Tiểu luận Công tác lập kế hoạch năm học 2018-2019 của trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

1.1. Lý do pháp lý:

Theo điều 22 của luật giáo dục ( Luật số 38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005).

“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,

thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học

lớp một”.

Điều 16, Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/ VBHNBGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 đã quy định nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng

trường mầm non như sau: “ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ

chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện

trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền”.

Thông tư số 17/2011/TT – BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Thông tư ban hành quy

định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non tại điều 6,tiêu chuẩn 3, khoản 2, tiêu chí 10 đã

nêu về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường của hiệu

trưởng trường mầm non gồm các nội dung sau: “ Dự báo được sự phát triển của nhà

trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch; Xây dựng và tổ chức thực

hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; Xây dựng và tổ chức thực

hiện kế hoạch năm học ”.

Chỉ thị số 2699/CT – BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2017 Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu

năm học 2017 – 2018 của ngành giáo dục.

Hướng dẫn số 10/HD-SGDĐT ngày 06 tháng 09 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo

Trà Vinh về việc thực hiện nhiệm giáo dục mầm non năm học 2017-2018.

Hướng dẫn số 10/HD-PGDĐT- CHMN ngày 26 tháng 09 năm 2017 Hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Phòng Giáo Dục Đào tạo Trà Cú năm học 2017-

2018.

1.2. Lý do lý luận:

* Khái niệm “lập kế hoạch”

Lập kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu,

nhiệm vụ ( thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình và định ra những

phương tiện cơ bản đã có và sẽ có trong tương lai để thực hiện có kết quả những mục tiêu,

chỉ tiêu, nhiệm vụ đó.

Lập kế hoạch là định hướng tương lai của nhà trường, xác định những gì phải hoàn

thành và hoàn thành như thế nào. Lập kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với công

việc quản lý, nó là chức năng cơ bản của mọi nhà quản lý. Các kế hoạch được xây dựng ra

một cách hiệu quả sẽ đóng những vai trò cơ bản như sau:4

+ Là cơ sở cho các chức năng khác của quản lý

+ Giúp nhà trường ứng phó với sự thay đổi của môi trường

+ Chỉ ra các phương án tốt nhất để phối hợp các nguồn lực đạt mục tiêu

+ Tạo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức

+ Thực hiện dân chủ hóa giáo dục và dân chủ hóa quản lý nhà trường một cách có hiệu

quả

+ Làm cơ sở cho việc kiểm tra

+ Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng.

Tóm lại, kế hoạch là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của quá trình tư

duy. Kế hoạch là công cụ quan trọng của hiệu trưởng, vì vậy hiệu trưởng cần phải xây

dựng kế hoạch để đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường một cách hài hòa

