Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

1.1 .Cơ sở pháp lý:

Cơ sở pháp lý về Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học và quản lý Cơ sở vật chất - Thiết

bị dạy học được ban hành rất nhiều, trong khuôn khổ giới hạ của tiểu luận tôi xin

đề cập đế một số cơ sở pháp lý chủ yếu như sau:

- Luật Giáo dục, tại Điều 100 quy định “ Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện

quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm

bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy

học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy

mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương”.

- Thể chế hóa Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành Điều lệ

Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều

cấp học trong đó tại Chương VI tài sản của trường đề cập đến Cơ sở vật chất -

Thiết bị dạy học

- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012 về “ ban hành quy định

về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất

lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” tại

chương II mục 2. tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học điều

12. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

- Quy định tại Điều 7. Tiêu chuẩn 4 – Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị

dạy họcthông tư số: 47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07/12/2012 về “ ban hành quy

chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ

thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia”

- Chỉ thị 15/CT –BGD ngày 11/9/1993 của Bộ Giáo dục – Đào tạo có nội

dung liên quan đến việc xây dựng, quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học của

ngành

- Tiêu chuẩn Việt Nam - 3978 – 84.3

- Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 7/9/2000 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc ban hành Quy chê Thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, trường

Phổ thông.

- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ

thông

pdf 34 trang chauphong 22/08/2022 25983
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ 
Lớp bồi dưỡng CBQL trường Phổ thông tại Trà Vinh 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ 
CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT TIỂU CẦN 
HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TÀ VINH 
Học viên: Huỳnh Văn Túy 
Đơn vị công tác : Trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 
TRÀ VINH, THÁNG 9/2018 
 2 
1- Lí do chọn chủ đề tiểu luận. 
1.1 .Cơ sở pháp lý: 
Cơ sở pháp lý về Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học và quản lý Cơ sở vật chất - Thiết 
bị dạy học được ban hành rất nhiều, trong khuôn khổ giới hạ của tiểu luận tôi xin 
đề cập đế một số cơ sở pháp lý chủ yếu như sau: 
- Luật Giáo dục, tại Điều 100 quy định “ Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện 
quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm 
bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy 
học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy 
mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương”. 
- Thể chế hóa Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành Điều lệ 
Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều 
cấp học trong đó tại Chương VI tài sản của trường đề cập đến Cơ sở vật chất - 
Thiết bị dạy học 
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012 về “ ban hành quy định 
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất 
lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” tại 
chương II mục 2. tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học điều 
12. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 
 - Quy định tại Điều 7. Tiêu chuẩn 4 – Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị 
dạy họcthông tư số: 47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07/12/2012 về “ ban hành quy 
chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ 
thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” 
- Chỉ thị 15/CT –BGD ngày 11/9/1993 của Bộ Giáo dục – Đào tạo có nội 
