Luận án Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi
trường toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner
and Lambin, 2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng
của trái đất, gây nhiều hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý
hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng
đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh
thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế
giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một
phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở rộng đô thị.(Mas,
1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác động tiêu
cực trên phạm vi toàn cầu. Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân, động lực cũng
như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng.
Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ
chức tại Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện
các nghiên cứu về biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm
1992, nội dung này được nhắc lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển
(UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và
lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển như Bangladesh,
Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada.
(Qasim et al., 2011).
Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác
động mạnh mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi.
Diện tích đất để phát triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông
nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là
đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là địa bàn cư trú
của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nơi có địa hình chia cắt2
mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời
sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn do
diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do đó biến
động trong sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư
dường như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc
sống. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng, năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng
thấp ở mức kỷ lục là 28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi.
Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích
tự nhiên là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước biển. Địa hình
của huyện bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ
dốc lớn chia cắt các xã trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong phát triển
kinh tế và sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển, Tiên Yên có một hệ sinh thái
đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8% dân cư là người thiểu
số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu.với lịch sử, văn hóa, tập quán canh tác riêng
biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất. (UBND huyện Tiên Yên,
2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng
đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư
nhưng do cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của
huyện vẫn phá rừng làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất
nuôi trồng thủy sản từ đất rừng ngập mặn. Vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính
trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh
mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới
cho thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc
giải thích những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những
điều kiện khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân
tố đến biến động sử dụng đất cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến
động sử dụng đất và xác định được ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội3
đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề
cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM VỌNG THÀNH 2. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI HÀ NỘI - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và các thầy, cô Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Bộ môn Hệ thống thông tin đất - Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: + PGS.TS. Phạm Vọng Thành - Trường Đại học Mỏ Địa Chất + PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, đã chỉ dạy cho tôi, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. + TS. Trần Quốc Vinh - Trưởng Bộ môn Hệ thống thông tin đất, TS Trần Trọng Phương - Trưởng Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài. + KS. Nguyễn Văn Long - Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý dữ liệu ảnh. + Tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án rừng Tiên Yên, Hạt Kiểm lâm Tiên Yên, đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu tại địa bàn. + Gia đình ông Hoàng Văn Tân - cán bộ địa chính xã Phong Dụ, ông Sển Văn Bảy - cán bộ địa chính thị trấn Tiên Yên đã tận tình giúp đỡ. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố, mẹ, chồng, các con, anh, chị và những người bạn đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ cái viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Những đóng góp mới của luận án 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất 5 1.1.2 Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất 7 1.1.3 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam 7 1.2 Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ 10 1.2.1 Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ 10 1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ 12 1.2.3 Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS 15 1.2.4 Hệ thống phân loại sử dụng đất và lớp phủ đối với tư liệu viễn thám 18 1.3 Sử dụng đất, biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 18 1.3.1 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới. 18 1.3.2 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam 23 1.4 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 27 1.4.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới 27 1.4.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam 32 iv 1.5 Nhận xét tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu 35 1.5.1 Nhận xét tổng quan tài liệu 35 1.5.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 36 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.1 Nội dung nghiên cứu 43 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. 43 2.1.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám và GIS 43 2.1.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 43 2.1.4 Đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 43 2.1.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 44 2.2 Dữ liệu nghiên cứu 44 2.2.1 Dữ liệu ảnh vệ tinh 44 2.2.2 Dữ liệu bản đồ 44 2.2.3 Dữ liệu khác 44 2.3 Phương pháp nghiên cứu 45 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 45 2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu viễn thám 47 2.3.3 Phương pháp phân tích không gian trong GIS 48 2.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến 48 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 52 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55 3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55 3.1.2 Các nguồn tài nguyên 60 3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 63 3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên 67 v 3.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 68 3.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám và GIS 70 3.2.1 Xử lý ảnh vệ tinh 70 3.2.2 Thành lập bản đồ sử dụng đất 78 3.2.3 Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 khu vực huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 84 3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất 92 3.3.1 Mã hóa các biến trong mô hình hồi quy logistic 92 3.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực Tiên Yên giai đoạn 2000 - 2005 95 3.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 - 2010 99 3.3.4 So sánh ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên 101 3.4 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên 103 3.4.1 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập và việc làm 103 3.4.2 Tác động của biến động sử dụng đất đến độ che phủ rừng và khả năng bảo vệ của lớp phủ đối với xói mòn 113 3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên 116 3.5.1 Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116 3.5.2 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120 1 Kết luận 120 2 Kiến nghị 121 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 122 Tài liệu tham khảo 123 Phụ lục 131 vi DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ACTMANG: Tổ chức hành động vì sự phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (Japanese Organization Action for Mangrove reforestation) BĐ: Bản đồ C: Hệ số xói mòn do ảnh hưởng của lớp phủ thực vật DEM: Mô hình số độ cao DN: Giá trị số DTTN: Diện tích tự nhiên ICARGC: Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (International Center for Advanced Research on Global Change) KC: Khoảng cách FAO: Tổ chức Nông lương thế giới GIS: Hệ thống thông tin địa lý GPS: Hệ thống định vị toàn cầu GT: Giao thông LUCC: Biến động sử dụng đất và lớp phủ NDVI: Chỉ số khác biệt thực vật NN: Nông nghiệp PAM: Chương trình lương thực thế giới PNN: Phi nông nghiệp PCA: Phân tích thành phần chính QL: Quốc lộ SAM: Dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi TNMT: Tài nguyên môi trường UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc USGS: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (The United States Geological Survey) vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Hệ thống phân loại đất của USGS 19 1.2 Chu chuyển các loại đất toàn cầu 1990- 2005 (trung bình năm) 22 1.3 Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 24 1.4 Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 26 2.1 Số lượng phiếu điều tra tại điểm nghiên cứu 46 2.2 Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến 50 3.1 Một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Yên từ năm 2000 - 2010 57 3.2 Thống kê các loại đất huyện Tiên Yên 60 3.