Tiểu luận Hậu quả của việc không đăng ký khai sinh, trách nhiệm thuộc về ai

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương hướng hoạt động cơ bản của

Nhà Nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà Nước trong các giai

đoạn phát triển cụ thể. Sự hình thành Nhà Nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của dân, do dân nhân và vì nhân dân, và sự phát triển dân chủ văn minh theo

hướng dân chủ hoá văn minh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì pháp luật ngày

càng đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hộị, tạo hành lang phát triển

kinh tế, văn hoá cho đất nước, cũng như từng địa phương, cộng đồng gia đình.

Hệ thống chính trị nước ta có mục tiêu hoạt động tương đối thống nhất, có

sự thống nhất về lợi ích lâu dài. Tính thống nhất về lợi ích và mục tiêu cuả hệ

thống chính trị Việt Nam vì thế trong hệ thống chính trị của nước ta, cấp cơ sở

có một vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách,

pháp luật, nơi quan hệ giữa người dân và Nhà nước được thể hiện một cách trực

diện, đa dạng, phong phú.

Trong xã hội ta, gia đình có vị trí, vai trò quan trọng, là môi trường bảo

tồn văn hoá truyền thống, giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con người,

đồng thời giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần

chuẩn bị hành trang hoà nhập vào cộng động xã hội.

Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng phát sinh trong quá trình phát

triển của loài người. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, hôn nhân và gia

đình chịu sự tác động có tính quyết định của các điều kiện kinh tế, xã hội. Lịch

sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát sinh, thay đổi

những hình thái hôn nhân và gia đình. Đặc biệt từ khi xuất hiện Nhà nước, sự

liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự kiện pháp lý làm

phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật.

Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà còn mang

ý chí của Nhà nước.

pdf 22 trang chauphong 9341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Hậu quả của việc không đăng ký khai sinh, trách nhiệm thuộc về ai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Hậu quả của việc không đăng ký khai sinh, trách nhiệm thuộc về ai