dung liên quan đến việc xây dựng, quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học của 
ngành 
- Tiêu chuẩn Việt Nam - 3978 – 84. 
 3 
- Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 7/9/2000 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc ban hành Quy chê Thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, trường 
Phổ thông. 
- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ 
thông 
 1.2.Cơ sở thực lý luận: 
 1.2.1.Khái niệm về cơ sở vật chất – thiết bị dạy học: 
 Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ 
thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy – học tập và các hoạt động mang 
tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học 
bao gồm các công trình xây dựng ( lớp học, phòng học bộ môn,), sân chơi, bãi 
tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, các phương tiện 
nghe nhìn, 
 1.2.2. Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất – thiết bị 
dạy học 
 1.2.2.1. Khái niệm: 
 Quản lý nói chung là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ 
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi cá nhân hướng đến mục 
đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan ( Nguyễn Minh Đạo - 
Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997) 
 Quan lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy họclà tác động có mục đích của người 
quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất 
– thiết bị dạy học, phục vụ đắc lực chô công tác giáo dục và đào tạo. 
Quản lý trường học là quản lý về quy mô trường, lớp, diện tích mặt bằng, các mẫu 
thiết kế, khuôn viên trường, trang bị phòng học, phòng thí nghiệm và phòng bộ 
môn. 
 4 
 Quản lý thiết bị dạy học là quản lý công tác tiếp nhận, bảo quản và sử dụng 
có hiệu quả các trang thiết bị dạy học. 
 1.2.2.2. Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học 
 Tất cả thiết bị dạy học của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học dễ 
sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm,), vật che phủ, phương tiện 
chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của 
thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đẩm cho giáo viên và 
học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc 
hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đẩm bảo an 
toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
 Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu 
về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Thiết bị 
dạy học phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, 
bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo 
đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. 
1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học: 
 Trong công tác quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học người quản lý phải 
quán triệt các nguyên tắc sau: 
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ( Đồng bộ 
giữa trường, cơ sở vật chất - phương thức tổ chức dạy học; chương trình, sách 
giáo khoa và thiết bị dạy học; trang thiết bị và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo 
quản giữa các thiết bị với nhau,) 
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. 
- Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất trong khuôn viên trường, trong lớp học, trong 
phòng bộ môn. 
- Tổ chức bảo quản trườngvà các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường. 
 5 
Vì vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực 
hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cho định hướng phát triển nền giáo 
dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện. 
1.3 .Cơ sở thực tiễn: 
- Có thể nói cơ sở vật chất - kỹ thuật là phương tiện để tác động đến thế giới 
tâm hồn của học sinh và cũng là phương tiện để truyền thụ lĩnh hội tri thức, kỹ 
năng và kỹ xảo trong việc giáo dục và đào tạo theo mục tiêu của giáo dục trung học 
cơ sở và giáo dục trung học phổ thông và cơ sở vật chất - kỹ thuật là yếu tố tác 
động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần quyết định chất lượng giáo dục 
