Chuyên đề Những vấn đề chung vê hệ thống chính trị

1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị

1.1. Khái niệm hệ thống chính trị

Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ

thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ

chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị -

xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các

quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp

với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của

giai cấp, nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền, do đó

nó mang bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong các

sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay, khái niệm “hệ thống chính trị”

thường được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ toàn bộ lĩnh vực

chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các tổ chức,

các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính

trị.

Theo nghĩa hẹp, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ hệ thống các cơ quan,

tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chính trị trong xã hội gồm nhân dân, các

tổ chức chính trị, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có mối liên hệ trực

tiếp hay gián tiếp với quyền lực chính trị. Trong đó, nhân dân là chủ thể của quyền lực

chính trị và là nền tảng của hệ thống chính trị.

Trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, hệ thống chính trị hình thành và phát

triển cùng với quá trình vận động của mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp gắn với cuộc đấu

tranh của nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ chống lại chế độ xã hội đó, làm thay đổi

các hệ thống chính trị theo hướng tiến bộ, hoặc thủ tiêu và thay thế nó bằng một hệ thống

chính trị dân chủ, tiến bộ hơn.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự

của quyền lực chính trị, tự mình định đoạt quyền chính trị của mình. Điều căn bản nhất của

hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh

đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản.

1.2. Bản chất của hệ thống chính trị ở nước ta

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt

Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực và tổ chức ra hệ thống

chính trị của mình. Như đã nêu trên, hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của

giai cấp, nhà nước, thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó nó mang

bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, hệ thống

chính trị ở nước ta có những bản chất sau:

Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, nghĩa là các tổ

chức trong hệ thống chính trị đều đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân.3

Bản chất giai cấp công nhân quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của

toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động.

Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện ở chỗ: tất cả quyền lực

thuộc về nhân dân với Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh

đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai

cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân

dân với thiểu số bóc lột.

Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản chất đó

dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những lợi

ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xét về mặt cơ cấu bao gồm: Đảng cộng sản,

Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động theo một cơ chế nhất định dưới sự lãnh

đạo của Đảng cộng sản, sự quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện quyền lực chính trị của

nhân dân, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu: “dân giàu nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh”.

pdf 220 trang chauphong 15320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Những vấn đề chung vê hệ thống chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Những vấn đề chung vê hệ thống chính trị

