Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm

Hiện nay, suy giảm chức năng sinh dục, sinh sản ở nam giới là bệnh lý

có tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Theo các nghiên cứu thì có khoảng 20- 30% nam

giới trưởng thành có ít nhất một rối loạn chức năng sinh sản, sinh dục (khá

thường xuyên, thường xuyên, gần như luôn luôn và luôn luôn) [1]. Có nhiều

nguyên nhân gây nên tuy nhiên đáng chú ý là tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao ở

nam giới do lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu kiểm soát

(làm mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa: tim mạch, đái tháo đường, rối loạn

lipid máu.) [2]. Suy giảm chức năng sinh dục, sinh sản ở nam giới không

những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nam giới mà còn ảnh hưởng lớn

đến chất lượng cuộc sống tinh thần cũng như hạnh phúc gia đình của họ. Các

thuốc điều trị nội khoa hiện nay chủ yếu là sử dụng liệu pháp hormon thay thế

[2], chỉ có hiệu quả điều trị trong một số ít trường hợp nhất định hơn nữa có

nguy cơ xảy ra tai biến khi sử dụng dài ngày. Do đó, nghiên cứu sản xuất ra các

sản phẩm điều trị suy giảm chức năng sinh dục, sinh sản nam, đảm bảo tính an

toàn và hiệu quả điều trị là việc làm mang nhiều ý nghĩa.

Nước ta có nhiều vùng khí hậu khác nhau, có hệ động, thực vật phong

phú với nhiều loại dùng để làm thuốc, trong đó có nhiều dược liệu quý, nhiều

dược liệu đặc hữu. Cho đến nay, dược liệu vẫn đã và đang được sử dụng ngày

càng nhiều và đóng vai trò quan trọng trong điều trị nói chung và trong điều trị

các bệnh lý liên quan đến sinh sản, sinh dục nam nói riêng. Tuy nhiên, việc sử

dụng dược liệu vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có nhiều bằng chứng

khoa học. Hơn nữa, được dùng nhiều dưới dạng bào chế của y học cổ truyền,

chưa thực sự thuận tiện cho bệnh nhân. Viên nang Trường Xuân CB là sản

phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, được bào chế từ các dược liệu

theo bài thuốc của y học cổ truyền với định hướng điều trị một số vấn đề về suy

giảm chức năng sinh dục, sinh sản nam.2

Một số dược liệu trong công thức bào chế của viên nang Trường Xuân

CB đã được chứng minh có tác dụng khả quan trên sinh sản, sinh dục nam giới

[3], [4]; tuy nhiên tác dụng khi kết hợp dưới dạng viên nang thì chưa được

chứng minh. Hơn nữa, mặc dù chế phẩm được nghiên cứu chuyển dạng bào chế

từ bài thuốc y học cổ truyền tuy nhiên trước khi có thể được đưa vào sử dụng

trên người, chế phẩm cần phải trải qua giai đoạn đánh giá tính an toàn và tác

dụng trên động vật thực nghiệm.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu độc tính và tác dụng

tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang Trường Xuân CB trên

động vật thực nghiệm” được thực hiện với 2 mục tiêu sau:

1. Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang

Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm.

2. Đánh giá tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang

Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm.

pdf 204 trang chauphong 14060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm

Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
VŨ NGỌC THẮNG 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG 
TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG SINH DỤC ĐỰC 
CỦA VIÊN NANG TRƯỜNG XUÂN CB 
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI- NĂM 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
VŨ NGỌC THẮNG 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG 
TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG SINH DỤC ĐỰC 
CỦA VIÊN NANG TRƯỜNG XUÂN CB 
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 
Chuyên ngành: Dược lý- Độc chất 
Mã số: 9720118 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ngân 
 2. PGS. TS. Nguyễn Minh Phương 
HÀ NỘI- NĂM 2021 
LỜI CẢM ƠN 
 Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự 
giúp đỡ, động viên từ các Thầy Cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. 
 Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy hướng 
dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ngân- Phó Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, Viện 
Đào tạo Dược, Học viện Quân y và PGS. TS. Nguyễn Minh Phương- Phó Chủ 
nhiệm Khoa Y học Quân binh chủng, Học viện Quân y đã hết lòng hướng dẫn, 
chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ tôi ngay từ những ngày đầu tiên trong quá trình 
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ Cao Bằng cùng các 
thành viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế, tính an toàn và tác dụng sinh 
học của chế phẩm Trường Xuân CB từ bài thuốc với các dược liệu chính trên 
địa bàn tỉnh Cao Bằng” đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án này. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn Th.S Nguyễn Thái Biềng- Phụ trách Chủ 
nhiệm Bộ môn Dược lý, Viện Đào tạo Dược, Học viện Quân y đã hết lòng giúp 
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, công tác 
và thực hiện luận án tại Bộ môn Dược lý. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Văn Tính- Nguyên Phó Giám đốc 
Trung tâm Huyết học- Truyền máu, Bệnh viện 198, Bộ Công an; PGS. TS. Thái 
Danh Tuyên, Chủ nhiệm Bộ môn- Trung tâm Huyết học- Truyền máu, Bệnh 
viện Quân y 103, Học viện Quân y đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực 
hiện luận án này. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn BS Phan Ngọc Minh- nguyên Chỉ huy Trưởng 
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc, Học viện Quân y; Giám đốc 
Trung tâm Công nghệ sinh học Đông Nam Á đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều 
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn Th.S BS Nguyễn Thùy Linh- Bộ môn Giải 
phẫu Bệnh lý- Pháp y, Bệnh viện Quân y 103 đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời 
gian nghiên cứu tại Bộ môn. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn KTV Bùi Văn Tám, KTV Nguyễn Thị Hồng 
Hạnh, KTV Đỗ Kiều Hưng cùng toàn thể các thầy, cô, anh, chị, em ở Bộ môn 
Dược lý, Viện Đào tạo Dược đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học 
tập, nghiên cứu và công tác tại Bộ môn. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Tô Minh Hùng cùng toàn thể đồng nghiệp 
tại Viện Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội- Cục 
Quân y đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và thực hiện 
luận án này. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ trưởng, lãnh đạo Học viện Quân y; 
Phòng Sau đại học; Viện Đào tạo Dược- Học viện Quân y đã tạo mọi điều 
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. 
 Từ đáy lòng mình, xin cảm ơn gia đình, cảm ơn vợ, các con, bố mẹ hai 
bên cùng toàn thể gia đình đã luôn tin tưởng, động viên, chia sẻ, ủng hộ và 
giúp đỡ trong mọi lúc, mọi nơi. Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè, 
đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án này. 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong 
đề tài nghiên cứu có tên: “Nghiên cứu bào chế, tính an toàn và tác dụng sinh 
học của chế phẩm Trường Xuân CB từ bài thuốc với các dược liệu chính trên 
địa bàn tỉnh Cao Bằng”. Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể 
mà tôi là một thành viên chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các 
thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng một phần kết quả 
của đề tài này vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả 
