Tài liệu Hướng dẫn ôn tập Văn minh Phương Đông

Dẫn nhập

Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ châu

Á và phần Đông Bắc châu Phi. Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến

những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung Hoa, không thể

không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa

mang màu sắc phương Đông. Tóm lại, phương Đông là một khu vực văn minh có “bản sắc”

riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử,

chính trị, kinh tế, văn hoá,. phương Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử

thế giới.

Vấn đề thứ 1

Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông

Châu Á và Đông Bắc châu phi là nơi ra đời những nền văn minh cổ kính của phương Đông

nói riêng và của loài người nói chung. Ở đây đã xuất hiện những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối

cổ xây dựng trên sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.

1.Điều kiện tự nhiên:

Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile

(Ai Cập), Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ),

sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)

- Nhìn chung lưu vực các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi

cho việc phát triển nông nghiệp. khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ

canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi.

- Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã sớm phát

hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công

nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.

Cụ thể:

* Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng nằm dọc theo lưu vực sông Nile. Phía

tây giáp sa mạc Libi, phía đông giáp Hồng Hải, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp

dãy núi Nubi và Ethiopia. Địa hình chia làm hai khu vực: Thượng Ai Cập ở phía nam là một- 3 -

dãi thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá. Hạ Ai Cập ở phía bắc là vùng châu thổ đồng bằng

sông Nile rộng lớn hình tam giác. Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới,

khoảng 6500km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, phần chảy qua Ai Cập dài 700km. Hàng

năm nước lũ dâng khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuôn xuống gia tăng màu mỡ cho đồng

bằng châu thổ, thuận lợi cho việc trồng trọt. Sông Nile cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi

dào cho sư dân và là con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đất đai màu mỡ,

các loại thực vật như đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, cây papyrus làm giấy sinh trưởng và

phát triển quanh năm. Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú, đa

dạng : trâu bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo các loại thủy sản cũng rất

nhiều, tạo thuận lợi cho nghề đánh cá.

pdf 30 trang chauphong 35641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn ôn tập Văn minh Phương Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn ôn tập Văn minh Phương Đông