pdf 17 trang chauphong 14433
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác lập kế hoạch năm học 2018-2019 của trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác lập kế hoạch năm học 2018-2019 của trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Tiểu luận Công tác lập kế hoạch năm học 2018-2019 của trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
1 
MỤC LỤC 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
Lớp bồi dưỡng CBQL mầm non/phổ thông huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh 
CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018 – 2019 
 CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO HÀM TÂN 
HUYỆN TRÀ CÚ – TỈNH TRÀ VINH 
Học viên: Kiên Thị Tút 
Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hàm Tân 
huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh 
TRÀ CÚ, THÁNG 7/2018 
2 
 MỤC LỤC 
 Trang 
1. Lý do chọn đề tài 
 1.1. Lý do pháp lý... 3 
 1.2. Lý do lý luận... 3 
 1.3. Lý do thực tiễn 4 
2. Tình hình thực tế về việc lập kế hoạch tại trường Mẫu giáo Hàm Tân 
 2.1. Khái quát về trường Mẫu giáo Hàm Tân. 5 
 2.2. Thực trạng việc lập kế hoạch ở trường Mẫu giáo Hàm Tân... 6 
 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới/nâng cao chất lượng 
xây dựng kế hoạch ở trường Mẫu giáo Hàm Tân 7 
 2.4. Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của đơn vị trường Mẫu giáo Hàm Tân 
trong việc xây dựng kế hoạch.. 8 
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã được học trong việc lập kế hoạch năm 
học ở trường Mẫu giáo Hàm Tân. 9 
4. Kết luận và kiến nghị 
 4.1. Kết luận.. 15 
 4.2. Kiến nghị 16 
 Tài liệu tham khảo....... 17 
3 
1. Lý do chọn đề tài: 
 1.1. Lý do pháp lý: 
 Theo điều 22 của luật giáo dục ( Luật số 38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005). 
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, 
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học 
lớp một”. 
 Điều 16, Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/ VBHN- 
BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 đã quy định nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng 
trường mầm non như sau: “ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ 
chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện 
trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền”. 
 Thông tư số 17/2011/TT – BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Thông tư ban hành quy 
định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non tại điều 6,tiêu chuẩn 3, khoản 2, tiêu chí 10 đã 
nêu về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường của hiệu 
trưởng trường mầm non gồm các nội dung sau: “ Dự báo được sự phát triển của nhà 
trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch; Xây dựng và tổ chức thực 
hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; Xây dựng và tổ chức thực 
hiện kế hoạch năm học ”. 
 Chỉ thị số 2699/CT – BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2017 Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu 
năm học 2017 – 2018 của ngành giáo dục. 
 Hướng dẫn số 10/HD-SGDĐT ngày 06 tháng 09 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo 
Trà Vinh về việc thực hiện nhiệm giáo dục mầm non năm học 2017-2018. 
 Hướng dẫn số 10/HD-PGDĐT- CHMN ngày 26 tháng 09 năm 2017 Hướng dẫn thực 
hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Phòng Giáo Dục Đào tạo Trà Cú năm học 2017-
2018. 
 1.2. Lý do lý luận: 
 * Khái niệm “lập kế hoạch” 
 Lập kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, 
nhiệm vụ ( thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình và định ra những 
phương tiện cơ bản đã có và sẽ có trong tương lai để thực hiện có kết quả những mục tiêu, 
chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. 
 Lập kế hoạch là định hướng tương lai của nhà trường, xác định những gì phải hoàn 