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công 
trình nào khác. 
 Tác giả 
Vũ Ngọc Thắng 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt trong luận án 
Danh mục các bảng 
Danh mục các hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 
1.1. Rối loạn chức năng sinh sản, sinh dục nam ........................................... 3 
1.1.1. Suy sinh dục nam giới ..................................................................... 3 
1.1.2. Rối loạn cương dương ..................................................................... 8 
1.1.3. Vô sinh nam .................................................................................. 13 
1.2. Các mô hình dược lý nghiên cứu trên sinh sản, sinh dục nam ............ 20 
1.2.1. Nghiên cứu chất có hoạt tính androgen ........................................ 20 
1.2.2. Nghiên cứu trên hành vi tình dục .................................................. 21 
1.2.3. Nghiên cứu trên chức năng cương dương ..................................... 22 
1.2.4. Nghiên cứu trên khả năng sinh sản ............................................... 27 
1.3. Tình hình nghiên cứu về tác dụng của các chế phẩm từ dược liệu trên 
sinh sản, sinh dục nam ................................................................................ 29 
1.4. Tổng quan về viên nang Trường Xuân CB .......................................... 30 
1.4.1. Nguyên tắc điều trị suy giảm sinh sản sinh dục nam theo YHCT 30 
1.4.2. Thành phần, công thức bào chế của viên nang Trường Xuân CB 31 
1.4.3. Cơ sở lý luận của bài thuốc ........................................................... 31 
1.4.4. Tác dụng dược lý, công năng của các dược liệu trong công thức 32 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 35 
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 35 
2.2. Động vật nghiên cứu ............................................................................ 35 
2.3. Thuốc, hóa chất, máy móc, thiết bị và dụng cụ phục vụ nghiên cứu .. 36 
2.3.1. Thuốc và hóa chất ......................................................................... 36 
2.3.2. Máy móc, thiết bị và dụng cụ ........................................................ 37 
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38 
2.4.1. Phương pháp chuẩn bị chế phẩm .................................................. 38 
2.4.2. Đánh giá độc tính của viên nang TXCB ....................................... 39 
2.4.3. Đánh giá tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang 
TXCB ...................................................................................................... 40 
2.5. Xử lý số liệu ......................................................................................... 48 
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 48 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49 
3.1. Kết quả đánh giá độc tính của viên nang TXCB ................................. 49 
3.1.1. Độc tính cấp và liều LD50 .............................................................. 49 
3.1.2. Độc tính bán trường diễn .............................................................. 50 
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng của viên nang TXCB trên chức năng sinh dục 
đực ............................................................................................................... 57 
3.2.1. Hoạt tính androgen của viên nang TXCB trên chuột cống đực non 
thiến ......................................................................................................... 57 
3.2.2. Tác dụng trên chức năng cương dương ........................................ 61 
3.2.3. Tác dụng trên mô hình thỏ gây suy giảm sinh sản bằng fluconazol
 ................................................................................................................. 71 
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 93 
4.1. Về đánh giá độc tính của viên nang TXCB ......................................... 93 
4.1.1. Độc tính cấp .................................................................................. 93 
4.1.2. Độc tính bán trường diễn .............................................................. 96 
4.2. Về tác dụng của viên nang TXCB trên chức năng sinh dục đực ....... 101 
4.2.1. Hoạt tính androgen ...................................................................... 101 