Tài liệu Hướng dẫn ôn tập Văn minh Phương Đông
 - 1 -
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG 
 - 2 -
Dẫn nhập 
Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ châu 
Á và phần Đông Bắc châu Phi. Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến 
những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung Hoa, không thể 
không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa 
mang màu sắc phương Đông. Tóm lại, phương Đông là một khu vực văn minh có “bản sắc” 
riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử, 
chính trị, kinh tế, văn hoá,... phương Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử 
thế giới. 
Vấn đề thứ 1 
Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông 
Châu Á và Đông Bắc châu phi là nơi ra đời những nền văn minh cổ kính của phương Đông 
nói riêng và của loài người nói chung. Ở đây đã xuất hiện những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối 
cổ xây dựng trên sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. 
1.Điều kiện tự nhiên: 
Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile 
(Ai Cập), Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ), 
sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc) 
- Nhìn chung lưu vực các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi 
cho việc phát triển nông nghiệp. khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ 
canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi. 
- Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã sớm phát 
hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công 
nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước. 
Cụ thể: 
* Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng nằm dọc theo lưu vực sông Nile. Phía 
tây giáp sa mạc Libi, phía đông giáp Hồng Hải, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp 
dãy núi Nubi và Ethiopia. Địa hình chia làm hai khu vực: Thượng Ai Cập ở phía nam là một 
 - 3 -
dãi thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá. Hạ Ai Cập ở phía bắc là vùng châu thổ đồng bằng 
sông Nile rộng lớn hình tam giác. Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới, 
khoảng 6500km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, phần chảy qua Ai Cập dài 700km. Hàng 
năm nước lũ dâng khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuôn xuống gia tăng màu mỡ cho đồng 
bằng châu thổ, thuận lợi cho việc trồng trọt. Sông Nile cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi 
dào cho sư dân và là con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đất đai màu mỡ, 
các loại thực vật như đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, cây papyrus làm giấy sinh trưởng và 
phát triển quanh năm. Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú, đa 
dạng : trâu bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo các loại thủy sản cũng rất 
nhiều, tạo thuận lợi cho nghề đánh cá.. 
* Lưỡng Hà: Lưỡng Hà là vùng bình nguyên giữa hai con sông Tigris và Euphrates, người 
Hy Lạp cổ đại gọi là Mésopotamie. Từ xa xưa vùng này đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, rất 
thuận lợi cho cuộc sống con người. 
 * Ấn Độ: Ấn Dộ là một bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả các nước 
Pakistan, Nepan, và Bangladesh ngày nay. Ấn Độ có sự đa dạng về địa hình và khí hậu ở các 
vùng Bắc Ấn, Trung Ấn và Nam Ấn. Sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange hay Gangga) đã tạo 
nên những vùng đồng bằng màu mỡ, có vai trò rất quan trọng dẫn đến sự ra đời sớm của nền 
văn minh nông nghiệp ở đây. Nhìn chung điều kiện tự nhiên Ấn Độ rất phức tạp, vừa có núi 
non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú, khí hậu có vùng nóng ẩm 
nhiều mưa, có vùng quanh năm tuyết phủ, lại có cùng sa mạc khô cằn nóng nực. Tính đa dạng 
