Luận án Nghiên cứu mức độ biểu hiện của Micro-RNA 29a, Micro-RNA 146A và Micro-RNA 147B tự do huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một trong những bệnh lý không lây nhiễm, có tốc độ phát triển nhanh. Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2019 [1], trên thế giới có khoảng trên 463 triệu người tuổi từ 20-79 mắc bệnh ĐTĐ (8,8%) và dự đoán sẽ tăng lên 700 triệu người vào năm 2045. Trong các loại ĐTĐ, thì ĐTĐ týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ týp 2 là do đề kháng insulin, suy giảm chức năng tế bào β, làm mất khả năng điều hoà glucose máu của cơ thể. Tuy nhiên các cơ chế tham gia đề kháng insulin và suy giảm chức năng tế bào β vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.
Các micro-RNA (miR) là RNA có kích thước phân tử 19-24 nucleotid, không mã hóa protein, có chức năng điều hòa biểu hiện gen ở cấp sau phiên mã bằng cách ức chế quá trình phiên mã hoặc phá hủy các RNA thông tin (mRNA) [2]. MiR có thể được tiết vào dịch ngoại bào và vận chuyển đến các tế bào đích thực hiện chức năng thông qua các túi như exosom, hoặc bằng cách liên kết với protein. Các miR ngoại bào đã được báo cáo đóng vai trò như các phân tử tín hiệu để làm trung gian cho sự liên lạc giữa các tế bào [3]. Trong hơn một thập kỷ qua, với sự phát hiện ra miR, các nghiên cứu về lĩnh vực chức năng của miR trong sinh bệnh học của nhiều bệnh khác nhau trong đó có bệnh ĐTĐ là một trong những chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. Biểu hiện của miR đã được chứng minh là có thay đổi trong các mô đích của insulin, trong chuyển hóa glucose và lipid. Ngoài ra, những thay đổi của miR đã được ghi nhận là có liên quan với quá trình tái tạo và điều tiết chức năng của các tế bào beta (β) [4]. Những nghiên cứu này cho thấy rằng miR trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sinh bệnh học của bệnh ĐTĐ týp 2 và một phương pháp trị liệu có tiềm năng cho bệnh ĐTĐ, bằng cách khôi phục hoặc ức chế các biểu hiện của các miR có liên quan. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy miR-29a, miR-146a tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ tuy nhiên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong khi đó miR-147b được chứng minh rằng liên quan đến quá trình chết tế bào theo chương trình và có ít thông tin về các nghiên cứu về miR-147b ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến vai trò miR đặc biệt là miR-29a, miR-146a và miR-147b huyết tương trong bệnh lý ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu trạng thái biểu hiện của các miR tìm ra những thay đổi có ý nghĩa trong bệnh sinh ĐTĐ týp 2 là một định hướng nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mức độ biểu hiện của micro-RNA 29a, micro-RNA 146a và micro-RNA 147b tự do huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát mức độ biểu hiện của micro-RNA 29a, micro-RNA 146a, micro-RNA 147b huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
2. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ biểu hiện micro-RNA 29a, micro-RNA 146a, micro-RNA 147b huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu mức độ biểu hiện của Micro-RNA 29a, Micro-RNA 146A và Micro-RNA 147B tự do huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHAN THẾ DŨNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA MICRO-RNA 29A, MICRO-RNA 146A VÀ MICRO-RNA 147B TỰ DO HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHAN THẾ DŨNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA MICRO-RNA 29A, MICRO-RNA 146A VÀ MICRO-RNA 147B TỰ DO HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 9.72.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đoàn Văn Đệ 2. GS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, không sao chép và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Thế Dũng LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn tôi xin gửi tới PGS. TS. Đoàn Văn Đệ, GS. TS. Nguyễn Lĩnh Toàn - những người thầy tâm huyết đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt cho tôi trong quá trình học tập! Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới: Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Khớp - Nội tiết - Học viện Quân Y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án! Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thị Phi Nga chủ nhiệm bộ môn Khớp - Nội tiết Học viện Quân y đã đóng góp những ý kiến quý báu, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập! Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, Ban giám đốc bệnh viện và các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin được gửi cảm ơn tới toàn thể những Người bệnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình lấy số liệu để thực hiện luận án này! Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện và bảo vệ luận án! Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập! Cùng với tất cả tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cha, Mẹ kính yêu, vợ con, cùng những người thân trong gia đình đã luôn là chỗ dựa tinh thần và tạo động lực lớn để tôi vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách!. Hà nội, tháng 11 năm 2021 Phan Thế Dũng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ tiếng anh Phần viết đầy đủ tiếng việt 1 ADA American Diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2 AKT AKT serine/threonine kinase 3 AGO2 Argonaute 2 4 β Beta 5 BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể 6 BT Bình thường 7 cDNA Complementary DNA 8 CS Cộng sự 9 Ct Threshold cycle Chu kỳ ngưỡng 10 CT Total Cholesterol Cholesterol toàn phần 11 ĐTĐ Đái tháo đường 12 GLUT Glucose transporter 13 HbA1C Hemoglobin glycated 14 HCCH Hội chứng chuyển hoá 15 HDL-c High-density lipoprotein cholesterol Lipoprotein trọng lượng phân tử cao 16 HOMA-β Homeostasis Model Assessment Beta cell function Chỉ số chức năng tế bào beta 17 HOMA-IR Homeostasis Model Assessment Insulin Resistance Chỉ số kháng insulin 18 HOMA-S Homeostasis Model Assessment insulin sensitivity Chỉ số nhạy cảm insulin 19 IDF International Diabetes Federation Liên đoàn đái tháo đường quốc tế 20 IFN Interferon 21 IL Interleukin 22 INSR Insulin receptor Thụ thể insulin 23 IRS Insulin Substrate 24 LDL-c Low-density lipoprotein cholesterol Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp 25 Mct1 Monocarboxylate transporter-1 26 MiR Micro-RNA 27 mRNA RNA thông tin 28 NHANES National Health and Nutrition Examination Survey Chương trình khảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia 29 NHS National Health Service Dịch vụ y tế quốc gia 30 PI3K Phosphoinositide 3-kinase 31 PPARδ Peroxisome proliferatoractivated receptor δ 32 Pre-miR Micro-RNA thứ cấp 33 SIRT1 Sirtuin 1 34 RISC RNA-induced silencing complex 35 RNA Ribonucleic acid 36 RT-PCR Reverse transcription polymerase chain reaction Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược 37 TG Triglycerid 38 TPV Trung vị 39 TV Tứ phân vị 40 THA Tăng huyết áp 41 UTR Untranslated region Vùng không dịch mã 42 VB Vòng bụng 43 VH Vòng hông 44 WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Vai trò của micro-RNA tham gia vào điều hòa chức năng tế bào beta tụy 20 2.1. Phân độ béo phì 54 2.2. Phân loại tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2018. 55 2.3. Mức độ tương quan tương ứng với giá trị của hệ số tương quan r 58 2.4. Diễn giải ý nghĩa của diện tích dưới cong ROC (AUC) 58 3.1. Đặc điểm về tuổi của các nhóm nghiên cứu 61 3.2. Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 62 3.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu 62 3.4. Đặc điểm thuốc hạ glucose máu sử dụng 64 3.5. Đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng ở các nhóm nghiên cứu 64 3.6. Đặc điểm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 66 3.7. Đặc điểm chức năng tế bào beta, kháng insulin và chỉ số nhạy cảm insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 66 3.8. Đặc điểm chức năng tế bào beta, kháng insulin và chỉ số nhạy cảm insulin ở các phân nhóm đái tháo đường týp 2 67 3.9. Tỷ lệ mức độ biểu hiện của miR-29a ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 68 3.10. Tỷ lệ mức độ biểu hiện của miR-146a ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 so với nhóm chứng 70 3.11 . Mức độ biểu hiện của miR-147b ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 72 3.12. Liên quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a, miR-147b