Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội, là phương tiện giáo dục. Thể dục thể thao còn mang đầy đủ tính lịch sử, tính kế thừa, tính giai cấp , tính dân tộc. Vì vậy mà thông qua thể dục thể thao ta có thể đánh giá được sự phát triển của quốc gia, dân tộc Mặt khác thể dục thể thao còn tạo mối quan hệ giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp, chế độ chính trị xã hội.

 Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khoẻ nhân dân ,đối với vận mệnh của đất nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Mỗi một dân tộc yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi một dân tộc khoẻ mạnh sẽ làm cho ca nước mạnh khoẻ”.Vì vậy nghành thể dục thể thao cần quan tâm nhiều đến giáo dục thể chất trong trường học, phong tào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao mới xứng đáng với tư tưởng Hồ Chí Minh “ Hỡi đồng bào cả nước, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công”

 Để thực hiện tư tưởng của người, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khoẻ cho nhân dân, đặt biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước.

 Từ ngày đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, đã có nhiều môn thể thao phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, trong đó có môn “Bóng Đá”.

 Bóng đá là môn thể thao “ vua” bởi tính hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ của nó. Nên nó đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Ngoài việc nâng cao sức khoẻ cho con người, thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng còn giáo dục con người những phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, lòng dũng cảm góp phần phát triển con người một cách toàn diện.Xây dựng con người mới XHCN.

 Trong quá trình hội nhập và phát triển với phong trào bóng đá trên thế giới chúng ta cũng đã đạt những thành tựu đáng khích lệ như huy chương bạc Seagames 19, 21, huy chương đồng Seagames 20, huy chương bac tiger cup 98 và đặt biệt thành công rực rỡ nhất gần đây là chức vô địch AFF cup 2008.

 Đặc điểm của môn bóng đá là môn phức tạp cao, mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng với thể lực thật dồi dào, trong thể lực tố chất sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong bóng đá hiện đại ngày nay trận đấu diễn ra rất quyết liệt và với tốc độ rất nhanh, các cầu thủ phải thường xuyên va chạm với nhau trong các tình huống tranh chấp bóng, hầu như các cầu thủ xuất sắc trên thế giới như : Maradona, Pele, Ronaldo, Kaka đều có sức mạnh tốc độ rất tuyệt vời. Họ thường dành phần thắng trong những tình huống tranh chấp bóng tay đôi, có thể dẫn bóng với tốc độ nhanh vượt qua vài ba cầu thủ rất dễ dàng, hay những cú sút cầu môn mà đối phương rất khó khăn trong việc cản phá. Chính vì lẽ đó mà ông Sam Zanetti huấn luyện viên trưởng CLB Inter Milan nói rằng “ Tất cả các đội bóng đều ngang tài nhau, chính thể lực và quyết tâm là yếu tố quyết định”

 