và phức tạp của thiên nhiên Ấn Độ, một mặt là điều kiện thuận lợi cho cư dân cổ tụ cư và phát 
triển, mặt khác là những thế lực đè nặng lên số phận con người Ấn Độ khi nhận thức của họ 
còn thấp kém. 
* Trung Quốc: Lãnh thổ Trung Quốc mênh mông nên địa hình đa dạng và phức tạp. Phía 
tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì 
nhiêu, các sông lớn đều chảy ra Thái Bình Dương tạo nên khí hậu ôn hòa. Trong số 5.000 dòng 
sông của nước này thì Hoàng Hà (dài 5.464km) và Dương Tử (dài 5.800) là hai con sông lớn 
nhất . Tuy thường xuyên gây ra lũ lụt, nhưng Hoàng Hà và Dương Tử đã mang đến nguồn phù 
sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, mang 
lại giá trị kinh tế cao. Từ xa xưa, những con sông này là những tuyến giao thông huyết mạch 
nối liền các vùng trong lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại đã xuất hiện, tồn tại và lớn mạnh 
trên lưu vực hai dòng sông này và xây dựng nên nền văn minh Trung Quốc độc đáo. 
- Bên cạnh những thuận lợi nói trên, những con sông này lại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non 
trùng điệp và những vùng sa mạc mênh mông. Địa thế hiểm trở đó cùng với những phương 
tiện giao thông hết sức hạn chế thời cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát 
triển một cách độc lập. Sự liên hệ buổi đầu hầu như không xảy ra, do đó mỗi nền văn minh đã 
phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Về mặt này, Ai Cập là một ví dụ điển 
hình: Địa hình Ai Cập gần như đóng kín, phía Bắc và phía Đông giáp Địa Trung Hải và Hồng 
Hải, phía Tây bị bao bọc bởi sa mạc Sahara. Ở Ấn Độ thì hai mặt Đông Nam và Tây Nam đều 
tiếp giáp với Ấn Độ Dương, phía bắc án ngữ bởi dãy Hymalaya (tức là xứ Tuyết) thành một 
vòng cung dài 2600km, trong đó có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000m như những trụ trời. 
 - 4 -
2) Cơ sở dân cư: 
 Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên như vậy, cư dân ở phương Đông ra đời sớm và phát 
triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình hình thành các cộng đồng dân cư ở phương Đông diễn 
ra rất đa dạng và phức tạp. 
 Cụ thể: 
- Ai Cập: Ở lưu vực sông Nile từ thời đồ đá cũ đã có con người sinh sống. người Ai Cập thời 
cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Do đi lại săn bắn 
trên lục địa, khi đến vùng thung lũng sông Nile, họ định cư ở đây phát triển nghề nông và nghề 
chăn nuôi từ rất sớm. Về sau, một chi của bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vùng hạ lưu sông 
Nile, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài, người 
Hamites và thổ dân đã đồng hóa với nhau, hình thành ra một tộc người mới, đó là người Ai 
Cập. 
- Lưỡng Hà: Người Sumer từ thiên niên kỉ IV.TCN đã di cư tới đây và sáng lập ra nền văn 
minh đầu tiên ở lưu vực Lưỡng Hà, chung sống và đồng hóa với người Sumer. Ngoài ra còn rất 
nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các vùng xung quanh di cư đến. Trải hàng ngàn 
năm, qua quá trình lao động, họ đã hòa nhập thành một cộng đồng dân cư ổn định và xây dựng 
nên nền văn minh rực rỡ ở khu vực Tây Á. 
- Ấn Độ: Cư dân Ấn Độ đa dạng về tộc người và ngôn ngữ. Có hai chủng tộc chính là người 
Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam, và người Aria cư trú ở miền Bắc. Ngoài ra còn có nhiều 
tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Arập cũng sinh sống ở đây 
- Trung Quốc: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa, vùng châu thổ Hoàng Hà đã là quê 
hương của các bộ tộc Hạ, Thương, Chu. Họ chính là tổ tiên của dân tộc Hán – người sáng tạo 
ra nền văn minh Hoa Hạ. 
Phía Tây và Tây Nam là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, Môn – 
Khmer 
