Chuyên đề Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại

I. TÍNH QUY LUẬT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG

TRIẾT HỌC

1. Triết học – tinh hoa tinh thần của thời đại

Lịch sử tư tưởng triết học là sự phản ánh lịch sử hiện thực thông qua các

phạm trù, khái niệm đặc trưng của mình. Sự phản ánh đó thể hiện ở nhiều bình

diện khác nhau.3

Trước khi triết học ra đời, hình thức triết lý xưa nhất của nhân loại là

huyền thoại, mà thần thoại là hạt nhân thế giới quan của nó. Thần thoại ngự trị

trong ý thức đại chúng cùng với thuyết nhân hình xã hội nguyên thuỷ, vật linh

thuyết, vật hoạt luận. Người nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của xúc

cảm và trí tưởng tượng, những quan niệm của họ còn rời rạc, mơ hồ, phi lôgíc.

Các yếu tố tư tưởng và tình cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất,

khách quan và chủ quan, hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên ở thần

thoại còn chưa bị phân đôi. Đỉnh cao phát triển của thần thoại cũng đồng thời

báo hiệu sự cáo chung tất yếu của nó. Triết học – hình thức tư duy lý luận đầu

tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại – ra đời, thay thế cho tư duy huyền thoại và

tôn giáo nguyên thuỷ. Thuật ngữ “triết học” do người Hy Lạp nêu ra1

(philosophia) theo nghĩa hẹp là “yêu mến sự thông thái”, còn theo nghĩa rộng, là

khát vọng vươn đến tri thức; nói khác đi, là “quá trình tìm kiếm chân lý”; nhà

triết học là người yêu mến sự thông thái, khác với nhà bác học (sophos), người

nắm vững chân lý. Tuy nhiên với thời gian triết học được hiểu theo nghĩa rộng:

đó là thứ tri thức phổ quát, tìm hiểu các vấn đề chung nhất của tồn tại và tư duy.

Ở buổi đầu lịch sử tri thức triết học là tri thức bao trùm, là “khoa học của các

khoa học”. Nói như thế không có nghĩa là tư tưởng đạo đức, chính trị, thẩm mỹ,

nghệ thuật chưa xuất hiện. Vấn đề là ở chỗ các tư tưởng đó đã được xem là một

phần của triết học. Trong thời Trung cổ thần học Kytô giáo chiếm vị trí thống trị

trong sinh hoạt tư tưởng. Nhà nước phong kiến và nhà thơ Thiên chúa giáo chỉ

lấy “những cái phù hợp” trong triết học Arixtốt (Aristoteles, Aristotle), trường

phái Platôn (Platon, Plato) để làm chỗ dựa tư tưởng của mình. Triết học trở

thành nô lệ của thần học, của cái gọi là tư duy chuẩn mực, nhà thờ trở thành

“nền chuyên chính tinh thần”, lịch sử các vị thánh quan trọng hơn lịch sử các

danh nhân. Thế kỷ XV – XVI được xem là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ phong

kiến sang xã hội tư sản. Tư tưởng nhân văn trở thành trào lưu chủ đạo và xuyên

suốt, thể hiện ở hầu khắp các lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn, với

thông điệp con người là trung tâm. Từ thế kỷ XVII – XVIII trở đi tư tưởng triết

học, khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, chính trị mang tính thế tục và duy lý thay thế

dần thần học vạn năng. Khi trung tâm tri thức chuyển từ Anh và Pháp sang Đức

từ nửa sau thế kỷ XVIII truyền thống “cổ điển” phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp

– La Mã, đạt đến đỉnh cao hoàn thiện nhất, mà điển hình là hệ thống Hêghen

(Hegel).

pdf 392 trang chauphong 19/08/2022 36680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại

Chuyên đề Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại
1 
 CHUYÊN ĐỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 
TRIẾT HỌC 
TRIẾT HỌC HY LẠP , LA MÃ CỔ ĐẠI 
2 
Chuyên đề 1 
KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC HY LẠP , LA MÃ CỔ ĐẠI 
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Học viên cần ôn lại kiến thức cơ bản về triết học Hy Lạp, La Mã trước khi 
đào sâu nội dung chính của chuyên đề SĐH: 
* Về tính quy luật trong sự phát triển của triết học phương Tây (tính chế 
định lịch sử - xã hội, tính tất yếu nội tại của sự xuất hiện và diệt vong của các 
học thuyết triết học, tính kế thừa, con đường vận động từ trừu tượng đến cụ thể, 
tính thời đại của triết học) 
* Khái quát sự ra đời, phân kỳ, các chủ đề của triết học Hy lạp, La Mã (sơ 
khai, hay thời khai nguyên; cực thịnh, hay thời “cổ điển”, khủng hoảng và suy 
tàn, hay thời kỳ Hy – La) 
* Khái quát các đặc trưng cơ bản của triết học Hy Lạp, La Mã (tính sơ 
khai, tính bao trùm về lý luận, tính đa dạng, muôn vẻ, tính biện chứng tự phát, 
bẩm sinh, tính nhân văn) 
Tài liệu: Đinh Ngọc Thạch: Triết học Hy Lạp cổ đại; Nxb. Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội, 1999, và một số công trình, bài viết về triết học phương Tây cổ đại 
của các nhà nghiên cứu như GS, TS. Nguyễn Hữu Vui (Lịch sử triết học, Nxb. 
CTQG, HN, 1998, đã tái bản năm 2008) PGS. Hà Thúc Minh, PGS, TS. Nguyễn 
Tiến Dũng, TS. Hà Thiên Sơn, các tác phẩm “Triết học nhân sinh” (Sách dịch, 
Nxb. Lao động, HN, 2004), “Plato chuyên khảo” (Sách biên dịch, Nxb. Văn hóa 
– Thông tin, HN, 2008) v.v.. 
I. TÍNH QUY LUẬT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG 
TRIẾT HỌC 
1. Triết học – tinh hoa tinh thần của thời đại 
Lịch sử tư tưởng triết học là sự phản ánh lịch sử hiện thực thông qua các 
phạm trù, khái niệm đặc trưng của mình. Sự phản ánh đó thể hiện ở nhiều bình 
diện khác nhau. 
3 
Trước khi triết học ra đời, hình thức triết lý xưa nhất của nhân loại là 
huyền thoại, mà thần thoại là hạt nhân thế giới quan của nó. Thần thoại ngự trị 
trong ý thức đại chúng cùng với thuyết nhân hình xã hội nguyên thuỷ, vật linh 
thuyết, vật hoạt luận. Người nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của xúc 
cảm và trí tưởng tượng, những quan niệm của họ còn rời rạc, mơ hồ, phi lôgíc. 
Các yếu tố tư tưởng và tình cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, 
khách quan và chủ quan, hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên ở thần 
thoại còn chưa bị phân đôi. Đỉnh cao phát triển của thần thoại cũng đồng thời 
báo hiệu sự cáo chung tất yếu của nó. Triết học – hình thức tư duy lý luận đầu 
tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại – ra đời, thay thế cho tư duy huyền thoại và 
tôn giáo nguyên thuỷ. Thuật ngữ “triết học” do người Hy Lạp nêu ra1 
(philosophia) theo nghĩa hẹp là “yêu mến sự thông thái”, còn theo nghĩa rộng, là 
khát vọng vươn đến tri thức; nói khác đi, là “quá trình tìm kiếm chân lý”; nhà 
triết học là người yêu mến sự thông thái, khác với nhà bác học (sophos), người 
nắm vững chân lý. Tuy nhiên với thời gian triết học được hiểu theo nghĩa rộng: 
đó là thứ tri thức phổ quát, tìm hiểu các vấn đề chung nhất của tồn tại và tư duy. 
