Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam

1. Thực trạng chung của giáo dục đại học

Cùng với quá trình đổi mới đất nước kể từ năm 1986, hệ thống giáo dục

đại học Việt Nam hiện nay đã có bước phát triển mạnh mẽ với khoảng

520.000 giảng viên, 1.457.000 sinh viên đang giảng dạy và học tập ở trên 350

trường đại học, cao đẳng. Nhưng nhìn chung, giáo dục đại học Việt Nam vẫn

còn chậm đổi mới và vẫn đang ở tình trạng yếu kém. Nghị quyết 14/2005/NQ

– CP của Chính phủ đã chỉ rõ: “những thành tựu của giáo dục đại học chưa

vững vàng, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi

hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu học tập

của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Những yếu

kém bất cập về cơ chế quản lý, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học,

đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn lực.

cần sớm được khắc phục”.

Các hội nghị giáo dục đại học trong thời gian gần đây và một số báo cáo

khảo sát chương trình đào tạo của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - một cơ

quan hoạt động độc lập của chính phủ Hoa Kỳ, Dự án giáo dục Việt Nam – Hà

Lan, Công ty Intel đã đưa ra một số đánh giá: Chất lượng đào tạo thấp, hiệu

quả không cao; sinh viên ra trường còn yếu về năng lực chuyên môn, kỹ năng

thực hành nghề nghiệp, khả năng tự nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ và tin học,

thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, do các nguyên nhân sau:

a) Trang thiết bị và nguồn lực chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào nguồn

ngân sách hạn hẹp của nhà nước và học phí nhỏ bé của sinh viên (năm 2007

ngân sách nhà nước chi cho đào tạo đại học khoảng 7.423 tỷ); phương pháp

giảng dạy lạc hậu, kém hiệu quả, nặng về truyền đạt kiến thức mà nhẹ về dạy

phương pháp học tập, kỹ năng và thái độ.

b) Chương trình đào tạo gồm quá nhiều môn học, không được thiết kế

dựa trên những mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở đầu ra,

quá nhiều yêu cầu mà ít lựa chọn, nội dung đã lỗi thời, ít dạy về các khái niệm3

và nguyên lý, quá nhấn mạnh vào kiến thức dữ kiện và kỹ năng, mất cân đối

giữa lý thuyết và thực hành/áp dụng, thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thông

thường, thiếu linh hoạt trong việc chuyển tiếp giữa các ngành học.

c) Phương pháp dạy - học còn nặng về đọc - chép, chưa coi sinh viên là

trung tâm, không tạo tư duy độc lập trong học tập; thiếu tính phản biện, chưa

tạo ra sự chủ động, tích cực của sinh viên tham gia vào bài giảng; nặng về thời

gian lên lớp, ít thời gian tự học, làm bài tập, thực hành và thực tập.

d) Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu đổi

mới cả về số lượng và trình độ; giảng viên được chuẩn bị học thuật còn ở mức

thấp, thiếu các kỹ năng nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại, thiếu các

kiến thức cập nhật về chuyên ngành, thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo

án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu; không có sự khuyến khích đối với

giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học,

chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu; thiếu nghiêm trọng loại chuyên

gia nghiên cứu và thiết kế chính sách giáo dục đại học.