4.2.2. Tác dụng trên khả năng cương dương ........................................ 104 
4.2.3. Nghiên cứu trên khả năng sinh sản ............................................. 110 
KẾT LUẬN ................................................................................................... 134 
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 136 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 
1 AI Artificial insemination (thụ tinh nhân tạo) 
2 ALT Alanin aminotransferase 
3 AMPv Adenosin monophosphat vòng 
4 ARI Aromatase inhibitor (thuốc ức chế enzym aromatase) 
5 AST Aspartat transaminase 
6 CN Cavernous nerve (dây thần kinh hang) 
7 DHEA Dehydroepiandrosteron 
8 ĐTĐ Đái tháo đường 
9 ED Erectile dysfunction (rối loạn cương dương) 
10 EL Ejaculation latency (thời gian xuất tinh) 
11 eNOS Endothelial nitric oxide synthase 
12 FLZ Fluconazol 
13 FSH Follicle stimulating hormone 
 (hormon kích thích tạo nang trứng) 
14 FT Free testosterone (testosteron tự do) 
15 GH Growth hormone (hormon tăng trưởng) 
16 GMPv Guanosin monophosphat vòng 
17 GnRH Gonadotropin-releasing hormone 
 (hormon giải phóng gonadotropin) 
18 HBG Hemoglobin 
19 HCT Hematocrit 
20 HE Nhuộm hematoxylin và eosin 
21 HH Hypogonadotropic hypogonadism 
 (thiểu năng nội tiết hướng sinh dục) 
22 ICI Intracavernosal injection (tiêm vào vật hang) 
23 ICP Intracavernous pressure (áp lực xoang hang) 
24 ICPmax Áp lực xoang hang cực đại 
25 ICSI Intracytoplasmic sperm injection- 
 (tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) 
26 IF Intromission frequency (số lần thâm nhập âm đạo) 
27 IHH Idiopathic hypogonadotropic hypogonadism 
 (suy tuyến sinh dục bẩm sinh) 
28 IIEF International Index Erectile Function 
 (chỉ số quốc tế đánh giá chức năng cương dương) 
29 IL Intromission latency (thời gian thâm nhập) 
30 IUI In ... al smooth muscle relaxation is impaired in ageing and 
diabetes. British Journal of Urology., 87(4): 402-407. 
138. Sohn D. W., Kim H. Y., Kim S. D., et al. (2008). Elevation of 
intracavernous pressure and NO-cGMP activity by a new herbal formula 
in penile tissues of spontaneous hypertensive male rats. Journal of 
ethnopharmacology., 120(2): 176-180. 
139. Corradi P. F., Corradi R. B., Greene L. W. (2016). Physiology of the 
hypothalamic pituitary gonadal axis in the male. Urologic Clinics of 
North America., 43(2): 151-162. 
140. Zhang J., Li X., Cai Z., et al. (2019). Association between testosterone 
with type 2 diabetes in adult males, a meta-analysis and trial sequential 
analysis. The Aging Male., 23: 607-618. 
141. Yu J., Masahiro A., Masato E., et al. (2010). Androgen receptor-dependent 
activation of endothelial nitric oxide synthase in vascular endothelial 
cells: role of phosphatidylinositol 3-kinase/akt pathway. Endocrinology., 
151(4): 1822-1828. 
142. Nawras M., Jay S., Grace Y., et al. (2005). Hypogonadism and metabolic 
syndrome: implications for testosterone therapy. The Journal of 
urology., 174(3): 827-834. 
143. Phan Anh Tuấn, Trịnh Hoài Nam, Trần Thị Thơm (2013). Nghiên cứu tác 
dụng của sâu chít (Brihasp atrostigmella Moore) lên một số chỉ số chức 
năng sinh sản ở chuột cống đực. Tạp chí Y học Việt Nam, 403(3): 676-
681. 
144. Morten I. L., Erik T., Petter M., et al. (2007). Reversible Effects of 
Antiepileptic Drugs on Reproductive Endocrine Function in Men and 
Women with Epilepsy-A Prospective Randomized Double‐Blind 
Withdrawal Study. Epilepsia., 48(10): 1875-1882. 
145. Røste L. S., Taubøll E., Mørkrid L., et al. (2005). Antiepileptic drugs alter 
reproductive endocrine hormones in men with epilepsy. European 
journal of neurology., 12(2): 118-124. 
146. Isojärvi J. I. T., Eeva L., Juntunen K. S. T., et al. (2004). Effect of epilepsy 
and antiepileptic drugs on male reproductive health. Neurology., 62(2): 
247-253. 
147. Bộ y tế (2015). Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và 
kỹ thuật, Hà Nội. 
148. Millsop J. W., Heller M. M., Eliason M. J., et al. (2013). Dermatological 
medication effects on male fertility. Dermatologic therapy., 26(4): 337-
346. 
149. Kamilia G., Hacene F., Aziez C., et al. (2013). Administering 
ketoconazole (25mg/kg) for 14 days in male wistar rat provokes 
testicular damage accompanied by changes in testosterone levels and 