Ở buổi đầu lịch sử tri thức triết học là tri thức bao trùm, là “khoa học của các 
khoa học”. Nói như thế không có nghĩa là tư tưởng đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, 
nghệ thuật chưa xuất hiện. Vấn đề là ở chỗ các tư tưởng đó đã được xem là một 
phần của triết học. Trong thời Trung cổ thần học Kytô giáo chiếm vị trí thống trị 
trong sinh hoạt tư tưởng. Nhà nước phong kiến và nhà thơ Thiên chúa giáo chỉ 
lấy “những cái phù hợp” trong triết học Arixtốt (Aristoteles, Aristotle), trường 
phái Platôn (Platon, Plato) để làm chỗ dựa tư tưởng của mình. Triết học trở 
thành nô lệ của thần học, của cái gọi là tư duy chuẩn mực, nhà thờ trở thành 
“nền chuyên chính tinh thần”, lịch sử các vị thánh quan trọng hơn lịch sử các 
danh nhân. Thế kỷ XV – XVI được xem là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ phong 
kiến sang xã hội tư sản. Tư tưởng nhân văn trở thành trào lưu chủ đạo và xuyên 
suốt, thể hiện ở hầu khắp các lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn, với 
thông điệp con người là trung tâm. Từ thế kỷ XVII – XVIII trở đi tư tưởng triết 
học, khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, chính trị mang tính thế tục và duy lý thay thế 
dần thần học vạn năng. Khi trung tâm tri thức chuyển từ Anh và Pháp sang Đức 
từ nửa sau thế kỷ XVIII truyền thống “cổ điển” phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp 
– La Mã, đạt đến đỉnh cao hoàn thiện nhất, mà điển hình là hệ thống Hêghen 
1 Một số nhà nghiên cứu cho rằng Pythagoras là người đầu tiên tự gọi là philosophos (φιλοσοφος), tức “kẻ yêu 
mến sự thông thái”, nhưng chính Heraklitus mới là người đầu tiên sử dụng từ này trong một đoạn tản văn của 
ông. 
4 
(Hegel). Trong những năm 20 – 40 của thế kỷ XIX đã diễn ra quá trình phi cổ 
điển hóa các lĩnh vực tri thức, thể hiện ở văn hóa, khoa học, triết học. Bước 
ngoặt lớn này gắn liền với những biến đổi kinh tế, chính rị, xã hội và chịu sự sự 
chi phối của những biến đổi ấy. Ngày nay xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa 
đưa các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tăng cường giao lưu, đối thoại, hướng 
đến lợi ích chung – hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Song bên 
cạnh đó xung đột về lợi ích vẫn chưa chấm dứt, mà ngày càng diễn biến phức 
tạp. Đấu tranh tư tưởng và đối thoại tư tưởng đan xen nhau, làm nên bức tranh tư 
tưởng đa dạng và phức tạp và đầy mâu thuẫn. Các chủ đề của tư tưởng triết học 
trở nên phong phú, với khá nhiều trào lưu, khuynh hướng lần lượt ra đời và bị 
thay thế, kể cả những trào lưu, khuynh hướng từng được xem là tuyên ngôn bán 
chính thức về lối sống của một xã hội. 
Tìm hiểu sự phát triển của tư tưởng triết học qua các thời đại, C.Mác nhận 
định: “ mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại 
mình”2, và rằng “các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất; họ là sản phẩm 
của thời đại mình, của dân tộc mình”3. 
Tính quy luật của sự ra đời, phát triển tư tưởng triết học thể hiện ở những 
điểm sau: 
1) Mỗi hệ thống, trào lưu tư tưởng triết học đều xuất hiện một cách tất 
yếu, và với tính tất yếu ấy nó chịu sự sàng lọc của lịch sử, bị thay thế bởi những 
tư tưởng phù hợp với điều kiện lịch sử mới.Quá trình phát sinh, phát triển của tư 