thành và hoàn thành như thế nào. Lập kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với công 
việc quản lý, nó là chức năng cơ bản của mọi nhà quản lý. Các kế hoạch được xây dựng ra 
một cách hiệu quả sẽ đóng những vai trò cơ bản như sau: 
4 
 + Là cơ sở cho các chức năng khác của quản lý 
 + Giúp nhà trường ứng phó với sự thay đổi của môi trường 
 + Chỉ ra các phương án tốt nhất để phối hợp các nguồn lực đạt mục tiêu 
 + Tạo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức 
 + Thực hiện dân chủ hóa giáo dục và dân chủ hóa quản lý nhà trường một cách có hiệu 
quả 
 + Làm cơ sở cho việc kiểm tra 
 + Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng. 
 Tóm lại, kế hoạch là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của quá trình tư 
duy. Kế hoạch là công cụ quan trọng của hiệu trưởng, vì vậy hiệu trưởng cần phải xây 
dựng kế hoạch để đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường một cách hài hòa. 
 1.3. Lý do thực tiễn 
 Đối với trường Mầm non, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có nhiều 
yếu tố tác động như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của ngành và chính 
quyền địa phương, trong đó vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng là quan trọng nhất. 
Người hiệu trưởng giỏi tất yếu bộ mặt nhà trường sẽ có những tiến bộ rõ rệt, hiệu trưởng 
muốn quản lý tốt thì luôn luôn phải có kế hoạch và làm theo kế hoạch vì kế hoạch là một 
trong những chức năng cơ bản của quản lý, nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến 
lược mà quản lý cần đạt được. Ngoài ra bản kế hoạch năm học giúp hiệu trưởng định 
hướng được những nhiệm vụ cần thực hiện trong năm và chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên, 
nhân viên trường tuân theo để thực hiện tốt các công việc. Kế hoạch còn là cơ sở để nhà 
trường và cấp trên kiểm tra đánh giá các hoạt động của nhà trường và kết quả đạt được 
giúp cho nhà trường có sự thay đổi và có phương hướng phấn đấu cho thời gian tới. 
 Công tác lập kế hoạch năm học của trường Mẫu giáo Hàm Tân trong những năm học 
qua được thực hiện thường xuyên. Hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của việc 
lập kế hoạch năm học, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt. Tuy nhiên bên cạnh đó công 
tác lập kế hoạch chưa đầy đủ theo tin thần các văn bản chỉ đạo của ngành, chưa phù hợp 
với thực tế của nhà trường và địa phương. Bản kế hoạch chỉ là sản phẩm riêng của hiệu 
trưởng chưa có sự tập trung trí tuệ của tập thể, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc và kế hoạch ít 
được điều chỉnh khi chưa phù hợp, nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động 
trong nhà trường. 
 Từ những lý do nêu trên tôi chọn đề tài “ Công tác lập kế hoạch năm học 2018- 2019 
của trường Mẫu giáo Hàm Tân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” với mong muốn ứng dụng 
kiến thức đã học ở trường Cán bộ Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh vào tình hình thực 
5 
tiễn của trường, góp phần đạt hiệu quả cao hơn nữa trong năm học 2018 – 2019 và năm 
học tiếp theo. 
2. Phân tích tình hình thực tế về việc lập kế hoạch tại trường Mẫu giáo Hàm Tân, 
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. 
 2.1. Khái quát về trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 
 Trường Mẫu giáo Hàm Tân được thành lập vào ngày 14 tháng 8 năm 2012 được tách ra 
từ trường Mẫu giáo Hàm Giang. Cơ sở vật chất đều mượn tạm của Ủy ban nhân dân xã 
Hàm Tân và mượn tạm của tiểu học, tổng số phòng được quản lý là 1 phòng cơ bản mượn 
tạm chỗ Ủy ban, 1 phòng học mượn Tiểu học ở điểm lẻ và 5 phòng học mới xây dựng 
được đặt tại ấp chợ xã Hàm Tân. Tuy cơ sở mượn tạm, nhưng có chỗ phục vụ công tác 
quản lý và phục vụ công tác dạy và học khá ổn định. Điểm tập trung được đặt tại ấp Chợ 
xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Trường gồm có 3 điểm trường, có khuôn 
