Luận án Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt nhánh xuyên động mạch đùi sâu điều trị loét ụ ngồi và mấu chuyển lớn
Loét tỳ đè là tổn thương khu trú ở da và các tổ chức dưới da, thường nằm
trên phần lồi của xương [1]. Loét tỳ đè ở các vùng ụ ngồi và mấu chuyển lớn
thường gặp nhất chiếm 62% trong tổng số các dạng loét tỳ đè [2].
Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị loét do tỳ đè xuất hiện nhiều ở khắp
các cơ sở y tế từ trung ương đến tuyến quận huyện. Tổn thương loét do tỳ đè
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau
của loét mạn tính. Theo nghiên cứu của Đoàn Chí Thanh và cộng sự ở Viện
Bỏng Quốc Gia cho thấy loét tỳ đè gặp nhiều hơn ở nam giới với tỷ lệ (76,36%),
bệnh nhân liệt hoặc hạn chế vận động các chi có tỷ lệ loét 90,91% [3]. Loét ụ
ngồi, mấu chuyển lớn chiếm tỷ lệ cao trong loét tỳ đè và thường theo sau các
bệnh lý khác như chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, đái tháo đường,
bỏng với khuyết hổng thường sâu, rộng và lộ xương, đồng thời đây là nơi chịu
lực tỳ đè lớn nhất khi ngồi và nằm vì vậy gặp nhiều khó khăn trong điều trị.
Các phương pháp điều trị nội khoa như liệu pháp hút áp lực âm [4], điều trị
bằng tấm nguyên bào sợi không giải quyết được các tổn khuyết bị lộ xương
diện rộng, do đó việc điều trị ngoại khoa tỏ ra hiệu quả hơn. Nhiều phương
pháp điều trị ngoại khoa trước đây được nghiên cứu và thực hiện thành công ở
nhiều nước phát triển trên thế giới như sử dụng vạt da cân động mạch mông
dưới, vạt da cân động mạch mông trên [5].
Hiện tại, trên thế giới công bố về nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động
mạch đùi sâu chỉ có một vài tác giả. Bên cạnh đó một số tác giả ngoài nước [6],
[7], [8] đã công bố một vài trường hợp riêng lẻ về kết quả điều trị khuyết hổng
ụ ngồi, mấu chuyển lớn bằng vạt da nhánh xuyên động mạch đùi sâu với nhiều
ưu điểm như vạt da được sử dụng có tỷ lệ sống cao, độ linh hoạt của vạt da lớn
và mức độ can thiệp tổ chức cho vạt là tối thiểu trong phẫu thuật bóc tách vạt,
tuy nhiên những nghiên cứu trước đây về vấn đề này trên xác chưa nhiều và2
trên bệnh nhân với cỡ mẫu cũng không lớn. Nghiên cứu của Alessandro S. và
cộng sự (2015) sử dụng vạt nhánh xuyên động mạch đùi sâu che phủ ụ ngồi cho
kết quả vạt da lành tốt và không loét tái phát trong thời gian theo dõi 12 tháng
[6]. Kết quả nghiên cứu của Ichiro H. và cộng sự (2014) trên 5 bệnh nhân loét
vùng ụ ngồi có kết quả theo dõi trong 1 năm không có biến chứng nào bao gồm
cả loét tái phát [7]. Kết quả nghiên cứu của Gebert L. và cộng sự (2017) trên
15 bệnh nhân với 16 ổ loét ụ ngồi có kết quả theo dõi sau 1 năm là tất cả các
vạt da sử dụng đều sống lành tốt [8].
Tại Việt Nam theo hiểu biết của chúng tôi nghiên cứu vạt nhánh xuyên
động mạch đùi sâu chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Bên
cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu điều trị sử dụng vạt nhánh xuyên động
mạch đùi sâu dựa trên nền tảng khảo sát đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động
mạch đùi sâu trên xác người Việt Nam trưởng thành.