Phía Bắc, Đông Bắc là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut. Con cháu của họ 
sau này là các dân tộc ít người như Mông Cổ (lập ra nhà Nguyên), Mãn (lập ra triều Mãn 
Thanh), Choang, Ngô, Nhĩ các dân tộc trên đất này còn rất nhiều dân tộc khác sinh sống, 
cùng người Hán xây dựng đất nước. 
3) Cơ sở kinh tế: 
- Về kinh tế, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kì mà sức sản xuất xã hội đang ở 
trình độ hết sức thấp kém. Với một trình độ sản xuất như vậy không cho phép các quốc gia cổ 
đại phương Đông phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách thuần thục và điển 
hình. 
- Sự phát triển rất yếu ớt chế độ tư hữu ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng những tổ chức công xã 
nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc nguyên thủy có thể coi là những nguyên nhân gây nên 
tình trạng trì trệ, yếu kém của các nền văn minh cổ đại phương Đông. 
4) Cơ sở chính trị-xã hội: 
 - 5 -
- Ở phương Đông ra đời và tồn tại một hình thức nhà nước đặc thù, nhà nước quân chủ chuyên 
chế trung ương tập quyền mà mọi quyền lực đều ở trong tay nhà vua và một bộ máy quan lại 
cồng kềnh, quan liêu. 
- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã duy trì lâu dài chế độ nô lệ gia trưởng và các hình thức 
áp bức bóc lột kiểu gia trưởng nên vai trò của nô lệ trong xã hội chưa nổi bật. 
Chính trên cơ sở như vậy mà nền văn minh phương Đông ra đời và phát triển và cũng 
chính các yếu tố đó đã ảnh hưởng, chi phối tạo nên những nét đặc thù của nền văn minh 
phương Đông. 
Vấn đề thứ 2 
Trình độ sản xuất và chinh phục tự nhiên 
của các quốc gia phương Đông 
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại đã sớm biết lợi dụng 
điều kiện tự nhiên để sản xuất, chế tạo công cụ lao động, chinh phục tự nhiên xây dựng những 
nền văn minh đầu tiên trên thế giới. 
- Muốn chinh phục được tự nhiên, con người phải có công cụ lao động, bởi công cụ lao động 
là tiêu chí để đánh giá trình độ sản xuất của một xã hội. 
Ngay từ thời nguyên thủy con người đã biết chế tạo công cụ lao động, từ những công cụ 
thô sơ bằng đá, gốm đến những công cụ bằng đồng, sắt đã cho phép con người tạo ra một 
năng suất lao động ngày càng cao. 
Người Ai Cập ngay từ thời Cổ vương quốc đã biết dùng cuốc bằng đá hoặc bằng gỗ để 
trồng trọt, dùng liềm bằng đá để gặt lúa, dùng trâu bò để đập lúa. Thời Trung vương quốc, 
người ta đã biết mở rộng các công trình thủy lợi thành một hệ thống rộng lớn với nhiều công 
dụng khác nhau như điều tiết thủy lượng, dẫn, tháo nước để chống hạn và chống úng người 
Ai Cập còn biết xây hồ Mơrit thành một bể chứa nước lớn ăn thông với sông Nile, có khả năng 
cung cấp nước cho một vùng rộng lớn có thể gieo trông hai vụ trong năm. 
Ở Lưỡng Hà người ta đã xây dựng một hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm đập nước, 
mương dẫn như mạng nhện.Từ đầu thiên niên kỉ II, người Ấn Độ đã biết dùng lưỡi cày bằng 
đá để cày ruộng.Còn ở Trung Quốc, thời Ân-Thương người ta dùng liềm bằng đá hoặc vỏ ngao 
để gặt lúa, dùng lưỡi cày bằng gỗ. Sang thời Xuân Thu, người ta đã biết dùng những công cụ 
bằng sát, có những lò luyện sắt có trên 300 công nhân. 
Những công cụ bằng kim loại đã cho phép con người nâng cao năng suất lao động. 
- Bên cạnh việc sáng tạo ra những công cụ lao động, cư dân cổ đại phương Đông cũng đã 
đạt một trình độ tổ chức sản xuất tương đối cao. 
Do yêu cầu phải hợp sức với nhau để xây dựng các công trình thủy lợi nên việc tổ chức 
sản xuất là một công việc rất cần thiết để thống nhất kế hoạch, và tập trung sức sản xuất. 
Ở Ai Cập vào thời Tân vương quốc, sản xuất đã được ch ... kim tự tháp... 
2. Lưỡng Hà: 
+ Toán học: 
- Người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra hệ đếm lấy 60 làm cơ sở (hệ lục thập phân). Đây là hệ 