Tiểu luận Hậu quả của việc không đăng ký khai sinh, trách nhiệm thuộc về ai
 =1= 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG  
TIỂU LUẬN 
Hậu quả của việc không đăng ký khai sinh, trách nhiệm thuộc về ai 
Đặt vấn đề 
 =2= 
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương hướng hoạt động cơ bản của 
Nhà Nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà Nước trong các giai 
đoạn phát triển cụ thể. Sự hình thành Nhà Nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
của dân, do dân nhân và vì nhân dân, và sự phát triển dân chủ văn minh theo 
hướng dân chủ hoá văn minh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì pháp luật ngày 
càng đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hộị, tạo hành lang phát triển 
kinh tế, văn hoá cho đất nước, cũng như từng địa phương, cộng đồng gia đình. 
 Hệ thống chính trị nước ta có mục tiêu hoạt động tương đối thống nhất, có 
sự thống nhất về lợi ích lâu dài. Tính thống nhất về lợi ích và mục tiêu cuả hệ 
thống chính trị Việt Nam vì thế trong hệ thống chính trị của nước ta, cấp cơ sở 
có một vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách, 
pháp luật, nơi quan hệ giữa người dân và Nhà nước được thể hiện một cách trực 
diện, đa dạng, phong phú. 
 Trong xã hội ta, gia đình có vị trí, vai trò quan trọng, là môi trường bảo 
tồn văn hoá truyền thống, giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con người, 
đồng thời giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần 
chuẩn bị hành trang hoà nhập vào cộng động xã hội. 
 Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng phát sinh trong quá trình phát 
triển của loài người. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, hôn nhân và gia 
đình chịu sự tác động có tính quyết định của các điều kiện kinh tế, xã hội. Lịch 
sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát sinh, thay đổi 
những hình thái hôn nhân và gia đình. Đặc biệt từ khi xuất hiện Nhà nước, sự 
liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự kiện pháp lý làm 
phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật. 
Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà còn mang 
ý chí của Nhà nước. 
 =3= 
 Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam nói 
chung và phụ nữ và trẻ em nói riêng ra khỏi ách thống trị hết sức hà khắc và đối 
xử thậm tệ của chế độ thực dân phong kiến mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch 
sử hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy nhiên sau cách mạng tháng Tám, Nhà 
nước ta chưa ban hành đạo luật cụ thể mà tiến hành phong trào " vận động đời 
sống mới nhằm vận động nhân dân xoá bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu, bởi 
vì giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn 
tại và việc xoá bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến không phải là việc dễ 
dàng và nhanh chóng. Vì vậy Sắc lệnh số 90-SL của Chủ tịch nước Việt Nam 
dân chủ cộng hoà đã được ban hành ngày 10-10-1945 cho phép vận dụng những 
quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc, theo nguyên tắc không được 
đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của Nhà nước. 
Để đảm bảo phát triển xã hội về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá trong quá 
trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến, đảm bảo sự phát triển 
của phóng trào giải phóng phụ nữ và trẻ em, cần xoá bỏ một số chế định trong 
các Bộ dân luật củ về các các quan hệ hôn nhân và gia đình cản trở sự phát triển 
của xã hội mới. Vì thế trong giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành 
các sắc lệnh đầu tiên về dân luật và hôn nhân và gia định. Đó là Sắc lệnh số 97-
SL ngày 22-5-1950 sữa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. 
 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 có thể được xem như văn bản pháp luật 
đầu tiên về gia đình của Nhà nước Việt Nam kiểu mới- Nhà nước dân chủ nhân 
dân, là bước đi tiên phong trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mô hình mới. 
Mặc dù Sắc lệnh không định nghĩa bằng một hệ thống các quy tắc chặt chẻ về 
mô hình gia đình mà người làm luật xã hội chủ nghĩa muốn xây dựng để thay thế 
gia đình phụ quyền, song những nguyên tắc lớn đã được 
khẳng định trong Sắc lệnh; đó là nguyên tắc bình đẳng nam nữ, không phân biệt 
đối xử giữa các con, nguyên tắc tự do kết hôn. Những nguyên tắc ấy, cộng với sự 
 =4= 
thừa nhận cá nhân, đã góp phần thúc đẩy sự hình thành gia đình Việt Nam mới, 
trong đó các mối quan hệ dân chủ tiến bộ đan xen với những quan hệ truyền 