pdf 76 trang chauphong 19/08/2022 12200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ ÁN 
ĐÀO TẠO 
THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN 
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
 CỦA VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 
HÀ NỘI – 2008 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ ÁN 
ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN 
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 
HÀ NỘI, THÁNG 10- 2008 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
__________ 
 Số: /QĐ-TTg 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
______________________________________ 
Hà Nội, ngày tháng năm 2008 
QUYẾT ĐỊNH 
Phê duyệt Đề án "Đào tạo theo chương trình tiên tiến 
tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015" 
_________ 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; 
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; 
Căn cứ Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của 
Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai 
đoạn 2006 - 2020”; 
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số 
trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015”, với những nội dung chính 
như sau: 
1. Mục tiêu 
a) Mục tiêu tổng quát 
Triển khai thực hiện một số chương trình tiên tiến đào tạo trình độ đại 
học nhằm tạo điều kiện để xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo, 
khoa, trường đại học mạnh đạt chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế; góp phần 
nâng cao chất lượng và triển khai các chương trình đổi mới cơ bản và toàn 
diện giáo dục đại học Việt Nam; phấn đấu đến năm 2020 có một số trường 
đại học của Việt Nam được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu 
thế giới. 
b) Mục tiêu cụ thể 
- Đến hết năm 2015 triển khai thực hiện được ít nhất 30 chương trình 
đào tạo cử nhân tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam. 
2 
- Đến năm 2015 có khoảng 4000 cử nhân, 600 thạc sĩ, tiến sĩ được đào 
tạo theo các chương trình đào tạo tiên tiến. 
- Đến năm 2015 thu hút khoảng 3000 sinh viên quốc tế đến học tập và 
ít nhất 700 lượt cán bộ khoa học quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu tại các 
cơ sở đào tạo theo chương trình tiên tiến ở Việt Nam. 
- Đến năm 2015 đào tạo được 1000 giảng viên đại học đạt chuẩn khu 
vực và quốc tế; 100% số giảng viên giảng dạy lý thuyết trong các chương 
trình tiên tiến đạt trình độ tiến sĩ. 
- Đến năm 2015 có ít nhất 100 cán bộ quản lý giáo dục đại học được 
đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng được yêu cầu mới 
của công tác quản lý trong các trường đại học ở Việt Nam. 
- Đến năm 2015 có ít nhất 100 công trình khoa học trong các lĩnh vực, 
ngành thực hiện đào tạo theo chương trình tiên tiến được công bố trên các 
tạp chí khoa học có uy tín ở nước ngoài. 
- Tăng cường trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên 
cứu theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 20 phòng thí 
nghiệm và 15 thư viện điện tử được đầu tư, hoàn thiện đạt chuẩn khu vực và 
quốc tế. 
2. Tiêu chí xác định và triển khai các chương trình tiên tiến 
a) Chương trình tiên tiến được áp dụng thực hiện là chương trình do 
