Tiểu luận Giải quyết tố cáo của phụ huynh học sinh về việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo
(Bản scan)
Phát triển con người, phát triển giáo dục chính là phát triển nhân cách, phát triển nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đang bước vào thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, nên vấn đề trình độ tri thức của con người được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục, chất lượng con người đang là sự quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của mọi người, của mọi nhà. Để đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới.Nhận thấy vai trò to lớn của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo - những người có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành nhân cách của học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “để giáo dục học sinh thì người giáo viên trước hết phải gương mẫu, tận tâm với trẻ em, với nghề”. Người đã ví trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thấy xấu thì ảnh hưởng xấu, do đó muốn cho học sinh trở thành người hữu dụng cho xã hội sau này thì người giáo viên phải có đức lẫn tài.
Đảng ta đã xác định “Con người là tài sản quý giá và quan trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc”. Vì vậy, Việt Nam là nước tham gia phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đầu tiên
Châu Á vào ngày 20/2/1989. Công ước ban hành cơ bản nhằm bảo vệ 4. quyền của trẻ em là: Quyền được sống, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển và Quyền được tham gia, và có hiệu lực từ ngày 02/9/1990.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mục tiêu chủ yếu của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”là làm sao tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, đảm bảo sự gần gũi, gắn bó với nhân dân, xã hội, phụ huynh học sinh luôn tạo được sự thoải mái, bình yên, hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả cao.
File đính kèm:
- tieu_luan_giai_quyet_to_cao_cua_phu_huynh_hoc_sinh_ve_viec_g.pdf