viên rộng rãi đủ để trẻ hoạt động, có ranh giới ngăn cách với địa giới bên ngoài, cổng 
trường có biển tên trường, có tường rào bao quanh nên tạo vẽ mỹ quan “ Xanh, sạch, đẹp, 
an toàn”, tạo điều kiện tốt cho phụ huynh yên tâm gởi trẻ. 
 * Tình hình nhân sự 
 - Về số lượng: Trong năm học 2017 – 2018 trường gồm có 11 cán bộ, giáo viên, nhân 
viên. Cụ thể là: 
 + Ban giám hiệu: 2 đồng chí 
 + Giáo viên : 8 đồng chí 
 + Nhân viên kiêm kế toán : 1 đồng chí 
 - Về trình độ chuyên môn : Cử nhân mầm non: 10, trong đó có 2 đồng chí là cán bộ 
quản lý, trung cấp kế toán: 1 
 * Tình hình học sinh 
 - Năm học 2017 – 2018 tổng số học sinh toàn trường là: 230 cháu. Chia thành 8 lớp cụ 
thể như sau: 
 + Lớp mẫu giáo ghép 3,4 tuổi : 2 lớp 
 + Lớp mẫu giáo nhỡ : 1 lớp 
 + Lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi: 2 lớp 
 + Lớp mẫu giáo lớn: 3 lớp 
 - Trong năm học qua với sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường 
đã đạt thành tích như sau: 
 + 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện 
 + 2 cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 
 + 9 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến 
6 
 + Tập thể lao động tiên tiến 
 + Công đoàn vững mạnh xuất sắc 
 + Chi bộ trong sạch vững mạnh 
 2.2. Thực trạng việc lập kế hoạch ở trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, 
tỉnh Trà Vinh. 
 Trong những năm học qua công tác lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 
của trường Mẫu giáo Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã được tiến hành thường 
xuyên từ những căn cứ của các công việc thực hiện theo kế hoạch năm học mới, đã bám 
sát vào các văn bản chỉ đạo của ngành và bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng. 
Song việc lập kế hoạch chưa có bài bản, kế hoạch còn mang tính hình thức, chưa đi sâu, 
đi sát vào tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương, chưa có sự phát huy nguồn 
trí tuệ của tập thể, chính vì vậy tính khả thi và hiệu quả chưa cao. Kế hoạch tuy xây dựng 
rõ ràng song vẫn còn mang tính áp đặt dẫn đến mục tiêu mà kế hoạch đặt ra chưa cao. 
 Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch nhưng chưa thường xuyên kiểm tra, đôn 
đốc, uốn nắn, điều chỉnh bổ sung bản kế hoạch. Kế hoạch còn mang tính lý thuyết chưa 
thể hiện cụ thể bằng việc làm dẫn đến mục tiêu và kế hoạch đặt ra chưa cao. Đây cũng là 
một vấn đề cấp thiết cần đặt ra để Hiệu trưởng cũng như toàn thể hội đồng trường nghiên 
cứu và tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. 
 Trong năm học 2017 – 2018 nhà trường xây dựng kế hoạch theo các bước sau: 
 Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch năm học, sau đó giao bản dự thảo năm học cho 
tổ công đoàn, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn tổ chức góp ý ghi thành văn bản. Sau đó 
hiệu trưởng tổ chức cuộc họp chung tổ công đoàn, tổ trưởng chuyên môn cùng với hiệu 
trưởng thông qua các biên bản góp ý. 
 Hiệu trưởng phối hợp Ban chấp hành công đoàn trường tổ chức Hội nghị công chức - 
viên chức để tập thể giáo viên góp ý thống nhất cho bản kế hoạch năm học của nhà 
trường. Kết thúc hội nghị, đa số giáo viên thống nhất với bản dự thảo kế hoạch của hiệu 
trưởng đưa ra thống nhất các chỉ tiêu về chất lượng và hoạt động giảng dạy như: 
 * Chỉ tiêu về hoạt động giảng dạy 
 - 100% giáo viên soạn giảng đúng tiến độ, đúng nội dung chương trình Giáo dục mầm 
non theo từng khối lớp. 
 - Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 2 ; Lao động tiên tiến: 9 
 - Dự giờ 14 tiết/ 1 giáo viên/ học kỳ 
 - Thao giảng 2 tiết/ 1 giáo viên/năm học 
 - Hội giảng cụm/ 2 tiết/năm học 
 - Chuyên đề 2 chuyên đề/tổ/năm học 
7 
 - Đồ dùng dạy học: 3 đồ dùng sáng tạo/1 giáo viên/năm học 
 - Soạn giảng giáo án điện tử: 3 giáo án/ 1 giáo viên/năm học 