doc 49 trang chauphong 12960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
 LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ HAI HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội, là phương tiện giáo dục. Thể dục thể thao còn mang đầy đủ tính lịch sử, tính kế thừa, tính giai cấp , tính dân tộc. Vì vậy mà thông qua thể dục thể thao ta có thể đánh giá được sự phát triển của quốc gia, dân tộc Mặt khác thể dục thể thao còn tạo mối quan hệ giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp, chế độ chính trị xã hội.
	Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khoẻ nhân dân ,đối với vận mệnh của đất nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Mỗi một dân tộc yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi một dân tộc khoẻ mạnh sẽ làm cho ca nước mạnh khoẻ”.Vì vậy nghành thể dục thể thao cần quan tâm nhiều đến giáo dục thể chất trong trường học, phong tào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao mới xứng đáng với tư tưởng Hồ Chí Minh “ Hỡi đồng bào cả nước, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công”
	 Để thực hiện tư tưởng của người, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khoẻ cho nhân dân, đặt biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước.
	Từ ngày đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, đã có nhiều môn thể thao phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, trong đó có môn “Bóng Đá”.
	Bóng đá là môn thể thao “ vua” bởi tính hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ của nó. Nên nó đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Ngoài việc nâng cao sức khoẻ cho con người, thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng còn giáo dục con người những phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, lòng dũng cảm góp phần phát triển con người một cách toàn diện.Xây dựng con người mới XHCN.
	Trong quá trình hội nhập và phát triển với phong trào bóng đá trên thế giới chúng ta cũng đã đạt những thành tựu đáng khích lệ như huy chương bạc Seagames 19, 21, huy chương đồng Seagames 20, huy chương bac tiger cup 98 và đặt biệt thành công rực rỡ nhất gần đây là chức vô địch AFF cup 2008.
	Đặc điểm của môn bóng đá là môn phức tạp cao, mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng với thể lực thật dồi dào, trong thể lực tố chất sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong bóng đá hiện đại ngày nay trận đấu diễn ra rất quyết liệt và với tốc độ rất nhanh, các cầu thủ phải thường xuyên va chạm với nhau trong các tình huống tranh chấp bóng, hầu như các cầu thủ xuất sắc trên thế giới như : Maradona, Pele, Ronaldo, Kaka đều có sức mạnh tốc độ rất tuyệt vời. Họ thường dành phần thắng trong những tình huống tranh chấp bóng tay đôi, có thể dẫn bóng với tốc độ nhanh vượt qua vài ba cầu thủ rất dễ dàng, hay những cú sút cầu môn mà đối phương rất khó khăn trong việc cản phá. Chính vì lẽ đó mà ông Sam Zanetti huấn luyện viên trưởng CLB Inter Milan nói rằng “ Tất cả các đội bóng đều ngang tài nhau, chính thể lực và quyết tâm là yếu tố quyết định”
	Qua thực tiễn theo dõi các trận thi đấu của bóng đá Việt Nam cũng như tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chúng tôi nhận thấy.Thực trạng sức mạnh tốc độ của VĐV bóng đá Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng phát triển không tốt, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong nhiều năm qua, trong khi có những bài tập không còn phù hợp với bóng đá hiện đại. Đều đó góp phần làm giảm sút thể lực của VĐV trong quá trình huấn luyện, giảng dạy cũng như trong quá trình thi đấu bóng đá.Thực trạng này là một vấn đề được các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu nhằm tìm ra những bài tập thể lực chuyên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình huấn luyện, giảng dạy. Trong đó việc chuẩn bị thể lực cho thế hệ trẻ được quan tâm hơn cả.
Qua thực tiễn quan sát các trận đấu của sinh viên trường tham gia giải bóng đá sinh viên chuyên sâu truyền thống hàng năm, hay giải bóng đá sinh viên tranh cúp huda khu vực Miền Trung –Tây Nguyên và đặc biệt là giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các em sinh viên còn yếu, nhất là tố chất sức mạnh tốc độ được thể hiện qua những động tác chạy ( tốc độ, nước rút ) dẫn bóng, tranh cướp bóng, sút cầu môn của các em.
	Xuất phát từ những vấn đề trên nhằm mục đích phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
	Là một sinh viên chuyên nghành bóng đá, được sự giảng dạy của các thầy cùng với các kiến thức đã được học. Với sự mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và tập luyện bóng đá ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Chúng tôi lựa chọn nà nghiên cứu đề tài:
“NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ HAI HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG”. 
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1.1. Cơ sở lí luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