immune function. Synthese revue des sciences et de la technologie., 
27(1): 82-88. 
150. Bernd F., Pascale C. P., Christopher V., et al. (2012). Rabbit as a 
reproductive model for human health. Reproduction., 144(1): 1-10. 
151. OECD (2015). Acute Dermal Irritation/Corrosion, Test No. 404, OECD 
Guideline for Testing of Chemicals, Paris. 
152. Paula D. J., David G. B. (2002). Practical aspects of experimental design 
in animal research. Institute for Laboratory Animal Research Journal., 
43(4): 202-206. 
153. Đậu Thùy Dương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Lê Minh Hà và cs. 
(2014). Tác dụng bảo vệ của chế phẩm OS35 trên cơ quan sinh sản của 
chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat. Tạp chí 
Nghiên cứu y học, 90(5): 51-58. 
154. Mai Phương Thanh, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông và cs. 
(2019). Tác dụng phục hồi của TD0014 trên mô hình gây suy giảm sinh 
sản bằng natri valproat. Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược 
Huế, 11: 266-275. 
155. Zakaria A., Aida E. B., Sherief M. A. R., et al. (2017). Effect of inhibition 
of estrogen synthesis or blocking its receptors on male rabbit 
reproduction Indian Journal of Pharmaceutical and Biological 
Research., 5(1): 34-41. 
156. Ahemen T., Abu A. H., Orakaanya T. T. (2013). Sperm quality and 
testicular morphometry of rabbits fed dietary levels of water spinach 
(Ipomoea aquatica) leaf meal. Agriculture and Biology Journal of North 
America., 4(3): 352-357. 
157. Amao O. A., Showunmi K. A. (2016). Reproductive characteristics of 
rabbit bucks fed diet containing raw or fermented cottonseed cake. 
British Biotechnology Journal., 10(3): 1-7. 
158. Maarke J. E. R., Roberto T. A., Aldert H. P., et al. (2014). Conazole 
fungicides inhibit Leydig cell testosterone secretion and androgen 
receptor activation in vitro. Toxicology reports., 1: 271-283. 
159. Natasa J. S., Marija M. J., Aleksandar Z. B., et al. (2013). Sustained in 
vivo blockade of α1-adrenergic receptors prevented some of stress-
triggered effects on steroidogenic machinery in Leydig cells. American 
Journal of Physiology-Endocrinology and Metabolism., 305(2): E194-
E204. 
160. Zirkin B. R., Papadopoulos V. (2018). Leydig cells: formation, function, 
and regulation. Biology of reproduction., 99(1): 101-111. 
161. Michael T. L., Flint B. M. (2006). Mitochondrial dysfunction and 
oxidative stress in neurodegenerative diseases. Nature., 443(7113): 787-
795. 
162. Tayebe F., Hamid R. M., Mahdi M. (2019). Protective effects of silymarin 
on testis histopathology, oxidative stress indicators, antioxidant defence 
enzymes and serum testosterone in cadmium‐treated mice. Andrologia., 
51(5): e13242. 
163. Yu C., Jiang F., Zhang M., et al. (2019). HC diet inhibited testosterone 
synthesis by activating endoplasmic reticulum stress in testicular Leydig 
cells. Journal of cellular and molecular medicine., 23(5): 3140-3150. 
164. Lu C., Wang M., Mu J., et al. (2011). Simultaneous determination of 
eleven sex hormones in antler velvet health products by gas 
chromatography-tandem mass spectrometry. Chinese journal of 
chromatography., 29(6): 558-562. 
165. Lu C. M., Wang M. T., Mu J., et al. (2012). Determination of Sex 
Hormones in Antler Velvet by High Performance Liquid 
Chromatography Tandem Mass Spectrometry. Chemical Research in 
Chinese Universities., 28(2): 191-194. 
166. Attia Y. A., El-Hamid A. E. A., El-Hanoun A. M., et al. (2015). Responses 
of the fertility, semen quality, blood constituents, immunity and 
antioxidant status of rabbit bucks to type and magnetizing of water. 
Annals of animal science., 15(2): 387-407. 
167. Raymond C. R., Claus G. R., Michael J. M., et al. (2019). Evaluation of 
the impact of dutasteride/tamsulosin combination therapy on libido in 
sexually active men with lower urinary tract symptoms (LUTS) 
secondary to benign prostatic hyperplasia (BPH): A post hoc analysis of 
a prospective randomised placebo‐controlled study. International 
journal of clinical practice., 73(9): 1-9. 
168. Pankaj H. C., Pallavi D. R., Sharada L. D., et al. (2019). Comparative 
Aphrodisiac Activity of Formulated Tablet of Bombax Ceiba Linn. 
Extract with Sildenafil Citrate Tablet in Male Mice. Research & 
Reviews: A Journal of Pharmacology., 5(3): 19-26. 