Chuyên đề Những vấn đề chung vê hệ thống chính trị
1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 
 2
3. Hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
Chuyên đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 
1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị 
1.1. Khái niệm hệ thống chính trị 
Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ 
thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ 
chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - 
xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các 
quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp 
với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của 
giai cấp, nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền, do đó 
nó mang bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong các 
sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay, khái niệm “hệ thống chính trị” 
thường được hiểu theo hai nghĩa: 
Theo nghĩa rộng, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ toàn bộ lĩnh vực 
chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các tổ chức, 
các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính 
trị. 
Theo nghĩa hẹp, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ hệ thống các cơ quan, 
tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chính trị trong xã hội gồm nhân dân, các 
tổ chức chính trị, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có mối liên hệ trực 
tiếp hay gián tiếp với quyền lực chính trị. Trong đó, nhân dân là chủ thể của quyền lực 
chính trị và là nền tảng của hệ thống chính trị. 
Trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, hệ thống chính trị hình thành và phát 
triển cùng với quá trình vận động của mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp gắn với cuộc đấu 
tranh của nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ chống lại chế độ xã hội đó, làm thay đổi 
các hệ thống chính trị theo hướng tiến bộ, hoặc thủ tiêu và thay thế nó bằng một hệ thống 
chính trị dân chủ, tiến bộ hơn. 
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự 
của quyền lực chính trị, tự mình định đoạt quyền chính trị của mình. Điều căn bản nhất của 
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh 
đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. 
1.2. Bản chất của hệ thống chính trị ở nước ta 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt 
Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực và tổ chức ra hệ thống 
chính trị của mình. Như đã nêu trên, hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của 
giai cấp, nhà nước, thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó nó mang 
bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, hệ thống 
chính trị ở nước ta có những bản chất sau: 
Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, nghĩa là các tổ 
chức trong hệ thống chính trị đều đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân. 
 3
Bản chất giai cấp công nhân quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của 
toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao 
động. 
Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện ở chỗ: tất cả quyền lực 
thuộc về nhân dân với Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh 
đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai 
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân 
dân với thiểu số bóc lột. 
Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản chất đó 
dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những lợi 
ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. 
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xét về mặt cơ cấu bao gồm: Đảng cộng sản, 
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động theo một cơ chế nhất định dưới sự lãnh 
đạo của Đảng cộng sản, sự quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện quyền lực chính trị của 
nhân dân, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu: “dân giàu nước mạnh, xã hội 
công bằng, dân chủ, văn minh”. 
1.3. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau: 
Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm 
và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được các tổ chức trong 
hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong Điều lệ của từng tổ chức. 
Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo 
các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất 
của mình - Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân 
tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và những thành tựu to lớn đạt được trong hoạt động 
thực tiễn cách mạng Việt Nam cho nên Đảng ta đã trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả 
năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng.Thực tế cách 
mạng Việt Nam cho thấy nhân dân ta tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo 
của Đảng. Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta. 
Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân 
chủ. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước 
ta đều quán triệt và thực hiện nghiêm túc trong tổ chức và hoạt động.. Việc quán triệt và 
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động là nhân tố cơ bản đảm 
bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy 
sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. 
Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính 
nhân dân, tính dân tộc rộng rãi. Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị xã 
hội chủ nghĩa ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính 
ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân 
lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, 
văn minh. 
 4
2. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 
Hệ thống chính trị Việt Nam được hình thành trong tiến trình cách mạng và ra đời từ Cách 
mạng tháng Tám năm 1945, sau khi lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, thiết lập 
Nhà nước Cộng hoà dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đó là hệ thống chính trị 
mang tính chất dân chủ nhân dân (xét về nhiệm vụ, kết cấu, hoạt động). Hệ thống chính trị 
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội và các 
thiết chế xã hội khác gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần 
chúng và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân, hoạt động 
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội 
công bằng, dân chủ, văn minh. 
Các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: 
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành 
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là bộ phận hợp 
thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng 
cộng sản đối với hệ thống chính trị là điều kiện cần thiết và tất yếu để đảm bảo cho hệ thống 
chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân, đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. 
Bài học kinh nghiệm của cải tổ, cải cách ở Liên xô (trước đây) và các nước XHCN ở Đông 
Âu cho thấy, khi Đảng cộng sản không giữ được vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị, sẽ dẫn 
đến hậu quả làm rối loạn hệ thống chính trị và xã hội, quyền lực chính trị sẽ không còn 
trong tay nhân dân và chế độ chính trị sẽ thay đổi. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính 
trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng 
thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: 
Một là, Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ 
trương phát triển kinh tế-xã hội để nhà nước thể chế háo thành pháp luật; đồng thời Đảng là 
người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng. 
Hai là, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn 
thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể 
chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ 
thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, 
đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng. 
Ba là, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp 
và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định 
đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ 
quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội. 
Phương pháp lãnh đạo của Đảng chủ yếu là phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu 
gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ... 
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, một mặt Đảng phải phát huy vai trò chủ động sáng 
tạo của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, khắc 
phục tệ quan liêu độc đoán, chuyên quyền, bao biện làm thay; Mặt khác, Đảng không được 
buông lỏng sự lãnh đạo, mất cảnh giác trước những luận điệu cơ hội mị dân đòi Đảng phải 
trả quyền lực cho Nhà nước và nhân dân. Thực chất của những đòi hỏi đó chỉ nhằm chia rẽ 
Đảng với nhân dân, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và làm thay đổi chế độ. Ở một vài 
nước xã hội chủ nghĩa, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, đã hình thành hệ thống chính 
 5
trị đa đảng. Đó là các đảng liên minh với Đảng Cộng sản, thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản chứ không phải là đảng đối lập. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thành lập đảng đối 
lập là nguy cơ trực tiếp để mất chính quyền vào tay các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã 
hội. Các thế lực thù địch, phẩn động hiện nay cũng đang lợi dụng chiêu bài đa đảng, đa 