đếm tiến bộ nhất của toán học. Trước đó người Lưỡng Hà đã sử dụng nhiều hệ đếm khác nhau, 
như hệ đếm lấy số 5 làm cơ sở của người Sumer thời cổ. Với hệ đếm lấy 60 làm cơ sở, việc 
biểu đạt chữ số của người Lưỡng Hà đã tiến thêm một bước quan trọng, và đặc biệt ở đây đã có 
cách ghi số theo vị trí. Hệ mới này tách khỏi các cách đếm cổ truyền. Các con số đã giành 
được sự độc lập của chúng. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng cách tính giờ theo kiểu số 
đếm 60 bậc của người Lưỡng Hà. 
- Hình học của người Lưỡng Hà cũng phát triển sớm. Họ đã biết tính diện tích các hình 
chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn... Họ đã biết trong một tam giác vuông, bình phương 
của cạnh hyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông, biết phân số, lũy thừa, căn số 
bậc 2 và bậc 3, biết giải phương trình có 3 ẩn số, biết dùng số pi (π) bằng 3 để tính diện tích và 
chu vi hình tròn... 
+ Thiên văn học: 
Người Lưỡng Hà xây dựng nhiều đài chiêm tinh để quan sát bầu trời, vì vậy thiên văn học 
có điều kiện để phát triển và có nhiều thành tựu to lớn. Họ đã chia các thiên thể trên bầu trời 
thành 12 cung, gọi là “12 cung hoàng đạo”, biết chính xác hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, 
biết được 5 hành tinh của Thái Dương hệ và gọi tên theo các vị thần của mình. Học lập được 
hệ thống lich theo mặt trăng (âm lịch), một năm có 12 tháng, xen cẽ một tháng có đủ 30 ngày, 
là một tháng thiếu chỉ có 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354 ngày. Như vậy so với năm dương 
lịch còn thiếu mất 11 ngày 5 giờ 48’ 46”. Để khắc phục nhược điểm ấy, họ đã biết thêm tháng 
nhuận. Để đo thời gian, người Lưỡng Hà dùng đồng hồ ánh nắng và đồng hồ nước. 
+ Y học: 
- Người Lưỡng Hà đã biết chữa trị các loại bệnh khác nhauvề tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, 
dau mắt và hình thành nhiều nghành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu... 
- Tuy vậy, những quan niệm mê tín, dị đoan hãy còn phổ biến trong y học như chữa bệnh 
bằng ma thuật, bùa chú, đặc biệt là không được chữa bệnh vào các ngày xấu. Họ đề cao vị thần 
bảo hộ y học Ninghitzita với hình tượng con rắn quấn quanh cay gậy mà ngày nay trong 
nghành y vẫn coi là biểu tượng. 
Văn minh Lưỡng Hà ra đời sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lãnh vực 
khác nhau, có ảnh hưởng to lớn đối với văn minh trong khu vực và trên thế giới. 
* Những thành tựu khoa học tự nhiên của Arập. 
+ Do sự bành trướng của đế quốc Arập, sự giao lưu văn hóa, khoa học với các nền văn 
minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập  có điều kiện để phát triển. 
Người Arập đã tiếp thu các thành tựu văn hóa của các nền văn minh có trước mình, sáng tạo ra 
một nên văn hóa mang bản sắc dân tộc độc đáo. 
-Sau khi lập nước một thời gian, năm 830, triều Abassid xây dựng một trung tâm khoa 
 - 28 -
học gồm viện khoa học, đài thiên văn và thư viện. Trung tâm khoa học này đã tiến hành dịch 
nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp, Sanskrit  người đứng đầu đội ngũ dịch thuật này là 
Hunai Ibn Ishak (Hunai Ibơn Isac). Tương truyền, riêng ông đã dịch được hơn 100 tác phẩm ra 
tiếng Arập, trong đó có kinh Cưu Ước và nhiều tác phẩm của Aristote, Platon  tiền thù lao 
cho công việc dịch thuật cũng được trả rất hậu, tác phẩm cân nặng bao nhiêu thì được trả bấy 
nhiêu vàng, riêng bản dịch đầu tiên tác phẩm của Aristote được trả công bằng cách đặt lên cân 
một bên là sách bên kia là kim cương. Đến giữa thế kỉ IX, có thể nói rằng hầu hết các tác phẩm 
lớn về toán học, thiên văn, y học  của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Arập. 
- Người Arập trên con đường chinh chiến cũng rất chú trọng đến việc tiếp thu các thành 