các cơ sở đào tạo thiết kế, xây dựng phù hợp dựa trên cơ sở của chương 
trình đào tạo đang được áp dụng ở trường đại học tiên tiến trên thế giới (gọi 
tắt là chương trình gốc), kể cả nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức và 
quản lý đào tạo và được giảng dạy bằng tiếng Anh; có các môn học Khoa 
học Mác – Lênin theo quy định bắt buộc đối với sinh viên Việt Nam. 
b) Chương trình gốc phải được chọn từ các chương trình đào tạo của 
các trường đại học thuộc nhóm 200 trường đại học hàng đầu thế giới trong 
bảng xếp hạng của các hiệp hội, tổ chức giáo dục có uy tín trên thế giới hoặc 
thuộc nhóm 20% những chương trình đào tạo tốt nhất trong bảng xếp hạng 
các ngành đào tạo của các hiệp hội, tổ chức kiểm định giáo dục cấp quốc gia 
hoặc quốc tế; có nội dung tiên tiến, gắn với định hướng phát triển kinh tế - 
xã hội của nước ta và phù hợp với năng lực triển khai thực hiện của trường 
đại học được áp dụng. 
c) Trong những năm đầu, sử dụng chương trình đào tạo được Bộ Giáo 
dục và Đào tạo phê duyệt cho toàn khóa, đảm bảo cấu phần thực tập, điều 
kiện thực hành, thực tập môn học theo chương trình gốc; sau mỗi khoá đào 
3 
tạo, tổ chức đánh giá, điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần thiết, đảm bảo cho 
chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu kinh tế - xã hội của Việt Nam và 
hội nhập quốc tế. 
d) Giảng viên giảng dạy chương trình tiên tiến phải có trình độ thạc sĩ 
trở lên, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu 
giảng dạy. Đối với khoá đào tạo đầu tiên, chủ yếu mời giảng viên nước 
ngoài giảng dạy, nhưng từ những khoá tiếp theo, cơ sở đào tạo phải có kế 
hoạch cụ thể để từng bước có giảng viên trong nước đảm nhận được việc 
giảng dạy chương trình tiên tiến được giao. 
đ) Cán bộ quản lý đào tạo chương trình tiên tiến phải có đủ năng lực 
chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và tiếng Anh đáp ứng yêu 
cầu. 
e) Sinh viên theo học chương trình tiên tiến là những sinh viên trúng 
tuyển vào đại học hệ chính quy; có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu học 
tập; tự nguyện đăng ký theo học chương trình tiên tiến và đóng học phí theo 
quy định của cơ sở đào tạo. 
g) Thời gian đào tạo theo chương trình tiên tiến của một khoá học là từ 
4,5 năm đến 5 năm, trong đó năm đầu tập trung đào tạo tăng cường tiếng 
Anh cho sinh viên; quy mô tuyển sinh đào tạo ở khoá đầu khoảng từ 30 đến 
50 sinh viên và được mở rộng tăng dần tuỳ theo khả năng, điều kiện thực 
tiễn; bằng tốt nghiệp khóa đào tạo do trường đại học của Việt Nam cấp hoặc 
cả hai trường của Việt Nam và nước ngoài cùng cấp. 
h) Áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, sử dụng phương pháp giảng 
dạy và đánh giá hiện đại; tổ chức cho sinh viên đánh giá môn học và giảng 
viên theo các mẫu phiếu của trường đối tác; nghiên cứu sử dụng phần mềm 
quản lý của trường đối tác vào việc quản lý đào tạo, quản lý sinh viên; đề 
nghị trường đối tác đánh giá chương trình tiên tiến đang đào tạo tại trường, 
lập kế hoạch kiểm định, tiến tới sử dụng các tiêu chí kiểm định và đăng ký 
kiểm định chương trình tiên tiến với tổ chức đã kiểm định chương trình gốc 
ở trường đối tác. 
i) Giảng viên dạy chương trình tiên tiến được tạo điều kiện để bảo đảm 
