Đề tài Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Quận Hoàng Mai Thành phố Hà Nội

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Các Mác viết rằng “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất là tư liệu sản xuất cơ bản trong Nông Lâm nghiệp”.

Từ rất lâu rồi con người đã coi đất đai là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình, không chỉ là nơi để con người cư trú, là nơi để con người tiến hành mọi hoạt động sản xuất mà đất đai còn mang lại những sản phẩm thiết yếu cho sự tồn tại của mình. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường rất phát triển thì nó càng thể hiện rõ giá trị mà đất đai mang lại cho con người. Đối với Việt Nam chúng ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện cho sở hữu đó, Vì vậy việc quản lý đất đai nhằm bảo đảm sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một công việc mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải chú trọng, đưa ra những biện pháp phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau nhằm quản lý một cách tốt nhất. Một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng của nhà nước về đất đai là quản lý về đăng ký và cấp giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý quan trọng mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người SDĐ nhằm xác nhận quyền hợp pháp của người sử dụng đất, Nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. Thông qua giấy chứng nhận người sử dụng đất sẽ yên tâm đầu tư và cải tạo sử dụng đất có hiệu quả cao nhất trên diện tích đất được Nhà nước giao cho.

pdf 10 trang Minh Tâm 29/03/2025 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Quận Hoàng Mai Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Quận Hoàng Mai Thành phố Hà Nội

Đề tài Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Quận Hoàng Mai Thành phố Hà Nội
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 
 KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 
 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 
 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ 
DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ CÁC TÀI SẢN KHÁC GẮN 
 LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 
 THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 Chuyên ngành:................ 
 Mã ngành: ....................... 
 Lớp:........ Khoá:............. 
 Hệ đào tạo: Chính quy 
 Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Chi 
 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương 
 Hà Nội, năm 2014 i 
 LỜI CẢM ƠN 
 Trong những năm học tập tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường 
Hà Nội em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các 
thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai. Đặc biệt, trong thời gian thực tập 
chuyên đề tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo 
trong khoa và trực tiếp là cô Nguyễn Thị Thu Hương. 
 Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý đất đai cùng toàn thể các thầy, 
cô đã dạy bảo chúng em trong suốt những năm học tập trên giảng đường trường 
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. 
 Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hương, người đã tận tình 
chỉ bảo em phương pháp nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt 
nghiệp của mình. 
 Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các Bác, các Chú, các 
Anh chị thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàng Mai – Hà Nôi. 
 Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn trong lớp đã 
động viên em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. 
 Hà Nội, ngày .. tháng .. năm 2014 
 Sinh viên 
 Lê Hồng Chi ii
 MỤC LỤC 
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i 
MỤC LỤC ..ii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. v 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... vi 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của chuyên đề .......................................................................... 1 
2. Mục đích, yêu cầu .......................................................................................... 2 
Chương1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4 
1.1. Cơ sở khoa học về quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất ............................................................................................................. 4 
1.1.1. Khái niệm về quyền sử dụng đất ............................................................... 4 
1.1.2. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài 
sản khác gắn liền với đất: ................................................................................... 4 
1.1.3.Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận trong quản lý nhà nước về đất 
đai ...................................................................................................................... 5 
1.2 Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 6 
1.2.1 Các văn bản pháp lý .................................................................................. 6 
1.2.2.Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở 
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ......................................................... 9 
1.2.3.Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ........................... 10 
1.2.4.Mẫu giấy chứng nhận đang được sử dụng hiện nay ................................. 15 
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc đăng ký cấp giấy chứng nhận .............................. 17 
