Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật bệnh trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng do khe hở eo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trượt đốt sống (TĐS) là hiện tượng dịch chuyển của đốt sống với những biến đổi bệnh lý phức tạp như: gãy eo, thoái hóa đĩa đệm khối khớp, tăng sinh tổ chức liên kết xung quanh gây hẹp ống sống và lỗ liên hợp dẫn đến tình trạng mất vững và chèn ép thần kinh. Trượt đốt sống thắt lưng do nhiều nguyên nhân trong đó do hở eo chiếm tỷ lệ 4 - 8% dân số và thường mất vững. Chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm loại bệnh lý này. Tại Việt Nam, đa số các trường hợp TĐS do hở eo khi nhập viện điều trị đều có triệu chứng chèn ép thần kinh, đau cột sống thắt lưng do mất vững sau một thời gian kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt nam chủ yếu là các công trình nghiên cứu chẩn đoán và điều trị cho bệnh lý TĐS nói chung.
Mặt khác, trong phẫu thuật điều trị TĐS do hở eo cần đạt được hai tiêu chí là nắn chỉnh tối ưu nhất về giải phẫu, cố định vững và giải ép thần kinh hiệu quả. Xét trên hai tiêu chí này, những nghiên cứu công bố gần đây trên thế giới đã chứng tỏ tính ưu việt trong nắn chỉnh, hàn xương tốt, cố định vững và giải ép thần kinh hiệu quả của phương pháp PLIF.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng do khe hở eo” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học trượt đốt sống đơn tầng do hở eo.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật trượt đốt sống đơn tầng do hở eo bằng phương pháp nắn chỉnh cố định cột sống nẹp vít, kết hợp lấy đĩa đệm giải ép, hàn xương liên thân đốt.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Luận án đề cập nghiên cứu về trượt đốt sống đơn tầng do hở eo, đây là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, luận án đã có những đóng góp mới cho chuyên ngành phẫu thuật cột sống như sau:
+ Khẳng định tính ưu việt và giá trị thực tiễn không thể thay thế của phẫu thuật PLIF trong bệnh lý trượt đốt sống do hở eo khi mà các phương pháp phẫu thuật cột sống mới được triển khai áp dụng trong chuyên ngành.
+ Góp phần cung cấp những hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật nắn chỉnh, giải ép, hàn xương trong phẫu thuật các trường hợp trượt đốt sống do hở eo nói chung và các trường hợp có độ trượt lớn nói riêng.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 109 trang, ngoài phần Đặt vấn đề (1 trang), Chương 1 - Tổng quan (33 trang), Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (23 trang), Chương 3 - Kết quả nghiên cứu (22 trang). Chương 4 - Bàn luận (26 trang), kết luận (1 trang). Luận án có 43 bảng, 43 hình, 12 biểu đồ, 1 sơ đồ. Luận án gồm 136 tài liệu tham khảo: Tiếng Việt: 8, tiếng Anh: 128.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật bệnh trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng do khe hở eo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN HỒNG VINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BỆNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG ĐƠN TẦNG DO KHE HỞ EO Chuyên ngành : Ngoại khoa Mã số : 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẠCH Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến Phản biện 2: PGS.TS. Trần Công Hoan Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thế Hào Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Học viện Quân y. Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2021. Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Quân y ĐẶT VẤN ĐỀ Trượt đốt sống (TĐS) là hiện tượng dịch chuyển của đốt sống với những biến đổi bệnh lý phức tạp như: gãy eo, thoái hóa đĩa đệm khối khớp, tăng sinh tổ chức liên kết xung quanh gây hẹp ống sống và lỗ liên hợp dẫn đến tình trạng mất vững và chèn ép thần kinh. Trượt đốt sống thắt lưng do nhiều nguyên nhân trong đó do hở eo chiếm tỷ lệ 4 - 8% dân số và thường mất vững. Chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm loại bệnh lý này. Tại Việt Nam, đa số các trường hợp TĐS do hở eo khi nhập viện điều trị đều có triệu chứng chèn ép thần kinh, đau cột sống thắt lưng do mất vững sau một thời gian kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt nam chủ yếu là các công trình nghiên cứu chẩn đoán và điều trị cho bệnh lý TĐS nói chung. Mặt khác, trong phẫu thuật điều trị TĐS do hở eo cần đạt được hai tiêu chí là nắn chỉnh tối ưu nhất về giải phẫu, cố định vững và giải ép thần kinh hiệu quả. Xét trên hai tiêu chí này, những nghiên cứu công bố gần đây trên thế giới đã chứng tỏ tính ưu việt trong nắn chỉnh, hàn xương tốt, cố định vững và giải ép thần kinh hiệu quả của phương pháp PLIF. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng do khe hở eo” với hai mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học trượt đốt sống đơn tầng do hở eo. Đánh giá kết quả phẫu thuật trượt đốt sống đơn tầng do hở eo bằng phương pháp nắn chỉnh cố định cột sống nẹp vít, kết hợp lấy đĩa đệm giải ép, hàn xương liên thân đốt. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Luận án đề cập nghiên cứu về trượt đốt sống đơn tầng do hở eo, đây là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, luận án đã có những đóng góp mới cho chuyên ngành phẫu thuật cột sống như sau: + Khẳng định tính ưu việt và giá trị thực tiễn không thể thay thế của phẫu thuật PLIF trong bệnh lý trượt đốt sống do hở eo khi mà các phương pháp phẫu thuật cột sống mới được triển khai áp dụng trong chuyên ngành. + Góp phần cung cấp những hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật nắn chỉnh, giải ép, hàn xương trong phẫu thuật các trường hợp trượt đốt sống do hở eo nói chung và các trường hợp có độ trượt lớn nói riêng. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án có 109 trang, ngoài phần Đặt vấn đề (1 trang), Chương 1 - Tổng quan (33 trang), Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (23 trang), Chương 3 - Kết quả nghiên cứu (22 trang). Chương 4 - Bàn luận (26 trang), kết luận (1 trang). Luận án có 43 bảng, 43 hình, 12 biểu đồ, 1 sơ đồ. Luận án gồm 136 tài liệu tham khảo: Tiếng Việt: 8, tiếng Anh: 128. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới TĐS thắt lưng được Herbinaux đề cập vào năm 1782. Sau đó được Kilian đưa ra khái niệm với thuật ngữ TĐS (spondylolisthesis). Năm 1950, MacNab là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại TĐS. Sau đó, Wiltse năm 1957 và Newman năm 1963 đã đưa ra phân loại TĐS gồm 5 loại. Tuy nhiên, các phân loại này có sự khác nhau và không thống nhất. Do vậy, các tác giả này đã thống nhất với nhau và đưa ra bảng phân loại mới được báo cáo vào năm 1976 tại hội nghị quốc tế về cột sống mang tên Wiltse - Newman - MacNab chia TĐS thành sáu loại khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan đáng kể giữa TĐS với chỉ số BMI, tuổi tác và tật cong cột sống ra trước. Theo nghiên cứu của Avanzi O., và các cộng sự tỷ lệ TĐS hay gặp nhất tại tầng L4L5 chiếm tới 47,6%; sau đó đến tầng L5S1 với tỷ lệ 23,8%; còn lại là kết hợp cả hai tầng L4L5 và L5S1. Về chẩn đoán, TĐS do nhiều nguyên nhân khác nhau nên có biểu hiện lâm sàng đa dạng, không có triệu chứng đặc hiệu vì vậy thường nhầm lẫn với thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống.... Do