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên năm 2010 68 3.4 Mô tả các lớp phân loại 73 3.5 Mẫu phân loại ảnh 74 3.6 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2000 75 3.7 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2005 76 3.8 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2010 77 3.9 Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2000, 2005 và 2010 80 3.10 Biến động các loại đất giai đoạn 2000- 2005 85 3.11 Biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2010 90 3.12 Mã hóa một số biến độc lập trong mô hình hồi quy 93 3.13 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 95 3.14 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2000 - 2005 96 3.15 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2005 - 2010 99 3.16 Ảnh hưởng các biến độc lập đến biến động sử dụng đất 102 3.17 Các loại hình sử dụng đất của các hộ điều tra 104 3.18 Biến động sử dụng đất của các hộ điều tra 105 3.19 Nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2010 107 3.20 Lý do tăng thu nhập của hộ gia đình 108 viii 3.21 Cơ cấu thu nhập của hộ nhóm 2 111 3.22 Thay đổi về việc làm giai đoạn 2000-2010 112 3.23 Giá trị hệ số C năm 2000 và 2010 114 ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Đánh giá biến động sau phân loại 17 1.2 Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người 20 2.1 Sơ đồ nghiên cứu biến động sử dụng đất 53 2.2 Sơ đồ đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng 54 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Tiên Yên 55 3.2 Biểu đồ lượng mưa các tháng trong năm huyện Tiên Yên 58 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Yên năm 2010 63 3.4 Cơ cấu dân tộc huyện Tiên Yên năm 2010 65 3.5 Cơ cấu các loại đất chính năm 2010 huyện Tiên Yên 67 3.6 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2005 70 3.7 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2000 71 3.8 Một phần ảnh vệ tinh năm 2010 trước và sau phân tách ảnh 72 3.9 Mô hình số độ cao DEM khu vực huyện Tiên Yên 79 3.10 Bản đồ sử dụng đất năm 2000 huyện Tiên Yên 81 3.11 Bản đồ sử dụng đất năm 2005 huyện Tiên Yên 82 3.12 Bản đồ sử dụng đất năm 2010 huyện Tiên Yên 83 3.13 Biểu đồ diện tích các lớp sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 84 3.14 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 86 3.15 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 87 3.16 Biểu đồ tăng, giảm các loại đất giai đoạn 2000-2005 88 3.17 Biểu đồ tăng giảm các loại đất giai đoạn 2005-2010 91 3.18 Một số biến trong mô hình hồi quy 94 3.19 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 ... k, Rome, Italy. 62. Eswaran, H., Beinroth, F. and Reich, P. (1999). Global Land Resources & Population Supporting Capacity, J. Alternative Agric, 14: 129-136. 63. FAO (1995a). Agriculture towards the year 2010, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy. 64. FAO (1995b). Planning for sustainable use of land resources: Towards a new approach, Publications Division, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy. 127 65. FAO (1999). Land use classification for Agri - Enviromental statistics/indicators, Rome, Itatly. 66. FAO (2007). Fao statistics, Food and Agriculture Organization of the United Nation, Rome, Italy. 67. Gujarati, D.N and Porter, D.C. (2008). Basic Econometrics, Fifth Edition, Publisher McGraw-Hill Higher Education. 68. Hassideh, A. and Bill, R. (2008). Land cover changes in the region of Rostock – Can remote sensing and GIS help to verify and consolidate offical Census data, The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences. Vol. XXXVII. Part B8: 27-34. 69. Holmgren, P. (2006). Global land use are change matrix input to the Fourth Global Enviromental outlook, The Forest Resources Assessment Programme, FAO, Italy. 70. IGBP (1997). LUCC data requirements workshop – Survey of needs, gaps and priorites on data for land usse/land cover change research, 11-14 November 1997, Spain. 