thống tốt đẹp, giúp cá nhân có điều kiện phát triển toàn diện. 
 Sau chiến tắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt 
làm 2 miền với nhiệm vụ cách mạng: Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây 
dựng chủ nghĩa xã hội với việc tiến hành cải cách ruộng đất, cải tạo công thương 
nghiệp tư bản tư doanh, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, miền Nam 
tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước. Những thành 
tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sự hình 
thành các quan hệ sản xuất mới và cho sự hình thành cơ sở kinh tế của chế độ xã 
hội chủ nghĩa. Dưới tác động của chế độ kinh tế mới, gia đình Việt Nam thay đổi 
rất nhanh về quy mô tổ chức và về nội dung của các quan hệ nội bộ. 
 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội Khoá I Kỳ 
họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 
01-01-1960. Điều 24 Hiến pháp quy định " Phụ nữ Việt Nam dân chủ cộng hoà 
có quyền bình đẵng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, 
xã hội và gia đình.. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình."Từ quy định mang 
tính nguyên tắc đó, các giải pháp chi tiết của vấn đề hoàn thiện chế độ hôn nhân 
gia đình đã được xây dựng và ghi nhận tại luật hôn nhân và gia đình năm 1959 - 
Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được 
Quốc hội thông qua ngày 29-12-1959 và được công bố ngày 13-01-1960, một 
trong những đạo luật được ban hành sớm nhất, giữ vị trí quan trọng trong hệ 
thống pháp luật Việt Nam. 
 Đối với vùng dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương 
tôn trọng và giữ gìn những truyền thống, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc, vận 
động xoá bỏ những tập tục lạc hậu, nạn mê tín dị đoan đồng thời bảo đảm cho 
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 phát huy hiệu lực, Uỷ ban Thường vụ Quốc 
 =5= 
hội đã phê chuẩn Điều lệ áp dụng, thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 
đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Điều lệ áp dụng cho khu tự trị Việt Bắc. 
Nghị quyết số 542NQ/TVQH ngày 18/4/1968 Điều lệ thi hành Luật hôn nhân và 
gia đình năm 1959 trong khu tự trị Tây Bắc. 
 Tuy vậy trong cả hai bản điều lệ nói trên đều chưa có các quy định cụ thể 
để áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, mà chỉ nhắc 
lại các quy định có tính nguyên tắc đã được khẳng định trong luật. 
Với nhận thức đó nên tôi chọn đề tài " Hậu quả của việc không đăng ký 
khai sinh, trách nhiệm thuộc về ai " làm tiểu luận tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng 
kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, đây là sự việc có thật và đang diễn 
ra ơ nhiều địa phương. Trong khuôn khổ tiểu luận, kiến thức của bản thân có hạn 
nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ của các Thầy giáo 
cô giáo Học viện Hành chính Quốc Gia và Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh. 
Được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Thuận Giảng viên Học viện 
hành chính Quốc gia và Thầy giáo Nguyễn Thái Dũng Trưởng khoa Nhà Nước 
và Pháp luật Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh 
 Nội dung và kết cấu của tiểu luận gồm: 
 Phần thứ nhất. Diễn biến câu chuyện tình huống 
Phần thứ hai. Cơ sở lý luận của tình huống 
Phần thứ ba. Phân tích và Xây dựng lựa chọn phương án để xử lý 
tình huống 
Phần thứ tư : Một số kiến nghị 
Phần thứ nhất 
Diễn biến của câu chuyện tình huống 
 =6= 
1. Nội dung câu chuyện tình huống 
 Cháu Vàng A Nam sinh ngày 20 tháng 8 năm 2000, vào năm học 2005- 
2006 cháu Nam đủ tuổi đến trường và được vào học Lớp 1 Trường Tiểu học xã 
C huyện H tỉnh N. Sau khi làm thủ tục nhập học nhà trường đã kiểm tra các thủ 
tục theo quy định đối với học sinh vào lớp 1 thì cháu Nam đã thiếu giấy khai 
sinh, nhà trường đã yêu cầu gia đình phải có giấy khai sinh cho cháu Nam cháu 
mới đủ điều kiện để nhập học. Một thực tế oái oăm xảy ra là bố mẹ của cháu 
Nam trước đây không đăng ký khai sinh, hậu quả của việc không đăng ký khai 
sinh của cháu Nam cũng như của bao đứa trẻ khác ở các vùng sâu vùng xa của 
đồng bào dân tộc là việc hôn nhân thức tế và như thế lại tiếp tục có một thế hệ 
tiếp theo không có giấy khai sinh. 
 Giấy khai sinh là căn cứ đầu tiên, là cơ sở pháp lý tin cậy nhất về một 
công dân, đặc biệt khi làm các giấy tờ khác liên quan đến quyền lợi của bản thân 
như; học tập, công tác, đăng ký hộ khẩu, chứng minh nhân dân.. Tuy nhiên, vì 
nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, ở một số địa bàn vùng sâu ở tỉnh 
N, việc làm giấy khai sinh đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. 
2. Nguyên nhân dẫn đến tình huống: 
* Tự do kết hôn và sinh con. 
 Có một thời, thực tế đáng buồn là tại một số bản vùng sâu vùng xa, vùng 
đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh N, chuyện nam nữ đưa nhau ra xã làm thủ tục 
đăng ký kết hôn bị xem là... chuyện lạ chưa bao giờ thấy ở đây cho nên Nạn tảo 
hôn, nhất là với đồng bào Mông ( Một dân tộc chiếm trên 25% dân số của tỉnh) 
nhiều khi trở thành tập quán. Dù ông chủ tịch xã hay cán bộ tư pháp xã có biết 
anh này lấy chị kia là trái pháp luật, nhưng cũng chẳng tìm đâu ra cơ sở để có kết 
luận độ tuổi chính xác vì chính những người sinh ra họ cũng đâu có nhớ chính 
xác năm sinh tháng đẻ của họ vì không được khai sinh. Bởi cặp vợ chồng nọ nào 
có giấy khai sinh. Thực hiện đề án 278/TP-HT/2000 của Bộ Tư pháp về đăng ký 
 =7= 
khai sinh quá hạn cho trẻ em. Quyết định 113/KH-UB/2001 của UBND tỉnh LC 
(củ) về việc tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình, cuối năm 2005 
Sở Tư pháp tỉnh N đã tiến hành rà soát 42.022 cặp hôn nhân thực tế phát hiện 
gần 8400 cặp không đăng ký kết hôn theo luật định. Theo số liệu trên thì năn 
2005 tỉ lệ đăng ký kết hôn ở tỉnh N là trên 80% có một số huyệntỷ lệ đăng ký kết 
hôn còn thấp đến mức ngạc nhiên, ví dụ huyện TG tỉ lệ đăng ký kết hôn chỉ đạt 
53,3%, huyện MN 78,3%. Tại 2 xã M Tông và N của huyện MN, trên 600 cặp 
vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà đã sinh vội với nhau mấy đứa con. 
 Việc kết hôn "Cơ chế thoáng" như vậy nên việc sinh đẻ ở một số nơi 
người ta tặc lưỡi; "Trời sinh voi, trời sinh cỏ". Năm 2005, tỉ lệ sinh của toàn tỉnh 
ở mức xấp xỉ 2,95%, trong đó, tỉ lệ các bà mẹ sinh con thứ ba là 21,5%. Sinh 
nhiều, đẻ lắm kéo theo một thực tế đáng buồn là có khá nhiều trẻ em ở một số 
xã, bản vùng sâu vùng xa không được đăng ký khai sinh. Theo Phòng Kế hoạch 
nghiệp vụ- Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh N thông báo qua đợt kiểm 
tra chuyên đề khai sinh cho các cháu mới đạt trên 84%. Vậy là có rất nhiều cháu 
chưa được đăng ký khai sinh, mặc dù có cháu đã hoặc sắp tới tuổi lập gia đình và 
như thế lại có một thế tiếp theo không có giấy khai sinh. 
 Do địa bàn miền núi địa hình chia cắt, giao thông khó khăn, từ x ... ịnh " Trẻ 
em có quyền được khai sinh và có quốc tịch" vì vậy cháu Vàng A Nam được 
quyền được đăng ký khai sinh. Bố mẹ hoặc nhà trường có thể đến UBND xã để 
hợp lý hoá đăng ký khai sinh cho cháu để kịp bước vào năm học mới. 
 Hợp lý hoá việc đăng ký giấy khai sinh cho những người chưa được đăng 
ký khai sinh. 
 Ưu điểm: - Mỗi người đều được đăng ký khai sinh. 
Nhược điểm: 
 Nếu đến UBND xã để hợp lý hoá viện khai sinh cho cháu Nam (đây là tình 
huống đưa ra là cha mẹ cháu xác định được độ tuổi cháu đến trường và có điều 
kiện để cho chấu đi học còn những trường hợp khác bộ mẹ không có điều kiện 
để cho các cháu đi học và không xác định được độ tuổi của các cháu) thì vô hình 
trung đã làm trái những quy định của pháp luật, cụ thể là Luật hôn nhân và gia 
đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ,vv và sẻ làm phát sinh những tiêu cực 
trong xã hội, thậm chí trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo gây hậu quả 
 =17= 
lớn đối với xã hội như khai man tuổi để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, kết hôn khi 
chưa đến tuổi quy định hoặc giảm nhẹ hình phạt (vị thành niên). Một nguyên 
nhân khác nữa là không ít người do bị kẻ xấu tuyên truyền kích động gây mất 
đoàn kết dân tộc. 
Phương án 3: 
 Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, về đường lối chủ trương, chính sách của 
Đảng và Nhà nước. Cụ thể là Điều 11 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 
Điều 23 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về trách nhiệm 
về đăng ký khai sinh của bố mẹ, người giám hộ, UBND cấp xã, phường, thị trấn. 
 Đối với cháu Vàng A Nam việc đăng ký khai sinh có thể bố mẹ nhờ người 
giám hộ đăng ký khai sinh, nếu người đó có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, 
và năng lực pháp lý theo luật định. Như vậy cháu Nam mới có đủ giấy tờ nhập 
học và trở thành người công dân. 
 Ưu điểm 
Thực hiện đúng quy định về Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, 
đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của công dân, thể hiện tính ưu việt của 
chế độ xã hội chủ nghĩa, trong quá trình thực hiện một xã hội văn minh, tiên tiến. 
Nhược điểm: 