và đào tạo của nhà trường. 
 Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục: cơ sở vật chất và thiết 
bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó 
là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm 
bảo phương pháp, chất lượng dạy học bởi Không thể nói đến giáo dục toàn diện 
một khi không có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trường học. 
Ở trường THPT Tiểu Cần: cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhiều 
năm liền chưa thực sự đảm bảo yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời kỳ 
công nghiệp hóa – hiện đại hóa và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 
Kĩ năng sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên - học sinh còn 
nhiều bất cập, hiệu quả không cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác 
quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo quan điểm hiệu quả. 
 Trên đây là những lí do cơ bản để bản thân chọn chủ đề tiểu luận: Công tác 
quản lí cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu 
Cần, tỉnh Trà Vinh. 
 2 - Thực trạng quản lí và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường 
THPT Tiểu Cần 
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường : 
 6 
 Trường THPT Tiểu Cần có diện tích 17.168 m2 tọa lạc tại ấp Cây Hẹ, xã 
Phú Cần, một xã có đông đồng bào dân tộc Khmer - thuộc xã nghèo của Huyện 
Tiểu Cần trước đây và rất gần với trung tâm Thị trấn Tiểu Cần, tiếp giáp đường 
tránh quốc lộ 60 và cách quốc lộ 60 chừng 2km. 
 Trường THPT Tiều Cần ( tiền thân là trường cấp 3 Tiểu Cần) được thành lập 
ngày 01 tháng 8 năm 1981 theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cửu Long. 
Đến tháng 9/1992 cùng với việc tái lập tỉnh Trà Vinh, trường phổ thông trung học 
Tiểu Cần sáp nhập với trường trung học cơ sở Tiểu Cần thành trường PTTH cấp 2-
3 Tiểu Cần trường tiếp tục phát triển lớn mạnh và đạt nhiều thành tích trong công 
tác dạy và học, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư. 
 Các năm sau, quy mô trường tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng và 
để giảm tải cho trường, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh và Lãnh đạo 
Huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Tiểu Cần đã thống nhất cho trường mở thêm 
phân hiệu tại Thị trấn Cầu Quan thuộc huyện Tiểu Cần (năm 2000) và thành lập 
trường THPT Cầu Quan năm 2001. Và đến năm 2004, được sự thống nhất của Sở 
GD & ĐT Trà vinh, trường tách cấp THCS và đổi tên thành trường THPT Tiểu 
Cần .Năm học 2018 – 2019, nhà trường có 29 lớp với 1104 học sinh ; đội ngũ cán 
bộ, giáo viên, công nhân viên có 71 người, trong đó cán bộ quản lý 2 người, 65 
giáo viên, 04 nhân viên. Trong đó có 65 giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có 
100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên trung học. Tính đến năm 9/2018 đã có 12 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc 
sĩ chuyên ngành QLGD, Toán, Lý, Ngữ văn, Lịch Sử chiếm tỉ lệ trên 17,4% tổng 
số CB, giáo viên của trường và hiện có 08 CB, giáo viên đang theo học chương 
trình sau đại học ở các bộ môn: Địa, Sinh học, Lý, Hóa, và Ngữ văn; Số CB- GV-
NV có chứng chỉ Tin học trình độ A: 43, B: 06; Số CB-GV-NV có chứng chỉ Anh 
văn trình độ A: 20, B: 11; C:02;B1:11; B2:04; C1:04; Số cán bộ, giáo viên đạt trình 
độ trung cấp chính trị: 06 đồng chí, sơ cấp: 64 đồng chí. 
 7 
Trường thành lập trong điều kiện kinh tế - xã hội địa phương cũng như cả 
nước hết sức khó khăn, sau gần 30 năm từ khi thành lập trường phải chuyển đến vị 
trí mới hiện nay, khi chuyển về cơ sở mới trường lớp vật chất khang trang , nhưng 
chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu thốn nhiều đặc biệt là sân chơi bãi tập, trang 
thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, Thực hiện Nghị quyết huyện 
Đảng bộ xây dựng trường THPT Tiểu Cần đến năm 2018 trở thành trường đạt 
chuẩn Quốc gia, trường đã nhận được sự quan tâm của Cấp uỷ Đảng, chính quyền, 
Sở giáo dục và Đào tạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học và 