huyết tương ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với giới tính 73 Bảng Tên bảng Trang 3.13. Liên quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a và miR-147b huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với BMI 73 3.14. Liên quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a, miR-147b huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với tăng huyết áp 74 3.15. Liên quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a và miR-147b huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với hội chứng chuyển hoá 74 3.16. Liên quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a, miR-147b huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với microalbumin niệu 75 3.17. Tương quan mức độ biểu hiện của miR-29a huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 76 3.18. Tương quan mức độ biểu hiện của miR-146a huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 77 3.19. Tương quan mức độ biểu hiện của miR-147b huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 77 3.20. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-29a với một số chỉ số sinh hóa máu, HOMA ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. 78 3.21. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-146a huyết tương với một số chỉ số sinh hóa máu và HOMA ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 82 3.22. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết tương với một số chỉ số sinh hóa máu, HOMA ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. 84 3.23. Phân tích hồi quy đa biến đánh giá mối liên quan của biểu hiện miR-29a; miR-146a và miR-147b huyết tương với các yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 91 3.24. Phân tích hồi quy đa biến đánh giá mối liên quan của biểu hiện miR-29a; miR-146a và miR-147b huyết tương với các yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện chưa điều trị 92 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Con đường tín hiệu insulin 8 1.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 12 1.3. Cơ chế hình thành và thực hiện chức năng của micro-RNA 14 1.4. Cơ chế bài xuất của các micro-RNA ra ngoại bào 15 1.5. Sự bắt cặp giữa mạch “guide” của miR với mạch mRNA mục tiêu 16 1.6. Con đường tín hiệu insulin và các micro-RNA tác động 23 1.7. Vai trò của miR đối với kháng insulin tại các mô 24 1.8. Đường biểu diễn khuếch đại ghi nhận cường độ huỳnh quang phát ra từ ống phản ứng khi nhận được ánh sáng kích thích từ mỗi chu kỳ nhiệt 31 2.1. Hình ảnh nguyên lý và cơ chế hoạt động phản ứng khuếch đại sử dụng SYBR Green I 43 2.2. Nguyên lý thiết kế mồi 44 2.3. Hệ thống máy AriaMx Real-time PCR (Mỹ) 46 2.4. Biểu đồ tín hiệu SYBR Green I của miR (1) và giá trị Tm của mẫu (2) 47 2.5. Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa Achitech i2000SR tự động hoàn toàn của hãng Abbott (Mỹ) 51 3.1. Đặc điểm về giới của các nhóm nghiên cứu 61 3.2. Đặc điểm chỉ số BMI ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 63 3.3. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 63 3.4. Đặc điểm kiểm soát glucose máu ở nhóm đái tháo đường týp 2 đã điều trị (n=53) 65 3.5. Tỷ lệ rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (n=105) 65 3.6. Mức độ biểu hiện của micro-RNA 29a ở đối tượng nghiên cứu 68 Hình Tên hình Trang 3.7. Mức độ biểu hiện của miR-29a ở các phân nhóm bệnh đái tháo đường týp 2 so với nhóm chứng 69 3.8. Mức độ biểu hiện của miR-146a ở đối tượng nghiên cứu 70 3.9. Mức độ biểu hiện của miR-146a ở các phân nhóm đái tháo đường týp 2 so với nhóm chứng 71 3.10. Mức độ biểu hiện của miR-147b ở đối tượng nghiên cứu 71 3.11. Mức độ biểu hiện của miR-147b huyết tương ở các phân nhóm bệnh đái tháo đường týp 2 so với nhóm chứng 72 3.12. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-29a huyết tương với glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 79 3.13. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-29a với HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 80 3.14. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-29a huyết tương với HOMA-β ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 80 3.15. Tương quan giữa mức độ biểu hiện của miR-29a huyết tương với biểu hiện miR-146a ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 81 3.16. Tương quan giữa mức độ biểu hiện của miR-29a huyết tương với biểu hiện miR-147b ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 81 3.17. Tương quan giữa mức độ biểu hiện của miR-146a huyết tương với nồng độ microalbumin niệu 83 3.18. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết tương với glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 85 3.19. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết tương với HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 86 3.20. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết tương với HOMA-β ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 86 Hình Tên hình Trang 3.21. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết tương với glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện chưa điều trị 87 3.22. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b với nồng độ C-peptid ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện chưa điều trị 87 3.23. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết tương với HOMA-β ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện chưa điều trị 88 3.24. Giá trị chẩn đoán giảm chức năng tế bào beta của các micro-RNA huyết tương 88 3.25. Giá trị chẩn đoán giảm chức năng tế bào beta của các miR huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện 89 3.26. Giá trị ... tification of micro-RNAs by stem–loop RT–PCR. Nucleic Acids Research, 33(20) 93. Schmittgen T. D., Livak K. J. (2008). Analyzing real-time PCR data by the comparative C(T) method. Nature Protocols, 3(6):1101-1108. 94. Alberti K. G., Zimmet P., Shaw J., et al. (2005). The metabolic syndrome--a new worldwide definition. Lancet., 366(9491):1059-1062. 95. Weisell R. C. (2002). Body mass index as an indicator of obesity. Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition, 11:S681–S684. 96. Hội Tim Mạch học Việt Nam (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyế áp, truy cập ngày 12/11/2019. 97. Bộ y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp. điều-trị-RLTT-2020.pdf, truy cập ngày 18/6/2021. 98. Hasin D., Hatzenbuehler M. L., Keyes K., et al. (2006). Substance use disorders: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, fourth edition (DSM-IV) and International Classification of Diseases, tenth edition (ICD-10). Addiction, 101(1):59-75. 99. Nguyễn Thị Phi Nga (2009). Nghiên cứu nồng độ TNFa, CRP huyết thanh và liên quan với hình thái, chức năng động mạch cảnh gốc bằng siêu âm doppler mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y. 100. Nguyễn Văn Hoàn (2019). Nghiên cứu nồng độ leptin và MCP-1 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y. 101. Nguyễn Kim Lưu (2011). Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Adiponectin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án tiến sĩ Y học, Học viên Quân y. 102. Tạ Văn Bình và cs (2005). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Đề tài cấp nhà nước. 103. Jensen M. D., (2006). Is visceral fat involved in the pathogenesis of the metabolic syndrome? Human model. Obesity (Silver Spring)., 14(1):20S-24S. 104. Wei M., Gaskill S. P., Haffner S. M., et al. (1997). Waist circumference as the best predictor of noninsulin dependent diabetes mellitus (NIDDM) compared to body mass index, waist/hip ratio and other anthropometric measurements in Mexican Americans--a 7-year prospective study. Obesity Research, 5(1):16-23. 105. Boyko E. J., Fujimoto W. Y., Leonetti D. L., et al. (2000). Visceral adiposity and risk of type 2 diabetes: a prospective study among Japanese Americans. Diabetes Care, 23(4):465-471. 106. Spiegelman D., Israel R. G., Bouchard C., et al. (1992). Absolute fat mass, percent body fat, and body-fat distribution: which is the real determinant of blood pressure and serum glucose? American Journal of Clinical Nutrition, 55(6):1033-1044. 107. Landsberg L. and Molitch M. (2004). Diabetes and hypertension: pathogenesis, prevention and treatment. Clinical and Experimental Hypertension, 26(7-8):621-628. 