169. Dolores D. M., Cheng. C. Y. (2015). The mammalian blood-testis barrier: 
its biology and regulation. Endocrine reviews., 36(5): 564-591. 
170. Oduwole O. O., Peltoketo H., Huhtaniemi I. T. (2018). Role of follicle-
stimulating hormone in spermatogenesis. Frontiers in endocrinology., 9: 
763-773. 
171. Trần Đức Phấn, Đoàn Minh Thụy, Nguyễn Anh Thư (2013). Nghiên cứu 
tốc độ di chuyển và tính chất di chuyển tinh trùng trong các cặp vợ chồng 
thiểu năng sinh sản. Tạp chí Y học Việt Nam, 403(3): 618-622. 
172. Check J. H., Lurie D., Vetter B. H. (1995). Sera gonadotropins, 
testosterone, and prolactin levels in men with oligozoospermia or 
asthenozoospermia. Archives of andrology., 35(1): 57-61. 
173. Michelle W., Philippa T. K. S., Nina A., et al. (2009). Androgen action 
via testicular peritubular myoid cells is essential for male fertility. The 
Federation of American Societies for Experimental Biology Journal., 
23(12): 4218-4230. 
174. Chauhan N. S., Dixit V. K. (2008). Spermatogenic activity of rhizomes of 
Curculigo orchioides Gaertn in male rats. International journal of 
applied research in natural products., 1(2): 26-31. 
175. Zhou J., Chen L., Li J., et al. (2015). The semen pH affects sperm motility 
and capacitation. PloS one, 10(7): 1-15. 
176. Alexander J. T., James A. F., Nancy A. R., et al. (1998). Targeting of a 
germ cell-specific type 1 hexokinase lacking a porin-binding domain to 
the mitochondria as well as to the head and fibrous sheath of murine 
spermatozoa. Molecular biology of the cell., 9(2): 263-276. 
177. Sandro L. V., Rosita A. C., Ylenia D., et al. (2019). FSH therapy for 
idiopathic male infertility: four schemes are better than one. The Aging 
Male., 23: 750-755. 
178. Eduardo R. P., Carmen D. S., Manuel J. L. P., et al. (2007). The role of 
the mitochondrion in sperm function: is there a place for oxidative 
phosphorylation or is this a purely glycolytic process? Current topics in 
developmental biology., 77: 3-19. 
179. Zhu Z., Takashi U., Tetsuji O., et al. (2019). Gene expression and protein 
synthesis in mitochondria enhance the duration of high-speed linear 
motility in boar sperm. Frontiers in physiology., 10: 1-13. 
180. Barbagallo F., Vignera S. L., Cannarella R., et al. (2020). Evaluation of 
sperm mitochondrial function: A key organelle for sperm motility. 
Journal of Clinical Medicine., 9(2): 363-375. 
181. Adam J. K., Geoffry N. D. I., Jane M. F., et al. (2008). Significance of 
mitochondrial reactive oxygen species in the generation of oxidative 
stress in spermatozoa. The Journal of Clinical Endocrinology & 
Metabolism., 93(8): 3199-3207. 
182. Ashok A., Gurpriya V., Chloe O., et al. (2014). Effect of oxidative stress 
on male reproduction. The world journal of men's health., 32(1): 1-17. 
183. Alam M. N., Bristi N. J., Rafiquzzaman M. (2013). Review on in vivo and 
in vitro methods evaluation of antioxidant activity. Saudi 
pharmaceutical journal., 21(2): 143-152. 
184. Heidar T., Mahmoud D., Hojatollah S. (2005). Malondialdehyde levels in 
sperm and seminal plasma of asthenozoospermic and its relationship 
with semen parameters. Clinica chimica acta., 356(1-2): 199-203. 
185. Rachel B. D., Mary K. S. (2019). Sperm morphology: History, challenges, 
and impact on natural and assisted fertility. Current Urology Reports., 
20(8): 1-8. 
186. David S. G., James W. O., Pam F. L., et al. (2001). Sperm morphology, 
motility, and concentration in fertile and infertile men. New England 
Journal of Medicine., 345(19): 1388-1393. 
187. Gaffari T., Ahmet A., Mustafa S., et al. (2007). Lycopene protects against 
cyclosporine A-induced testicular toxicity in rats. Theriogenology., 
67(4): 778-785. 
188. Douglas B. T., Wenjun B., Amber K. G., et al. (2006). Gene expression 
profiling in liver and testis of rats to characterize the toxicity of triazole 
fungicides. Toxicology and applied pharmacology., 215(3): 260-273. 
189. Johinke D., De Graaf S. P., Bathgate R. (2014). Investigation of in vitro 
parameters and in vivo fertility of rabbit spermatozoa after chilled 
storage. Animal Reproduction Science., 147(3): 135-143. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_doc_tinh_va_tac_dung_tang_cuong_chuc_nang.pdf
  • docxTHONG TIN DONG GOP MOI LA.docx
  • docxTOM TAT LUAN AN_12_09_21 (ENG).docx
  • docxTOM TAT LUAN AN_12_09_21.docx