Xuất phát từ thực tế trên và với mong muốn góp phần xây dựng quy trình
điều trị an toàn, hiệu quả, phù hợp nhất cho bệnh nhân người Việt Nam bị loét
ụ ngồi, mấu chuyển lớn mức độ nặng (độ III, IV) chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt nhánh xuyên động mạch đùi sâu
điều trị loét ụ ngồi và mấu chuyển lớn” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm nhánh xuyên động mạch đùi sâu.
2. Đánh giá kết quả sử dụng vạt nhánh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt nhánh xuyên động mạch đùi sâu điều trị loét ụ ngồi và mấu chuyển lớn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐẶNG XUÂN QUANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU VÀ ỨNG DỤNG VẠT NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH ĐÙI SÂU ĐIỀU TRỊ LOÉT Ụ NGỒI VÀ MẤU CHUYỂN LỚN Chuyên ngành: Phẫu thuật tạo hình tái tạo và thẩm mỹ Mã số: 9 72 01 19 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Quang Vinh - Học viện Quân Y 2. PGS. TS. Trần Vân Anh - Học viện Quân Y HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo cáo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh ĐẶNG XUÂN QUANG MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. LOÉT TỲ ĐÈ VÙNG Ụ NGỒI – MẤU CHUYỂN LỚN ......................... 3 1.1.1. Nguyên nhân ................................................................................... 3 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................. 3 1.1.3. Phân độ loét tỳ đè ............................................................................ 4 1.1.4. Các phương pháp điều trị loét tỳ đè ụ ngồi – mấu chuyển lớn ....... 5 1.1.5. Các vạt da trong điều trị khuyết hổng ụ ngồi, mấu chuyển lớn ...... 8 1.2. VẠT NHÁNH XUYÊN TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ............ 11 1.2.1. Tổng quan mạng mạch dưới da và các dạng vạt da ...................... 11 1.2.2. Sự phát triển sử dụng vạt nhánh xuyên ......................................... 14 1.2.3. Định nghĩa và phân loại vạt da nhánh xuyên ................................ 18 1.3. GIẢI PHẪU VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH ĐÙI SÂU ............................................................. 19 1.3.1. Phương pháp khảo sát giải phẫu nhánh xuyên ĐMĐS ................. 19 1.3.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch đùi sâu ........................................ 22 1.3.3. Vạt nhánh xuyên động mạch đùi sâu ............................................ 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 37 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 38 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 38 2.2.1. Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch đùi sâu ............... 38 2.2.2. Nghiên cứu phẫu thuật điều trị khuyết hổng ụ ngồi – mấu chuyển lớn trên lâm sàng ........................................................................... 39 2.3. PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 40 2.3.1. Phương tiện nghiên cứu trên xác ................................................... 40 2.3.2. Nghiên cứu giải phẫu – phẫu thuật trên bệnh nhân ....................... 41 2.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ..................................... 43 2.4.1. Nghiên cứu giải phẫu đặc điểm nhánh xuyên động mạch đùi sâu 43 2.4.2. Đặc điểm nghiên cứu lâm sàng ..................................................... 52 2.4.3. Các bước trong phẫu thuật và đánh giá kết quả ............................ 53 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 62 2.4.5. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 62 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 63 3.1. NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ........................................................................ 63 3.1.1. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch đùi sâu trên xác ..... 63 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu trên bệnh nhân qua MDCT ........................... 70 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ........................................ 74 3.2.1. Tuổi và giới tính bệnh nhân .......................................................... 75 3.2.2. Yếu tố bệnh nền, thời gian loét và phân độ loét tại khuyết hổng . 76 3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ - PHẪU THUẬT ................................................ 79 3.3.1. Xác định vị trí nhánh xuyên, thiết kế vạt và thời gian phẫu thuật 79 3.3.2. Kết quả phẫu thuật ......................................................................... 84 3.3.3. Biến chứng phẫu thuật: ................................................................. 89 3.3.4. Kết quả gần ................................................................................... 92 3.3.5. Kết quả xa ...................................................................................... 94 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 95 4.1. GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH ĐÙI SÂU .................... 95 4.1.1. Đặc điểm của nhánh xuyên động mạch đùi sâu trên xác .............. 96 4.1.2. Giải phẫu các nhánh xuyên động mạch đùi sâu qua chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò ................................................................... 103 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ......... 107 4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VẠT NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH ĐÙI SÂU............................................................................. 109 4.3.1. Tại sao chúng ta sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch đùi sâu trong điều trị khuyết hổng ụ ngồi, mấu chuyển lớn .................... 109 4.3.2. Xác định vị trí nhánh xuyên, thiết kế vạt và thời gian phẫu thuật111 4.3.3. Kết quả phẫu thuật ....................................................................... 116 4.3.4. Biến chứng phẫu thuật ................................................................. 123 4.3.5. Kết quả gần .................................................................................. 124 4.3.6. Kết quả xa .................................................................................... 126 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 129 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU XÁC BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU MDCT BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN DANH SÁCH BỆNH NHÂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. ĐMĐS Động mạch đùi sâu 2. CT Scan Computed Tomography Scan (chụp cắt lớp vi tính) 3. ĐMTVDS Động mạch thượng vị dưới sâu 4. TMTVDS Tĩnh mạch thượng vị dưới sâu 5. ALT Vạt da cân nhánh xuyên tự do trước đùi ngoài 6. NCS Nghiên cứu sinh 7. MDCT Multidetector Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò) 8. BN Bệnh nhân 9. SBA Số bệnh án 10. MSX Mã số xác 11. TB ± SD Trung bình ± độ lệch chuẩn DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Sơ lược tổng quan các dạng vạt da. ..................................................................... 13 1.2. Sơ lược tổng quan vạt nhánh xuyên .................................................................... 