Tiểu luận Giải quyết đơn tố cáo "Ông Hiệu trưởng T và bà Kế toán Q trường THCS A, huyện B, tỉnh Lâm Đồng vi phạm về thu, chi tài chính năm học 2016-2017"
(Bản scan)
A. PHẦN MỞ ĐẦU Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt là một vấn đề rất cơ bản, quan trọng được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, vấn đề này cũng là một trong những nội dung được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT), Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8, khoá XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, đồng thời Chính phủ ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 về “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã được triển khai, tuyên truyền rộng rãi trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương nói chung, ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Một trong nhóm 9 nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra đó là “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”.
Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc tổ chức, triển khai thực hiện lộ trình cải cách hành chính của Nhà nước, tại kỳ họp thứ 4, ngày 13/11/2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 01/012010), Luật này thay thế Pháp lệnh công chức 2003. Luật cán bộ, công chức ban hành là thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới hoạt động công vụ và phương thức quản lý cán bộ, công chức phù hợp với thế chế chính trị ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng một tiến hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại với một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực. Qua đó, phục vụ tốt các nhu cầu của xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung thuộc công tác quản lý | hành chính Nhà nước. Khi xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức mắc sai lầm
khuyết điểm phải đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ, đa dạng các nguyên tắc quản lý khác nhau. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, đòi hỏi mỗi cơ quan trong công tác quản lý các bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên quản lý cả về tiêu chuẩn, cả về tư tưởng đạo đức, tác phong làm việc, lấy giáo dục thuyết phục là chính để ngăn chặn khuyết điểm và tiêu cực, Song khi phát hiện cán bộ, công chức có khuyết điểm thì phải có biện pháp đấu tranh kiên quyết, không bao che, xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, triệt để, kể cả mặt khách quan và chủ quan để xử lý một cách chính xác, đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
File đính kèm:
- tieu_luan_giai_quyet_don_to_cao_ong_hieu_truong_t_va_ba_ke_t.pdf