Tiểu luận Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập
1.1. Cơ sở pháp lý:
Ở nước ta, từ năm 1992, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tại điều 35 của Hiến
pháp: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam
lần IX tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định
“ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “ Giáo dục
và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, góp phần xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam”.
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường và
ngành giáo dục, Nhà nước đã ban hành Luật Giáo dục s a đổi và bổ sung năm 2005.
+ Tại điều 15 chương I của luật nói rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong
việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu
gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách
bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của
mình.”
+ Tại điều 70 chương IV mục 1của Luật Giáo dục nêu rõ nhiệm vụ của nhà
giáo, yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn “Có phẩm
chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp
vụ”.
+ Tại điều 72 chương IV mục 1 nêu Nhiệm vụ của nhà giáo: “Không ngừng
học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Tại Điều
73 của chương này cũng nói về Quyền hạn của nhà giáo: “Được đào tạo nâng cao trình
độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”.
+ Tại Điều 80 chương IV mục 3 nói về chính sách nhà giáo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ: “ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp
vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được c đi học nâng cao
trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo qui
định của chính phủ”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 coi giải pháp “Đổi mới chương trình
giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm; đổi mới quản lý giáo dục
là khâu đột phá”. Dự thảo lần thứ 14 về chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 20204
cũng xem: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp đột
phá để thực hiện các mục tiêu đề ra. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020 đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”. Chính vì vậy, công tác xây dựng, phát
triển đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược to lớn, vì đây là
lực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ CAM LẬP Học viên: NGUYỄN QUANG THĂNG Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa CAM RANH, THÁNG 08/2018 2 MỤC LỤC Trang 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 1.1 Cơ sở pháp lí ........................................................................................................... 1 1.2 Cơ sở lí luận ........................................................................................................... 3 1.3 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 4 2. Tình hình thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập ........................... 5 2.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập ................. 5 2.2 Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập ...................................................... 7 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên .......................................................................................... 11 2.4. Kinh nghiệm thực tế của Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập về công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên ................... 13 3. Kế hoạch hành động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập năm học 2018 – 2019 .............................................................................................................................. 14 4. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 24 3 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý: Ở nước ta, từ năm 1992, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tại điều 35 của Hiến pháp: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần IX tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “ Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam”. Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường và ngành giáo dục, Nhà nước đã ban hành Luật Giáo dục s a đổi và bổ sung năm 2005. + Tại điều 15 chương I của luật nói rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình...” + Tại điều 70 chương IV mục 1của Luật Giáo dục nêu rõ nhiệm vụ của nhà giáo, yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn “Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ”. + Tại điều 72 chương IV mục 1 nêu Nhiệm vụ của nhà giáo: “Không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Tại Điều 73 của chương này cũng nói về Quyền hạn của nhà giáo: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”. + Tại Điều 80 chương IV mục 3 nói về chính sách nhà giáo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: “ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được c đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo qui định của chính phủ”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 coi giải pháp “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm; đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”. Dự thảo lần thứ 14 về chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020 4 cũng xem: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu đề ra. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”. Chính vì vậy, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược to lớn, vì đây là lực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. Năm học 2018-2019, là năm học thứ sáu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp tục đổi mới toàn diện nhà trường, xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên; đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”; coi trọng giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đào tạo con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ hội nhập. Văn bản số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 ban hành Điều lệ trường Tiểu học tại Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên: “Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy”. Tại Điều 35. Quyền hạn của giáo viên: “Được đào tạo nang cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo qui đinh khi được c đi học”. Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT: Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2011, trong chương IV Điều 31 mục 1 điểm c quy định về Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục”, tại Điều 32. mục 1 đã nêu rõ Quyền của giáo viên: “Được c tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”, tại mục 2 điểm c điều này quy định quyền của giáo viên chủ nhiêm: “Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục, trong đó có nêu rõ nhiệm vụ: “Triển khai các đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 1”. 5 1.2. Cơ sở lý luận: Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách và cần thiết. Một Nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và bắt kịp xu hướng giáo dục của thời đại. Đào tạo là giúp cho người học tiếp cận và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng chuyên biệt nhằm thực hiện những công việc cụ thể (trích trong tài liệu bồi dưỡng của Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh). Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất đạo đức (Nguyễn Lân – Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000); bồi dưỡng là các hoạt động làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng thái độ nhằm giúp cho người lao động thực hiện công việc có hiệu quả hơn. Phát triển là quá trình tác động nhằm giúp nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện công việc tốt hơn, phát triển là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao. Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức (trích trong tài liệu bồi dưỡng của Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh). Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trong nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho đội ngũ theo kịp với cơ cấu tổ chức khi có thay đổi và phát triển; là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên để họ có thể đảm nhiệm được một công việc nhất định. Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên còn là các hoạt động nhằm chuẩn bị và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của nhà trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu dựa trên những căn cứ về định hướng phát triển của nhà trường. Công tác đào tạo phát triển chuyên môn có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục dạy và học trong nhà trường, bởi lẻ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện hơn nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy – giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo Nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho giáo viên. Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của nhà trường, qua đó duy trì và nâng cao chất lượng giáo viên, góp phần quan trọng nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường, đồng thời duy trì và 6 nâng cao chất lượng nhân sự; nuôi dưỡng môi trường văn hóa làm việc tích cực; tạo ra được sự gắn bó giữa giáo viên, nhân viên và n ... tham gia giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. - Tổ chức cho những giáo viên đạt thành tích giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh báo cáo kinh nghiệm để toàn thể giáo viên được học tập kinh nghiệm. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Giáo viên bị bệnh đột xuất. - Một số giáo viên chưa nhiệt tình tiếp thu. Biện pháp khắc phục - Phổ biến lại trong các cuộc họp chuyên môn. - Nhắc nhở giáo viên. 8. Bồi dưỡng thường xuyên (4 module) Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Giáo viên có tinh thần, ý thức tự học. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên Điều kiện thực - Văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục, tài liệu 21 hiện tập huấn. - Thời gian: Trong cả năm học. Cách thức thực hiện - - Giáo viên nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. - - Thảo luận các nội dung bồi dưỡng trong tổ, tổ thảo luận đưa ra các khó khăn cùng nhau tháo gỡ. - - Tổ chức kiểm tra khả năng lĩnh hội, vận dụng kiến thức của giáo viên (hiệu trưởng ra đề tổ chức cho giáo viên làm bài kiểm tra). Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Khó kiểm soát việc tự học của giáo viên. Biện pháp khắc phục Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch tự học và ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá. 9. Bồi dưỡng về công nghệ thông tin Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. - Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Ban giám hiệu, giáo viên tin học và tập thể giáo viên. Điều kiện thực hiện - Ban giám hiệu phải có kế hoạch, kinh phí hoạt động. - Thời gian: học kì I Cách thức thực hiện - Lên lịch bồi dưỡng cụ thể. - Phân công một số giáo viên có khả năng tốt về công nghệ thông tin hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên chưa có kiến thức về công nghệ thông tin. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Một số giáo viên lớn tuổi ngại học tin học. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ. Biện pháp khắc phục - Động viên, khuyến khích. - Giáo viên chuẩn bị thêm máy tính của mình. 10. Tham quan thực tế Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Giáo viên được mở rộng tầm nhìn, mối quan hệ và trao đổi kinh nghiệm. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên Điều kiện thực - Thời gian: tháng 12/ 2018 22 hiện - Hiệu trưởng phải có kế hoạch đi tham quan. Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tham quan thực tế cụ thể, rõ ràng, hiệu quả. - Tổ chức cho giáo viên tham quan và viết bài cảm tưởng sau chuyến tham quan. - Khuyến khích cho giáo viên vận dụng các kinh nghiệm tốt đã học tập được vào công việc giảng dạy. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Thiếu kinh phí tham quan. Biện pháp khắc phục - Đề nghị hỗ trợ từ công đoàn. - - Vận động, đề xuất hỗ trợ kinh phí từ ban đại diện Cha mẹ học sinh, Phòng giáo dục. 11. Cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức Kết quả/ mục tiêu cần đạt Giáo viên đi học được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hiệu trưởng, giáo viên Điều kiện thực hiện - Thời gian: Trong cả năm học. - Văn bản chỉ đạo của ngành về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. - Kế hoạch mở lớp của các trường đào tạo nghề. - Phải có kinh phí học tập. Cách thức thực hiện - Căn cứ vào bản phân tích công việc, yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, yêu cầu đặt ra từ thực tiễn đổi mới giáo dục, đội ngũ giáo viên cần được đào tạo, bồi dưỡng từ đó c giáo viên đi học các lớp phù hợp. