
phim... hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoặc ngôn ngữ: truyện 
cười, truyền thuyết, khẩu hiệu... hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ 
nghi, liên hoan... hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình... 
+ Các giá trị được thể hiện: 
Giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì mình nghĩ là phải 
làm, xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Ví dụ, có doanh nghiệp cho 
tính sáng tạo là giá trị cao nhất, có doanh nghiệp lại cho tình yêu thương là 
quan trọng hơn cả Giá trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá 
trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo lịch sử, có thể do rèn luyện có 
chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo 
mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp ứng với tình hình mới và phải xây 
dựng từng bước trong thời gian dài. 
+ Các ngầm định nền tảng: 
Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đã ăn sâu trong tiềm 
thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này được coi là 
đương nhiên là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Ví dụ 
ngầm định nền tảng của Công ty Tâm Việt là tình yêu thương. 
Như vậy những giá trị, đặc biệt là ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng 
nó lại là nền tảng cho mỗi hành động. Tiêu biểu là Tập đoàn Tài chính - Bảo 
hiểm Bảo Việt, điều này hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh 
doanh dịch vụ như vậy, bởi khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm chính là mua 
hình ảnh mà công ty tạo ra đối với sản phẩm vô hình này 
Với bề dày 43 năm hình thành và phát triển, Bảo Việt đã tạo dựng được 
một nền văn hóa doanh nghiệp riêng. Ở đó, mỗi cá nhân được làm việc trong 
môi trường thân thiện, giúp phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân. 5.000 cán 
bộ, nhân viên Bảo Việt đoàn kết, lao động sáng tạo hướng tới mục tiêu đưa Bảo 
Việt thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu ở Việt Nam với một triết 
lý kinh doanh thông suốt trong toàn hệ thống: “Phục vụ khách hàng tốt nhất để 
phát triển”. Cán bộ, nhân viên Bảo Việt luôn tự hào với những thành quả đạt 
được, với các danh hiệu, phần thưởng cao quý, với một lịch sử tiên phong trong 
nhiều lĩnh vực kinh doanh: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, chứng 
khoán Những hoạt động văn hóa, hoạt động từ thiện, cứu trợ mà Bảo Việt đã 
chia sẻ với đối tác, khách hàng, cộng đồng trong suốt những năm qua đã giúp 
khơi dậy tình đoàn kết, những giá trị nhân văn truyền thống trong mỗi con 
người 
2. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu: 
a) Văn hoá doanh nghiệp mạnh: 
 - Thế nào là văn hoá doanh nghiệp mạnh? 
 Văn hoá doanh nghiệp mạnh là văn hoá doanh nghiệp có sự thống nhấ ... ng 93 trong báo cáo 
2010).Theo đó, những cải thiện trong đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh 
nghiệp, cấp phép xây dựng và cung cấp thông tin tín dụng giúp Việt Nam giành 
được vị trí trong tốp 10 nền kinh tế cải cách tốt nhất, tạo điều kinh doanh thuận 
lợi trong giai đoạn 2009-2010. Theo WB, Việt Nam tạo thuận lợi cho việc 
thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một cửa, kết hợp thủ tục 
chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin 
giấy phép khắc dấu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với nhà và chuyển thẩm 
quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà từ cơ quan chính quyền địa phương sang 
Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi 
hơn. Ngoài ra, hệ thống thông tin tín dụng cũng được cải thiện, cho phép người 
đi vay được kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và được quyền sửa chữa các thông 
tin sai lệch. 
 3. Môi trường công nghệ: 
Chúng ta đã biết công nghệ là một quá trình chuyển hóa làm biến đổi 
đầu vào của tổ chức thành đầu ra. Vì vậy, công nghệ là những tri thức, công cụ, 
kỹ thuật và hoạt động được sử dụng để chuyển đổi những ý tưởng, thông tin và 
nguyên liệu thành hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Công nghệ có thể chỉ đơn 
giản như cách pha một tách cà phê trong nhà hàng hay phức tạp như việc chế 
tạo chiếc tàu Vũ trụ PathFinder trên Sao Hỏa. 
