Tiểu luận Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất ở trường Tiểu học An Linh - Huyện Phú Giáo - Tỉnh Bình Dương - Năm học 2017-2018
(Bản scan)
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN 1.Lí do pháp lý
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế;
Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Điều lệ Ban đại diện Cha mẹ học sinh;
Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Công văn số 938 của văn phòng Chính phủ về việc xây dựng đề án đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 20112015.
2. Lí do về lý luận
Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học, đề cao việc học và chăm lo cho việc học. Ngày nay, giáo dục càng được coi trọng vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu”. Để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề của giáo dục như: Sự bùng nổ về giáo dục với sự gia tăng nhanh chóng sĩ số học sinh, số lượng trường lớp, số lượng giáo viên, ... Nền kinh tế tri thức, ảnh hưởng của toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dục. Mặt khác nhân dân ta cũng ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và lợi ích của mỗi cá nhân. Nhu cầu được học và học được ngày càng tăng và đòi hỏi phải được giải quyết.
Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính Xã hội của Giáo dục, gắn Nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy vai trò và tạo điều kiện cho Giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi mọi tiêm năng, huy động mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển Giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan cần nghiên cứu vận dụng trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào, giáo dục vẫn luôn là vấn đề trọng tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi con người và của cả xã hội. Thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi cấp bách là phải cải cách giáo dục ; và chính cũng từ đó xã hội hóa giáo dục được xem là một trong những giải pháp quan trọng, tích cực nhất để đảm bảo cho sự thành công của cải cách giáo dục,
File đính kèm:
- tieu_luan_hieu_truong_voi_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_de_ta.pdf