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện - Chi phí cao. - Giáo viên ngại đi học vì thời gian học kéo dài. Biện pháp khắc phục - Hiệu trưởng đề xuất với Phòng giáo dục để xin kinh phí cho giáo viên đi học. - Động viên, khuyến khích giáo viên. 12. Khuyến khích giáo viên tự học, Kết quả/ mục tiêu cần đạt - Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên được rèn luyện. - Giáo viên biết tự khai thác, vận dụng các 23 tự bồi dưỡng qua các phương tiện thông tin hiện nay như: internet, truyền thanh, truyền hình. kinh thông tin, hình ảnh hữu ích vào bài giảng một cách hiệu quả, sinh động. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Ban giám hiệu, giáo viên Điều kiện thực hiện - Thời gian: Trong cả năm học Cách thức thực hiện - Giới thiệu các lợi ích từ internet, truyền hình, truyền thông mang lại. - Động viên, khuyến khích giáo viên tìm hiểu các kiến thức trên các phương tiện thông tin. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Giáo viên không tích cực tự học, tự bồi dưỡng trên các phương tiện thông tin vì cho rằng không có thời gian, điều kiện. Biện pháp khắc phục Động viên. 13. Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho giáo viên. Kết quả/ mục tiêu cần đạt Đánh giá đúng kết quả đào tạo, bồi dưỡng và thành quả lao động của đội ngũ giáo viên giúp cho quy trình công tác quản lý nhân sự sẽ chính xác, vấn đề chọn người giao việc được phù hợp, hiệu quả đông thời giúp đội ngũ phát huy hết sở trường, năng lục của bản thân. Người thực hiện/ phối hợp thực hiện Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Điều kiện thực hiện - Thời gian: Cuối học kì I và cuối năm học. - Hiệu trưởng phải nắm được cách thức đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Cách thức thực hiện Hiệu trưởng vận dụng cách thức đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng như: phân tích thực nghiệm; đánh giá thay đổi của đối tượng tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng để xem xét mỗi cá nhân đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khi tham gia chương trình bồi dưỡng ? Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng, người tham gia có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào thực tiễn công việc như thế 24 nào, đạt được lợi ích gì. Những khó khăn/ rủi ro khi thực hiện Đánh giá chưa sát với thực tế. Biện pháp khắc phục Kiểm chứng lại thông tin kiểm tra đánh giá. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Trong nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn mới nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Để góp phần khắc phục những hạn chế, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương, nhà trường cần đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Đồng thời mỗi giáo viên là một hạt nhân quan trọng trong nhà trường cũng cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp, có hiệu quả và đặc biệt cần chủ động sáng tạo trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước thành công sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước tin tưởng, giao phó. 4.2 . Kiến nghị 4.2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Có chính sách đầu tư kinh phí thích và đáng chế độ đãi ngộ cho công tác bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho giáo viên nhằm khuyến khích sự tự giác, tích cực sáng trong việc học tập, bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. 4.2.2. Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa: Chỉ đạo Sở Nội vụ khẩn trương thực hiện việc chuyển loại viên chức cho giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Tăng cường đầu tư bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước cho các trường, nhất là các trường ở vùng khó khăn. 4.2.3. Đối với Sở Giáo đục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa\ Tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và cán bộ nguồn. Phối kết hợp tốt với các ngành hữu quan trong tỉnh đầu tư mạnh trang thiết bị thí nghiệm thực hành cho các trường trung học cơ sở đảm bảo đủ phương tiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới. 4.2.4. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh 25 Có chế độ phụ cấp đối với giáo viên dạy tại bán đảo Cam Lập. Có quy định để các trường ở vùng khó khăn được tuyển dụng giáo viên là người địa phương nhằm ổn định đội ngũ của những trường này. 4.2.5. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cam Ranh Ổn định nhân sự từ tháng 8 để thuận lợi phân công chuyên môn, giảng dạy. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo từng nhóm bộ môn (đối với Trung học cơ sở) với sự tham gia của giảng viên Trường Sư phạm, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho giáo viên Tiểu học. Kiến nghị cấp trên kết hợp với các trường đào đạo, bồi dưỡng thường xuyên mở nhiều chuyên đề giảng dạy hơn như bồi dưỡng cho đội ngũ cấp tổ, cán bộ quản lý. 4.2.6. Đối với Ủy ban nhân dân xã Cam Lập Quan tâm tới những gia đình khó khăn trong xã; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh trong việc kết hợp với nhà trường thực hiện giáo dục học sinh. Có chính sách hỗ trợ trường tham gia các hoạt động giáo dục; kết hợp với nhà trường làm tốt công tác phổ cập tại địa phương. 4.2.7. Đối với phụ huynh học sinh: cần quan tâm, chăm sóc con em mình đúng mức, tạo điều kiện cho các em học sinh được đến trường, thường xuyên phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục. 2. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (2013), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, lưu hành nội bộ. 3. Văn bản số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội về Luật giáo dục và văn bản số 44/2009/QH12 của Quốc hội ban hành Luật s a đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11. 4. Bộ Giáo dục và Đạo tạo, dự thảo lần thứ 14 chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. 6. Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 ban hành Điều lệ trường tiểu học và Thông tư số 50/2012/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 S a đổi, bổ sung Điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 ban hành Điều lệ trường tiểu học. 7. Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học. 8. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 27
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_dao_tao_boi_duong_phat_trien_chuyen_mon_c.pdf