15 3.1. Tỷ lệ các nhánh xuyên được phát hiện ................................................................ 63 3.2. Đường kính nhánh xuyên..................................................................................... 64 3.3. Chiều dài nhánh xuyên ......................................................................................... 65 3.4. Khoảng cách điểm nhánh xuyên I ra da đến mấu chuyển lớn, ụ ngồi và điểm nhánh xuyên III hoặc IV ra da đến lồi cầu ngoài .............................................. 67 3.5. Khoảng cách nhánh xuyên ra da đến đường chuẩn đích ................................... 69 3.6. Đường kính, chiều dài động mạch đùi sâu ......................................................... 70 3.7. Đường kính, chiều dài động mạch - nhánh xuyên I động mạch đùi sâu ........ 71 3.8. Khoảng cách nhánh xuyên I ĐMĐS đến ụ ngồi , mấu chuyển lớn .................. 71 3.9. Xử lý đáy tổn thương ........................................................................................... 79 3.10. Khoảng cách nhánh xuyên I của vạt da từ nơi nhánh xuyên ra da đến điểm thấp nhất của khuyết hổng theo chiều dọc cơ thể ............................................. 81 3.11. Loại vạt da sử dụng ............................................................................................ 82 3.12. Kích thước khuyết hổng ..................................................................................... 84 3.13. Kích thước vạt da ............................................................................................... 85 3.14. Góc xoay vạt trong vạt cánh quạt ...................................................................... 86 3.15. Thời gian điều trị sau phẫu thuật đến ngày xuất viện ...................................... 88 3.16. Thời gian điều trị sau phẫu thuật những trường hợp cắt lọc ổ loét, phẫu thuật trong một thì và tổng thời gian điều trị .............................................................. 89 3.17. Các biến chứng phẫu thuật ................................................................................. 89 3.18. Kết quả dạng vạt sử dụng................................................................................... 92 3.19. Kết quả xa ........................................................................................................... 94 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Cơ chế hình thành loét tỳ đè .................................................................................. 4 1.2. Bảng phân độ loét của Hội đồng tư vấn loét tỳ đè Quốc gia Hoa kỳ .................. 5 1.3. Loét ụ ngồi tái diễn sau phẫu tích khuyết hổng và đóng vạt da, được tiến hành ghép vạt da cải tiến V – Y của cơ mông lớn ....................................................... 9 1.4. (A) Giải phẫu vạt căng cơ đùi. (B) Đánh dấu vạt căng cơ đùi .......................... 10 1.5. Phẫu tích nhánh xuyên vùng đùi mông. .............................................................. 11 1.6. Vị trí động mạch xuyên – nhánh xuyên của động mạch đùi sâu....................... 11 1.7. Vạt nhánh xuyên ................................................................................................... 15 1.8. Nhánh xuyên vách da và cơ da. ........................................................................... 19 1.9. Siêu âm màu hai chiều. ........................................ ... detailed anatomical study. Journal of Plastic Surgery and Hand Surgery. 1-5. 82. Tư liệu “quy trình chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi dưới” của Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh. 83. James F.T., Amanda A.G. (2004). Selected Readings in Plastic Surgery. Skin Grafts And Skin Substitutes And Principles Of Flaps., 10(1):6-9. 