Luận án Đánh giá kết quả điều trị rối loạn phát âm ở trẻ đã phẫu thuật khe hở võm miệng bằng phân tích ngữ âm
Khe hở môi - vòm miệng (KHMVM) là một trong những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. Theo nghiên cứu của một số tác giả, tỉ lệ mắc ở Việt Nam là 1/700 - 1/1000, ở Châu Á:13/1000, Mỹ: 0,81-1,2/1000 [11.(2
Khe hở môi- vòm miệng là một bệnh lý phức tạp, liên quan và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và gây ra những rối loạn chức năng sống như thở, ăn, uống, nuốt, phát âm của trẻ. Di chứng này tồn tại và ảnh hưởng suốt thời gian từ khi sinh đến trường thành, thậm chí cả đời nếu không được điều trị toàn diện, kịp thời tác động rất nặng nề đến tâm lý của bệnh nhân và gia đình. Việc điều trị cần có một kế hoạch toàn diện với sự tham gia của nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực như: phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật hàm mặt, chỉnh hình răng miệng, tai mũi họng tâm lý, điều trị tiếng nói, xã hội học.
Tại Việt Nam, nhiều năm qua đã có nhiều chương trình phẫu thuật nhân đạo tiến hành mổ tạo hình khe hở môi vòm miệng cho hàng chục nghìn trẻ em, sửa chữa những biến dạng về giải phẫu, giúp cho những trẻ em quay lại hoà nhập vào cuộc sống xã hội [3] [4] Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn còn những rối loạn về lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp nên trẻ thường có tâm lý mặc cảm, khó hoà nhập hoàn toàn vào môi trường sống. Dạy phát âm sau mổ tạo hình vòm miệng là một khâu quan trọng trong chuỗi điều trị toàn diện cho trẻ khe hở môi vòm miệng. Ở Việt nam gần đây mới có trung tâm điều trị toàn diện KHMVM ở Viện Răng Hàm Mặt trung ương, Bệnh viện chuyên khoa thành phố, ở thành phố Hồ Chí Minh có các chuyên gia điều trị phát âm, tuy nhiên những nghiên cứu về rối loạn phát âm của trẻ sau phẫu thuật khe hở
môi vòm miệng ở Việt nam đến nay là chưa nhiều. Một trong số ít các công trình nghiên cứu vấn đề này là của tác giả Vũ Thị Bích Hạnh (1999), đã nghiên cứu về phục hồi chức năng phát âm cho người bị khe hở môi vốn miệng (5) Nguyễn Thị Ly Kha và cộng sự năm 2012 cũng bắt đầu nghiên cứu
về ngữ âm trị liệu cho trẻ khe hở môi vòm miệng [6] Tuy nhiên các nghiên cứu này đều dùng công cụ đánh giá chủ quan (nghe) là chủ yếu và chưa sử dụng phần mềm phân tích ám PR-AT-SA để phân tích âm một cách khách quan, cũng như chưa đánh giá hết các rối loạn phát âm của 20 phụ âm đầu tiếng Việt.
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_ket_qua_dieu_tri_roi_loan_phat_am_o_tre_da.pdf
- 2. TOM TAT LUAN AN (TIENG ANH).pdf
- 2. TOM TAT LUAN AN (TIENG VIET).pdf
- 4. TRICH YEU LUAN AN.pdf