Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại khu vực Tây Nguyên và hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm
Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả
nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm
như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Trong 5 loại vi rút viêm gan, vi rút
viêm gan B (VGB) có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Ước tính
có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên
phát do nhiễm vi rút VGB [70], [139]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG), có khoảng 257 triệu trường hợp nhiễm vi rút VGB mạn tính [138].
Số trường hợp tử vong do viêm gan vi rút B ước tính mỗi năm là khoảng 1,4
triệu người [106]. Theo kết quả nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm
2019, viêm gan vi rút là nguyên nhân đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên
nhân gây ra tử vong cao nhất [130]. Mặc dù gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi
rút là rất lớn tuy nhiên chỉ có 5% bệnh nhân viêm gan mãn tính biết mình bị
nhiễm và chỉ có chưa đến 1% được tiếp cập điều trị [44]. VGB là bệnh có thể
dự phòng bằng việc tiêm vắc xin cũng như tăng cường kiến thức và hành vi
phòng bệnh trong cộng đồng. Sự phân bố của những người nhiễm vi rút VGB
không đồng đều trên từng vùng, miền và lứa tuổi. Vi rút VGB có thể được lây
nhiễm dọc hoặc lây nhiễm ngang qua nhiều con đường: Mẹ truyền sang con,
đường máu, tình dục với tỉ lệ lây nhiễm cao [136].
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB cao trong
khu vực và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan gây nên. Kết quả
một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút VGB của một số nhóm dân cư ở
nước ta là khá cao (từ 8 - 25%) [12], [114]. Theo kết quả mô hình ước tính gánh
nặng bệnh tật do vi rút VGB do Bộ Y tế phối hợp với TCYTTG thực hiện, ước
tính hiện nay có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút VGB. Số trường hợp tử
vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút VGB là khoảng hơn 23.0002
người [56]. Như vậy, nhiễm vi rút VGB đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe
người dân nước ta hiện nay với những nguy cơ gây biến chứng và gây tử vong
[96].
Tây Nguyên là vùng trọng điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc
phòng của cả nước với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ dân trí còn
ở mức thấp so với các khu vực khác. Giai đoạn 2012 – 2016 khu vực Tây
Nguyên ghi nhận 5845 ca bệnh nhiễm vi rút viêm gan [1]. Tại khu vực Tây
Nguyên, các nghiên cứu về tỷ lệ hiện nhiễm vi rút VGB vẫn còn mang tính chất
nhỏ, lẻ và chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về vấn đề này. Việc thiếu hụt
các thông tin, số liệu về tình hình nhiễm vi rút VGB dẫn đến hạn chế của hệ
thống chăm sóc sức khỏe đối với vấn đề lây nhiễm vi rút VGB bao gồm cả hoạt
động dự phòng và điều trị. Ngoài ra, việc thiếu kiến thức cùng với điều kiện
sống hạn chế cũng như các vấn đề liên quan đến tập tục, lối sống có khả năng
lây nhiễm VGB đã làm cho thực hành của người dân về phòng tránh lây nhiễm
VGB chưa cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vắc xin VGB ở cả trẻ em và người lớn
tại khu vực Tây Nguyên còn chưa cao cũng là một trong những yếu tố nguy cơ
cao trong việc lây truyền VGB tại khu vực này, đặc biệt là nhóm phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ.
Từ thực tế trên, câu hỏi đặt ra là tỷ lệ nhiễm vi rút VGB tại khu vực Tây
Nguyên như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng nhiễm vi rút
VGB? Biện pháp can thiệp nào hiệu quả nhằm cải thiện kiến thức, hành vi trong
việc dự phòng lây nhiễm vi rút VGB ở người trưởng thành tại Tây nguyên? Để
trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng,
một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành
tại khu vực Tây Nguyên và hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm” với các
mục tiêu sau:3
1. Mô tả thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại cộng
đồng ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm vi rút viêm gan
B ở người trưởng thành tại cộng đồng ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Nông, 2018.
3. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây
nhiễm vi rút viêm gan B tại cộng đồng, 2018-2019.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại khu vực Tây Nguyên và hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- PHẠM NGỌC THANH THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- PHẠM NGỌC THANH THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM Ngành: Dịch tễ học Mã số: 9 72 01 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. GS.TS. Phan Trọng Lân 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thi Thơ HÀ NỘI – 2021 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Ngọc Thanh iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư – Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thị Thi Thơ, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là những người thầy, cô hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Bộ môn Dịch tễ học, Phòng Đào tạo sau đại học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án của tôi. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Lãnh đạo Viện, cán bộ Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trong quá trình triển khai nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong các hội đồng khoa học chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thêm kiến thức và hoàn thiện luận án đạt chất lượng tốt hơn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, vợ, các con và các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đã hết lòng ủng hộ, động viên, chia sẻ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Phạm Ngọc Thanh iv MỤC LỤC Trang bìa phụ i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục bảng viii Danh mục hình x Danh mục từ viết tắt xi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Các khái niệm 4 1.1.1. Viêm gan vi rút 4 1.1.2. Định nghĩa ca bệnh vi rút viêm gan B 4 1.1.3. Tác nhân gây bệnh, đường lây truyền viêm gan B 5 1.1.4. Các biện pháp xét nghiệm phát hiện vi rút viêm gan B 6 1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm viêm gan vi rút B 7 1.1.6. Hành vi nguy cơ lây nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B 7 1.1.7. Phương pháp phòng chống lây nhiễm vi rút viêm gan B 7 1.2. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B 8 1.2.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới 8 1.2.2. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút B ở Việt Nam 10 1.2.3. Tình tình nhiễm vi rút viêm gan B tại khu vực Tây Nguyên 13 1.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 13 1.3.1. Một số yếu tố đặc điểm nhân khẩu học 13 1.3.2. Yếu tố về kiến thức 15 1.3.2. Yếu tố về hành vi 17 v 1.4. Can thiệp dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B 21 1.4.1. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B 21 1.4.3. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B 27 1.5. Khung lý thuyết 33 1.6. Một số thông tin về khu vực Tây Nguyên 36 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 và 2 37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2. Thời gian nghiên cứu 37 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 37 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 38 2.1.4.1. Thiết kế nghiên cứu 38 2.1.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu 38 2.1.4.3. Phương pháp, kỹ thuật và và công cụ thu thập thông tin 41 2.1.4.4. Mẫu bệnh phẩm và kỹ thuật xét nghiệm 43 2.1.4.5. Các nhóm biến số và chỉ số nghiên cứu 45 2.1.4.6. Tiêu chuẩn đánh giá 45 2.1.5. Quản lý và phân tích số liệu 47 2.2. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 3 49 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 49 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 49 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 49 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu 50 2.2.5. Quản lý và phân tích số liệu 59 2.3. Sai số và khống chế sai số 61 vi 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 61 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63 3.1. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B 63 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 63 3.1.2. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B 72 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm vi rút viêm gaN B 75 3.2.1. Yếu tố về nhân khẩu học 75 3.2.2. Yếu tố về tiền sử khám chữa bệnh 76 3.2.3. Yếu tố về kiến thức và hành vi 78 3.3. Hiệu quả hiệu quả biện pháp truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B tại cộng đồng 81 3.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 81 3.3.2. Hiệu quả các biện pháp can thiệp cải thiện kiến thức, hành vi về phòng chống lây nhiễm vi rút viêm gan B 82 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 96 4.1. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B 96 4.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 102 4.2.1. Yếu tố về nhân khẩu học 102 4.2.2. Yếu tố về tiền sử khám chữa bệnh 105 4.2.3. Yếu tố về kiến thức và hành vi 107 4.4. Hiệu quả biện pháp truyền thông thay đổi hành dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B tại cộng đồng 111 4.4.1. Kết quả triển khai can thiệp truyền thông 111 4.4.2. Hiệu quả các biện pháp can thiệp cải thiện kiến thức và hành vi phòng chống lây nhiễm viêm gan B 113 4.4.3. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả của can thiệp truyền thông 115 4.5. Hạn chế của nghiên cứu 122 vii KẾT LUẬN 123 KHUYẾN NGHỊ 125 Danh mục các công trình liên quan đến luận án đã công bố 127 Tài liệu tham khảo Phụ lục viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách xã và huyện nghiên cứu .......................................................... 41 Bảng 2.2. Thông tin về phường can thiệp và phường chứng .................................... 52 Bảng 3.1. Thông tin về giới tính, dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn và tình trạng hốn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=2428) .......................................................... 63 Bảng 3.2. Thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, thời gian sống tại xã/phường và đi xa nhà của đối tượng nghiên cứu (n=2428) ................................................................... 64 Bảng 3.3. Kiến thức phòng chống lây nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu (n=2428) ............................................................................................................. 66 Bảng 3.4. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B (n=2428) .................... 69 Bảng 3.5. Hành vi mang thai và sinh con (n=1253) ................................................. 70 Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa kiến thức và hành vi (n=2428) ...................................... 71 Bảng 3.7. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B theo tỉnh (n=2428).......................... 72 Bảng 3.8. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn và hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=2428) .............................................. 73 Bảng 3.9. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B theo nhóm nghề nghiệp và thu nhập của đối tượng nghiên cứu (n=2428) .......................................................................... 74 Bảng 3.10. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B và đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=2428) ....................................................................................... 75 Bảng 3.11. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B và tiền sử khám chữa bệnh của đối tượng nghiên cứu (n=2428) ....................................................................................... 76 Bảng 3.12. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B và hành vi nguy cơ/phòng ngừa của đối tượng nghiên cứu (n=2428) ................................................................................ 77 Bảng 3.13. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B và kiến thức, hành vi phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B (n=2428) ....................................................................................... 78 ix Bảng 3.14. Hồi quy logistic các yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm .................... 79 Bảng 3.15. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .............................. 81 Bảng 3.16. Các hoạt động can thiệp cụ thể ............................................................... 82 Bảng 3.17. Kiến thức về đường lây truyền vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................. 84 Bảng 3.18. Kiến thức về cách phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 85 Bảng 3.19. Kiến thức về tiêm vắc xin viêm gan B của đối tượng nghiên cứu ......... 86 Bảng 3.20. Sự thay đổi kiến thức phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp .................................................................. 87 Bảng 3.21. Kết quả phân tích DID đánh giá hiệu quả của can thiệp đối với kiến thức phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B ........................................................................... 88 Bảng 3.22. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B qua đường máu tại đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 89 Bảng 3.23. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B qua quan hệ tình dục của đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 90 Bảng 3.24. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B qua vắc xin, xét nghiệm của đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 91 Bảng 3.25. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B qua việc không sử dụng thuốc lá, rượu bia của đối tượng nghiên cứu............................................................. 92 Bảng 3.26. Sự thay đổi hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp ............................................................................. 93 Bảng 3.27. Kết quả phân tích DID đánh giá hiệu quả của can thiệp đối với hành vi phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B ....................................... ... Tropical de Sao Paulo. 50, p. 219-221. 86. GA, Reddy et al. (2005), "Prevalence of HBV and HCV dual infection in patients on hemodialysis", Indian Journal of Medical Microbiology (ISSN: 0255-0857) Vol 23 Num 1. 23. 87. Ghadir, Mohammad Reza et al. (2012), "Distribution and risk factors of hepatitis B virus infection in the general population of Central Iran", Hepatitis monthly. 