có tối thiểu 40% quỹ thời gian cho nghiên cứu khoa học; thành lập các nhóm 
nghiên cứu, tạo cơ chế để khuyến khích thực hiện hoạt động khoa học và 
công nghệ; hợp tác nghiên cứu với nước ngoài. 
k) Trong quá trình thực hiện chương trình tiên tiến, các trường chủ 
động nghiên cứu mô hình tổ chức, quản trị trường đại học, cơ cấu tổ chức 
4 
hội đồng trường và cách thức quản lý của trường đối tác để đưa ra được mô 
hình tổ chức và quản trị phù hợp, áp dụng hiệu quả vào điều kiện thực tế của 
nhà trường. 
3. Tiêu chí chọn trường đại học thực hiện chương trình tiên tiến 
 Trường đại học được giao nhiệm vụ triển khai chương trình tiên tiến 
khi đáp ứng các tiêu chí sau: 
a) Đề án đăng ký đào tạo chương trình tiên tiến của trường đạt chất 
lượng và được lựa chọn theo quy trình đánh giá, lựa chọn chung do Bộ Giáo 
dục và Đào tạo quy định. 
b) Bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên 
cơ hữu theo quy định, đáp ứng yêu cầu triển khai có chất lượng chương trình 
tiên tiến; có kế hoạch về đội ngũ giảng viên đáp ứng tối thiểu 80% yêu cầu 
đối với các CTTT của giai đoạn 1, đáp ứng 100% yêu cầu đối với các CTTT 
của các giai đoạn tiếp theo. 
c) Bảo đảm cơ sở vật chất đồng bộ với chương trình đào tạo và đội ngũ 
giảng viên, phấn đấu chuẩn bị đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm trước khi 
giảng dạy chuyên ngành. 
d) Có kế hoạch cụ thể, khả thi bảo đảm kinh phí để triển khai chương 
trình tiên tiến; có khả năng vận động các doanh nghiệp và các đối tác khác 
tham gia triển khai hoặc tài trợ cho chương trình tiên tiến. 
đ) Có kinh nghiệm đào tạo, nhất là đối với ngành đăng ký đào tạo theo 
chương trình tiên tiến; có nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo, hoạt 
động khoa học và công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nhà trường. Ưu tiên 
các trường đại học trọng điểm trong việc xét để lựa chọn trường tham gia 
triển khai các chương trình tiên tiến. 
4. Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2008 đến năm 2015. 
5. Số lượng chương trình tiên tiến được triển khai: tối thiểu là 30 
chương trình (kể cả các chương trình tiên tiến đã được Bộ Giáo dục và Đào 
tạo cho triển khai thí điểm từ năm 2006). 
6. Nguồn và cơ chế tài chính 
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi thường xuyên cho 
các cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo theo chương trình tiên tiến của các 
khoá từ khoá 1 đến khoá 3 là khoảng 859,743 tỷ VNĐ (bằng khoảng 60% 
dự tính nhu cầu chi phí đào tạo); kinh phí do nhà trường tự cân đối bằng 
5 
25% dự tính nhu cầu chi phí; người học đóng góp bằng khoảng 15% dự tính 
nhu cầu chi phí. 
b) Cơ chế tài chính: trường đại học triển khai chương trình tiên tiến 
được quy định về mức thu học phí, về các định mức chi cho các hoạt động 
phục vụ giảng dạy, học tập của các khoá đào tạo theo chương trình tiên tiến 
theo nguyên tắc hợp lý, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả và bảo 
đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn, phù hợp với các 
quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý và sử dụng nguồn ngân sách. 
Điều 2. Tổ chức thực hiện 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: 