tựu văn hóa và chú ý lưu giũ các tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học, sách vở 
chính vì vậy nhiều tác phẩm có giá trị được phát minh ở Hy Lạp, Ấn Độ, nhưng sau đó lại 
được tìm thấy và phổ biến rộng rãi ở Arập. 
+ Toán học: Người Arập tiếp tục phát triển các môn đại số, lượng giác, hình học và hoàn 
thiện hệ thống chữ số thập phân của người Ấn Độ ma cho đến ngày nay người ta vẫn quen gọi 
là chữ số Arập. Các khái niệm trong môn lượng giác: Sin, Cosin, Tang, Cotang mà ngày nay 
chúng ta sử dụng là do nhà toán học Abu Apdala al-Battani của Arập đặt ra. 
+ Vật lí: Có nhà khoa học tiêu biểu Al Haitham là tác giả cuốn “Sách quang học”, được 
coi là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại. 
+ Hóa học: Người Arập cũng có những long góp rất to lớn, có thể nói rằng nhờ họ mà hóa 
học mới trở thành một ngành khoa học. Họ tìm ra nhiều hóa chất mới, chế tạo ra nồi nước cất 
trước tiên và đặt tên là Al-ambik biết nấu rượu Roum từ đường mía. 
+ Sinh học: Người Arập đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây trồng mới từ rất sớm. 
+ Y học: Họ biết chữa trị rất nhiều loại bệnh nội, ngoại khoa, và đặc biệt giỏi về nhãn 
khoa. Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng được biên soạn như “Mười khái luận về mắt” của Ishak; 
“Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt” của Isha; “Tiêu chuẩn y khoa” của Sihna  
3. Ấn Độ: 
+ Thiên văn học: Người Ấn Độ biết chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cứ 
năm năm thì có một tháng nhuận. Họ đã biết Trái đất và Mặt Trăng hình cầu, biết được các 
hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đặc biệt họ đã biết tổng kết những hiểu biết về thiên văn 
học trong tác phẩm Sidhanta, một tác phẩm thiên văn cổ vào loại sớm nhất thế giới. 
+ Toán học: Người Ấn Độ đã phát minh ra 10 chữ số tự nhiên, đã đưa ra được những khái 
niệm cơ bản về hình học và lượng giác, hoàn thiện hệ thống số thập phân có số 0. 
+ Y học: 
- Có nhiều thành tựu cả trên lĩnh vực lí thuyết và thực hành, không chỉ dừng lại kinh nghiệm 
mà đã tổng kết để viết thành sách. Nỗi tiếng là các tác phẩm “Y học toát yếu”, “Luận khảo 
về trị liệu” 
- Người Ấn Độ đã biết mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi được 
qua trình phát triển của thai nhi  
- Người Ấn Độ đã biết đề cao y đức của người thầy thuốc. Thầy thuốc Saraca sống vào thế 
kỉ II, đã đưa ra câu nói nỗi tiếng về đạo đức của người thầy thuốc: “Trị bệnh thì đừng nghĩ 
 - 29 -
tới mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế mà thôi”. 
+ Vật lí và hóa học: 
Người Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử, biết chế những chiếc la bàn đơn giản phục vụ 
cho các nhà hàng hải, biết được sức hút của Trái Đất  thời Gúpta, nghề nấu sắt đã phát triển 
khá cao, một số nghề khác cũng phát triển như nghề nhuộm, thuộc da, nấu thủy tinh, xi măng 
4. Trung Quốc’ 
a. Khoa học tự nhiên: 
+ Toán học: 
Trung Quốc là nước biết sử dụng phép ghi số tính mười bậc sớm nhất thế giới. Đời Chu 
đã rất coi trọng việc giáo dục toán học trong nhà trường Thời Tây Hán có sách “Chu bể toán 
kinh”, thời Đông Hán sách toán đã đạt trình độ nhất định và thành hệ thống. Nhà toán học Tổ 
Xung Chi (429-500) đã tìm ra số Pi chính xác đến con số thập phân thứ 10, đi trước thế giới 
1000 năm. 
+ Thiên văn học: 
Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiên văn học ra đời rất sớm. Đời nhà Thương (cách 
đay 3000 năm) người ta đã ghi chép đúng về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Bộ sách “Cam 
Thạch kinh tinh” thời Chiến Quốc là sách ghi chép về các hành tinh sớm nhất thế giới. Người 
Trung Quốc đã biết chế tạo ra nhiều dụng cụ để đo bóng Mặt Trời tính lịch (Thổ Khuê), đo 
động đất (Hồn thiên nghi) 
+ Lịch pháp: 