12(2), p. 112-117. 88. Habiba, Soad et al. (2012), "Knowledge, attitude and behavior of health care workers regarding hepatitis B infection in primary health care, Kuwait", Greener Journal of Medical Sciences. 2, p. 077-083. 89. Hadler S.C and Margolis HS (1993), "Epidemiology of hepatitis B virus infection hepatits", Vaccines in clinical practice, p. 141-157. 90. Hang Pham, Thi T. et al. (2019), "Knowledge, attitudes and practices of hepatitis B prevention and immunization of pregnant women and mothers in northern Vietnam", PLOS ONE. 14(4), p. e0208154. 91. Haq, Noman et al. (2012), "A cross sectional assessment of health related quality of life among patients with Hepatitis-B in Pakistan", Health and quality of life outcomes. 10, p. 91-91. 92. Hipgrave, D. B. et al. (2003), "Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implications for a national program of infant immunization", Am J Trop Med Hyg. 69(3), p. 288-94. 93. Hongjaisee, Sayamon et al. (2020), "Prevalence and factors associated with hepatitis B and D virus infections among migrant sex workers in Chiangmai, Thailand: A cross-sectional study in 2019", International Journal of Infectious Diseases. 100, p. 247-254. 94. Hopwood, M. and Treloar, C. (2015), Interventions to increase hepatitis B and hepatitis C screening, assessment and monitoring: A literature review, Centre for Social Research in Health, UNSW, Sydney, Australia. 95. Hutin, Y. J., Hauri, A. M. and Armstrong, G. L. (2003), "Use of injections in healthcare settings worldwide, 2000: literature review and regional estimates", Bmj. 327(7423), p. 1075. 96. Huy, T. T. and Abe, K. (2004), "Molecular epidemiology of hepatitis B and C virus infections in Asia", Pediatr Int. 46(2), p. 223-30. 97. Hyun, S. et al. (2018), "Knowledge, Awareness, and Prevention of Hepatitis B Virus Infection Among Korean American Parents", J Immigr Minor Health. 20(4), p. 943-950. 98. Jones, Christina L. et al. (2015), "The Health Belief Model as an explanatory framework in communication research: exploring parallel, serial, and moderated mediation", Health communication. 30(6), p. 566- 576. 99. Joukar, Farahnaz et al. (2011), "Hepatitis C and hepatitis B seroprevalence and associated risk factors in hemodialysis patients in Guilan province, north of Iran: HCV and HBV seroprevalence in hemodialysis patients", Hepatitis monthly. 11(3), p. 178-181. 100. Joukar, Farahnaz et al. (2017), "Nurses' Knowledge toward Hepatitis B and Hepatitis C in Guilan, Iran", The open nursing journal. 11, p. 34-42. 101. Kakumu, S. et al. (1998), "Prevalence of hepatitis B, hepatitis C, and GB virus C/hepatitis G virus infections in liver disease patients and inhabitants in Ho Chi Minh, Vietnam", J Med Virol. 54(4), p. 243-8. 102. Lan Dam et al. (2016), "Hepatitis B Stigma and Knowledge among Vietnamese in Ho Chi Minh City and Chicago", Canadian Journal of Gastroenterology and Hepatology. 103. Lazarus, Jeffrey V. et al. (2016), "Strengthening hepatitis B and C surveillance in Europe: results from the two global hepatitis policy surveys (2013 and 2014)", Hepatology, Medicine and Policy. 1(1), p. 3. 104. Lee, Minsun et al. (2017), "Psychosocial Predictors of HBV Screening Behavior among Vietnamese Americans", American journal of health behavior. 41(5), p. 561-570. 105. Liang, X. et al. (2009), "Epidemiological serosurvey of hepatitis B in China--declining HBV prevalence due to hepatitis B vaccination", Vaccine. 27(47), p. 6550-7. 106. Lozano, R. et al. (2012), "Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010", Lancet. 380(9859), p. 2095- 128. 107. Ma, Grace X. et al. (2012), "A community-based participatory approach to a hepatitis B intervention for Korean Americans", Progress in community health partnerships : research, education, and action. 6(1), p. 7-16. 108. McClelland, E. E. and Smith, J. M. (2011), "Gender specific differences in the immune response to infection", Arch Immunol Ther Exp (Warsz). 59(3), p. 203-13. 109. Mokaya, Jolynne et al. (2018), "A systematic review of hepatitis B virus (HBV) drug and vaccine escape mutations in Africa: A call for urgent action", PLoS neglected tropical diseases. 12(8), p. e0006629-e0006629. 110. Mursy, Sanaa Mohammed-elbager Mahmoud and Mohamed, Sagad Omer Obeid (2019), "Knowledge, attitude, and practice towards Hepatitis B infection among nurses and midwives in two maternity hospitals in Khartoum, Sudan", BMC Public Health. 19(1), p. 1597. 111. Nankya-Mutyoba, Joan et al. (2019), "Hepatitis B virus perceptions and health seeking behaviors among pregnant women in Uganda: implications for prevention and policy", BMC health services research. 19(1), p. 760-760. 112. Nguyen, C. H. et al. (2011), "Prevalence of HBV infection among different HIV-risk groups in Hai Phong, Vietnam", J Med Virol. 83(3), p. 399-404. 113. Nguyen, T. H. et al. (2014), "A reduction in chronic hepatitis B virus infection prevalence among children in Vietnam demonstrates the importance of vaccination", Vaccine. 32(2), p. 217-22. 114. Nguyen, V. T., Law, M. G. and Dore, G. J. (2008), "An enormous hepatitis B virus-related liver disease burden projected in Vietnam by 2025", Liver Int. 28(4), p. 525-31. 