a) Quy định thống nhất về việc xây dựng đề án đăng ký nhận nhiệm vụ 
triển khai chương trình tiên tiến cho các trường, các tiêu chí, trình tự, thủ tục 
xét lựa chọn ngành đào tạo, cơ sở đào tạo để giao nhiệm vụ triển khai 
chương trình tiên tiến, bảo đảm chất lượng, khách quan. 
b) Chỉ đạo, có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án này có hiệu 
quả nhất; tổ chức những hoạt động để thúc đẩy việc triển khai đào tạo 
chương trình tiên tiến một cách có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. 
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thanh 
tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết và rút kinh 
nghiệm để kịp thời điều chỉnh, xử lý những vướng mắc. 
d) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc giao nhiệm vụ 
khoa học và công nghệ cho các chương trình tiên tiến; kiểm tra, đánh giá và 
nghiệm thu các hoạt động khoa học và công nghệ trong các chương trình tiên 
tiến. 
đ) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc giúp các cơ sở đào tạo được 
giao nhiệm vụ triển khai chương trình tiên tiến triển khai thực hiện kế hoạch 
hợp tác quốc tế; phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan giải 
quyết các thủ tục xuất nhập cảnh có liên quan đến các hoạt động triển khai 
các chương trình tiên tiến. 
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí 
ngân sách để thực hiện kế hoạch của Đề án Đào tạo chương trình tiên tiến; 
xây dựng định mức tài chính cho các hoạt động triển khai chương trình tiên 
tiến. 
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 
6 
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ... 400,0 240,0 
Bồi dưỡng tiếng Anh cho giảng viên (15) 0,2 2.400,0 tiết 480,0 240,0 120,0 280,0 168,0 70,0 42,0 
Bồi dưỡng tại chỗ cho giảng viên, cán bộ 
quản lý (mời giảng viên, cán bộ quản lý 
nước ngoài sang bồi dưỡng tại Việt Nam) 
200,0 4,5 năm 900,0 900,0 900,0 900,0 540,0 225,0 135,0 
(III) 
Bồi 
dưỡng 
giảng 
viên, 
cán 
bộ 
quản 
lý Tổng 3.780,0 2.740,0 1.820,0 2.780,0 1.668,0 695,0 417,0 
Hội nghị , hội thảo, tổng kết năm học 5,0 5,0 lần 25,0 25,0 25,0 25,0 15,0 6,3 3,8 
Hỗ trợ sinh viên: học bổng, khen thưởng 12,0 4,5 năm 54,0 54,0 54,0 54,0 32,4 13,5 8,1 
Bồi dưỡng tiếng Anh cho sinh viên 0,2 3.600,0 tiết 720,0 720,0 720,0 720,0 432,0 180,0 108,0 
Hỗ trợ sinh viên đi thực tập cuối khoá 
trong hoặc ngoài nước 1,0 50,0 lượt 50,0 50,0 50,0 50,0 30,0 12,5 7,5 
Hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sinh viên 10,0 4,5 năm 45,0 45,0 45,0 45,0 27,0 11,3 6,8 
Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, công 
tác phí 10,0 4,5 năm 45,0 45,0 45,0 45,0 27,0 11,3 6,8 
Tham quan,thực hành, thực tế (16) 40,0 4,5 năm 180,0 180,0 180,0 180,0 108,0 45,0 27,0 
Chi phí kiểm định chất lượng chương trình 
với đối tác (17) 300,0 1,0 C.trình 300,0 0,0 0,0 100,0 60,0 25,0 15,0 
(IV) 
Chi 
khác 
Tổng 1.419,0 1.119,0 1.119,0 1.219,0 731,4 304,8 182,9 
 Tổng chi 24.684,1 13.817,0 10.433,7 16.311,6 9.786,9 4.077,9 2.446,7 
 63 
Ghi chú: 
(I). Phần này của khoá 2, khoá 3 không dùng để trang bị mới mà để cập nhật và bổ sung hoặc nâng cấp. 
(1). Bao gồm bàn ghế sinh viên, bàn giáo viên, bảng viết, các thiết bị IT phục vụ giảng dạy như máy projector, multimedia. 