108. Bell D. S. (2000). Hypertension and antihypertensive therapy as risk factors for type 2 diabetes mellitus. New England Journal of Medicine, 343(8):905-912. 109. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước (2005). Nghiên cứu thực trạng bệnh ĐTĐ, rối loạn dung nạp glucosse và một số yếu tố nguy cơ tại Hà Nội, Đề tài cấp Bộ Y tế. 110. Nguyễn Đức Hoan (2008). Nghiên cứu rối loạn lipid máu, kháng insulin và tổn thương một số cơ quan ở bệnh nhân nam có rối loạn glucosse máu, Luận án tiến sĩ y học, Học viên Quân y. 111. Nguyễn Đức Ngọ (2009). Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2 có rối loạn lipid máu, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y. 112. Koro C. E., Bowlin S. J., Bourgeois N., et al. (2004). Glycemic control from 1988 to 2000 among U.S. adults diagnosed with type 2 diabetes: a preliminary report. Diabetes Care, 27(1):17-20. 113. Liebl A., Mata M., Eschwege E., et al. (2002). Evaluation of risk factors for development of complications in Type II diabetes in Europe. Diabetologia, 45(7):S23-28. 114. Brunzell J. D., Hokanson J. E. (1999). Dyslipidemia of central obesity and insulin resistance. Diabetes Care, 22(3):C10-13. 115. Yamwong P., Assantachai P., Amornrat A. (2000). Prevalence of dyslipidemia in the elderly in rural areas of Thailand. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, 31(1):158-162. 116. Ahmad T., Ulhaq I., Mawani M. et al (2017). Microalbuminuria in Type-2 Diabetes Mellitus; the tip of iceberg of diabetic complications. Pakistan Journal of Medical Sciences, 33(3):519-523. 117. Drexel H., Aczel S Fau - Marte T., Marte T Fau - Benzer W., et al. (2004). Is atherosclerosis in diabetes and impaired fasting glucose driven by elevated LDL cholesterol or by decreased HDL cholesterol? Diabetes Care, 28:0149-5992. 118. Weir G. C., Bonner-Weir S., (2004). Five stages of evolving beta-cell dysfunction during progression to diabetes. Diabetes, 53(3):S16-21. 119. Uzunlulu M., Oguz A., Arslan Bahadir M., et al. (2019). C-peptide concentrations in patients with type 2 diabetes treated with insulin. Diabetes and Metabolic Syndrome, 13(6):3099-3104. 120. Abdullah B.B., Basanagouda S. P., Thaseen. A., (2010). Significance of C – Peptide in Type 2 Diabetics - A Study in the North Karnataka Population of India. Al Ameen Journal of Medical Sciences, 3 (1):65-78. 121. Holman R. R. (1998). Assessing the potential for alpha-glucosidase inhibitors in prediabetic states. Diabetes Research and Clinical Practice, 40 Suppl:S21-25. 122. Wang J., Chen J., Sen S., (2016). Micro-RNA as Biomarkers and Diagnostics. American Journal of Physiology-Cell Physiology, 231(1):25-30. 123. Fernandez-Valverde S. L., Taft R. J., Mattick J. S., (2011). Micro-RNAs in beta-cell biology, insulin resistance, diabetes and its complications. Diabetes, 60(7):1825-1831. 124. Guay C., Regazzi R. (2013). Circulating micro-RNAs as novel biomarkers for diabetes mellitus. Nature Reviews Endocrinology, 9(9):513-521. 125. Massart J., Sjogren R. J. O., Lundell L. S., et al. (2017). Altered micro-RNA 29 Expression in Type 2 Diabetes Influences Glucose and Lipid Metabolism in Skeletal Muscle. Diabetes, 66(7):1807-1818. 126. Seyhan A. A., Nunez Lopez Y. O., Xie H., et al. (2016). Pancreas-enriched miRs are altered in the circulation of subjects with diabetes: a pilot cross-sectional study. Sci Rep., 6:1-15. 127. Elamir A., Ibrahim T. (2016). Serum micro-RNA 377 and micro-RNA 29a in Type II Diabetic Patients with Diabetic Nephropathy. International Journal of Biochemistry Research & Review, 13(4):1-12. 128. Karolina D. S., Armugam A., Tavintharan S., et al. (2011). Micro-RNA 144 impairs insulin signaling by inhibiting the expression of insulin receptor substrate 1 in type 2 diabetes mellitus. PLoS One., 6(8):1-19. 129. Garcia-Jacobo R. E., Uresti-Rivera E. E., Portales-Perez D. P., et al. (2019). Circulating micro-RNA 146a, micro-RNA 34a and micro-RNA 375 in type 2 diabetes patients, pre-diabetic and normal-glycaemic individuals in relation to beta-cell function, insulin resistance and metabolic parameters. Clinical and Experimental Pharmacology and Physiology, 46(12):1092-1100. 