 - Sáng kiến kinh nghiệm: 1 sản phẩm/giáo viên 
 * Chỉ tiêu về chất lượng 
 - Lĩnh vực phát triển thể chất: 90% 
 - Lĩnh vực phát triển nhận thức: 85% 
 - Lĩnh vực phất triển ngôn ngữ: 85% 
 - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: 90% 
 - Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội: 90% 
 Sau hội nghị, Hiệu trưởng tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa lại bản kế hoạch cho phù hợp và  ...  đều biết 
cách lập kế hoạch năm học 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng chuyên môn 
Điều kiện thực 
hiện 
Các văn bản có liên quan đến việc thành lập nhóm 
xây dựng kế hoạch năm học 
Thành lập nhóm vào tháng 8/2018 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng ra quyết định và mời các thành viên 
trong nhóm lập kế hoạch dự cuộc họp 
Rủi ro, khó 
khăn 
Chọn những người không đủ năng lực để thực hiện 
lập kế hoạch 
Một số thành viên từ chối không tham gia 
Hướng khắc 
phục 
Chọn thêm giáo viên có đủ năng lực vào ban xây 
dựng kế hoạch năm học 
Vận động, thuyết phục 
3 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Nghiên cứu 
văn bản 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Nắm rõ về thông tin quy định có trong văn bản và 
thực hiện theo đúng tin thần của văn bản liên quan 
đến việc lập kế hoạch năm học 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng chuyên môn 
Điều kiện thực 
hiện 
Thực hiện nghiên cứu vào 1 buổi 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng chỉ đạo với chủ tịch công đoàn, tổ 
trưởng chuyên môn cùng tham gia nghiên cứu và 
11 
ghi lại những thông tin có liên quan 
Rủi ro, khó 
khăn 
Nhiều văn bản nên khó chọn lọc 
Hướng khắc 
phục 
Nghiên cứu và chọn những văn bản mới sửa đổi, bổ 
sung 
4 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Thu thập 
thông tin 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Thu thập được những số liệu chính xác, những 
thông tin có liên quan đến lập kế hoạch để phục vụ 
cho công tác lập kế hoạch năm học 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Ban chấp hành công đoàn, tổ văn thư, giáo viên 
Điều kiện thực 
hiện 
Thực hiện việc thu thập thông tin trong một ngày 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng họp phân công nhiệm vụ cụ thể cho 
các thành viên trong nhóm lập kế hoạch 
Rủi ro, khó 
khăn 
Thu thập thiếu số liệu, số liệu chưa chính xác do 
phân công không đúng nhiệm vụ 
Hướng khắc 
phục 
Phân công nhiệm vụ cho đúng với công việc 
5 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Xử lý thông 
tin 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Chọn lọc những số liệu , thông tin chính xác, các 
biểu mẫu có liên quan đến lập kế hoạch 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn 
Điều kiện thực 
hiện 
Tổ chức xử lý thông tin tại trưởng Mẫu giáo Hàm 
Tân trong một ngày 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ 
cụ thể cho nhóm lập kế hoạch 
Rủi ro, khó 
khăn 
Một vài thành viên trong nhóm lập kế hoạch tham 
gia chưa nhiệt tình 
Hướng khắc 
phục 
Hiệu trưởng nhắc nhở động viên 
12 
6 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Viết dự thảo 
kế hoạch 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Xây dựng được một bản dự thảo kế hoạch năm học 
đầy đủ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ năm học 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Phó hiệu trưởng 
Điều kiện thực 
hiện 
Soạn thảo trong một tuần 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng cùng thực hiện với phó hiệu trưởng 
Rủi ro, khó 
khăn 
Hiệu trưởng thực hiện soạn thảo không kịp tiến độ 
theo kế hoạch vì thiếu số liệu 
Hướng khắc 
phục 
Thêm thời gian soạn thảo và chỉ đạo nhóm lập kế 
hoạch thu thập thêm số liệu 
7 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Tổ chức cho 
chuyên môn 
thảo luận dự 
thảo kế hoạch 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Có được sự đóng góp nhiệt tình của tất cả giáo 