(2). Bao gồm, xây dựng thư viên đạt chuẩn quốc tế: giá sách, hệ thống thông tin phục vụ thư viện, các đầu sách, tạp chí tham khảo. 
(3), (4). Gồm tiền vé máy bay, ăn ở cho người đi đàm phán với trường đối tác ( tối đa 4 người), ký kết hợp đồng, thoả thuận, tiền mua bản quyền 
chương trình đào tạo 
(5). Xây dựng CTTT cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung các môn học. 
(6). Với mục đích để sinh viên và giảng viên không tham gia chương trình tiên tiến có cơ hội được tham khảo chương trình, giáo trình và phương pháp 
giảng dạy mới, chuyển giao công nghệ đào tạo, là một trong những điều kiện đảm bảo để CTTT lan toả sang các ngành khác trong trường và sang các 
trường khác trong hệ thống giáo dục đại học. 
(7). Dùng cho hội đồng khối ngành góp ý và thẩm định chương trình. 
(8). Bao gồm giáo trình môn học, sách dùng cho giảng viên, sách dùng cho sinh viên và sách bài tập phục vụ môn học. 
(9). Dự kiến 4 đầu sách, tạp chí tham khảo cho 01 môn học. 
(10). Tổng cộng chương trình có 50 môn, yêu cầu tối thiểu là 2 giảng viên 1 môn. Để giảng viên tập trung sức lực và thời gian giảng dạy chương trình 
tiên tiến, mỗi giảng viên VN giảng dạy trong chương trình được trả ngoài lương 3,000,000VN đồng/tháng x 12 tháng. Mỗi khoá đào tạo yêu cầu giảng viên 
tham gia ít nhất 12 tháng cho việc chuẩn bị bài, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên. 
(11, 12). Dự kiến mời giảng viên nước ngoài khoá 2 bằng ½ khoá 1, khoá 3 bằng ⅔ khoá 2. Trong những khoá đầu giảng viên nước ngoàigiảng dạy 
chủ yếu các môn học của CTTT; các giảng viên Việt Nam làm trợ giảng, học tập các phương pháp giảng dạy, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để có thể 
thay thế dần vào các khoá sau. 
(13). Dùng cho việc bảo trì các thiết bị phòng thí nghiệm, khu thực hành ngoài trời, chiếm không quá 10 % tổng chi phí xây dựng các phòng thí 
nghiệm. 
(14). Dự kiến cử khoảng 30 lượt giảng viên đối với khoá 1, 20 lượt giảng viên đối với mỗi khoá 2 và 10 lượt giảng viên đối với khoá 3 sang trường đối 
tác học tập và chuẩn bị bài giảng mỗi kỳ 3 tháng, ngoài học phí phải nộp cho phía đối tác, sinh hoạt phí sẽ được tính theo mức tương đương với các quy 
định của đề án 322. 
(15). Bồi dưỡng tiếng Anh cho giảng viên sẽ giảm dần khoá 2 = ½ khoá 1, khoá 3 = ½ khoá 2. 
(16). Dùng chi mua các vật liệu thí nghiệm, đi tham quan, thực tập tại các cơ sở sản xuất. 
(17). Dùng để kiểm định CTTT với các tiêu chí của tổ chức kiểm định đã kiểm định chương trình gốc. 
 64 
PHỤ LỤC 9 
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO MỘT KHOÁ CTTT CÁC NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ, KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
1. Đặc điểm chương trình 
 Nội dung giảng dạy chương trình tập trung vào phân tích chính sách và thực hành thực tế, không có phòng thí nghiệm. 
Về giảng viên: Chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn và tiếng Anh. 
Về cơ sở vật chất: Chủ yếu tập trung vào phòng học và thư viện 
Về sinh viên: tăng cường thảo luận nhóm và thâm nhập vào thực tế. 
2. Tổng nhu cầu đầu tư trung bình cho 1 khoá (4,5 năm): 14.006,9 triệu VN đồng, trong đó: 
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% tương đương: 8.404,1 triệu VN đồng; 