1.3.1.Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận trên thế giới ............................... 17 
1.3.2.Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam ............................. 18 
1.3.3. Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành Phố Hà Nội . 20 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 24 
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 24 
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 24 iii
2.2.1. Tình hình công tác cấp GCN từ khi thực hiện Luật đất đai 2003 ............. 24 
2.2.2. Cơ sở pháp lý và căn cứ pháp lý của công tác cấp GCN tại quận Hoàng Mai. .... 24 
2.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận Hoàng Mai. ...................... 24 
2.2.4.Tình hình quản lý , sử dụng đất đai. ......................................................... 24 
2.2.5. Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. .............................................................. 24 
2.2.6. Tình hình triển khai công tác cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài 
sản khác gắn liền với đất theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP. ............................... 25 
2.2.7. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. .............................................................. 25 
2.2.8. Đề xuất một số giải pháp nhằm đấy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. .......... 25 
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25 
2.3.1 Phương pháp thống kê ............................................................................. 25 
2.3.2 Phương pháp điều tra ............................................................................... 25 
2.3.3 Phương pháp so sánh ............................................................................... 25 
2.3.4 Phương pháp khảo sát thực địa, xử lý số liệu ........................................... 25 
2.3.5. Phương pháp kế thừa .............................................................................. 25 
2.3.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu ................................................ 25 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 26 
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................ 26 
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 26 
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 31 
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai ................ 43 
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ........................................................................ 43 
3.2.2. Tình hình sử dụng đất ............................................................................. 48 
3.2.3. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất ............................................. 54 
3.3. Hiện trạng về công tác GCN tại quận Hoàng Mai ...................................... 57 
3.3.1. Trình tự, thủ tục thực hiện công tác GCN tại quận Hoàng Mai ............... 57 iv
3.3.2. Tình hình chung về công tác cấp GCN ................................................... 59 
3.3.3. Đánh giá công tác GCN .......................................................................... 65 
3.3.4. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp GCN ................... 68 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 70 
1. Kết luận ........................................................................................................ 70 
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72 
 v 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Tên đầy đủ 
GDC : Hộ gia đình, cá nhân 
GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và 
 tài sản khác gắn liền với đất 
SDĐ : Sử dụng đất 
QĐ : Quyết định 
QSDĐ : Quyền sử dụng đất 
TC : Tổ chức 
UBND : Uy ban nhân dân 
 vi
 DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Bảng 1: Các chỉ số khí hậu trung bình trong các tháng quận Hoàng Mai .......... 28 
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quận qua các năm quận Hoàng Mai .. 32 
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế qua các năm quận Hoàng Mai ...................................... 32 
Bảng 4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu lĩnh vực văn hóa quận Hoàng Mai ............. 39 
trường và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc SDĐ ........... 40 
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất quận Hoàng Mai – TP Hà Nội năm 2013 ....... 49 
Bảng 6: Hiện trạng diện tích tự nhiên các phường trong quận Hoàng Mai ........ 52 
Bảng 7: Biến động đất đai quận Hoàng Mai giai đoạn 2005 – 2013 .................. 54 
Bảng 8: Kết quả thực hiện cấp GCN năm 2009 quận Hoàng Mai ..................... 60 
Bảng 9: Kết quả thực hiện cấp GCN năm 2010 quận Hoàng Mai ..................... 61 
Bảng 10: Kết quả thực hiện cấp GCN năm 2011 quận Hoàng Mai ................... 62 
Bảng 11: Kết quả thực hiện cấp GCN năm 2012 quận Hoàng Mai ................... 63 
Bảng 12: Kết quả thực hiện cấp GCN năm 2013 quận Hoàng Mai ................... 64 
Biều đồ thể hiện tình hình cấp GCNQSD đất của quận Hoàng Mai. ..65 
 1 
 MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của chuyên đề 
 Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản 
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Các Mác 
viết rằng “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là 
điều kiện không thể thiếu được để sản xuất là tư liệu sản xuất cơ bản trong Nông 
Lâm nghiệp”. 