tưởng triết học chịu sự quy định của những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể. 
Chính thực tiễn xã hội với toàn bộ tính sinh động và phức tạp của nó chi phối 
nội dung và thực chất các khuynh hướng, trường phái triết học, vị trí, vai trò của 
triết học trong đời sống xã hội. Sự thay thế nhau của các học thuyết triết học 
không tách rời nhu cầu khách quan, hiện thực của con người; 
 2) Tư tưởng của quá khứ không biến mất hoàn toàn, mà thường để lại di 
sản của mình; một số nội dung của nó tiếp tục được tìm hiểu, nghiên cứu như 
những bài học kinh nghiệm của lịch sử, một số khác tiếp tục gia nhập vào cái 
toàn thể sống động tiến về phía trước; 
3) Sự vận động của tư tưởng triết học theo quá trình từ trừu tượng đến cụ 
thể. Theo đó triết học càng lùi về phía sau càng trừu tượng, càng gần với chúng 
2 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 157. 
3 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 156. 
5 
ta càng giàu nội dung, càng cụ thể. Mối quan hệ giữa triết học với các lĩnh vực 
tri thức cũng thay đổi theo thời gian. Vào thời cổ đại, khi trình độ nhận thức 
chung còn thấp, tri thức khoa học còn ở trong tình trạng tản mạn, sơ khai, thì 
triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận duy nhất, giải quyết các vấn đề 
lý luận chung về tự nhiên, xã hội, tư duy. Triết học được xem như “khoa học của 
các khoa học”, còn các triết gia được tôn vinh thành những bộ óc bách khoa, am 
tường mọi thứ. Tuy nhiên khi các khoa học chuyên biệt với hệ thống lý luận 
riêng có của mình lần lượt ra đời, thì mọi tham vọng về triết học toàn năng trở 
nên vô nghĩa. Ph.Ăngghen viết: “Chủ nghĩa duy vật hiện đại không còn là một 
triết học nữa, mà là một thế giới quan” và “Chủ nghĩa duy vật hiện về bản 
chất là biện chứng, và nó không cần đến bất cứ một triết học nào đứng trên các 
khoa học khác”4; 
4) Tư tưởng triết học là sản phẩm của thời đại, được sinh ra, nuôi dưỡng, 
thẩm định bởi thời đại; không có chân lý bất biến, tuyệt đích cho mọi thời đại, 
do đó không có thứ tư tưởng triết học xuyên qua nhiều thời đại, được thần thánh 
hóa như những tín điều bất di bất dịch. 
2. Tính tất yếu của sự thay đổi các chủ đề tư tưởng triết học 
Trong sự phát triển tư tưởng triết học, các chủ đề thường xuyên trải qua 
thay đổi, bổ sung, mở rộng nhằm lý giải một cách kịp thời các quá trình thực 
tiễn xã hội. Có những chủ đề tư tưởng hôm qua là chủ đạo, hôm nay chỉ còn 
đóng vai trò thứ yếu; ngược lại, cái mà hôm qua ở dạng phôi thai, thì hôm nay 
trở thành trung tâm, thành điểm nóng của sự tranh luận. Trong điều kiện chủ 
nghĩa phổ quát Kytô giáo thống trị vào thời trung cổ vấn đề con người hầu như 
không được quan tâm, bị hòa tan vào cái phổ quát bao trùm là sự tồn tại của 
Đấng tối cao. Cuộc tranh luận giữa duy danh luận và duy thực luận chỉ đơn giản 
xoay quanh tính xác thực của khái niệm “đơn nhất” và “phổ quát”. Song đến 
thời Phục hưng chủ đề tranh luận đã vượt qua khuôn khổ của hệ chuẩn tư duy 
trung cổ, mang đậm ý nghĩa của cuộc đấu tranh vì giá trị người, vì sự giải phóng 
con người cá nhân, thay thế từng bước thuyết thần là trung tâm (theocentrism) 
bằng thuyết con người là trung tâm (homocentrism, hay anthropocentrism), thay 
