Khóa luận Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho Công ty Angimex tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007-2012
Chương 1: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được toàn cầu biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhiều
năm liền. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng và mang lại một
lượng ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế đất nước. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam đạt cao nhất là 5,2 triệu tấn với nhiều loại gạo khác nhau từ gạo thường đến
các loại gạo chất lượng cao như gạo 5% tấm và các loại gạo thơm, gạo đặc sản khác.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là các nước Liên Bang Nga, các nước Châu Á
như Nhật Bản, Inđonesia, Philippin, và các nước Châu Phi .
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch ngày
càng tăng. Những nhu yếu phẩm hàng ngày như: rau sạch, cá sạch, trái cây sạch được
ưa chuộng trên thế giới nhất là các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao và ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia
đình được nâng cao, họ thích sử dụng những sản phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ và môi
trường sống.
Do nguồn nguyên liệu gạo có chất lượng không ổn định, hạt gạo được sản xuất ra
không đồng đều về độ dài, độ trong, hạt gãy nhiều, tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và gạo chưa có thương hiệu mạnh
nên giá bán trên thị trường thế giới thấp hơn các loại gạo cùng loại của Thái Lan.
Huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có một giống lúa đặc sản rất thơm ngon, hạt gạo
dài, thon, hương thơm đặc trưng đã được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục
tráng và nhân giống thành công đó chính là lúa Nàng Nhen. Lúa này được trồng theo
phương pháp truyền thống và điều kiện tự nhiên thích hợp nên gạo Nàng Nhen đạt tiêu
chuẩn sạch được ưa chuộng trên thị trường gạo chất lượng cao.
Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất
An Giang, sản phẩm của công ty qua nhiều nước trên thế giới và tạo uy tín trên thị
trường gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu của Công ty không
ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng gạo phụ thuộc vào thương lái bán gạo cho
Công ty, chất lượng gạo Công ty không thể kiểm soát được do phụ thuộc vào giống lúa
nông dân canh tác, quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, thu mua từ
nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc nông dân sử dụng rất nhiều
thuốc bảo vệ thực vật nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến lúc chín nên sau khi thu hoạch
hạt gạo còn tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Phương châm của ANGIMEX là tạo ra các sản phẩm phục vụ lợi ích con người và
bảo vệ môi trường, định hướng của Công ty sẽ phát triển loại gạo thơm ngon nhưng
nguồn nguyên liệu còn nhiều hạn chế. Làm thế nào có được nguồn nguyên liệu gạo đặc
sản sạch chất lượng cao? Để làm được điều này tôi chọn đề tài “ lập kế hoạch nguyên
liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 –
2012 ”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho Công ty Angimex tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007-2012
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN LẮM LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN LẮM Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030185 Người hướng dẫn : NGUYỄN MINH CHÂU Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : .. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : .. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : .. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày .. tháng .. năm LỜI CẢM ƠN ------ Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô, nhân viên, cán bộ của trường Đại học An Giang, em cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho em trong những năm trên giảng đường Đại học. Cảm ơn hai đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, dạy dỗ em đến ngày trưởng thành. Đặc biệt, Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Minh Châu, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này với lòng nhiệt tình và sự khuyến khích. Cảm ơn những nông dân tại xã Vĩnh Trung và các anh chị đang công tác tại các cơ quan: Hội Nông dân xã Vĩnh Trung, phòng Nông nghiệp, trung tâm khuyến nông huyện Tịnh Biên, công ty ANGIMEX đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu, viết báo cáo. Và lời cảm ơn chân tình đến tất cả bạn bè, nhất là các bạn sinh viên lớp DH4KN2 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Một lần nữa hãy nhận ở em một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất! Xin chúc quý vị luôn tràn đầy sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực! Long xuyên, ngày 10 tháng 06 năm 2007. Người thực hiện Nguyễn Văn Lắm Tóm tắt Môi trường cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với cộng đồng. Đề tài tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu gạo đặc sản Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang cho công ty xuất nhập khẩu An Giang. Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen. Sau khi tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của Nông dân tại xã Vĩnh Trung, bước kế tiếp là xác định nhu cầu trên thị trường, hoạch định diện tích sản xuất lúa, đề xuất các biện pháp quản lý vùng nguyên liệu để kết nối lâu dài giữa Nông dân địa phương và Doanh nghiệp, chuẩn bị nhân sự, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nông dân nơi đây có những thuận lợi như: có nhiều kinh nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, giá lúa cao hơn các loại lúa khácTuy nhiên, cũng có những khó khăn Nông dân gặp phải là: thiếu giống, thiếu vốn, hạn hán vào năm 2006 dẫn đến thiếu nước tưới làm cho lúa giảm năng suất và chất lượng. Nông dân thấy rằng trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn so với các loại lúa khác, họ mong muốn Doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và bao tiêu lúa sản xuất ra. Xuất phát từ nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất có giới hạn nên năm 2007 sẽ ổn định diện tích trồng lúa tại xã Vĩnh Trung sau đó sẽ tăng dần trong các năm sau. Các biện pháp được đề xuất là: Hỗ trợ vật tư cho Nông dân. Tập huấn kỹ thuật canh tác. Bao tiêu lúa Nàng Nhen bằng hợp đồng kí kết bằng văn bản. Kiểm định chất lượng lúa Nàng Nhen Đầu mối liên kết giữa Nông dân với Doanh nghiệp là tổ liên kết sản xuất lúa Nàng Nhen. Tổ liên kết này đại diện quyền lợi, nghĩa vụ cho Nông dân. Khuyến khích Nông dân trồng lúa Nàng Nhen trở thành thành viên của Doanh nghiệp bằng cách bán cổ phần cho Nông dân để quyền và nghĩa vụ, rủi ro hai bên cùng chia sẻ. Tiếp theo là những kế hoạch nhân sự để tham gia quản lý, phân tích tài chính cho thấy hiệu quả mang lại cho Doanh nghiệp và những rủi ro có thể xảy ra, cách khắc phục và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại cho vùng nguyên liệu. Với những kết quả của đề tài mang lại, hy vọng có thể giúp cho Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình, giúp Nông dân cải thiện đời sống và người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm an toàn, nâng cao sức khỏe. Mục Lục Chương 1: Mở đầu...................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin: ................................................................... 2 1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin: ........................................................................ 3 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.6. Bố cục của khóa luận .......................................................................................... 3 Chương 2: Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 5 2.1. Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo .................................................................5 2.2. Bản Kế hoạch nguyên liệu .................................................................................. 5 2.2.1. Thị trường..................................................................................................... 5 2.2.2. Kế hoạch sản xuất lúa ................................................................................... 6 2.2.3. Kế hoạch nhân sự ......................................................................................... 7 2.2.4. Kế hoạch tài chính ....................................................................................... 7 2.2.5. Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu ................................................................ 8 2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu .................................... 8 2.3. Tiến độ thực hiện đề tài....................................................................................... 9 2.4. Tóm tắt ............................................................................................................... 9 Chương 3: Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu An Giang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen ................................................................................... 10 3.1.Giới thiệu về ANGIMEX ................................................................................... 10 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 10 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................... 11 3.1.3. Bộ máy tổ chức ........................................................................................... 11 3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty............................ 13 3.1.5. Phương hướng phát triển của Công ty ......................................................... 14 3.2. Giới thiệu về huyện Tịnh Biên .......................................................................... 14 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................... 14 3.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội .......................................................................... 15 3.2.3. Giới thiệu xã Vĩnh Trung......................................................................... 