Từ thời Ngũ đế, người Trung Quốc đã biết làm lịch,đến nhà Hạ, người ta làm lịch dựa trên 
sự vận hành của Mặt Trăng (gọi là Hạ lịch, hay âm lịch) nay vẫn dùng ở cả Trung Quốc và Việt 
Nam. Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên và những người khác soạn ra “Lich Thái Sơ” nỗi tiếng (chỉ 
ra chu kì nhật thực là 135 tháng, chia một năm ra 24 tiết) có ý nghĩa quan trọng đối với sản 
xuất nông nghiệp. Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) soạn ra “Thụ Thời lịch”. Chia 
một năm ra 365,2425 ngày đi trước nhân loại rất xa về cách tính lịch. 
+ Nông học: 
Nghề trồng trọt có cách đây khoảng 7000 năm, bên cạnh trồng ngũ cốc, còn trồng dâu, 
chè “Trà kinh” của Lục Dã là sách đầu tiên trên thế giới viết về trà. Giả Hiệp với cuốn “Tề 
dân yếu thuật” viết về trồng trọt và chăn nuôi sớm nhất thế giới Từ Quang Khải (nhà Minh) 
viết cuốn “Nông chính toàn thư” trên 50 vạn chữ, lí giải tường tận mọi mặt của nghề nông 
được xem là đỉnh cao của sự am hiểu về nền nông học cổ đại Trung Quốc. 
+ Y dược học: 
Nền y học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu đáng khâm phục. Về lí thuyết, thời chiến 
Quốc có sách “Hoàng đế nội kinh”, được coi là bộ sách kinh điển bậc nhất của y học cổ truyền 
Trung Quốc. Thời Hán có “Thương hàn tạp bệnh” của Trương Trọng Cảnh, thời Đường có 
“Tiên thụ lí thương, kế tục mật phương” của Lan Đạo Nhân 
Về Đông y: Có rất nhiều sách viết về các dược liệu như “Sơn hải kinh” (Tiên Tần), “Thần 
nông bản thảo kinh”(Hán), “Bào cứu luận”(Nam Triều) Đặc biệt “Bổn thảo cương mục” do 
Lí Thời Trân (nhà Minh) soạn đã phê phán và kế thừa được những tinh túy của các sách thuốc 
 - 30 -
trước đó, đồng thời giới thiệu các loại thuốc mới. được dịch ra tiếng Latinh và nhiều thứ 
tiếng khác. Darwin coi đây là bộ “bách khoa toàn thư” của Trung Quốc cổ đại. 
+ Địa lí học: 
- Địa lí tự nhiên đã được nghiên cứu và viết thành sách từ cuối thời Xuân Thu như cuốn 
“Sơn hải kinh”, vào cuối thời Chiến Quốc như cuốn “Vũ Cống”, giúp người đời sau tìm 
hiểu lịch sử, địa lí thời Tần. 
- Địa đồ học có từ thời Chu, Bản đồ vẽ trên gỗ phát hiện vào năm 1986 ở ngôi mộ Tần sớm 
hơn bản đồ sớm nhất thế giới hơn 300 năm. Các ông Bùi Tú, Giả Đam, Thẩm Quát đã để 
lại nhiều kinh nghiệm và tác phẩm quý cho ngành địa đồ học. 
b. Bốn phát minh quan trọng: 
+ Phát minh thuốc súng: 
Thuôc súng còn gọi là “hỏa dược” (thuốc lửa), do ngẫu nhiên mà các nhà luyện đạn cổ 
phát hiện ra. Đầu TK.X, thuốc súng được dùng làm vũ khí, từ đó được ứng dụng rộng rãi làm 
cho hệ thống vũ khí và cả khoa học quân sự biến đổi hẳn. Càng ngày thuốc súng càng được lan 
truyền rộng sang cả phương Tây. 
+ Phát minh kim chỉ nam: 
Từ việc biết được từ tính và chỉ hướng của nam châm, người ta đã làm ra kim chỉ nam mà 
thời đó gọi là “Tư nam”. Đến thời Bắc Tống, người Trung Quốc chế tạo ra la bàn, và cải tiến 
nó ngaỳ càng hoàn chỉnh hơn. 
+ Phát minh ra nghề làm giấy: 
Trước khi làm ra giấy, người Trung Quốc dùng qua nhiều loại “giấy” nhưng chất lượng 
còn kém, mặt không phẳng khó viết và khó bảo quản. Năm 105, Thái Luân đã làm ra giấy từ 
các nguyên liệu dễ kiếm như lưới cũ, giẻ rách và cỏ cây có chất lượng tốt hơn. Như vậy, 
người Trung Quốc đã làm ra giấy trước châu Âu hàng nghìn năm. Đó chính là một cuộc cách 
mạng trong việc truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng phổ biến kiến thức của con người. 
+ Phát minh nghề in 
Vốn có nghề truyền thống khắc vào đá, đến đời Tùy nghề in khắc bản ra đời và ngày một 
cải tiến: từ in chữ rời bằng đất sét nung của Tất Thăng đến in chữ rời bằng gỗ, thiếc, đồng, 
chì kỹ thuật in của Trung Quốc đã đi trước người Đức 400 năm 
Bốn phát minh trên được hậu thế đánh giá rất cao. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_on_tap_van_minh_phuong_dong.pdf