viên, nhân viên trường 
Được một bản kế hoạch hoàn chỉnh 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Hiệu trưởng, Ban chấp hành công đoàn 
Điều kiện thực 
hiện 
Buổi họp tổ chuyên môn vào tuần thứ 2 của tháng 
9/2018 
Cách thức thực 
hiện 
Phó hiệu trưởng chủ trì cuộc họp triển khai dự thảo 
kế hoạch đến giáo viên trong tổ đóng góp ý kiến 
Rủi ro, khó 
khăn 
Có nhiều ý kiến khác nhau, một số ý kiến chưa 
được thống nhất 
Hướng khắc 
phục 
 Hiệu phó chuyên môn tổ chức buổi họp biểu quyết 
thống nhất ý kiến chung phù hợp với điều kiện thực 
tế của trường 
8 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Chỉnh sửa kế 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Có được một bản kế hoạch hoàn chỉnh dựa trên ý 
kiến đóng góp của các tổ chuyên môn 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 
13 
hoạch Người/ đơn vị 
phối hợp 
Tổ trưởng, Ban chấp hành công đoàn 
Điều kiện thực 
hiện 
Thực hiện vào 1 buổi họp 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thu thập đầy đủ các 
biên bản của tổ chuyên môn góp ý, sau đó xử lý, 
chọn lọc những ý kiến đã thống nhất vào chỉnh sửa 
bản kế hoạch 
Rủi ro, khó 
khăn 
Có những ý kiến đóng góp của tổ chưa phù hợp với 
điều kiện thực tế của nhà trường 
Hướng khắc 
phục 
Hiệu trưởng chọn lọc, chỉnh sửa những ý kiến của 
tổ cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường 
9 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Thông qua kế 
hoạch năm 
học trong Hội 
nghị công 
chức, viên 
chức 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường nắm 
được bản kế hoạch năm học đã được chỉnh sửa 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
 Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn 
Điều kiện thực 
hiện 
Tổ chức vào buổi họp hội nghị công chức, viên 
chức vào cuối tháng 9/2018 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng triển khai kế hoạch năm học đến toàn 
thể hội đồng sư phạm trường và biểu quyết các chỉ 
tiêu và nội dung trong kế hoạch năm học 
Rủi ro, khó 
khăn 
Một số giáo viên chưa thống nhất với chỉ tiêu mà 
trường đưa ra 
Hướng khắc 
phục 
Tiếp thu ý kiến, xem xét và điều chỉnh kế hoạch 
năm theo ý kiến đóng góp 
10 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Hoàn thiện kế 
hoạch và 
trình cấp trên 
phê duyệt 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Có một bản kế hoạch hoàn chỉnh trình cấp trên phê 
duyệt 
Được cấp trên xem xét và phê duyệt 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Phó hiệu trưởng 
14 
Điều kiện thực 
hiện 
Thực hiện hoàn thiện bản kế hoạch sau khi tổ chức 
xong hội nghị công chức, viên chức và trình cấp 
trên duyệt theo quy định 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng sau khi thu thập ý kiến góp ý của tất cả 
giáo viên, nhân viên trường. Hiệu trưởng tiến hành 
điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch năm học và trình 
cấp trên duyệt theo quy định 
Rủi ro, khó 
khăn 
Bản kế hoạch năm học hoàn thiện không kịp tiến 
độ do một số ý kiến đóng góp chưa phù hợp với 
tình hình thực tế của trường 
Hướng khắc 
phục 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên 
môn họp thống nhất lại các ý kiến đóng góp 
11 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Ban hành và 
tổ chức thực 
hiện kế hoạch 
năm học 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
Toàn thể giáo viên, nhân viên trường nắm rõ về kế 
hoạch năm học và thực hiện các công việc theo kế 
hoạch đã đề ra 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên 
môn, giáo viên 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Ban chấp hành công đoàn 
Điều kiện thực 
hiện 
Thực hiện cả năm học 2018 - 2019 
Cách thức thực 
hiện 
Tổ trưởng sẽ căn cứ kế hoạch năm học của nhà 
trường thực hiện lập kế hoạch của tổ khối trình Ban 
giám hiệu duyệt, sau khi bản kế hoạch được Ban 