 Từ rất lâu rồi con người đã coi đất đai là thành phần không thể thiếu trong 
cuộc sống của mình, không chỉ là nơi để con người cư trú, là nơi để con người tiến 
hành mọi hoạt động sản xuất mà đất đai còn mang lại những sản phẩm thiết yếu cho 
sự tồn tại của mình. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường rất phát triển thì nó càng 
thể hiện rõ giá trị mà đất đai mang lại cho con người. Đối với Việt Nam chúng ta, 
đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện cho sở hữu đó, Vì vậy 
việc quản lý đất đai nhằm bảo đảm sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có 
hiệu quả là một công việc mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải chú trọng, đưa ra 
những biện pháp phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể 
trong từng giai đoạn khác nhau nhằm quản lý một cách tốt nhất. Một trong những 
công cụ quản lý hết sức quan trọng của nhà nước về đất đai là quản lý về đăng ký 
và cấp giấy chứng nhận. 
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 
gắn liền với đất là chứng thư pháp lý quan trọng mà cơ quan Nhà nước có thẩm 
quyền cấp cho người SDĐ nhằm xác nhận quyền hợp pháp của người sử dụng 
đất, Nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. Thông qua giấy chứng nhận 
người sử dụng đất sẽ yên tâm đầu tư và cải tạo sử dụng đất có hiệu quả cao nhất 
trên diện tích đất được Nhà nước giao cho. 
 Trong giai đoạn hiện nay tình hình sử dụng đất đai rất phức tạp và có nhiều 
bất cập, với nhiều biến động đất đai đến chóng mặt, công tác cấp giấy chứng nhận 
vẫn còn rất nhiều trì trệ, công tác quản lý đất đai còn nhiều chồng chéo, thủ tục hành 
chính rườm rà, sự thống nhất quản lý chưa cao. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản 
 2 
lý là hết sức cần thiết, quản lý chặt chẽ đất đai, hạn chế những mặt tiêu cực, đẩy 
nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận, phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế 
thị trường, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 
 Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi 
vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 
06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 
các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Hoàng 
Mai, thành phố Hà Nội. Đơn vị hành chính gồm 14 phường trên cơ sở hợp nhất 
9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Hoàng Liệt, 
Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, 
Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ. Tổng 
diện tích tự nhiên Quận có 4.032,3878 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 
2012). 
 Là một Quận mới của Thủ đô Hà Nội nên Hoàng Mai có vị trí thuận lợi 
cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội; sự đô thị hoá diễn ra mạnh 
mẽ, nhiều khu đô thị được xây dựng đã thu hút rất nhiều dân cư về sinh sống, 
diện tích đất nông nghiệp đang dần được thay bằng hạ tầng đô thị phát triển. 
Kinh tế - xã hội phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư đã khiến nhu cầu về quyền 
sử dụng đất cho các hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất có xu hướng 
ngày càng gia tăng. Chính tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đó đã kéo theo rất 
nhiều điều bất cập trong quản lý hành chính, nhất là việc thực hiện các quyền sử 
dụng đất trên địa bàn Quận. Thực trạng này diễn ra thế nào? Nguyên nhân tại 
sao? Những giải pháp để giải quyết tình trạng này thế nào? là các câu hỏi cần 
phải được giải đáp để đưa ra hướng giải quyết thích hợp trong giai đoạn tới. Vì 
vậy, việc thực hiện đề tài: ''Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa 
bàn quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội” là cần thiết trong thời điểm hiện 
nay. 
2. Mục đích, yêu cầu 
 - Mục đích: 
 + Tìm hiểu tình hình cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền 
với đất 
 3 
 + Đánh giá hiệu quả và hạn chế trong công tác GCN QSDĐ, QSH nhà ở 
và tài sản khác gắn liền với đất 
 + Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp GCN QSDĐ, 
QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 
 - Yêu cầu: 
 + Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính sách cấp 
GCN. 
 + Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải có độ tin cậy, chính 
xác, phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn quận 
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 
 + Số liệu điều tra thu thập được phải được phân tích, đánh giá một cách 
khách quan đúng pháp luật. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_thuc_trang_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung.pdf