Khía cạnh công nghệ của việc nghiên cứu môi trường bao gồm những 
thành tựu về khoa học và công nghệ trong ngành cụ thể cũng như ở phạm vi xã 
hội rộng hơn. 
+ Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên 
nhanh chóng - Bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông. 
+ Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên liệu vật liệu mới với những 
tính năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây. 
+ Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong 
tất cả các khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản lý ngày càng cao hơn. 
+ Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền 
hơn dẫn tới không gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn. 
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong 
môi trường tổ chức, đặt nền tảng cho hiện tại và tạo ra sự bứt phá trong tương 
lai. Công nghệ mới là điều kiện cơ bản tạo nên sự phát triển cho tổ chức, đặc 
biệt là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao đồng thời tạo cơ hội cho tổ chức 
xem xét lại mục đích và phương thức hoạt động của mình. . 
a) Vai trò cuả công nghệ đối với chiến lược kinh doanh của tổ chức: 
Trong những năm 70, cứ 2 đồng hồ được bán ra thì có 1 cái mang nhãn 
hiệu Timex. Đến những năm 90, thị phần của công ty này đã sụt giảm 5% và 
hiện nay các nhãn hiệu đồng hồ như Seiko, Citizen, Pulsar, Accutron và 
Swatch đang chiếm ưu thế trên thị trường. Tại sao lại xảy ra tình trạng này. 
Nguyên nhân là do Timex đã không nắm bắt xu thế phát triển của công nghệ là 
cần chuyển hướng từ cơ khí hóa sang điện tử. Timex vẫn tiếp tục sản xuất đồng 
hồ dựa trên công nghệ cũ kỹ do đó không đáp ứng được nhu cầu của khách 
hàng. Những tiến bộ trong ngành hóa tinh thể và sản xuất diot bán dẫn đã khiến 
cho công nghệ mà Timex sử dụng trở nên lạc hậu hơn bao giờ hết. Đồng hồ 
điện tử tràn ngập khắp mọi nơi và giá của một chiếc đồng hồ giảm đến mức giờ 
đây ai cũng có thể sắm cho mình một chiếc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến 
việc Timex mất dần đi thị trường của mình. Tương tự như vậy, trong ngành sản 
xuất ô tô hiện nay, động cơ được chế tạo từ các nguồn vật liệu mới như gốm 
(ceramic) và sự thay đổi của hệ thống năng lượng hứa hẹn khả năng hoạt động 
hiệu quả và công suất cao hơn của động cơ đốt trong. 
b) Vai trò của khoa học công nghệ đối với quá trình sản xuất: 
Tiến bộ của công nghệ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình thiết kế, tiết 
kiệm thời gian trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm mới ra thị trường. 
Cách sử dụng máy vi tính và phân tích thống kê trong sản xuất cũng làm gia 
tăng chất lượng sản phẩm. Khi máy móc và quá trình xử lý được hợp nhất với 
nhau thông qua phương pháp cơ sở dữ liệu và sử dụng lịch trình chung sẽ giúp 
đơn giản hóa những thủ tục và hạn chế những sai sót thường thấy của con 
người. Có lẽ sự đóng góp lớn nhất của khoa học công nghệ chính là sự tác động 
của nó đến quá trình tiêu dùng của con người bởi vì máy vi tính có khả năng 
sản xuất hàng loạt bằng cách sử dụng các mẫu thiết kế và thiết bị sản xuất 
giống nhau nhưng vẫn đảm bảo tính khác biệt trong nhu cầu của khách hàng. 