sự thống trị của Thượng đế (regnum Dei) bằng sự thống trị của con người 
(regnum hominis). Phục hưng là bước chuẩn bị cho thế kỷ XVII – XVIII, tức 
thời đại của khám phá và phát minh, của “tư duy thiết kế” sáng tạo (chứ không 
4 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập; t.20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 197 và 42. 
6 
phải tư duy minh họa, chủ giải cho những chân lý đã có sẵn) Tương tự, nếu trào 
lưu chủ đạo trong thời Phục hưng là tư tưởng nhân văn với sự tôn vinh hình ảnh 
con người vươn đến tự do, thì tư tưởng chính trong thế kỷ XVII – XVIII là triết 
học, chính trị, khoa học. Về triết học chủ nghĩa duy vật chiếm vị thế áp đảo 
trước chủ nghĩa duy tâm. Về chính trị tư tưởng chính trị thế tục, quan điểm “xã 
hội công dân” và nhà nước pháp quyền, có mầm mống từ thời Phục hưng, tiếp 
tục phát triển, làm giàu và sâu sắc thêm thông qua quan điểm của những nhà lý 
luận kiệt xuất, từ Lốccơ (Locke), Hốpxơ (Hobbes), đến Môngtéxkiơ 
(Montesquieu), Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousseau) Về khoa học thế kỷ ấy 
chứng kiến nhiều khám phá, phát minh khoa học được ứng dụng vào thực tiễn, 
lý trí trở thành lý trí có định hướng thực tiễn, với sự thống trị của cơ học. Các 
nguyên lý của nó tác động đến cả tư duy triết học và chính trị, đưa đến chủ nghĩa 
máy móc và phương pháp tư duy siêu hình. Các nhà tư tưởng Đức (nửa sau thế 
kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX) không chỉ đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa của 
truyền thống cổ điển trong tư tưởng, mà còn khắc phục những hạn chế trong 
nhận thức luận thế kỷ trước. Và chính họ, đặc biệt các nhà triết học cổ điển Đức, 
đi ...  là sự lý tưởng hóa dân chủ tư sản. “Thi đua tự do” của các nhóm xã 
hội, sự tham gia “bình đẳng” của họ vào các cơ quan quyền lực nhà nước – đó là 
trò bịp. Bản chất giai cấp của nhà nước tư bản hoàn toàn không thay đổi. Đó đã 
và đang là chuyên chính tư sản, còn CN đa nguyên là một trong những hình thức 
ngụy trang của nó. Tiếp theo Sh.rov nhấn mạnh tính ưu việt của tập trung dân 
chủ. Theo Sh.rov tập trung dân chủ dù trong điều kiện hệ thống một đảng hay 
nhiều đảng (lưu ý rằng vào thời kỳ này ở Việt Nam ngoài Đảng cộng sản còn có 
Đảng dân chủ và Đảng xã hội tập trung trong Mặt trận tổ quốc) trong các nước 
402 Mondo Operaio, Ott.1975, Nel O, p.42. 
388 
XHCN, đòi hỏi nhất thiết tính đến không chỉ các nhu cầu và quyền lợi chung, 
thống nhất mà cả các quyền lợi đa dạng khác nhau, các điều kiện lịch sử riêng 
biệt. Điều này đã hòa hợp một cách hữu cơ vào hệ thống chính trị của CNXH. 
Song khác với dân chủ tư sản, tiêu chuẩn thông qua các quyết sách, được nền 
dân chủ XHCN áp dụng, không đưa đến sự gia tăng mâu thuẫn của các lực 
lượng xã hội mà ngược lại đưa đến việc củng cố sự thống nhất xã hội mà điều 
này chỉ có thể khi không còn những đối kháng giai cấp và dân tộc, và khi có sự 
nhất trí các quyền lợi cơ bản của tất cả các tầng lớp dân cư (278). (NT: sặc mùi 
hô khẩu hiệu!) 
Câu hỏi 3: Tính đa dạng hay sự thống nhất? 
*Các nhà lý luận phương Tây, như chúng ta thấy, đã nâng khái niệm “CN 
đa nguyên” lên trình độ khuynh hướng thế giới quan phổ quát. CN đa nguyên 