115. Nguyen, V. T., McLaws, M. L. and Dore, G. J. (2007), "Highly endemic hepatitis B infection in rural Vietnam", J Gastroenterol Hepatol. 22(12), p. 2093-100. 116. Ozkan, Hasan (2017), "HBV Treatment in Turkey: The Value of Hepatitis B Surface Antigen Quantification of Chronic Hepatitis B Patients in the Long-term Follow-up-A Single-center Study", Euroasian journal of hepato-gastroenterology. 7(1), p. 82-83. 117. Pando, M. A. et al. (2006), "Epidemiology of human immunodeficiency virus, viral hepatitis (B and C), treponema pallidum, and human T-cell lymphotropic I/II virus among men who have sex with men in Buenos Aires, Argentina", Sex Transm Dis. 33(5), p. 307-13. 118. Qadi, A. A. et al. (2004), "Hepatitis B and hepatitis C virus prevalence among dialysis patients in Bahrain and Saudi Arabia: a survey by serologic and molecular methods", Am J Infect Control. 32(8), p. 493-5. 119. Rimal, Rajiv N. and Lapinski, Maria K. (2009), "Why health communication is important in public health", Bulletin of the World Health Organization. 87(4), p. 247-247a. 120. Seo, Dong Hee et al. (2015), "Occult hepatitis B virus infection and blood transfusion", World journal of hepatology. 7(3), p. 600-606. 121. Sinopoli, A et al. (2018), "The PRECEDE–PROCEED model as a tool in Public Health screening", European Journal of Public Health. 28(suppl_4). 122. Solomon, Sunil S. et al. (2008), "High prevalence of HIV, HIV/hepatitis C virus coinfection, and risk behaviors among injection drug users in Chennai, India: a cause for concern", Journal of acquired immune deficiency syndromes (1999). 49(3), p. 327-332. 123. SunBul M (2014), "Hepatitis B virus genotypes: Global distribution and clinical importance", World J Gastroenterol. 20(8), p. 5427-5434. 124. Tanaka, J. et al. (2004), "Sex- and age-specific carriers of hepatitis B and C viruses in Japan estimated by the prevalence in the 3,485,648 first-time blood donors during 1995-2000", Intervirology. 47(1), p. 32-40. 125. Tanaka, Miho et al. (2013), "Influence of information sources on hepatitis B screening behavior and relevant psychosocial factors among Asian immigrants", Journal of immigrant and minority health. 15(4), p. 779-787. 126. Tanprasert, S. and Somjitta, S. (1993), "Trend study on HBsAg prevalence in Thai voluntary blood donors", Southeast Asian J Trop Med Public Health. 24 Suppl 1, p. 43-5. 127. Tordrup, David et al. (2019), "Additional resource needs for viral hepatitis elimination through universal health coverage: projections in 67 low-income and middle-income countries, 2016–30", The Lancet Global Health. 7(9), p. e1180-e1188. 128. Tosun, Selma et al. (2018), "The impact of economic and social factors on the prevalence of hepatitis B in Turkey", BMC Public Health. 18(1), p. 649. 129. V, Sareetha, H, Nagabushan and H, Supriya (2018), "Effect of educational intervention on knowledge, attitude and practice of hepatitis B vaccine among medical students", International Journal of Basic & Clinical Pharmacology. 7, p. 992. 130. Vos, Theo et al. (2020), "Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019", The Lancet. 396(10258), p. 1204-1222. 131. Wang, J. S. and Zhu, Q. R. (2002), "Interruption of the transmission of hepatitis B virus from mother to babies", Zhonghua Gan Zang Bing Za Zhi. 10(4), p. 308-10. 132. Wang, Jin et al. (2019), "Association of hepatitis B infection with high- risk complications in total joint arthroplasty", BMC Musculoskeletal Disorders. 20(1), p. 163. 133. WebMD (2020), Hepatitis and Sex: Frequently Asked Questions, truy cập ngày 19/6/2020. 134. WHO (1992), Expanded Programme on Immunization, Global Advisory Group- Part I, Record, Weekly Epidemiological. 135. WHO (2010), Hepatitis B vaccine: WHO position paper- Recommendation., Vaccine. 136. WHO (2011), Global infectious disease surveillance. 137. WHO (2013), "Global policy report on the prevention and control of viral hepatitis". 138. WHO (2015), Framework for Global Action: Prevention & Control of Viral Hepatitis Infection. 139. WHO (2018), Hepatitis B, tại trang web room/fact-sheets/detail/hepatitis-b. 140. World Health Organization. Regional Office for South-East, Asia (2019), Expanded programme on Immunization (EPI) factsheet 2019: South-East Asia Region, World Health Organization. Regional Office for South-East Asia, New Delhi. 141. Xu, Cheng-Jun et al. (2015), "Prevalence and characterization of hepatitis B and C virus infections in a needle-sharing population in Northern China", BMC public health. 15, p. 460-460. 142. Yan, Yong-Ping et al. (2014), "Epidemiology of Hepatitis B Virus Infection in China: Current Status and Challenges", Journal of clinical and translational hepatology. 2(1), p. 15-22. 143. Zobeiri, Mehdi, Adibi, Peyman and Alavian, Seyed Moayed (2012), "Intravenous drug use and hepatitis C virus in iran", Hepatitis monthly. 12(1), p. 9-10.
File đính kèm:
- luan_an_thuc_trang_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_nhiem_vi_rut.pdf
- 1. Phụ lục luận án Phạm Ngọc Thanh.full.pdf
- 2. Tom tat LV_VGB_Pham Ngoc Thanh_EN_19.7.2021.pdf
- 2. Tom tat LV_VGB_Pham Ngoc Thanh_VN_19.7.2021.pdf
- 4. Kết Luận mới của LA.Thanh 19.7.2021.doc