Chẳng hạn, Levi Strauss đã thành công khi sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ 
thiết kế giúp tạo ra những bộ trang phục da và Jean thời trang. Phần mềm thiết 
kế này giúp Levi Strauss có thể đo lường những đường cong của cơ thể và tùy 
theo chiều cao, cân nặng và yêu cầu đặc biệt của khách hàng để tạo ra những 
bộ trang phục vừa vặn nhất trong thời gian ngắn nhất. Do khả năng cập nhật và 
phân tích những khuynh hướng thời trang về màu sắc, kiểu dáng, hệ thống 
phần mềm sẽ hỗ trợ cho quá trình may vá và hoàn tất sản phẩm một cách linh 
hoạt. Hiện nay hầu hết các cửa hàng của Levi Strauss thường xuyên cập nhật từ 
80 - 100 mẫu thiết kế mới và trong tương lai gần, ban quản trị của tập đoàn hy 
vọng bản danh sách này sẽ kéo dài thêm khoảng từ 400 – 500 mẫu khác nhau. 
c) Vai trò của công nghệ trong quá trình phân phối sản phẩm: 
Vào cuối thập niên 90, có lẽ sự thay đổi to lớn nhất trong quá trình phân 
phối là sự hiện diện của mạng Internet toàn cầu cung cấp những đơn đặt hàng, 
phân phối và bán sản phẩm ngay trên mạng. Khi Jeff Bezos sáng lập ra 
Amazon.com thì lập tức Internet đã trở thành mối đe dọa đối với những nhà 
bán lẻ truyền thống như Barner và Noble & Borders. Mua sắm trên Internet 
đang dần dần thay thế cho cách mua sắm truyền thống ở các cửa hàng bán lẻ. 
Sự phát triển của xa lộ thông tin tiêu biểu cho những thay đổi tột bậc trong 
công nghệ của tất cả các công ty, tập đoàn. Công nghệ sản xuất động cơ dựa 
vào máy vi tính tạo nên một nền sản xuất mới. Siêu xa lộ thông tin có khả năng 
thay đổi cách thức giao tiếp cơ bản của con người tại gia đình và công sở. Hãy 
xem xét hệ thống quản lý hàng hoá quốc tế của Seal và các hãng vận chuyển 
hàng hoá. Hệ thống này giúp các chủ tàu có thể kiểm soát lượng hàng hoá, địa 
điểm giao nhận và các điều kiện liên quan. Khi hàng hoá còn ở trên dất liền, hệ 
thống này sẽ gởi đi các thông báo đến chủ tàu. Sau khi hàng hoá lên tàu, sóng 
radio và điện thoại hay vệ tinh lien lạc sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm 
soát. Không chỉ là một công cụ thông minh, hệ thống này còn giúp tiết kiệm chi 
phí do các khoản chi phí phát sinh từ việc mất cắp hàng hoá chiếm tỷ lệ lớn 
trong tổng chi phí của chủ tàu. 
 4. Môi trường văn hóa xã hội: 
Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành 
kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Vì vậy, mỗi 
doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các 
cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. 
Các nhà quản trị phải linh hoạt đáp ứng những mong đợi không ngừng 
thay đổi của xã hội tại những nơi doanh nghiệp hoạt động. Vì các giá trị xã hội, 
phong tục, thị hiếu không ngừng thay đổi nên các nhà quản trị phải thích ứng 
kịp thời. 
Ví dụ, khi người lao động bắt đầu muốn dành nhiều thời gian hơn cho 
đời sống riêng tư, doanh nghiệp phải điều chỉnh bằng việc áp dụng chế độ làm 
việc cho người có gia đình, thời gian làm việc và sắp xếp các công việc linh 
hoạt hơn, và thậm chí cho nhân viên được chăm sóc con cái tại chỗ làm việc. 
Các yếu tố xã hội khác còn ảnh hưởng như mối đe dọa về tội phạm và bạo lực, 
việc đánh bài và chơi trò chơi trong giờ làm việc, sự đòi hỏi nhiều hơn của 
nhân viên về các hoạt động tinh thần, lối sống lành mạnh, và sự chấp nhận 
công nghệ trong đời sống. Mỗi xu hướng trên đều có thể tạo ra những ràng 
buộc đối với các quyết định và hành động của nhà quản trị. Nếu một doanh 
nghiệp hoạt động ở nhiều quốc gia khác, các nhà quản trị cần quen với các giá 
trị văn hóa của những quốc gia đó và quản lí theo những phương pháp trong đó 
nhận biết và tuân theo những quan niệm văn hóa xã hội đó. 