84. Farouk O., Krettek C., Miclau. (1999). The Topography of the Perforating Vessels of the Deep Femoral Artery. Clinical Orthopaedics and Related Research., 368:255-259. 85. Sur Y. J., Morsy M., Mohan, et al. (2016). The first perforating branch of the deep femoral artery: A reliable recipient vessel for vascularized fibular grafts: An anatomical study. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery., 69(3): 351–358. 86. Baek S.M. (1982). Plast Reconstr Surg. In: Two new cutaneous free flaps: the medial and lateral thigh flaps., 71:354-365. 87. Lee S.S., Huang S.H., Chen M.C., et al. (2009). Management of recurrent ischial pressure sore with gracilis muscle flap and V-Y profunda femoris artery perforator-based flap. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery., 62(10); 1339–1346. 88. Kim C. M., Sin I. Y., Don W. L., et al. (2014). Treatment of Ischial Pressure Sores with Both Profunda Femoris Artery Perforator Flaps and Muscle Flaps. Archives of Plastic Surgery., 41(4):387-393. 89. Yun I. S., Won D. L., et al. (2014). Treat. of Ischial Pres. Sores with Both Profunda FAPF and Muscle Flaps. Archives of Plastic Surgery., 41(4):387-393. 90. Lee W. J., Kyun D. R., Hyun D. L., et al. (2014). Archives of Plastic Surgery. In: Treatment of I.P.S. with Both Profunda Femoris Artery Perforator Flaps and Muscle Flaps., 41(4):387-393. 91. Ngô Đức Hiệp (2017). Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân nhánh xuyên động mạch ngực lưng điều trị sẹo co kéo nách do di chứng bỏng. Luận án Tiến sĩ, Học Viện Quân Y., Hà Nội 92. Schiffman J., Golinko M. S., Yan A., et al. (2009). Operative Debridement of Pressure Ulcers. World Journal of Surgery., 33(7): 1396–1402. 93. Zhou S. T. , Huang M. T., Zeng J. Z., et al. (2017). Effects of improved V-Y advancement flap with major artery perforator on repairing skin and soft tissue defects. Zhonghua Shao Shang Za Zhi., 33(10):611-615. 94. Homma K., Go M., Fujioka H., et al. (2001). Treatment of Ischial Pressure Ulcers with a Posteromedial Thigh Fasciocutaneous Flap. Plastic and Reconstructive Surgery., 108(7): 1990–1996. 95. Heng-lin H., Shen C., Chai J., et al. (2012). Repair of pressure sores over ischial tuberosity with long head of biceps femoris muscle flap combined with semi-V posterior thigh fasciocutaneous flap. Zhonghua Shao Shang Za Zhi., 28(1):57-9. 96. Murakami G., Fujita T., Imai A., et al. (2001). Plastic and Rec. Surg. In: Treatment of Ischial Pres. Ulcers with a Posteromedial Thigh Fasciocutaneous Flap., 108(7): 1990–1996. 97. Chuan-an S., Hai H., Li H., et al. (2012). Re. of pres. sores over ischial tuberosity with long head of biceps fem. muscle flap combined with semi-V posterior thigh fasciocutaneous flap. Zhonghua Shao Shang Za Zhi., 28(1):57-9. 98. Fujioka H., Tatsuya F., Akihito I., et al. (2001). Treatment of Ischial Pressure Ulcers with a PTF. Flap. Plas. & Reconstr. Surg., 108(7): 1990– 1996. 99. Jia-ke C., Hua L., Chai J., et al. (2012). Repair of P.S. over ischial tuberosity with long head of biceps FMF combined with semi-V posterior thigh fasciocutaneous flap. Zhonghua Shao Shang Za Zhi., 28(1):57-9. 100. Daphan C., Tekelioglu M. H., and Sayilgan, C. (2004), Limberg flap repair for pilonidal sinus disease. Dis Colon Rectum. 47(2):233-237. 101. Kapan M., Kapan S., Pekmezci S., et al. (2002), Sacrococcygeal pilonidal sinus disease with Limberg flap repair. Tech Coloproctol. 6(1): 27-32. 