- Các trường tự đáp ứng 25% tương đương: 3.501,7 triệu VN đồng; 
- Người học đóng góp 15% tương đương: 2.101,0 triệu VN đồng. 
Đơn vị: triệu đồng 
Mục 
chi Nội dung 
Đơn 
giá 
Số 
lượng 
Đơn 
vị tính 
Chi phí 
khoá 1 
Chi cho 
Khoá 2 
Chi cho 
Khoá 3 
TB cho 
1 khoá NSNN Trường 
Người 
học 
Cơ sở vật chất (phòng học, phòng điều hành, 
phòng hội họp sinh hoạt học thuật chuyên 
môn chung) (1) 
250,0 5,0 phòng 1.250,0 0,0 0,0 416,7 250,0 104,2 62,5 
Thư viện (2) 1.000,0 1,0 phòng 1.000,0 0,0 0,0 333,3 200,0 83,3 50,0 
Chi phí bản quyền chương trình (3) 200,0 1,0 C.trình 200,0 0,0 0,0 66,7 40,0 16,7 10,0 
Ký kết văn bản hợp tác đào tạo (4) 240,0 1,0 V.bản 240,0 0,0 0,0 80,0 48,0 20,0 12,0 
Phân tích chương trình gốc, xây dựng CTTT 
(biên soạn đề cương chi tiết, giáo trình,bài 
tập, thực hành.) 50 môn × 3 TC =150 tín 
chỉ  15 = 2250 tiết (chưa kể 28 tín chỉ các 
môn bắt buộc)  3 trang (5) 
0,1 6765,0 trang 372,1 0,0 0,0 124,0 74,4 31,0 18,6 
Biên dịch C.trình, giáo trình 50 môn (6) 0,1 1500,0 trang 75,0 0,0 0,0 25,0 15,0 6,3 3,8 
Thẩm định chương trình (7) 150,0 1,0 C.trình 150,0 0,0 0,0 50,0 30,0 12,5 7,5 
Sách học (50 môn x 3 quyển) (8) 1,6 150,0 quyển 240,0 0,0 0,0 80,0 48,0 20,0 12,0 
Tài liệu tham khảo (50 môn x 6quyển) (9) 0,8 300,0 quyển 240,0 120,0 120,0 160,0 96,0 40,0 24,0 
Phần mềm giảng dạy 390,0 1,0 C.trình 390,0 0,0 0,0 130,0 78,0 32,5 19,5 
(I) 
Đầu 
tư 
ban 
đầu 
Phần mềm quản lý 390,0 1,0 C.trình 390,0 0,0 0,0 130,0 78,0 32,5 19,5 
 65 
Tổng 4.547,1 120,0 120,0 1.595,7 957,4 398,9 239,4 
Thù lao giảng dạy 
Giảng viên Việt Nam (10) 36,0 100,0 lượt 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0 2.160,0 900,0 540,0 
Giảng viên nước ngoài (11) 160,0 30,0 lượt 4.800,0 2.400,0 1.200,0 2.800,0 1.680,0 700,0 420,0 
Vé máy bay cho giảng viên nước ngoài 
(1500USD/vé) (12) 24,0 30,0 lượt 720,0 360,0 180,0 420,0 252,0 105,0 63,0 
Thù lao cán bộ quản lý (1,000,000 VN 
đồng/tháng x 4.5 năm ) 54,0 7,0 người 378,0 378,0 378,0 378,0 226,8 94,5 56,7 
(II) Chi 
phí vận 
hành 
hàng 
năm 
Tổng 9.498,0 6.738,0 5.358,0 7.198,0 4.318,8 1.799,5 1.079,7 
Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, quản lý 
cho giảng viên và cán bộ quản lý ở nước 
ngoài (13) 
80,0 40,0 lượt 3.200,0 2.080,0 1.040,0 2.106,7 1.264,0 526,7 316,0 
Bồi dưỡng tiếng Anh cho giảng viên (14) 0,2 4800,0 tiết 960,0 480,0 240,0 560,0 336,0 140,0 84,0 
Bồi dưỡng tại chỗ cho giảng viên, cán bộ 
quản lý (mời giảng viên, cán bộ quản lý 
nước ngoài sang bồi dưỡng tại Việt Nam) 
300,0 4,5 năm 1.350,0 1.350,0 1.350,0 1.350,0 810,0 337,5 202,5 
(III) 
Bồi 
dưỡng 
giảng 
viên, 
cán 
bộ 
quản 
lý Tổng 5.510,0 3.910,0 2.630,0 4.016,7 2.410,0 1.004,2 602,5 
Hội nghị , hội thảo, tổng kết năm học 5,0 5,0 lần 25,0 25,0 25,0 25,0 15,0 6,3 3,8 
Hỗ trợ sinh viên: học bổng, khen thưởng 12,0 4,5 năm 54,0 54,0 54,0 54,0 32,4 13,5 8,1 
Bồi dưỡng tiếng Anh cho sinh viên 0,2 3600,0 tiết 720,0 720,0 720,0 720,0 432,0 180,0 108,0 
Hỗ trợ sinh viên đi thực tập cuối khoá trong 
hoặc ngoài nước 1,0 50,0 lượt 50,0 50,0 50,0 50,0 30,0 12,5 7,5 
Hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sinh viên 10,0 4,5 năm 45,0 45,0 45,0 45,0 27,0 11,3 6,8 
Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, công 