15 3.3. Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen ................................................................... 16 3.4. Tóm tắt ............................................................................................................. 16 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18 4.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 18 4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................ 18 4.1.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................ 18 4.2. Mẫu .................................................................................................................. 19 4.3. Thang đo........................................................................................................... 19 4.4. Tiến độ phỏng vấn ............................................................................................ 21 4.5. Kết quả nghiên cứu chính thức của các biến phân loại....................................... 21 4.5. Tóm tắt ............................................................................................................. 23 Chương 5: Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen 24 5.1. Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen ................................ 24 5.1.1. Cách bán lúa của Nông dân ......................................................................... 24 5.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen ....................... 26 5.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen................... 27 5.2. Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: ................. 28 5.2.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự..................................................... 28 5.2.2. Nội dung ..................................................................................................... 29 5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen ............................. 31 5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen ................................................ 31 5.3.2. Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen ................................. 32 5.3.3. Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn.................. ... Ông/bà vui lòng cho biết những thuận lợi của việc trồng lúa Nàng Nhen 1. Kinh nghiệm bản thân 2. Được tập huấn kỹ thuật canh tác 3. Được hỗ trợ giống 4. Được hỗ trợ vốn 5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi 6. Ít sâu, dịch bệnh trên lúa 7. Nhẹ công chăm sóc 8. Thời tiết thuận lợi 9. Khác.. Câu 13. Ông/bà vui lòng cho biết những khó khăn của việc trồng lúa Nàng Nhen ? 1. Không đủ giống lúa đảm bảo đúng chất lượng 2. Thiếu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 3. Thời tiết thay đổi thất thường 4. Diện tích sản xuất manh mún 5. Sâu bệnh nhiều 6. Tốn nhiều công chăm sóc 7. Thiếu nước tưới 8. Khác Câu 14. Ông/bà vui lòng cho biết những thuận lợi của việc tiêu thụ lúa Nàng Nhen? 1. Giá bán lúa cao 2. Người mua thích mua lúa Nàng Nhen 3. Người bán quyết định giá bán 4. Người mua tìm mua lúa Nàng Nhen 5. Không cần vận chuyển đến nơi bán 6. Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng 7. Khác. Câu 15. Ông/bà vui lòng cho biết những khó khăn của việc tiêu thụ lúa Nàng Nhen ? 1. Ít người mua lúa 2. Giá lúa lên xuống thất thường 3. Người mua lúa quyết định giá mua 4. Người mua thanh toán chậm 5. Vận chuyển đến kho của người mua 6. Khác. Câu 16. Đánh giá của Ông/bà về chi phí của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4.Khác........ viii Câu 17. Đánh giá của Ông/bà về doanh thu của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 18. Đánh giá của Ông/bà về giá bán của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 19. Đánh giá của Ông/bà về lợi nhuận của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 20. Kiến nghị của Ông/bà 20a. Đối với doanh nghiệp? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 20b.Đối với chính quyền địa phương? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 20c.Đối với nhà khoa học, các viện, trường Đại học? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn Ông/bà đã trả lời phỏng vấn ! ix Mẫu B PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN các hộ chưa trồng lúa Nàng Nhen Thông tin phỏng vấn viên: Họ tên phỏng vấn viên:Ngày phỏng vấn: Thông tin đáp viên: Họ tên đáp viên:..Tuổi:Giới tính:. Địa chỉ: ấp....Xã:.Huyện: Tịnh Biên Tỉnh: An Giang Dân tộc:..Nghề nghiệp:.Điện thoại:. Diện tích sản xuất:ha Số thành viên trong gia đình:.......người Lao động tham chính tham gia sản xuất lúa Nàng Nhen:.........người Câu 1. Ông/bà vui lòng cho biết Ông/bà đang trồng loại cây gì? 1. Lúa khác 2. Bắp 3. Đậu 4. Khác. Câu 2. Ông/bà vui lòng cho biết doanh thu và chi phí trồng lúa Nàng Nhen? Khoản mục ĐVT Vụ ( năm 2004) Vụ 2 ( năm 2005) Vụ 3 ( năm 2006) Diện tích ha Chi phí CP chuẩn bị đất đ CP giống đ CP gieo sạ đ CP thuốc diệt cỏ đ CP phân bón đ CP thuốc sâu đ CP thuốc bệnh đ CP thuốc dưỡng đ CP bơm tưới đ CP chăm sóc( tự chăm sóc. thuê ngoài) đ CP thu hoạch ( cắt, gom, suốt, vận chuyển, phơi sấy,.. ) đ Doanh thu Sản lượng kg Giá bán đ/kg Thành tiền đ x Câu 3. Ông/bà vui lòng cho biết lý do Ông/bà chưa trồng lúa Nàng Nhen ? 