thể hiện như khuynh hướng thế giới quan duy lý và dân chủ, đối lập với cái mà 
nó gọi là CN nhất nguyên mác xít phi duy lý và cực quyền. 
Lời khẳng định của nhà triết học Đức K.Bosl: “CN đa nguyên của những 
quan điểm thế giới quan và tôn giáo, CN đa nguyên trong kinh tế, chính trị, khoa 
học, nghệ thuật và văn hóa là hình thức tự nhiên của sự thể hiện tồn tại người 
và hoạt động của con người”. Lập tức nhà chính trị học người Pháp Giăngpôn 
Belluên viết cho Bosl: “Quy khái niệm CN đa nguyên chỉ về cái nhu cầu và tiêu 
chuẩn của hệ tư tưởng và chính trị có nghĩa là làm nghèo về căn bản khái niệm 
này. CN đa nguyên được hiểu rộng hơn nhiều: đó là sự đoạn tuyệt với một thứ 
triết học hay hệ tư tưởng chính thống (với nghệ thuật hay thẩm mỹ chính thống), 
đó cũng là đoạn tuyệt với sự hòa lẫn các chức năng của các tổ chức tự nguyện, 
liên kết với nhau trên cơ sở thỏa thuận tự do, T.e. các đảng chính trị và các chức 
năng của nhà nước và rộng hơn – các thiết chế và các tổ chức phục vụ toàn thể 
công dân”403. 
Phản bác quan điểm của CN đa nguyên chính trị, nhà mác xít lấy ví dụ về 
các phong trào tôn giáo đã chứng minh rằng trong lịch sử, chẳng hạn, Kytô giáo 
hay Hồi giáo, Phật giáo – mỗi tôn giáo đều có khá nhiều biến thái khác nhau, 
hình thành trong những khoảng thời gian nhất định, song chúng không hề xa rời 
về nguyên tắc những tư tưởng gốc, cơ bản. Chúng vẫn thống nhất xung quanh 
tín điều từ lúc mới thành lập. Luận cứ này nói lên điều gì? 
403 France Nouvlle, P., 3/5, 1977, p.39. 
389 
Rằng: Mọi sự thống nhất đều hàm chứa trong mình tính đa dạng, trong 
mọi tính đa dạng đều hàm chứa sự thống nhất. Nếu như chúng ta trở lại với 
những lời vừa dẫn của Bosl, đặt vào vị trí của từ “CN đa nguyên” bằng từ “sự 
thống nhất”, chắc hẳn nó sẽ không gây nên sự ngộ nhận ở người đọc, bởi lẽ ở 
trường hợp này lẫn trường hợp kia luận điểm đều tỏ ra đúng, nhưng đúng từng 
phần. Chân lý hoàn toàn thể hiện ở chỗ hình thức biểu hiện tự nhiên của tồn tại 
người và hoạt động người “là thống nhất và đa dạng” trong kinh tế, chính trị, 
nghệ thuật, văn hóa. 
Các nhà tư tưởng phương Tây đó không thể hoặc không muốn hiểu biện 
chứng khách quan này. 
Thử xem một lần nữa công thức gượng ép mà họ trưng ra như một thứ đồ 
thức logic tất yếu: tính đa dạng = triết học duy lý = CNTB = dân chủ = CN cá 
nhân = tự do. 
Sự thống nhất = CN Marx = CN Lenin = CNXH = CN cực quyền = CN 
tập thể = bình đẳng . 
Một sự xuyên tạc đối với những nguyên tắc của CN Marx. NT: lẽ cố 
nhiên không loại trừ thực tế là CNXH theo mô hình cũ (đã bị sụp đổ) cũng là sự 
xuyên tạc CN Marx phần nào, sự bê tông hóa những tư tưởng nền tảng đã hình 
thành từ thế kỷ XIX. 
SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ 
HỘI TẠI LIÊN XÔ (VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU) 
1. Mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô là gì? 
Cần nói thẳng rằng mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô chỉ được bàn đến 
sau khi nó bị khủng hoảng và đi tới sụp đổ (ngày cáo chung của Liên bang Xô 
Viết 25/12/1991 cũng là ngày chấm dứt một mô hình). Trước đó không ai, trừ 
các nhà Mác học phương Tây và những nước ngoài khối SEV (Soviet 
Economicheskix Vzaimopomos), dám nghĩ đến cái chết của chủ nghĩa xã hội 