102. Koshima I., Moriguchi T., Soeda S., et al. (1993). The gluteal perforator-based flap for repair of sacral pressure sores. Plast Reconstr Surg. 91(4):678-83. 103. Dong K. R., Won J. L., Dae H. L., et al. (2014). Archives of Plas. Sur. In: Tre. of Ischial Pressure Sores with Both Profunda Femoris Artery Perforator Flaps and Muscle Flaps., 41(4):387-393. 104. Lê Diệp Linh. (2011). Nghiên cứu sử dụng vạt đùi trước ngoài trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cổ mặt. Luận án Tiến sĩ, Học Viện Quân Y., Hà Nội. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU XÁC Mục đích đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch đùi sâu” NCS Ths. Bs Đặng Xuân Quang: Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ & Tái tạo - Học viện Quân y Phiếu số: 1 Họ và tên xác: Giới tính: Năm sinh: Năm mất: Mã số xác: Địa điểm phẫu tích xác: Bộ môn Giải phẫu Đh Y Dược Tp HCM I. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị xác: - Xác được nằm sấp trên bàn phẫu tích đã lau chùi sạch sẽ các dung dịch và thuốc bảo quản. - Chuẩn bị bộ dụng cụ phẫu tích và các vật dụng kèm theo: bơm tiêm các số, dây truyền, sonde, dây chỉ thị màu, thước.. 2. Cách thức phẫu tích: - Dựa theo các mốc giải phẫu của vùng đùi sau, mấu chuyển lớn, ụ ngồi, trục giải phẫu chi dưới, lồi cầu ngoài xương đùi. - Tiến hành rạch da dọc theo trục chi dưới-giới hạn trên: nếp lằn mông-giới hạn dưới: khớp khuỷu cẳng chân, bóc tách vạt da đùi sau, tìm phẫu tích bảo tồn các nhánh xuyên động mạch đùi sâu ra da vùng đùi sau. 3. Cách thu thập số liệu: - Đo đường kính, chiều dài nhánh xuyên. - Đo mốc các nhánh xuyên động mạch đùi sâu ra da so với các mốc giải phẫu: lồi cầu ngoài xương đùi, mấu chuyển lớn và ụ ngồi. II. THU THẬP SỐ LIỆU: Vị trí động mạch: TRÁI PHẢI Số lượng nhánh xuyên từ Động mạch đùi sâu: - Khoảng cách nhánh xuyên I đến mấu chuyển lớn: mm - Khoảng cách nhánh xuyên I đến ụ ngồi: mm - Khoảng cách nhánh xuyên III (IV) đến lồi cầu ngoài xương đùi: mm Nhánh xuyên I - Chiều dài nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm - Đường kính nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm Nhánh xuyên II - Chiều dài nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm - Đường kính nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm Nhánh xuyên III - Chiều dài nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm - Đường kính nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm Nhánh xuyên IV - Chiều dài nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm - Đường kính nhánh xuyên I từ Động mạch đùi sâu ra da: mm DANH SÁCH PHẪU TÍCH XÁC ( TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ) HÌNH ẢNH PHẪU TÍCH XÁC Nguyễn Văn Đ. đùi sau (T) (MSX 550) Nguyễn Văn Đ. đùi sau (P) (MSX 550) BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU MDCT Mục đích đề tài nghiên cứu:“Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên I động mạch đùi sâu” NCS Bs Đặng Xuân Quang: Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ & Tái tạo - Học viện Quân y Nghiên cứu hồi cứu trên tiêu bản chụp mặt cắt lớp MDCT ở bệnh nhân đến khảo sát bệnh lý mắc phải vùng đùi, được chúng tôi tận dụng chụp mạch đa lát cắt MDCT khảo sát nhánh xuyên I động mạch đùi sâu. Phiếu số: Họ và tên bệnh nhân: Tuổi: Giới tính: Ngày chụp MDCT: Địa điểm: Trung tâm Y Khoa Medic III. CÁCH THỨC THU THẬP SỐ LIỆU: - Đo và chụp hình các mốc điểm xuất chiếu phân chia của nhánh xuyên I nghiên cứu so với các mốc giải phẫu: mấu chuyển lớn và ụ ngồi. - Đo đường kính gốc, đường kính ngọn, chiều dài nhánh xuyên I. IV. THU THẬP SỐ LIỆU: Động mạch đùi sâu Chiều dài động mạch đùi sâu:mm Đường kính động mạch