Tiểu luận Hiệu trưởng phối hợp với cha mẹ học sinh, việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại học đường tại trường Tiểu học Hồ Hảo Hớn - Năm học 2017-2018
(Bản scan)
Bộ LĐ-TBXH có công văn số 995/LĐTBXH - năm 2015 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Theo đánh giá của Bộ LĐ-TBXH, trong thời gian vừa qua, các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp, nghiêm trọng. Tại một số địa phương, việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ, gia đình có trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, bị bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng chưa được triển khai kịp thời; việc tiếp nhận, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em chưa được ưu tiên, thậm chỉ kéo dài, khiến các gia đình lo lắng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chủ tịch nước và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, nhắc nhở đối với từng vụ việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan.
Luật Giáo dục 2005, Điều 93 đến Điều 98, chương VI đã quy định trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội đối với công tác giáo dục thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của sự phối hợp ba môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội. Sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội nếu được thực hiện một cách đồng | bộ thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên, ngược lại sẽ cản trở hoặc làm chậm đi quá trình phát triển giáo dục và đào tạo.
Căn cứ vào kế hoạch năm học 2017-2018 của trường Tiểu học Hồ Hảo Hớn về việc phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại học đường cho trẻ.
File đính kèm:
- tieu_luan_hieu_truong_phoi_hop_voi_cha_me_hoc_sinh_viec_giao.pdf