nguyên chính trị, dân chủ nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa bằng “diễn biến hoà 
bì ... y bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. 
______________________________________________ 
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 
ba thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008. 
 CHỦ TỊCH QUỐC HỘI 
 (đã ký) 
Nguyễn Phú Trọng 
CÁC TÀI LIỆU CẦN NGHIÊN CỨU ĐỂ PHỤC VỤ MÔN THI 
HÀNH CHÍNH TRONG KỲ THI NÂNG NGẠCH TỪ 
CHUYÊN VIÊN - CHUYÊN VIÊN CHÍNH 
1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX): Nghị quyết về hội nhập kinh tế 
quốc tế. 
2. Bộ Chính trị BCHTW Đảng CSVN (khóa X): Chiến lược xây dựng, phát triển hệ thống 
pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020. 
4. Các tài liệu, giáo trình về quản lý hành chính nhà nước, văn bản quản lý nhà nước và kỹ 
thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước do Học viện hành chính biên soạn và xuất bản. 
5. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. 
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, Hà 
Nội. 
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VII của Đảng, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
 216
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 
VII của Đảng. 
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. 
15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX về tiếp tục sắp 
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 
16. Hiến pháp Việt Nam 1946. 
17. Hiến pháp Việt Nam 1959. 
18. Hiến pháp Việt Nam 1980. 
19. Hiến pháp Việt Nam 1992. 
20. Luật cán bộ, công chức 2008. 
21. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 
22. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 
năm 2003. 
23. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. 
24. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003. 
25. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi 
tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 
26. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác 
văn thư. 
27. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là 
công chức. 
28. Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về 
quản lý biên chế công chức. 28. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày tháng năm 2010 của 
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. 
29. Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày tháng năm 2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý 
công chức. 
30. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về 
đào tạo, bồi dưỡng công chức 
31. Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về 
thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức. 
32. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về 
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị 
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 
33. Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/08/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản 
biên chế. 
34. Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 
 217
35. Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó 
Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp. 
36. Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành 
Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 
37. Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010. 
38. Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành 
quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước. 
39. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội 
vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. 
40. Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII về thực hiện thí 
điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. 
41. Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 
về công tác tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. 
42. Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế 
hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội. 
43. Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa X về 
đảy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. 
44. Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 12/3/2009 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng khóa X về lãnh 
đạo thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. 
 218
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
(Phục vụ biên soạn các chuyên đề) 
1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX): Nghị quyết về hội nhập kinh tế 
quốc tế. 
2. Bộ Chính trị BCHTW Đảng CSVN (khóa IX): Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về 
một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp trong thời gian tới. 
3. Bộ Chính trị BCHTW Đảng CSVN (khóa X): Chiến lược xây dựng, phát triển hệ thống 
pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020. 
4. Các tài liệu, giáo trình về quản lý hành chính nhà nước, văn bản quản lý nhà nước và kỹ 
thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước do Học viện hành chính biên soạn và xuất bản. 
5. Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam, Lương Xuân Quỳ 
(Chủ biên). NXB Thống kê, H, 1994. 
6. Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở Việt Nam. PGS.TS Lê Minh Thông chủ biên, Nxb CTQG, H, 2007. 
7. Chính phủ: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. 
8. Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 12/3/2009 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng khóa X về lãnh 
đạo thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. 
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb 
CTQG, Hà Nội. 
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VII của Đảng, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ 
khóa VII của Đảng. 
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. 
16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX về tiếp tục sắp 
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 
17. Đề tài khoa học KX.10-02 “Các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở 
nước ta giai đoạn 2005-2020” thuộc Chương trình KX.10 “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ 
thống chính trị nước ta trong thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và 
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. 
18. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 
xuất bản năm 1994 (tái bản năm 2002). 
19. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 
2005. 
 219
20. Hiến pháp Việt Nam 1946. 
21. Hiến pháp Việt Nam 1959. 
22. Hiến pháp Việt Nam 1980. 
23. Hiến pháp Việt Nam 1992. 
24. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 
xuất bản năm 1994 (tái bản năm 2002). 
25. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 
26. Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động). GS.TS Nguyễn Văn 
Huyên. Nxb Lý luận chính trị, H, 2007. 
27. Kinh tế thị trường định hướng XHCN - Lý luận và thực tiễn. NXB CTQG, H, 2009. 
28. Luật cán bộ, công chức 2008. 
29. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 
30. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 
năm 2003. 
31. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. 
32. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003. 
33. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi 
tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 
34. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác 
văn thư. 
35. Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi. Nxb CTQG, H, 1997, tr. 
40. 
36. Nghịch lý của chiến lược đuổi kịp – Tư duy lại mô hình phát triển kinh tế dựa vào Nhà 
nước, LITAN, NXB Trẻ TPHCM, 2008 (Bản dịch). 
37. Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa X về 
đảy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. 
38. Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, 2009. Chủ biên: 
PGS.TS Lê Minh Quân. 
39. Nông Đức Mạnh: Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Đảng khóa X, Tạp 
chí Cộng sản điện tử ngày 16/7/2007. 
40. Nông Đức Mạnh: Cần có những đột phá về lý luận, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoạch 
định đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Cộng sản, số 774, tháng 
4, 2007, tr.9. 
41. Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003). 
42. Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020. 
Nxb CTQG, H, 2008 
43. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Lương 
Xuân Quỳ (chủ biên), NXB Lý luận chính trị, H, 2006 
44. Thang Văn Phúc: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều 
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản ngày 19/01/2007. 
45. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội 
vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. 
 220
46. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2001): Một số vấn đề về hoàn thiện 
tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb 
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001. 
47. UNDPI và MPI/DSI: Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên 
cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam, tập 1, Nxb 
CTQG, H, 2001. 
48. Bộ Nội vụ: Hướng dẫn ôn tập môn Hành chính (Tài liệu tham khảo phục vụ kỳ thi nâng 
ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính năm 2009), Hà Nội 2009. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_nhung_van_de_chung_ve_he_thong_chinh_tri.pdf