hiện thực, mà theo các nhà lãnh đạo Liên Xô những năm 60 của thế kỷ XX, 
đang đứng trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa cộng sản, hay khiêm tốn hơn thì cho 
rằng đang xây dựng cơ sở vật chất cho CNCS. Từ “mô hình Liên Xô” được giải 
thích như một bài học đau đớn của lịch sử, cần được rút kinh nghiệm, nhất là đối 
với những nước lựa chọn con đường phát triển XHCN như Trung Quốc và Việt 
Nam hiện nay. Cuba và Bắc Triều Tiên, do những điều kiện đặc thù của mình, 
vẫn chưa thể vươn đến cách tiếp cận Chủ nghĩa xã hội + kinh tế thị trường. 
390 
Chủ nghĩa xã hội hiện thực là kết quả cuộc đấu tranh bền bỉ với những hy 
sinh to lớn của giai cấp công nhân và các tầng lớp quần chúng nhân dân. Nó 
được khẳng định tại Liên Xô và phát triển rộng khắp sau chiến tranh thế giới lần 
thứ hai, trở thành một thực thể chính trị trong thế giới hiện đại, làm cân bằng 
tương quan lực lượng, ngăn chặn sự bành trướng của các thế lực đế quốc, đống 
thời là niềm kiêu hãnh của toàn thể nhân loại tiến bộ. Sự phát triển của CNXH 
hiện thực cũng đặt ra khả năng vận động của lịch sử theo hướng tích cực và tiến 
bộ, vì mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh. Thế nhưng vì sao chủ nghĩa xã 
hội hiện thực tại nơi mà nó sinh ra bị sụp đổ một cách bất ngờ (vì ngay Nixon 
cũng chỉ dám “tiên đoán” cái chết của nó vào năm 1999!)? Để tìm hiểu điều này 
cần làm rõ quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và những mâu thuẫn bên trong 
hệ thống của chủ nghĩa xã hội hiện thực. 
Một khi người ta nói đến “mô hình Liên Xô”, thì người ta cũng có thể nói 
đến mô hình châu Phi, mô hình Trung Quốc, mô hình Ai cập, mô hình Nam Tư 
v.v.. 
Tranh luận xung quanh khái niệm này, có thể thấy rằng “mô hình Liên 
Xô” chỉ được phân tích như một bài học lịch sử, chứ hoàn toàn không phải để 
nuối tiếc, mong muốn khôi phục lại nó. Đây là nguyên tắc phương pháp luận cần 
nắm vững. Tài liệu : công trình NCKH của ĐNT. Ngoài ra có thể đọc thêm 
“Những bóng ma của Marx” (J.Derrida), trong đó chú ý đến nhận định của nhà 
tương lai học người Pháp, rằng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô 
xuất phát từ nguyên nhân bên trong, ở chỗ người ta đã “nhân danh Marx chống 
lại Marx, vô hiệu hóa một sức mạnh tiềm tàng”, và rằng đây là sự sụp đổ của 
một mô hình, chứ không phải một lý tưởng. Derrida tiên đóan chủ nghĩa Marx 
sẽ trở lại, nhưng không phải dưới dạng bị xuyên tạc, mà dưới dạng đã cải biến 
sau những bài học đau đớn. 
Cũng cần chống cả hai thái cực – chủ nghĩa bảo thủ nhân danh kiên định 
lập trường và chủ nghĩa phiêu lưu chính trị nhân danh đổi mới. Một đàng ngại 
đổi mới vì thiếu bản lĩnh và nhạy bén khoa học, không đủ khả năng nắm bắt cái 
mới; đằng khác chủ trương đứng núi này trông núi nọ, học tập cái mới một cách 
vô nguyên tắc, thấy bên ngoài làm gì mình cũng làm theo – một căn bệnh vong 
bản. 
Chúng ta cần mô hình nào? Chúng ta tự mình tạo ra một mô hình thể hiện 
được biện chứng cái phổ biến – cái đặc thù, phù hợp với điều kiện Việt Nam, 
chứ không cần đến bất kỳ mô hình sẵn có nào. Nhưng chắc chắn không phải là 
391 
mô hình bất biến, mà là mô hình mở, theo nguyên tắc thế giới quan sau đây: đồ 
thức luận của tư duy cần được thay đổi phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chứ 