cơ sở vật chất – trang thiết bị đang từng bước được cải thiện và được trang bị đầy 
đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho giảng dạy, học tập và tổ chức các 
hoạt động giáo dục khác. Trong nhiều năm liền trường được các cấp tặng bằng 
khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, nhiều tập thể, cá nhân được tặng 
thưởng chiến sĩ thi đua cáp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và bằng khen Thủ tướng 
Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh là một trong những đơn vị dẫn dầu trong các 
phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và hoạt động phong trào của các 
Đoàn thể . Hiện nay trường THPT Tiểu Cần là một trong những trường có diện tích 
lớn nhất trong tỉnh có đầu đủ các phòng chức năng, trang thiết bị được đầu tư cơ 
bản . Từng bước tạo được lòng tin trong lãnh đạo địa phương, là n ... ân chơi, bãi tập 
.. 
- Kiểm tra thiết bị các bộ môn, nếu đề xuất mua 
bổ sung ngay. 
- Ban Lãnh đạo, hợp 
đồng, Ban thanh tra 
nhan dân,Đoàn Thanh 
niên 
- Nhân sự liên quan 
- Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng, Tổ phó chuyên 
môn. 
- Thành phần tham gia 
 25 
- Tạo cơ sở dữ liệu quản lý thiết bị, thư viện 
bằng phần mềm VEMIS. 
tập bồi dưỡng, tập 
huấn do Sở tổ chức 
- Phó Hiệu trưởng, 
Nhân viên thiết bị, Tổ 
trưởng, Tổ phó chuyên 
môn. 
- Phó Hiệu trưởng, 
nhân viên thư viện, 
giáo viên phụ trách 
phần mền. 
11/2018 
- Kiểm tra, nghiệm thu việc sửa, nâng cấp các 
công trình 
- Lao động, kiểm tra, vệ sinh cơ sở vật chất, 
thiết bị theo định kỳ phục . 
- Dự thảo, trình kế hoạch, dự toán làm cơ sở 
huy động nguồn lực. 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất – thiết bị dạy học 
phục vụ thao giảng chào mừng ngày Việt Nam 
20/10. 
- Mua máy vị tính bổ sung phòng máy, thiết bị 
phục vụ dạy tiếng anh. 
- Các bên liên quan 
- Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng, Tổ phó chuyên 
môn. 
Hiệu trưởng, Ban đại 
diện Hội Cha mẹ học 
sinh, Đoàn thanh niên, 
Kế toán 
- Phó Hiệu trưởng, 
Đoàn Thanh niên, 
Công đoàn, nhân viên 
thiết bị 
- Phó hiệu trưởng, kế 
toán. 
12/2018 
- Giáo dục học sinh ý thức giữa gìn nhà trường 
thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh 
 Phó Hiệu trưởng, 
Đoàn Thanh niên, 
 26 
hoạt đoàn, sinh hoạt đầu tuần. 
- Sửa chữa hư hỏng cơ sở vật chất. 
- Xây dưng công trình mới (khi có kinh phí). 
Công đoàn, Giáo viên 
chủ nhiệm, hộc sinh. 
- Phó Hiệu trưởng hợp 
đồng 
- Ban lãnh đạo, hợp 
đồng 
1/2019 
- Lập kế hoạch phân công kiểm kê tài sản giữa 
năm học 2018 - 2019. 
- Kiểm kê tài sản tăng, giảm trong năm 2018; 
Báo cáo lên cơ quan chủ quản. 
- Chuẩn bị cơ sở ật chất phục vụ kỳ thi học kì I. 
- Ban Lãnh đạo, Ban 
Thanh tra Nhân dân, 
kế toán trường. 
 - Phó Hiệu trưởng, bộ 
phận kiểm kê. 
- Phó Hiệu trưởng , Tổ 
trưởng chuyên môn, 
Giáo viên chủ nhiệm. 
2/2019 
- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng, thiết bị giảng 
dạy của giáo viên. 
- Vệ sinh khuôn viên, trường lớp, kiểm tra lại 
cơ sở vật chất trước khi nghỉ Tết Nguyên đán. 
- Phân công trực ban, giữ gìn, bảo quản tài sản 
nhà trường trong thời gian nghỉ Tết 
 - - Phó Hiệu trưởng , 
Tổ trưởng chuyên 
môn, Tổ văn phòng . 
- Phó Hiệu trưởng , 
Đoàn Thanh niên, 
Giáo viên chủ nhiệm, 
học sinh. 
- BGH, thành phần liên 
quan. 
3/2018 
- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật 
chất hư hỏng, đảm bảo tốt cho công tác dạy – 
học. 
 - Chỉ đạo tổng vệ sinh trường lớp, chăm sóc và 
- Phó Hiệu trưởng, hợp 
đồng. 
 - Phó Hiệu trưởng , 
 27 
trồng cây xanh. 
- Giáo dục kỹ năng sống về phòng, tránh hỏa 
hoạn 
Đoàn Thanh niên, 
Giáo viên chủ nhiệm, 
học sinh. 
- Đoàn Thanh niên 
4/2019 
- Theo dõi tình hình cảnh quan môi trường và 
công viên cây xanh của trường 
- Nâng cấp một số công trình vệ sinh, cơ sở vật 
chất đảm bảo các tiêu chí trường chuẩn quốc 
gia. 
- Kiểm tra thư viện (việc sắp xếp, bố trí, trang 
trí, vệ sinh, sổ sách, bảo quản, phân loại, tinh 
thần thái độ làm việc,...) 
- Đoàn Thanh niên 
- Phó Hiệu trưởng, 
Hợp đồng 
- Phó Hiệu trưởng , 
nhân viên thư viện. 
5/2019 