giám hiệu duyệt. Tổ trưởng triển khai kế hoạch 
năm học của tổ đến giáo viên trong khối, giáo viên 
trong khối căn cứ kế hoạch năm học của khối và 
thực hiện lập kế hoạch năm học của cá nhân trình 
Ban giám hiệu duyệt 
Rủi ro, khó 
khăn 
Một số giáo viên chưa biết cách kế hoạch năm học, 
lập kế hoạch năm học còn sơ sài, kế hoạch chưa 
căn cứ vào kế hoạch của tổ 
Chậm trễ , sai sót, tiêu cực 
Hướng khắc Tập huấn lại việc lập kế hoạch năm học cho giáo 
15 
phục viên 
Cử giáo viên có kinh nghiệm trong lặp kế hoạch 
kèm cặp, hỗ trợ 
Theo dõi, nhắc nhở, chấn chỉnh, tăng cường kiểm 
tra 
12 Tên công 
việc/nội dung 
công việc 
Tổ chức kiểm 
tra, giám sát 
việc thực hiện 
lập kế hoạch 
năm học 
Mục đích/kết 
quả cần đạt 
100% giáo viên trường có kế hoạch năm học 
Người/đơn vị 
thực hiện 
Giáo viên 
Người/ đơn vị 
phối hợp 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên 
môn 
Điều kiện thực 
hiện 
Đầu tháng 10/2018 
Cách thức thực 
hiện 
Hiệu trưởng lên kế hoạch và phân công Phó hiệu 
trưởng kiểm tra kế hoạch của tổ chuyên môn, tổ 
chuyên môn kiểm tra kế hoạch của giáo viên 
Rủi ro, khó 
khăn 
Giáo viên chưa chỉnh sửa kế hoạch sau khi được 
góp ý của phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn 
Hướng khắc 
phục 
Phó hiệu trưởng, tổ trưởng nhắc nhở giáo viên 
chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với sự góp ý. 
 4. Kết luận và kiến nghị 
 4.1. Kết luận 
 Trong quản lý trường học bản kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt 
động trong năm học của nhà trường, trong chu trình quản lý thì xây dựng kế hoạch là 
chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt 
chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất ổn định 
trong quá trình tổ chức, giúp cho hiệu trưởng nhìn thấy sự thay đổi từ bên ngoài, tạo khả 
năng thực hiện công việc một cách hiệu quả, tập trung được sự cố gắng của mọi người 
vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học. Khi có kế hoạch sẽ giúp cho hiệu trưởng 
dễ dàng thực hiện các chức năng quản lý khác, quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ 
đạo của quá trình quản lý. 
 Xây dựng kế hoạch năm học cho nhà trường là một hoạt động thường niên. Đòi hỏi 
hiệu trưởng phải thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy trình của bản kế hoạch, có 
16 
như vậy thì xây dựng kế hoạch mới khả thi và việc thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, 
giám sát mới sát sao, đồng thời bản kế hoạch phải được ký duyệt của cấp trên. 
 Tóm lại: Kế hoạch năm học của nhà trường chính là chìa khóa cho hành động tiến tới sự 
phát triển. 
 4.2. Kiến nghị 
 - Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Trà Cú: Các văn bản chỉ đạo về thực 
hiện kế hoạch cần triển khai đến các trường kịp thời hơn. 
 - Đối với chính quyền địa phương: Cần có công tác chỉ đạo các Ban ngành đoàn thể 
có sự tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường. 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Luật giáo dục – Luật số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 
 2. Điều lệ trường mầm non ( Ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-
BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015) 
 3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non - Trường Cán bộ quản lý giáo 
dục Thành Phố Hồ Chí Minh ( Modul 4 : Quản lý nhà trường tập 1, tập 2) 
 4. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2011), Thông tư số 17/2011/TT – BGDĐT ngày 17 tháng 
02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường 
mầm non. 
 5. Quốc hội, (2008), Luật cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 
 6. Công văn số 3571/BGDĐT – KHTC, ngày 22/6/2010 về việc xây dựng kế hoạch 
phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011 - 2015 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_lap_ke_hoach_nam_hoc_2018_2019_cua_truong.pdf