	Từ thực tế cho thấy sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, nghĩa là trong thời gian ngắn nhất với tốc độ co cơ lớn nhất nó phụ thuộc vào thiết diên sinh lý của cơ, thiết diện sinh lý càng lớn thì lực co cơ càng lớn, phát triển sức mạnh tốc độ thông thường dựa vào sức mạnh tối đa làm cơ sở và tốc độ co cơ là nhân tố quyết định. Sức mạnh và sức mạnh tốc độ còn phụ thuộc vào các loại cơ cụ thể như sau: Sợi cơ sáng xẩm( cơ có màu sáng co nhanh tạo sức mạnh lớn). Vì vậy các VĐV cự ly ngắn thường có sợi cơ màu sáng chiếm ưu thế thậm chí chiếm 92% trong tất cả các loại cơ. Trong mọi hoạt động cơ bắp khi sinh ra lực được đánh giá dưới nhiều hình thức, có thể thay đổi độ dài của cơ. Nếu giảm độ dài của cơ là chế độ là cơ chế khắc phục, còn tăng là nhượng bộ. Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp có thể sinh ra các lực cơ học có chỉ số khác nhau. Người ta dựa vào chế độ hoạt đông của cơ làm cơ sở để phân biệt các loại sức mạnh. Nếu con người thực hiện hàng loạt các động tác với nổ lực cơ bắp tối đa để làm chuyển động vật thể có khối lượng khác nhau sẽ sinh ra lực khác nhau. Lúc đầu tăng khối lượng vật thể thì lực cơ bắp cũng tăng lên nhưng tới một giới hạn nhất định nào đó ta tăng khối lượng vật thể thì ta không thấy lực cơ bắp tăng lên nữa. Chứng tỏ lực cơ bắp sản sinh ra luôn tỉ lệ thuận với khối lượng vật thể chịu tác dụng. Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa lực và tốc độ. Ví dụ: khi đẩy một quả tạ khối lượng khác nhau thì sẽ có sự chênh lệch giữa lực và tốc độ, tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại. Đây là mối quan hệ tỉ lệ nghịch.
	Mức độ hoạt động của cơ phụ thuộc vào bởi nhũng yếu tố sau:
	- Sung động của các notron thần kinh vận động trong sường trước tuỷ sống đến cơ.
	- Bản chất của giáo dục sức mạnh là lựa chọn lực đối kháng khác nhau dẫn đến những kích thích cũng khác nhau và cơ chế đều hoà sức mạnh tạo ra khác nhau. Ngưyên lý chung nhất trong phát triển tốc độ là tạo ra sức căng cơ tối đa trong thời gian ngắn nhất. Như vậy giá trị của nguyên tắc phát triển sức mạnh tốc độ là sự nổ lực tối đa của cơ bắp với mức căng thẳng cao nhất trong một lần co cơ với thời gian ngắn nhất.
	Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cần phải nâng cao số động tác và hoàn thiện các nhânt tố ảnh hưởng tốc độ tối đa. Hehinger đã chứng minh tìm thấy trong huấn luyện sức mạnh tốc độ đó là nếu dùng cường độ dưới 30% sức mạnh tối đa thì không thu được sự phát triển sức mạnh của cơ, vì thế phát triển sức mạnh tốc độ cần cường độ tác động phải đạt 75% sức mạnh tối đa của cơ thể mới có thể phát triến sức mạnh và tối ưu năng lực sức mạnh tốc độ. Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi nếu chúng ta chọn những bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo được cường độ qui định, dẫn đến hiệu quả bị hạn chế.
	Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý đến thời gian thực hiện bài tập, vì thời gian thực hiện bài tập được xác định sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly, thời gian quãng nghỉ giữa các lần tập cần phải phù hợp để cho cơ thể phục hồi tương đối hoàn toàn. Nó được xác định trên cơ sở diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương và tốc đô hồi phục của các chức năng thực vật. Căn cứ vào diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương thì quãng nghỉ phải đầy đủ. 
1.2. Đặc điểm của môn bóng đá :
 	Bóng đá là môn thể thao đối kháng cao trực tiếp, các tình huống trên sân rất đang dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh của cả một tập thể, sự đa dạng vào phong phú, hấp dẫn của bóng đá được thể hiện 3 đặc điểm lớn sau: tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp. 
 a. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao.	
 	Trận đấu bóng đá được tiến hành trên một sân rộng với hai đội, mỗi đội có mười một cầu thủ. Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng , một đội bóng hay không thể thếu những cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên không có bất cứ cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó đòi hỏi các cầu thủ Phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hổ trợ cho nhau trong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội là giành chiến thắng.
Với trình độ kĩ thuật cao như ngày nay. Do vậy tính tập thể trong thi đấu cũng đòi hỏi ngày càng cao, trong tấn công cũng như trong phòng thủ đòi hỏi toàn đội phải tham gia.Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật là nâng cao trình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng thủ, nâng cao tính tập thể của bóng đá.
b. Bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao .
 	Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành chiến thắng. Vì vậy các đội bóng thường sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấn công cũng như phòng thủ. Có thể nói trận đấu bóng đá là cuộc đấu ý chí, đấu trí, đấu lực, đấu về trình độ kĩ chiến thuật giữa hai đội, cuộc đấu này lại được tiến hành trong thời gian dài với sự đối kháng của các cầu thủ. Do đó có thể nói tính chiến đấu thể hiện trong trận đấu rất cao, đội nào thể hiện sự vượt trội về mọi mặt mới có thể làm chủ trận đấu và giành chiến thắng. Chính tính chiến đấu cao của bóng đá là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn mọi lứa tuổi.
c. Bóng đá là môn thể thao có tính phức tạp.
 	Một đặc điểm rất đặc biệt của môn bóng đá là cầu thủ không được dùng tay chơi bóng(trừ thủ môn trong khu vực cho phép)mà chủ yếu là dùng chân và các bộ phận khác để điều khiển quả bóng. Hai đặc tính này đã nói lên phần nào đặc tính phức tạp của  ... 0,05
Qua bảng 3.15. cho thấy thành tích của cả 2 nhóm đều tăng và có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 0,05 