không ngược lại. Trước đây đã có thời người ta xem đồ thức luận tư duy là một 
thứ chân lý sẵn có, cứ thế mà áp dụng trong thực tiễn, không cần biết đó là thực 
tiễn Việt Nam hay thực tiễn Liên Xô! Và mỉa mai thay; Liên Xô có Hội đồng bộ 
trường, ta “đổi mới” theo ngay, Liên Xô có nông trang rộng bát ngát, ta cũng 
làm vài hợp tác xã bậc cao theo kiểu lắp ghép cho ra dáng “sản xuất lớn 
XHCN”để mà nhìn ngắm! 
2. Quá trình, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ 
nghĩa xã hội Liên Xô (và Đông Âu) – từ một góc nhìn khác 
1. Đánh giá của các nhà lý luận Liên Xô 
2. Đánh giá của một số nhà lý luận phương Tây 
3.Những bài học gì cần rút ra cho Việt Nam 
- Bài học về “biện chứng của nhận thức lịch sử và hành động lịch sử”. 
Đừng rơi vào tình thế sám hối theo kiểu “mình tưởng là biện chứng, nhưng hóa 
ra siêu hình, mình tưởng là duy vật, mà thực sự là nhà duy tâm”. Các thế hệ lãnh 
đạo tại Liên Xô từng xem mô hình chủ nghĩa xã hội quan liêu bao cấp là duy 
nhất đúng, vì thề phê phán những tìm tòi của Trung Quốc, Anbani, Rumani, 
Nam Tư. Như thế là họ không tuân theo quan điểm phát triển. Họ nghĩ đến chủ 
nghĩa cộng sản trong khi những điều kiện cơ bản của chủ nghĩa xã hội còn chưa 
đạt được trọn vẹn. Như thế là duy tâm, duy ý chí. 
- Bài học về sự thống nhất lý luận và thực tiễn. Lý luận tỏ ra lạc hậu và 
không tưởng – đó là một trong những nguyên nhân sụp đổ mô hình Liên Xô. 
- Bài học về đổi mới. Thứ nhất là thời cơ đổi mới (Liên xô bỏ qua mấy 
lần?), thứ hai là phương thức đổi mới. 
- Bài học về cách đọc, hiểu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác. Sai 
lầm lớn nhất là biến chủ nghĩa Marx thành thành một thứ Thánh kinh, chỉ nhắm 
mắt niệm chú theo, mà không phát triển. Hồ Chí Minh nói gì về “cơ sở lịch sử” 
của chủ nghĩa Mác? Stalin có làm biến dạng chủ nghĩa Mác hay không? Thế nào 
là “chủ nghĩa Mác của Mác” và “chủ nghĩa Mác không có Mác”? Cái áo quá 
rộng khoác lên một cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nếu không nói là còn lắm 
khuyết tật. 
392 
- Bài học về bản lĩnh chính trị. Nhưng thế nào là bản lĩnh chính trị? Đừng 
hiểu nhầm bản lĩnh theo nghĩa cố chấp. Dũng cảm từ bỏ cái sai cũng được xem 
là có bản lĩnh chính trị. Nhưng mấy ai đủ dũng cảm thừa nhận mình sai? Thậm 
chí có cả chuyện người dũng cảm bị quy thành kẻ phản bội, còn kẻ cơ hội thì 
được tôn vinh thành người khôn ngoan. Đánh giá một vấn đề chính trị không 
nên chỉ dựa trên cảm tính và nhiệt tình cách mạng, hay thói quen ý thức, mà cần 
nhìn thẳng vào sự thật. 
Trở lại thuyết Hội tụ, một học thuyết đã có thời bị xem là âm mưu của chủ 
nghĩa đế quốc nhằm thôn tính hệ thống XHCN về mặt chính trị thông qua con 
bài kinh tế. Thực ra ẩn chứa bên trong là sự dự báo về khả năng chung sống hòa 
bình, hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế, từ đó tìm kiếm sự đối thoại và giao 
lưu, hợp tác văn hóa, căn cứ trên “những nét chung” về lịch sử, về giá trị người. 
Bài học như sau: cần xem xét sự vật một cách đa chiều, đa diện, để nhận thức 
đúng đắn bản chất đích thực của nó. 
(tài liệu cho phần này: đề tài NCKH của ĐNT) 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_triet_hoc_hy_lap_la_ma_co_dai.pdf