 - Thủ tục đăng ký giám hộ quá phức tạp phải chờ đợi lâu sẽ ảnh hưởng đến 
ngày nhập trường của cháu Nam 
 Do địa bàn miền núi địa hình chia cắt, giao thông khó khăn, trình độ dân 
trí thấp. Vì vậy khó tránh khỏi những thiếu sót trong việc thực hiện đăng ký khai 
sinh. 
3. Chon phương án tối ưu: 
Dưới góc độ của người quản lý khi giải quyết tình huống trên, tôi sẽ chọn 
phương án 3. Bởi vì: 
 =18= 
- Phương án này được xây dựng đúng trình tự quy định của pháp luật về 
đăng ký khai sinh và quốc tịch. 
- Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân. 
- Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính trị của mọi người, thực hiện 
đúng chính sách về Dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. 
- Giúp cho cấp uỷ, chính quyền thấy được tầm quan trọng của công tác lưu 
trữ hồ sơ, từ đó thực hiện nhanh chóng trong việc quản lý và theo dõi chặt chẽ 
mọi người thuộc thẩm quyền quản lý của mình. 
4. Các bước đi để thực hiện phương án tối ưu: 
 Để thực hiện được phương án này người quản lý phải thực hiện theo các trình 
tự sau: 
Bước 1: Hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho các ông bố, bà mẹ về ý 
thức chấp hành pháp luật, coi đăng ký khai sinh cho con mình là một trách nhiệm 
đã được pháp luật công nhận và bảo vệ. 
Bước 2: Các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh 
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 
cho đồng bào dân tộc. 
Bước 3: Bồi dưỡng, cũng cố đội ngủ cán bộ tư pháp cơ sở ngày càng hoàn thiện 
về trình độ nghiệp vụ. 
Phần thứ 4 
Một Số Kiến nghị 
 Quan điểm dân tộc của Đảng đã được khẳng định cụ thể là: " Thực hiện 
chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để 
các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự 
phát triển chung của cộng động các dân tộc Việt Nam, tôn trọng lợi ích, truyền 
 =19= 
thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán và tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư 
tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách 
kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù từng vùng và các dân tộc, nhất là dân 
tộc thiểu số. 
 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi ) được thông qua kỳ họp 
thứ 5, Quốc hội khoá XI. Điều 11 quy định rõ " Trẻ em có quyền được khai sinh 
và có quốc tịch" Điều 23 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh của bố mẹ,, 
người giám hộ, UBND cấp xã, phường, thị trấn.. Tuy vậy nhiều trẻ em vùng sâu 
vùng xã ở tỉnh N vẫn chưa từng được đăng ký khai sinh. Thiết nghỉ các cấp uỷ, 
chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, 
phổ biến, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào dân tộc, 
coi việc làm tốt công tác hộ tịch hộ khẩu, đăng ký khai sinh là một trong những 
tiêu chuẩn để được công nhận là làng bản văn hoá. Bồi dưỡng củng cố đội ngủ 
cán bộ tư pháp cơ sở ngày càng hoàn thiện về trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu cải 
tiến mẩu sổ sách, giấy tờ về hộ tịch theo hướng đơn giản hoá, đảm bảo độ bền 
của giấy tờ hộ tịch trước tình hình thời tiết khắc nghiệt của vùng cao. 
 Trong gia đình, mối quan hệ huyết thống, quá trình nuôi dưỡng, tình 
thương và trách nhiệm gắn kết các thành viên với nhau, trong đó, mối quan hệ 
giữa cha mẹ và con lầ lâu bền và thiêng liêng nhất. Quan hệ giữa cha mẹ và con 
cần được hiểu theo khía cạnh về đạo lý làm người và về pháp luật. Trong một xã 
hội văn minh, xã hội mà mọi người phải sống và làm việc theo hiến pháp và 
pháp luật thì điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ - con cái theo đạo lý là chưa đủ. 
Việc pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ con cái là rất cần thiết. Sự điều chỉnh 
của pháp luật đối với loại quan hệ này đòi hỏi phải thoả mãn không những các 
yêu cầu về mặt pháp lý mà còn phải đặc biệt tôn trọng các đạo lý, truyền thống 
tốt đẹp của xã hội. 
 =20= 
 Do vậy các bậc làm cha làm mẹ ở vùng sâu vùng xa cần quan tâm và có 
trách nhiệm trong việc đăng ký khai sinh cho con mình, coi đó là một việc làm 
cần thiết đã được pháp luật quy định. Trong quan hệ gia đình, thông thường 
nghĩa vụ của chủ thể này đồng thời là quyền của chủ thể kia, ví dụ con cái được 
hưởng quyền chính là kết quả của việc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ và ngược lại. 
- Xây dựng chương trình định canh, định cư, lấy huyện làm cơ sở đầu tư 
và gắn với kế hoạch và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 
Nhà nước cần bố trí vốn thoả đáng cho các huyện vùng cao để thực hiện tốt 
chương trình này và có sự quản lý chặt chẽ để không kéo dài, ảnh hưởng đến đời 
sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc. 
 - Phát huy truyền thống đoàn kết, xoá bỏ nghi kỵ, thành kiến dân tộc, đập 
tan mọi âm mưu chia rẽ trong nội bộ giữa các dân tộc. Giải quyết tốt và kịp thời 
mọi chế độ chính sách và các mối quan hệ giữa các dân tộc, không để cho các 
thế lực thù địch lợi dụng phá hoại an ninh, chính trị của nước ta. 
 - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ về kiến thức chuyên 
môn, hiểu được tầm quan trọng của pháp luật, kiến thức quản lý và thực tiễn, 
nâng ca công tác quản lý để thực sự tạo chuyển biến mới trong công tác quản lý 
nhất là cán bộ cơ sở 
Kết luận 
 Đại hội Đảng toàn quốc lầ thứ IX đã khẳng định; phát huy sức mạnh của 
cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, và lòng tự hào dân tộc, lấy mục 
tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân 
 =21= 
chủ, văn minh làm điểm tương đồng. Vấn đề dân tộc có ý nghĩa to lớn trong đại 
đoàn kết dân tộc và trong sự nghiệp cách mạng. Thức hiện tốt chính sách các dân 
tộc bình đẵng, đoàn kết tương trợ, cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh 
tế - xã hội, phát triển hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thàn, xoá đói 
giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá, 
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thưc hiện công bằng xã hội giữa các dân 
tộc, giữa miền xuôi và miền núi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, 
vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến. Có chính sách ưu tiên trong việc đào tạo 
cán bộ dân tộc thiểu số, Động viên phát huy vai trò của những người tiêu biểu, 
có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và dân 
tộc hẹp hòi, đề phòng tư tưởng dân tộc cực đoan. 
 Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng 
thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt nam. Các dân tộc trong đại 
gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhâu cùng phát triển, 
cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá 
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Phát triển 
toàn diện chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội và an ninh- quốc phòng trên địa bàn 
vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã 
hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển bồi dưỡng nguồn nhân 
lực; chăm lo xây dựng đội ngủ cán bộ dân tộc thiểu số, giữ gìn phát huy những 
giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát 
triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất 
 Tập trung giải quyết những việc cấp bách như, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá 
nạn mù chữ, cũng cố các trường dân tộc nội trú, định hướng chương trình bồi 
dưỡng cán bộ là người dân tộc, thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở 
vùng cao. Số người tái mù chữ hay chưa biết chữ trong nhiều dân tộc còn chiếm 
tỷ lệ cao. Cơ sở trường lớp bệnh xá, đài truyền thanh vừa thiếu, vừa sơ sài, đổ 
 =22= 
nát. Nếu không kịp khôi phục, sữa chữa và xây dựng lại các đài truyền thanh, 
truyền hình thì việc phổ biến tin tức, thời sự , chính sách sẽ chậm đến với dân, 
không cải thiện được đời sống tin thần cho đồng bào các dân tộc. 
 Hơn nữa, việc truyền tải các sách báo, phim ảnh cho vùng cao rất chậm, nên 
cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao dân trí của họ. Để giải quyết vấn đề trên 
Chính phủ cần có kế hoạch cụ thể về các chính sách hỗ trợ, bù giá, bù lỗ, lấy 
chương trình dự án làm cơ sở thực hiện, nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hoá, giáo 
dục cho vùng đồng bào dân tộc, xây dựng nếp sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan 
và những phong tục tập quán lạc hậu. 
 Quan tâm giáo dục nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và đồng bào 
các dân tộc thiểu số, làm cho mọi người quán triệt chính sách dân tộc. Tăng 
cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần đoàn kết dân tộc, ra sức 
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các vùng dân tộc nhận rõ âm 
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch như ; lợi dụng những vấn đề lịch sử, vấn 
đề dân tộc và tôn giáo, hoặc những sai sót, sự thoái hoá, biến chất của một số cán 
bộ hòng xuyên tạc, gây chia rẽ, kích động hận thù dân tộc, gieo rắc hoang mang 
trong nhân dân, phá hoại việc thức hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và 
Nhà nước./. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_hau_qua_cua_viec_khong_dang_ky_khai_sinh_trach_nhi.pdf