đùi sâu:mm Nhánh xuyên I - Đường kính gốc động mạch xuyên I động mạch đùi sâu:mm - Đường kính ngọn nhánh xuyên I động mạch đùi sâu:mm - Chiều dài động mạch – nhánh xuyên I động mạch đùi sâu:mm - Chiều dài nhánh xuyên I động mạch đùi sâu:mm - Khoảng cách nhánh xuyên I đến đỉnh mấu chuyển lớn: ............mm - Khoảng cách nhánh xuyên I đến điểm thấp nhất ụ ngồi: ............mm DANH SÁCH BỆNH NHÂN MDCT ( TẠI TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC ) HÌNH ẢNH MDCT Thôi Ngọc Ph. (SBA 5395187) Nguyễn Văn T. (SBA 5441708) BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN 1. Tên bệnh nhân: Tuổi: Giới: Số Bệnh án: 2. Chẩn đoán chuyên khoa: 3. Thời gian loét: < 30 ngày 30 – 90 ngày >90 ngày 4. Yếu tố thúc đẩy: 5. Tổng trạng: 6. Bệnh sử phẫu thuật liên quan: 7. Xử lý đáy tổn thương: 1. Đã cắt lọc hoại tử 2. Chưa cắt lọc hoại tử 8. Kích thước khuyết hổng: Chiều dài: cm Chiều rộng: cm Diện tích: cm2 9. Vạt phẫu thuật: 1. Vạt dạng đảo 2. Vạt dạng V-Y 10. Kích thước vạt da: Chiều dài: cm Chiều rộng: cm Diện tích: cm2 11. Khoảng cách nhánh xuyên – khuyết hổng: 12. Góc xoay vạt: 1. Khoản 900 2. Khoản 1350 3. Khoản 1800 13. Xử lý vùng lấy vạt: 1. Khâu kín 󠇗 2. Khâu thu + ghép da 14. Số lần phẫu thuật: 1. Một lần 2. Hai lần 15. Thời gian phẫu thuật: ≤60 phút 61 – 120 phút >120 phút 16. Thời gian điều trị: 17. Thời gian điều trị sau phẫu thuật: < 30 ngày 30 – 60 ngày > 60 ngày 18. Biến chứng trong phẫu thuật: 1.Không 2.Có Cụ thể: 19. Biến chứng sau phẫu thuật: 1.Không 2.Có Cụ thể: 20. Xử lý biến chứng: KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT 21. Phù nè vạt da sau mổ: 1.Không 2.Có 󠇗 22. Tụ máu: Dưới vạt: 1.Không 2.Có 󠇗 Vị trí lấy vạt: 1.Không 2.Có 󠇗 23. Nhiễm trùng: Dưới vạt: 1.Không 2.Có 󠇗 Vị trí lấy vạt: 1.Không 2.Có 󠇗 24. Hoại tử vạt da Vạt thiểu dưỡng, hoại tử mép 1.Không 2.Có 󠇗 Một phần vạt 1.Không 2.Có 󠇗 Toàn bộ vạt 1.Không 2.Có 󠇗 25. Phẫu thuật lại: 1.Không 2.Có 󠇗 Phương pháp mổ lại: 1. Ghép da 󠇗 2. Chuyển vat da 󠇗 Cụ thể:.. KẾT QUẢ GẦN (3 – 6 THÁNG) Sẹo loét tái phát: 1.Không 2.Có 󠇗 Sự liền sẹo: Sẹo phẳng (1 điểm) Sẹo lõm hay phì đại: (2 điểm) Màu sắc vạt: Hòa đồng (1 điểm) Sậm hay nhạt màu (2 điểm) Tính chất vạt: Mềm mại (1 điểm) Di động kém: (2 điểm) KẾT QUẢ XA (SAU 7 THÁNG) Sẹo loét tái phát: 1.Không 2.Có 󠇗 Sự liền sẹo: Sẹo phẳng (1 điểm) Sẹo lõm hay phì đại: (2 điểm) Màu sắc vạt: Hòa đồng (1 điểm) Sậm hay nhạt màu (2 điểm) Tính chất vạt: Mềm mại (1 điểm) Di động kém: (2 điểm) Tốt: không sẹo lóet tái phát và dưới 6 điểm ba yếu tố trên cộng lại Khá: không sẹo loét tái phát và 6 điểm ba yếu tố trên cộng lại Kém: sẹo loét tái phát DANH SÁCH BỆNH NHÂN ( TẠI VIỆN BỎNG QUỐC GIA LÊ HỮU TRÁC ) HÌNH ẢNH BỆNH NHÂN Bệnh nhân Phùng Mạnh T. (SBA 2374) Loét mấu chuyển (T) Đo chiều rộng ổ loét Đo chiều dài ổ loét Xác định nhánh xuyên – thiết kế vạt Đo chiều dài vạt – xác định nhánh xuyên Đo chiều rộng vạt Xoay vạt Kết quả ngay sau phẫu thuật Kết quả sau phẫu thuật Kết quả sau phẫu thuật Kết quả gần Kết quả xa Bệnh nhân Bùi Đình V. (SBA 3424) *Phẫu thuật lần 1 Loét ụ ngồi (P) Thiết kế vạt Xác định nhánh xuyên trong PT Xoay vạt Kết quả ngay sau PT *Phẫu thuật lần 2 Bóc tách vạt Bóc tách vạt Kết quả ngay sau PT Kết quả sau 12 tháng
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_giai_phau_va_ung_dung_vat_nhanh_xuyen_don.pdf
- 1. BÌA XANH LUẬN ÁN.pdf
- 2. BÌA XANH TOM TAT LUAN VAN TIẾNG VIỆT.pdf
- 2. NỘI DUNG TOM TAT LUAN VAN TIẾN VIỆT.pdf
- 3. BÌA XANH TOM TAT LUAN VAN TIẾNG ANH.pdf
- 3. NỘI DUNG TOM TAT LUAN AN TIẾNG ANH.pdf
- 4. TRANG THÔNG TIN MỚI LATS TIẾNG ANH.pdf
- 5. TRANG THÔNG TIN MỚI LATS TIẾNG VIỆT.pdf