tác phí 10,0 4,5 năm 45,0 45,0 45,0 45,0 27,0 11,3 6,8 
Tham quan,thực hành, thực tế (15) 35,0 4,5 năm 157,5 157,5 157,5 157,5 94,5 39,4 23,6 
Chi phí kiểm định chất lượng chương trình 
với đối tác (16) 300,0 1,0 C.trình 300,0 0,0 0,0 100,0 60,0 25,0 15,0 
(IV) 
Chi 
khác 
Tổng 1.396,5 1.096,5 1.096,5 1.196,5 717,9 299,1 179,5 
 Tổng chi 20.951,6 11.864,5 9.204,5 14.006,9 8.404,1 3.501,7 2.101,0 
 66 
Ghi chú: 
(I). Phần này của khoá 2, khoá 3 không dùng để trang bị mới mà để cập nhật và bổ sung hoặc nâng cấp. 
(1). Bao gồm bàn ghế sinh viên, bàn giáo viên, bảng viết, các thiết bị IT phục vụ giảng dạy như máy projector, multimedia. 
(2). Bao gồm, xây dựng thư viên đạt chuẩn quốc tế: giá sách, hệ thống thông tin phục vụ thư viện, các đầu sách, tạp chí tham khảo. 
(3), (4). Gồm tiền vé máy bay, ăn ở cho người đi đàm phán với trường đối tác ( tối đa 4 người), ký kết hợp đồng, thoả thuận, tiền mua bản quyền 
chương trình đào tạo 
(5). Xây dựng CTTT cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung các môn học. 
(6). Với mục đích để sinh viên và giảng viên không tham gia chương trình tiên tiến có cơ hội được tham khảo chương trình, giáo trình và phương pháp 
giảng dạy mới, chuyển giao công nghệ đào tạo, là một trong những điều kiện đảm bảo để CTTT lan toả sang các ngành khác trong trường và sang các 
trường khác trong hệ thống giáo dục đại học. 
(7). Dùng cho hội đồng khối ngành góp ý và thẩm định chương trình. 
(8). Bao gồm giáo trình môn học, sách dùng cho giảng viên, sách dùng cho sinh viên và sách bài tập phục vụ môn học. 
(9). Dự kiến 6 dầu sách, tạp chí tham khảo cho 01 môn học. 
(10). Tổng cộng chương trình có 50 môn, yêu cầu tối thiểu là 2 giảng viên 1 môn. Để giảng viên tập trung sức lực và thời gian giảng dạy chương trình 
tiên tiến, mỗi giảng viên VN giảng dạy trong chương trình được trả ngoài lương 3,000,000VN đồng/tháng x 12 tháng. Mỗi khoá đào tạo yêu cầu giảng viên 
tham gia ít nhất 12 tháng cho việc chuẩn bị bài, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên. 
(11, 12). Dự kiến mời giảng viên nước ngoài khoá sau bằng một nửa khoá trước.Trong những khoá đầu giảng viên nước ngoàigiảng dạy chủ yếu các 
môn học của CTTT; các giảng viên Việt Nam làm trợ giảng, học tập các phương pháp giảng dạy, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để có thể thay thế dần 
vào các khoá sau. 
(13). Dự kiến cử khoảng 40 lượt giảng viên đối với khoá 1, 26 lượt giảng viên đối với mỗi khoá 2 và 13 lượt giảng viên đối với khoá 3 sang trường đối 
tác học tập và chuẩn bị bài giảng mỗi kỳ 3 tháng, ngoài học phí phải nộp cho phía đối tác, sinh hoạt phí sẽ được tính theo mức tương đương với các quy 
định của đề án 322. 
(14). Bồi dưỡng tiếng Anh cho giảng viên sẽ giảm dần khoá 2 = ½ khoá 1, khoá 3 = ½ khoá 2. Yêu cầu về tiếng Anh dùng trong giảng dạy của 
giảng viên các ngành kinh tế - quản lý, khoa học xã hội và nhân văn là rất cao nên phải được bồi dưỡng thường xuyên. 
(15). Dùng để đưa sinh viên tham quan, thực tế sản xuất. 
(16). Dùng để kiểm định CTTT với các tiêu chí của tổ chức kiểm định đã kiểm định chương trình gốc. 

File đính kèm:

  • pdfde_an_dao_tao_theo_chuong_trinh_tien_tien_tai_mot_so_truong.pdf