1. Đất sản xuất không thích hợp 2. Thời tiết bất lợi 3. Thiếu nước tưới 4. Chưa giống Nàng Nhen để trồng 5. Thiếu vốn 6. Chưa biết kỹ thuật trồng 7. Trồng lúa Nàng Nhen không hiệu quả bằng loại cây Anh (Chị) đang trồng 8. Khác. Câu 4. Ông/bà có biết người tiêu dùng thích ăn gạo Nàng Nhen không? 1. Có 2. Không Câu 5 . Ông/bà có biết lúa Nàng Nhen bán giá cao hơn so với các loại lúa khác? 1. Có 2. Không Câu 6. Ông/bà có muốn trồng lúa Nàng Nhen không? 1. Có tiếp câu 7 2. Không tiếp câu 6a Câu 6a. Nếu không, Lý do: .......................................................................................... ..................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 7. Ông/bà có cần hỗ trợ các điều kiện cần thiết để trồng lúa Nàng Nhen không? 1. Có tiếp câu 7a 2. Không tiếp câu 8 Câu 7a. Nếu có, Anh ( Chị) cần hỗ trợ những gì? 1. Vốn sản xuất 2. Giống lúa Nàng Nhen 3. Tập huấn kỹ thuật canh tác 4. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi 5. Bao tiêu lúa Nàng Nhen 6. Khác.. Câu 8. Ông/bà thích bán lúa của mình cho ai? Lý do? 1. Thương lái Lý do..................................................................... 2. Doanh nghiệp tư nhân Lý do......... 3.Doanh nghiệp nhà nướcLý do.... 4. Khác Lý do..... Câu 9. Khi bán sản phẩm Ông/bà muốn ai đưa ra giá trước? 1. Ông/bà 2. Người mua Câu 10. Ông/bà muốn giao nhận lúa theo cách nào? 1.Người mua tự đến nơi mua lúa, tự vận chuyển 2.Người bán vận chuyển lúa đến kho người mua 3.Người bán vận chuyển đến bến lúa, người mua mua tại bến lúa và tự vận chuyển 4.Khác. xi Câu 11. Ông/bà muốn thanh toán bằng phương thức thanh toán nào? 1.Tiền mặt 2. Chuyển khoản qua ngân hàng Câu 12. Ông/bà muốn thanh toán vào thời gian nào? 1. Thanh toán ngay khi bán lúa 3. 2 ngày sau khi bán lúa 2. 1 ngày sau khi bán lúa 4. Khác..................... Câu 13 Ông/bà muốn thanh toán ở đâu? 1. Tại nơi bán lúa 3. Tại nhà người mua 2. Tại nhà người bán 4. Khác................ Câu 14. Ông/bà muốn kí hợp đồng thỏa thuận khi bán sản phẩm với người mua không? 1. Có tiếp câu 14a 2. Không Câu 14a. Nếu có, theo Ông/bà hình thức hợp đồng như thế nào? 1. Ký kết 2. Thỏa thuận miệng Câu 15. Ông/bà muốn hợp đồng thực hiện nghiêm túc không? 1. Có 2. Không tiếp câu 16 Câu 16 . Nếu không, Lý do 1. Sợ giá thị trường khi bán lúa cao hơn giá đã kí hợp đồng 2. Không có ràng buộc trách nhiệm hai bên 3. Người bán tự ý phá vỡ hợp đồng mà không bị bồi thường thiệt hại 4. Khác Câu 17. Đánh giá của Ông/bà về chi phí của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu,,. ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 18. Đánh giá của Ông/bà về doanh thu của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu,.. ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 19. Đánh giá của Ông/bà về giá bán của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác. bắp. đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 20. Đánh giá của Ông/bà về lợi nhuận của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu,.. ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ xii Câu 21. Kiến nghị của Ông/bà 21a. Đối với doanh nghiệp? .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 21b. Đối với chính quyền địa phương? .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 21c. Đối với nhà khoa học, các viện, trường Đại học? .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn Ông/bà đã trả lời phỏng vấn ! xii Câu hỏi phỏng vấn nhóm đã trồng lúa Nàng Nhen 1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa? Vốn nhà hay vay mượn, đủ giống hay không, mua giống ở đâu, chăm sóc (làm cỏ, bón phân,như thế nào) điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết), nước tưới, 2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa? Các yếu tố đầu ra: lúa Nàng Nhen được bán cho ai? ở đâu? Bán như thế nào? 3. Quy trình sản xuất lúa: làm đất đến thu hoạch để tìm khó khăn 4. Quy trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch để tìm khó khăn 5. Thảo luận các biện pháp hợp tác về: -Vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, mua lại nông sản hàng hoá; - Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá; - Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá, - Liên kết sản xuất: 6. Hợp đồng bao tiêu: +Giá +Giao nhận +Thanh toán 7. Phương thức liên kết 8. Kiến nghị của nông dân? Câu hỏi phỏng vấn nhóm chưa trồng lúa Nàng Nhen 1. Lý do nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen? +Không muốn trồng hay không đủ điều kiện trồng? + Thiếu giống, vốn +Tìm hiểu nhu cầu của nông dân muốn trồng lúa nàng nhen không? 2. Thảo luận các biện pháp hợp tác: Vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, mua lại nông sản hàng hoá; 3. Hợp đồng bao tiêu: +Giá +Giao nhận +Thanh toán 4. Phương thức liên kết 5. Kiến nghị của nông dân?
File đính kèm:
- khoa_luan_lap_ke_hoach_nguyen_lieu_gao_nang_nhen_cho_cong_ty.pdf