- Kiểm tra tình hình quản lý cơ sở vật chất các 
lớp, có biện pháp giải quyết những vi phạm. 
- Kiểm kê cơ sở vật chất – thiết bị dạy học 
(quan sát, trao đổi với cán bộ phụ trách thiết 
bị). 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ thi 
Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2019 
- Phó Hiệu trưởng , 
Đoàn Thanh niên, 
Giáo viên chủ nhiệm, 
học sinh. 
- Phó Hiệu trưởng , tổ 
trưởng chuyên môn, 
nhân viên thiết bị 
- Phó Hiệu trưởng, 
Giáo viên chủ nhiêm 
và học sinh. 
6/2019 
- Triển khai kế hoạch bảo quản, bảo vệ cơ sở 
vật chất – thiết bị dạy học 
- Lập, trình duyệt kế hoạch tu sửa, nâng cấp cơ 
sở vật chất – thiết bị dạy học. 
 - Phó Hiệu trưởng 
+ Bảo vệ, nhân viên. 
- Phó Hiệu trưởng 
 28 
- Triển khai kế hoạch: Kiểm tra sửa chữa thiết 
bị điện các phòng học, Hợp đồng nâng cấp sân 
trường, sửa chữa hư hỏng khác. 
- Bố trí cơ sở vật chất phục vụ thi tuyển sinh 
- Ban Lãnh đạo, hợp 
đồng, Ban Thanh tra 
Nhân dân 
- Phó Hiệu trưởng, 
Hành chính, Giáo viên 
chủ nhiệm và học sinh 
7/2019 
- Kiểm tra tiến trình nâng cấp sân trường các 
các công trình khác 
- Bố trí cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng hè 
- Phó Hiệu trưởng, bộ 
phận liên quan 
- Phó Hiệu trưởng, 
Giáo viên và học sinh 
- Nhân sự liên quan 
8/2019 
- Kiểm tra, nghiệm thu công trình nâng cấp, 
- Lao động, kiểm tra, bố trí, sắp xếp cơ sở vật 
chất, thiết bị phục vụ năm học mới. 
- Dự thảo, trình kế hoạch, dự toán cho Hiệu 
trưởng làm cơ sở huy động vốn. 
- Các bên liên quan 
- Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng, Tổ phó chuyên 
môn, Nhân viên, Giáo 
viên chủ nhiệm và học 
sinh. 
- Ban Lãnh đạo, Hội 
đồng, Ban đại diện Hội 
cha mẹ học sinh 
 V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRÊN: 
 - Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp duy trì cơ sở vật chất – thiết bị dạy học 
hàng năm. 
 - Huy động hỗ trợ từ phụ huynh và mạnh thường quân. 
 - Phối hợp tranh thủ các dự án. 
 - Tổng khoảng 1,5 tỉ đồng 
 29 
 VI. KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI, HƯỚNG KHẮC PHỤC: 
 - Nguồn tài chính có thể không đạt 1,5 tỉ đồng, và sự biến động về giá cả. 
 - Một số tai họa có thể xẩy ra không lường trước. 
 Trước tình hình đó cần điều chỉnh kế hoạch, ưu tiên những công việc thiết yếu 
nhất, thực hiện vốn vay khi cần, báo cáo chính quyền và Sở Giáo dục – Đào tạo hỗ 
trợ. 
4. Kết luận và kiến nghị 
1. Kết luận : 
 - Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động 
của nhà trường, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học 
và giáo dục. Việc xây dựng, quản lý và sử dụng Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học có 
hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng mà là trách nhiệm của tất cả cán 
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. 
 - Để có được một hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị dạy học đáp ứng được 
nhu cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và 
ngoài trường. 
 - Người quản lý cần thực sự coi trọng công tác quản lý cơ sở vật chất – thiết 
bị dạy học, xác định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có 
sự kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng. 
 - Đề tài đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng 
cơ sở vật chất – thiết bị dạy học một cánh hiệu quả. 
 - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo 
viên và học sinh trong việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. 
- Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giũa các bộ phận : Ban Lãnh đạo nhà 
trường, tổ chuyên môn, đoàn thể, cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện, phòng bộ 
môn, giáo viên và học sinh trong cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. 
 2. Đề xuất và kiến nghị : 
 30 
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách hiện nay, có đổi mới dạy 
học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thì mới hòa nhập được trình độ 
phổ thông của thế giới và trong khu vực. 
Để tạo điều kiện và tiền đề cho việc đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo 