71. Irwin, E. and Geoghegan, J. (2001). Theory, data, methods: developing spatially explicit economic models of land use change, Agriculture, Ecosystems and Environment, 85:7–23. 72. Jensen, J.R. (1995). Introductory Digital Image Processing - A remote sensing perspective, Prentice Hall, New Jersey. 73. Kaimowitz, D. and Angelsen, A. (1998). Economic models of tropical deforestation: A review CIFOR, Indonexia. 74. LaGro, J.A. and DeGloria, S.D. (1992). Land use dynamics within an urbanizing non- metropolitan county in New York state (USA), Landscape Ecol, 7: 275-289. 75. Lambin, E., Turner, B., Geist, H., Agbola, S., Angelsen, A., Bruce, J. and others (2001). The causes of land-use and land-cover change: moving beyond the myths, Global Environmental Change, 11: 261–269. 76. Laney, R. (2004). A process-led approach to modelling land change in agricultural landscapes: A case study from Madagascar, Agriculture, Ecosystems & Environment, 101: 135-153. 77. Mas, J.F. (1999). Monitoring land-cover changes: a comparison of change detection techniques, Journal of Remote sensing, 20(1): 139-152. 78. Mertens, B. and Lambin, E. (1997). Spatial modelling of deforestation in Southern Cameroon, Applied Geography, 17: 143-162. 79. Meyer, W.B. and Turner, B.L. (1994). Changes in land use and land cover: A Global Perspective, Cambridge University Press, Cambridge. 80. Mohanty, S. (2007). Population Growth and Change in land use in India, IIPS Mumbai, ENVIS Center, Vol 4. 81. Muller, D. (2003). Land-use change in the Central Highlands of Vietnam, Institute of Rural Development Georg-August-University of GottingenGermany. 128 82. Muller, D. (2004). From Agriculture expansion to intensification: Rural development and determinants of land use change in the Central Highlands of Vietnam, Deutsche Gesellschaft fur Press, Eschborn. 83. Muller, D. and Munroe, D. (2007). Issues in spatially explicit statistical land use/cover change (LUCC) models: Examples from western Honduras and the Central Highlands of Vietnam, Land use Policy, 24: 521-530. 84. Nguyen, T.T.H. (2008). Driving forces of forest fover dynamics in the Ca River Basin in Vietnam, Journal of Science and Development, 2008: 31-43. 85. Pan, D., Domon, G., Blis, S. and Bouchard, A. (1999). Temporal (1958-1993) and spatial patterns of land use changes in Haut-Saint- Laurent (Quebec, Canada) and their relation to landscape physical attributes, Landscape Ecology, 14: 35–52. 86. Qasim, M., Hubacekb, K., Termansen, M. and Khan, A. (2011). Spatial and temporal dynamics of land use pattern in District Swat, Hindu Kush Himalayan region of Pakistan, Applied Geography, 31 (2011): 820-828. 87. Qasim, M., Hubacekb, K. and Termansen, M. (2013). Underlying and proximate driving causes of land use change in district Swat, Pakistan, Land Use Policy, 34 (2013): 146 – 157. 88. Ravindranath, N.H. and Hall, D.O. (1994). Indian forest conservation and tropical deforestation, Ambio, 23 (8): 521-523. 89. Rindfuss, W., Turner, B., Fox, J. and Mishra, V. (2004). Developing a science of land change: challenges and methodological issues, Proceedings of the National Academy of Sciences, 101: 13976–13981. 90. Rogan, J., Miller, J., Stow, D., Franklin, J., Levien, L. and Fischer, C. (2003). Land cover change monitoring with classification trees using Landsat TM and ancillary data, Photogrammetric Engineering and Remote Sensing, 69: 793-804. 91. Serneels, S. and Lambin, E. (2001). Proximate causes of land-use change in Narok District, Kenya: A spatial statistical model, Agriculture, Ecosystems & Environment, 85: 65-81. 92. Singh, A. (1989). Review Article: Digital change detection techniques using remotely - sensor data, INT. J. Remote Sensing, 10: 989-1003. 93. Sherbinin, A. (2002). A CIESIN Thematic Guide to land use and land use cover change, Center for International Earth Science Information Network, Columbia University Palisades, NY, USA 94. Sokal, R.R. (1974). Classification: purposes, principles, progress, prospects, Science, 185 (4157): 1115-1123. 95. Suzanchi, K. and Kaur, R. (2011). Land use land cover change in National Capital Region of India a remote sensing and GIS based two decadal spatial temporal analyses, Procedia Social and Behavioral Sciences, 21: 212-221. 96. Terry, G. (1988). Principles of Management, Homewood III, Irwin. 97. Turner, B.L. and Lambin, E. (2001). The causes of land-use and land-cover change: moving beyond the myths, Global Environmental Change, 11: 261–269. 129 98. Uexkull, H.R. and Bosshart, R.B. (1989). Management of Acid Uplands Soil in Asia, ACIAR, Canbera, Australia. 99. Valbuena, D., Verburg, P.H., Bregt, A.K. and Ligtenberg, A. (2010). An agent – based approach to model land use change at a regional scale, J. Landscape Ecol, 25:185 – 199. 