130. Alipoor B., Ghaedi H., Meshkani R., et al. (2018). The rs2910164 variant is associated with reduced micro-RNA 146a expression but not cytokine levels in patients with type 2 diabetes. Journal of endocrinological investigation, 41(5):557-566. 131. Ciccacci C., Di Fusco D., Cacciotti L., et al. (2013). Micro-RNA genetic variations: association with type 2 diabetes. Acta Diabetologica, 50(6):867-872. 132. Kumar M., Nath S., Prasad H. K., et al. (2012). Micro-RNAs: a new ray of hope for diabetes mellitus. Protein Cell, 3(10):726-738. 133. Xu C., Liu J., Yao X., et al. (2020). Downregulation of micro-RNA 147b represses the proliferation and invasion of thyroid carcinoma cells by inhibiting Wnt/beta-catenin signaling via targeting SOX15. Molecular and Cellular Endocrinology, 501:1-16. 134. Huang Y. M., Li W. W., Wu J., et al. (2019). The diagnostic value of circulating micro-RNAs in heart failure. Experimental and Therapeutic Medicine, 17(3):1985-2003. 135. Gu M., Wang J., Wang Y., et al. (2018) Micro-RNA147b inhibits cell viability and promotes apoptosis of rat H9c2 cardiomyocytes via down-regulating KLF13 expression. Acta Biochimica et Biophysica Sinica, 50(3):288-297. 136. Meder B., Backes C., Haas J., et al. (2014). Influence of the confounding factors age and sex on micro-RNA profiles from peripheral blood. Clinical Chemistry, 60(9):1200-1208. 137. Sharma S., Eghbali M. (2014). Influence of sex differences on microRNA gene regulation in disease. Biology of Sex Differences, 5(1):3. 138. Huang Y., Tang S., Huang C., et al. (2017). Circulating micro-RNA 29 family expression levels in patients with essential hypertension as potential markers for left ventricular hypertrophy. Clinical and Experimental Hypertension, 39(2):119-125. 139. Hijmans J. G., Diehl K. J., Bammert T. D., et al. (2018). Association between hypertension and circulating vascular-related micro-RNAs. Journal of Human Hypertension, 32(6):440-447. 140. Palmer J. D., Soule B. P., Simone B. A., et al. (2014). Micro-RNA expression altered by diet: can food be medicinal? Ageing Research Reviews, 17:16-24. 141. Slattery M. L., Herrick J. S., Mullany L. E., et al. (2017). Diet and lifestyle factors associated with micro-RNA expression in colorectal tissue. Pharmacogenomics Research and Personalized Medicine, 10:1-16. 142. Kloting N., Berthold S., Kovacs P., et al. (2009). Micro-RNA expression in human omental and subcutaneous adipose tissue. PLoS One., 4(3):1-6. 143. Heneghan H. M., Miller N., McAnena O. J., et al. (2011). Differential miR expression in omental adipose tissue and in the circulation of obese patients identifies novel metabolic biomarkers. Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 96(5):E846-850. 144. Kristensen M. M., Davidsen P. K., Vigelso A., et al. (2017). Micro-RNAs in human subcutaneous adipose tissue: Effects of weight loss induced by hypocaloric diet and exercise. Obesity (Silver Spring), 25(3):572-580. 145. Huang Y. Q., Cai A. P., Chen J. Y., et al. (2016). The relationship of plasma micro-RNA 29a and oxidized low density lipoprotein with atherosclerosis. Cellular Physiology and Biochemistry, 40(6):1521-1528. 146. Kurtz C. L., Fannin E. E., Toth C. L., et al. (2015). Inhibition of micro-RNA 29 has a significant lipid-lowering benefit through suppression of lipogenic programs in liver. Scientific Reports, 5:1-13. 147. Hsu Y. C., Chang P. J., Ho C., et al. (2016). Protective effects of micro-RNA 29a on diabetic glomerular dysfunction by modulation of DKK1/Wnt/beta-catenin signaling. Scientific Reports, 6:1-12. 148. Bhatt K., Lanting L. L., Jia Y., et al. (2016). Anti-inflammatory role of micro-RNA 146a in the pathogenesis of diabetic nephropathy. Journal of the American Society of Nephrology, 27(8):2277-2288. 149. Chaulk S. G., Ebhardt H. A., Fahlman R. P. (2016). Correlations of micro-RNA: micro-RNA expression patterns reveal insights into micro-RNA clusters and global micro-RNA expression patterns. Molecular BioSystems, 12(1):110-119.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_muc_do_bieu_hien_cua_micro_rna_29a_micro.doc
- 2. NCS. Dũng Tóm tắt luận án tiếng việt.doc
- 3. NCS Dũng tóm tắt luận án tiếng anh.doc
- 4. Trang thông tin Đóng góp mới.docx
- QĐ.pdf