khoa một cánh hiệu quả thì các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần quan tâm một số 
vấn đề sau : 
1. Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo : 
 - Cần quan tâm mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ 
chuyên môn, kỹ năng quản lý và sử dụng cho cán bộ quản lý. 
- Chỉ đạo cho các cơ sở sản xuất thiết bị đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ 
cấu, đủ tiêu chuẩn, sư phạm, dễ sử dụng, nhiều tính năng tác dụng, phù hợp với nội 
dung chương trình giảng dạy và học tập, có tài liệu hướng dẫn cụ thể. 
1. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh : Tạo nguồn kinh phí để Sở GD & ĐT có 
thể mua sắm trang bị dạy học. Đầu tư xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn theo 
hướng dẫn xây dựng trường chuẩn Quốc gia số 3481/GDTrH, ngày 06/5/2005 của 
Bộ GD & ĐT. 
2. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo : 
- Thường xuyên mở lớp tập huấn cho nhân viên chuyên trách thiết bị cũng 
như bồi dưỡng giáo viên đứng lớp và bố trí đủ, đúng nhân viên chuyên trách cho 
các trường. 
 - Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, giáo viên sử dụng 
giỏi thiết bị dạy học, có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng. 
3. Đối với trường THPT Tiểu Cần : 
- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực 
từ xã hội cho việc xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường. Hoàn 
thiện các biện pháp quản lý dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. 
 31 
- Nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc bảo quản, sử 
dụng dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. 
 32 
PHỤ LỤC 
(Một số biểu mẫu làm công cụ quản lý cơ sở vật chất – thiết bị ) 
Mẫu 1 
Sổ ghi tên thiết bị theo môn và khối lớp 
Môn : Lớp 
STT TÊN TBDH VỊ TRÍ DẠY TIẾT 
Giá/tủ Số 
Mẫu 2 
Phiếu mượn Thiết bị dạy học 
Tên người mượn :............................................................ 
Môn :..................................Lớp....................Ban............ 
Bài :................................................................................. 
Ngày mượn :...........................................Tiết học........... 
Ngày trả ......................................................................... 
STT TÊN TBDH SỐ LƯỢNG GHI CHÚ 
 KÝ MƯỢN KÝ TRẢ 
 33 
Mẫu 3 
Sổ nhật ký sử dụng Thiết bị dạy học 
Thứ - 
ngày 
Họ và 
tên GV 
Thuộc 
môn 
Lớp Tên 
TB 
Dạy 
tiết 
Ký 
mượn 
Ngày 
trả 
Thực 
trạng 
khi trả 
Ký 
trả 
Mẫu 4 
Phiếu tổng hợp sử dung và hao mòn Thiết bị dạy học 
Kỳ..........................................Năm học............................................ 
T
T 
Môn 
học 
Số lượt 
sử dụng 
% so với 
yêu cầu 
TB hao mòn Lý 
do 
Đồ dùng 
tự làm Số lượng Tên TB Tên GV 
 34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng – NXB Chính trị 
quốc gia. 
2. Luật Giáo dục năm 2005, NXB Giáo dục, 2005. 
3. Điều lệ trường Trung học, NXB Giáo dục, 2000. 
4. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012 về Quy định về tiêu 
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất 
lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. 
5. Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 7/9/2000 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc ban hành Quy chê Thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, 
trường Phổ thông. 
6. Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường 
phổ thông 
7. Căn cứ Chỉ thị số 2919/CT-BGDDT, ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ 
trưởng Bộ GD & ĐT về “ nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành 
Giáo dục”; 
8. Căn cứ Phương hướng số : 01/PH.SGDĐT, ngày 29 tháng 8 năm 2018 của 
Giám đốc Sở GD & ĐT Trà Vinh về “ Phương hướng nhiệm vụ năm học 
2018 – 2019” V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019”. 
9. Tài liệu học tập “ Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông” , trường cán 
bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh, 2013. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_quan_ly_co_so_vat_chat_thiet_bi_day_hoc_o.pdf