Ở nhóm đối chứng đề tài nhận thấy Ttính = 2,3216; 2,3757 và 2,1088 > Tbảng = 2,074 ở ngưỡng xác suất p = 0,05.
Ở nhóm thực nghiệm đề tài nhận thấy Ttính= 5,5221; 7,5272 và 6,7893 > Tbảng = 2,074 ở ngưỡng xác suất p = 0,05.
Để khẳng định thêm hiệu quả các bài tập ứng dụng nhằm phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. Chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá nhịp độ tăng trưởng của cảc hai nhóm trước và sau thực nghiệm. kết quả được trình bày ở bảng 3.16 và 3.17
.
( bảng 4.5 v à 4.6)
Từ đó ta có thể kết luận rằng thành tích của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cũng lớn hơn nhóm đối chứng. Như vậy, các bài tập được chúng tôi áp dụng bước đầu đã tỏ rõ tính hiệu quả rõ rệt.
Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng với 18 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn ứng dụng trong 06 tháng tập luyện cho sinh viên chuyên sâu bóng đá lớp 2D khóa ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng có hiệu quả cao về việc phát triển sức mạnh tốc độ.
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
 1. Kết luận:
 1.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng như sau:
- Thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn ( đặc biệt là sức mạnh tốc độ) là ít. Tổng thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chương trình là 05/ 45 tiết ( chiếm tỷ lệ 11,1 %). Theo các nhà chuyên môn thì thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ chiếm tỷ lệ khoảng 17 % là hợp lý.
	- Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chưa được sử dụng một cách đa dạng, các bài tập không bóng còn sử dụng nhiều, trong khi đó các bài tập chuyên môn có bóng thì ít được sử dụng.
	- Thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá còn nhiều hạn chế. So sánh với thang điểm đánh giá và tuyển chọn, thành tích của các em đều ở mức trung bình và yếu kém ( chiếm 60 – 80%).
	1.2. Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 18 bài tập để đưa vào quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá gồm các nhóm bài tập sau:
 * Nhóm các bài tập không bóng. 
 1.Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần)
 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút
 3 Chạy tốc độ cao ở các cự ly 20, 40, 60m (s).
4.Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân(lần)
 5. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s( lần)
 6.Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s(lần)
* Nhóm các bài tập có bóng.
 7. Chạy đà ném biên (m)
 8. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s)
 9.Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s).
 10. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s) 
11.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục
12. Bài tập phối hợp 03 người sút cầu môn
13.Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s)
* Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu.
 14.Trò chơi chạy ôm bóng .
 15.Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện.
 16 Trò chơi đá gà (30s)
 17. Đá bóng con nhện (5phút
 18.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút)
 	Các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn được qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất P < 0,05.
Kiến nghị:
 Từ những kết luận của đề tài chúng tôi đi đến kiến nghị như sau:
- Đề nghị Bộ môn cho phép áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên sâu bóng đá, đồng thời phổ biến làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo khác.
- Để thuận lợi cho việc áp dụng bài tập và huấn luyện thể lực cho sinh viên đề nghị nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn bóng đá nói riêng và của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói chung.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Aulic I.V.(1982). Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, Người dịch: Phạm Ngọc Trân.
Bộ môn Bóng đá (1976), Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.
Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh.
Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.
Dương Nghiệp Chí (1987), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Quang Doanh, Nguyễn hữu Côi (2003), Giáo trình bóng đá dành cho sinh viên Trường cao đẳng TDTT Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Vũ Cao Đàm (1995), Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khoa học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB TDTT, Hà Nội.
Harre-D (1996), Học thuyết huấn luyện, ( PTS Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch) NXB TDTT, Hà Nội.
Lưu Quang Hiệp, Lê Hữu Hưng (2002), Giải phẫu các cơ quan vận động, NXB TDTT, Hà Nội.
Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Hà Nội.
Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Ivanôp (1996), Những cơ sở của Toán học thống kê - PGS.TS Trần Đức Dũng, NXB TDTT, Hà Nội.
Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, NXB giáo dục.
Lê Văn Lẫm, Đo lường thể thao, Tài liệu giảng dạy dành cho các khoá bồi dưỡng sau đại học.
Matvêep L.P. Mochinhikocôp K.G (1998), "Về các quy luật bước đầu chuyên môn hoá trong thể thao", Bản tin khoa học kĩ thuật TDTT, Viện khoa học TDTT chuyên đề tuyển chọn và huấn luyện vận động viên trẻ, Hà Nội.