100. Vancutsem, D. (2008). Land Use Management for Sustainable European Cities (LUMASEC), Universities of Karlsruhe and Ljubljana, CERTU Lyon. 101. Veldkamp, A. and Fresco, L.O. (1996a). CLUE-CR: an integrated multi-scale model to simulate land use change scenarios inCosta Rica, Ecological Modelling. J, 91: 231- 248. 102. Veldkamp, A. and Fresco, L.O. (1996b). CLUE: a conceptual model to study the Conversion of Land Use and its Effects, Ecological Modelling. J, 85:253-270. 103. Verburg, P. and Veldkamp, A. (2001). The role of spatially explicit models in land- use change research: a case study for cropping patterns in China, Agriculture, Ecosystems and Environment, 85: 177-190. 104. Viglizzo, E.F., Roberto, Z.E., Filippin, M.C. and Pordomingo, A.J. (1995). Climate variability and agroecological change in the Central Pampas of Argentina, Agriculture, Ecosystems and Environment, 55: 7-16. 105. Vu, K.C. (2007). Land use change in the Suoi Muoi catchment, Vietnam: disentangling the role of natural and cultural factors, PhD Thessic, KU Leuven, Belgium. 106. Wang, J., Chen, Y., Shao, X., Zhang, Y. and Cao, Y. (2012). Land-use changes and policy dimension driving forces in China: Present, trend and future, Land Use Policy, 29 (2012): 737- 749. 107. White, R. and Engelen, G. (2000). High-resolution integratedmodelling of the spatial dynamics of urban and regional systems, Computers Environmentand Urban Systems, 24: 383-400. 108. White, R., Engelen, G. and Uijee, I. (1997). The use of constrained cellularautomata for high-resolution modelling of urban land-use dynamics. Environment and Planning, B24: 323-343. 109. Wu, F. and Webster, C.J. (1998). Simulation of land development through the integration of cellular automata and multicriteria evaluation, Environ. Plann, B25: 103-126. 110. Yamane, T. (1973). Statistics. An Introductory Analysis, Third Edition, Harper International Edition. 111. Yu, W., Zang, S., Wu, C., Liu, W. and Na, X. (2011). Analyzing and modeling land use land cover change (LUCC) in Daqing City, Heilongjiang Province, China. Applied Geography 31: 600-608. 130 3. TÀI LIỆU WEBSITE 112. Angel, S., Sheppard, S. and Civco, D. (2005). The Dynamics of Global Urban Expansion. The Word Bank, Transport and Urban Developemnt Department, retrieved 18 December 2012, from /INTURBANDEVELOPMENT/Resources/dynamics_urban_expansion.pdf. 113. Ellis, E. (2010). Land use and land cover change, retrived 1 April 2013, from 114. FAO (2005a). Land cover Classiffication System: Classification concepts and user manual Software Version 2, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, retrieved 12 September 2012 from 115. FAO (2005b). World deforestation rates and forest cover statistics, 2000-2005, retrieved 20 December 2012, from forests.html#BqU7wMWFzym9pb8T.99. 116. FAO (2012). Long-term scenarios of livestock-crop-land use interactions in developing, retrieved 12 October 2013, from 117. Lambin, E. and Geist, H. (2007). Causes of land-use and land-cover change, retrieved 27 October 2012, from use_and_land-cover_change. 118. Nguyen, D.D., Le, K.T. and Nguyen, T.H. (2005). Monitoring of forest cover change in Tanh Linh district, Binh Thuan province, Vietnam by multi-temporal Landsat TM data, truy cập ngày 4/11/2012, tại trang web www.geoinfo.com.vn 119. Nguyen, D.D. (2006). Study of land cover change in Vietnam for the period 2001- 2003 using MODIS 32days composite, truy cập ngày 4/11/2012, tại trang web www.geoinfo.com.vn 120. Nguyễn Ngọc Phi (2009). Ứng dụng viễn thám theo dõi biến động đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, truy cập ngày 4/11/2012, tại trang web idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2009/a310/a53.htm. 121. World Bank (2012). Agriculture & Rural Development, retrieved 25 October 2012, from 131 PHỤ LỤC P LỤC PHỤ LỤC 1 ẢNH THỰC ĐỊA CÁC LỚP SỬ DỤNG ĐẤT 1. Đất lúa, đất cây hàng năm Đất trồng lúa xã Đại Thành Đất trồng lúa ở đồng xã Đông Ngũ Ngô Mía Dong giềng Khoai 2. Rừng 3. Rừng ngập mặn Rừng ngập mặn xã Đồng Rui Rừng ngập mặn mới trồng 4. Nương rẫy, cây bụi 5. Cỏ 6. Đất xây dựng 7. 8. Sông, suối 9. Đất mặt nước 10. Đất trống, núi đá PHỤ LỤC 2 BẢN ĐỒ MỘT SỐ BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PHỤ LỤC 3 TRÍCH FILE SỐ LIỆU TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ BẰNG PHẦN MỀM SPSS.20 PHỤ LỤC 5 PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 5A: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH PHỤ LỤC 5B: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ PHỤ LỤC 6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bien_dong_va_de_xuat_cac_giai_phap_quan_l.pdf