Kết luận 
 Môi trường quản trị sẽ luôn theo sát từng bước chân trên hành trình đấu 
tranh để sinh tồn và phát triển trên thương trường của doanh nghiệp. Chúng 
luôn tác động thậm chí làm thay đổi tới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Bởi 
vậy, từng thành tố trong môi trường quản trị là nền tảng cho người lãnh đạo 
doanh nghiệp đưa ra chiến lược, mục tiêu cho công ty của mình cả trong ngắn 
hạn lẫn dài hạn. Trong môi trường quản trị có những yếu tố nhà quản trị có thể 
tác động, điều chỉnh như nhân sự, tài chính, văn hóa doanh nghiệp, nhưng 
cũng có những thể chế, lực lượng doanh nghiệp khó hoặc không thể kiểm soát 
mà chỉ có thể chấp nhận như chính sách pháp luật, điều kiện tự nhiên, văn hóa-
xã hội của chính quốc gia, đó. Và chỉ cần nhà quản trị nhận thức sai lầm 
hoặc không đầy đủ hoặc có sự xây dựng, tác động không phù hợp với một 
trong những yếu tố của môi trường quản trị thì đều đem lại hậu quả không tốt 
cản trở cho bước tiến của doanh nghiệp. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng 
như vậy của môi trường quản trị nên người doanh nhân phải luôn theo sát từng 
diễn biến, ảnh hưởng, thay đổi của mọi nhân tố trong môi trường quản trị để có 
thể vạch ra những bước đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Link tham khảo: 
_nghi%E1%BB%87p 
t%E1%BB%91-c%E1%BA%A5u-thanh-van-hoa-doanh-nghi%E1%BB%87p/ 
Nghiep/Anh_huong_cua_van_hoa_toi_viec_ra_quyet_dinh/ 
ien-thuc-co-ban-ve-van-hoa-doanh-nghiep&catid=66:vanhoadoanhnhan 
34&lang=VN 
2010.html 
9402.html 
sng-con-ca-cong-ty.html 
Nghip 
Euro-Auto/61003266/376/ 
Sách tham khảo: 
Giáo trình Quản trị học- Stephen P. Robbins, Marry Coulter, Rolf Bergman, 
Ian Stagg 
Báo cáo “Doing Business 2011: Making a Difference for Entrepreneurs” 
Nguyên Lý 80/20 - Bí Quyết Làm Ít Được Nhiều 
PHỤ LỤC 
BẢNG PHÂN CÔNG 
Các phần của bài tiểu luận Người thực hiện 
- Tổng quan 
- Mục tiêu nghiên cứu 
Lê Thị Nhân Yên 
(MSSV: 401) 
- Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đối 
với hoạt động quản trị 
Nguyễn Thị Phương Thảo 
(MSSV: 277) 
- Văn hóa mạnh 
- Kết luận 
- Môi trường vi mô – Khách hàng 
- Tổng hợp bài hoàn chỉnh 
- Trang bìa 
Lê Hồng Thy 
(MSSV: 290) 
- Môi trường vi mô – Nhà cung cấp 
- Bảng phân công công việc 
Võ Trần Thảo Tiên 
(MSSV: 292) 
- Môi trường vi mô – Đối thủ cạnh tranh 
- Lý do chọn đề tài 
Hà Lê Mỹ Quỳnh 
(MSSV: 266) 
- Môi trường vi mô – Nhóm tạo sức ép 
- Văn hóa yếu 
Hồ Thị Tuyết Nhung 
(MSSV: 258 
- Môi trường vĩ mô – Kinh tế 
- Phương pháp nghiên cứu 
Nguyễn Thị Phương Thảo 
(MSSV: 280) 
- Môi trường vĩ mô – Chính trị, pháp luật 
- Mục lục 
Trịnh Thị Thắm 
(MSSV:269) 
- Môi trường vĩ mô – Công nghệ 
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
Phạm Trần Nhật Thảo 
(MSSV: 282) 
- Môi trường vĩ mô – Văn hóa xã hội 
- Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 
Nguyễn Ngọc Minh Thảo 
(MSSV: 281) 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_moi_truong_quan_tri.pdf