Liên đoàn bóng đá châu Á (1999), Đào tạo huấn luyện viên bóng đá trình độ C, B, A, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Nguyễn Huy Bích.
Phan Hồng Minh (1996), "Một số vấn đề về thể thao hiện đại", Bản tin khoa học TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Mỹ (1999), Giáo trình kĩ thuật đá bóng, NXB TDTT, Hà Nội
M.C Kêdưlôp (1962), Những vấn đề lý luận chung về các môn bóng, NXB TDTT, Hà Nội.
Nôvicốp A.D. Matvêep L.P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất tập 1 và 2, NXB TDTT, Hà Nội.
Ozolin M.G (1980), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.
Richard Alagich (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, NXB TDTT, Hà Nội, người dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu.
Diên Phong (1999) - 130 câu hỏi đáp về huấn luyện thể thao hiện đại, người dịch: PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình, Nguyễn Văn Trạch.
Nguyễn Xuân Sinh, chủ biên (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
Ma Tuyết Điền (2001), Bóng đá kĩ chiến thuật và phương pháp tập luyện, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Đặng Bình.
Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, TS. Trịnh Trung Hiếu (1998), Sinh lý và huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
Phạm Danh Tốn (1998), Lý luận và phương pháp văn hoá thể chất, tài liệu giảng dạy cho học viên cao học TDTT.
Nguyễn Thế Truyền (1990), " Độ tuổi và những năng lực thể thao" Thông tin KHKT - TDTT số 3 Viện KH TDTT.
Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), " Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên một số môn thể thao", Báo cáo kết quả nghiên cứu, Hà Nội.
Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Toán (1984)- Mô hình tuyển chọn vận động viên một số môn bóng, TTKH TDTT 07/1984.
Vũ Đức Thu và cộng sự (1995)- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT, Hà Nội.
Phạm Ngọc Viễn (1999), Tuyển chọn và huấn luyện ban đầu cầu thủ bóng đá trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.
Phạm Ngọc Viễn (1990), " Bước đầu dự báo mô hình trình độ huấn luyện tâm lý của vận động viên cấp cao một số môn thể thao", Kết quả nghiên cứu đề tài cấp ngành, Hà Nội.
Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội.
 PHỤ LỤC.
BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO& DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
 Trường Đại học TDTT I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 PHIẾU PHỎNG VẤN
 Kính gửi: .
 Chức vụ:
 Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá, mong các thầy, cô giáo, HLV và các nhà chuyên môn nghiên cứu kĩ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng đánh dấu (x) vào ô cần thiết ( tán thành). Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng. Xin chân thành cảm ơn!
 Xin đồng chí cho biết sơ lược về bản thân.
 Họ và tên:. Tuổi:..
 Trình độ chuyên môn:..
 Đơn vị công tác:..
 Thâm niên công tác giảng dạy, huấn luyện bóng đá:
Câu 1: Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ:
 * Nhóm các bài tập không bóng. 
1. Bật nhảy nâng cao đùi , thời gian 20s(lần)
2. Chạy đổi hướngtheo hiệu lệnh ( 2phút)
3. Chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm
4. Chạy tốc độ cao cáccự ly 20,40,60m
5. Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân (lần)
6. Chạy tới lui 25m (s)
7. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s (lần)
8. Chạy 200m với quãng nghỉ đầy đủ
9. Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s (lần)
Nhóm các bài tập có bóng.
10.Chạy đà ném biên (m)
 	11. Chuyền bóng phản hồi mạnh thời gian 1phút
 	12. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s)
13. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s).
14. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s)
15. Chuyền bóng bật tường sút cầu môn
16.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục
17. Động tác giả đuổi theo bóng sút cầu môn
18. Bài tập phối hợp 3 người sút cầu môn
19. Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s)
 Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu.
20.Trò chơi ôm bóng chạy.
 	21. Thi đấu cầu môn nhỏ với điềo kiện.
22.Trò chơi truy đuổi nhau (1phút).
23.Trò chơi đá gà (30s)
 	24. Đá bóng con nhện (5phút
25.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút)	
Câu 2: Lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ. Theo các thầy, cô giáo ,HLV những test nào thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh tốc độ?
 Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần).
 Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s).
Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m (s).
4.Chạy đà ném biên (m). 
5.Dẫn bóng tốc độ 30m lặp laih 5lần (s).
Câu 3: Xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập. Theo đồng chí các nguyên tắc dưới đây, nguyên tắc nào là rất quan trọng, quan trọng và ít quan trọng?
TT
Nội dung nguyên tắc
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
1
Nguyên tắc có tính định hướng rõ rệt
2
Nguyên tắc tính khả thi
3
Nguyên tắc tính hợp lý
4
Nguyên tắc tính hiệu quả
5
Nguyên tắc tính đa dạng 
6
Nguyên tắc tính hiện đại
	Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!
 Ngày..tháng ..năm
 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
 NGUYỄN ĐÌNH VIỆT ( Ký tên)

File đính kèm:

  • docluan_van_nghien_cuu_lua_chon_he_thong_bai_tap_nham_phat_trie.doc