vậy, chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng và đã tạo ra những bước đột phá lớn trong việc chẩn đoán chính xác TĐS. Về điều trị, năm 1933 Burns lần đầu tiên mô tả điều trị phẫu thuật bằng kết hợp xương với kỹ thuật ghép xương liên thân đốt lối trước nhằm điều trị TĐS ở tầng L5-S1. Sau đó, một số tác giả như: Lane và More, Briggs và Milligan, Cloward, Watkins, Gill, Harrington và Tullos báo cáo điều trị TĐS bằng các phương pháp phẫu thuật khác nhau thu được những kết quả khả quan và tích cực làm cơ sở cho các phương pháp phẫu thuật sau này. Trong đó, nắn chỉnh tốt, cố định vững là nền tảng cho hàn xương vững và giải ép thần kinh từ đó cho phép đạt hiệu quả tối ưu trong phẫu thuật TĐS. Ghép xương có nhiều kỹ thuật được áp dụng như: ghép xương khe hở eo, ghép xương sau bên, kết hợp ghép xương sau bên và liên thân đốt, ghép xương liên thân đốt lối trước, lối sau. West và cộng sự báo cáo kết quả liền xương 90% trên bệnh nhân mổ ghép xương có sử dụng phương tiện cố định bên trong vì cột sống được làm vững ngay sau phẫu thuật do đó quá trình can xương diễn ra thuận lợi, tăng tỉ lệ liền xương. Nói chung tất cả các phương pháp kết hợp xương trực tiếp được cho là tương đối an toàn và hiệu quả. 1.1.2. Việt Nam Tại Việt nam bệnh lý về cột sống nói chung và TĐS nói riêng được đề cập và nhắc đến từ những thập niên 50 thế kỷ trước. Tuy nhiên, phải đến nửa cuối thế kỷ 20 các phương pháp phẫu thuật điều trị TĐS mới thực sự phát triển nhờ có kỹ thuật cùng các loại phương tiện cố định cột sống qua cuống cung được áp dụng mở ra hướng nghiên cứu điều trị cho loại bệnh lý này. Từ đó, các công trình nghiên cứu về điều trị phẫu thuật TĐS bắt đầu được đề cập và triển khai. Hiện nay, TĐS đã được tiến hành thường quy tại các trung tâm lớn về thần kinh - cột sống trên cả nước. 1.2. Giải phẫu ứng dụng vùng cột sống thắt lưng 1.2.1. Giải phẫu đốt sống thắt lưng Mỗi đốt sống gồm các thành phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống, các mỏm đốt sống và lỗ đốt sống. Cuống sống bám vào 2/3 sau trên ở L1 - L5 với góc chếch tăng dần từ L1 - L5 (5° - 15°). Đường kính ngang cuống sống nhỏ hơn, quan trọng hơn đường kính dọc và tăng dần từ L1 đến L5. Đây là đặc điểm giải phẫu quan trọng trong xác định điểm và đường vào của phương pháp cố định vít chân cung tạo sự vững chắc cho cả 3 cột. Cuống sống khỏe và vững chắc hơn thân đốt và là phần vững chắc nhất của đốt sống chịu được lực xoay, duỗi và nghiêng sang bên của cột sống. Vì vậy, hầu hết các phương tiện cố định cột sống trên thế giới đều sử dụng bắt vít qua cuống. Eo là phần giao nhau của mỏm ngang, mảnh và hai mỏm khớp trên và dưới của một thân đốt sống, có thể hình thành khe hở eo gây ra sự mất sự liên tục của cung sau, là nguyên nhân chủ yếu gây nên TĐS. Có hai hình thái tổn thương eo: khe hở eo và tổn thương eo. Phần lớn bệnh nhân chỉ có khe hở eo ở một mức cột sống nhưng cũng có thể gặp ở nhiều mức cột sống. 1.2.2. Giải phẫu thần kinh sống vùng thắt lưng cùng và liên quan Rễ thần kinh đi từ trong ống sống phía dưới cuống sống đốt tương ứng ra ngoài qua lỗ tiếp hợp và ở gần phía trên cuống sống đốt ngay dưới. Trong đó, mối tương quan về vị trí giữa rễ thần kinh đi qua lỗ liên hợp và đĩa đệm được chia thành 4 thể khác nhau: thể vai, thể trước, thể nách, thể không liên quan. Tam giác Kambin - “tam giác an toàn” được giới hạn bởi: cạnh ngoài ở phía trước là rễ thoát ra, cạnh dưới là bờ trên của đốt sống dưới, phía sau bởi mỏm khớp trên của đốt sống dưới và cạnh trong là rễ đi qua. Đây là một vùng an toàn để can thiệp vào đĩa đệm khi sử dụng các dụng cụ phẫu thuật trong cột sống. Việc hiểu biết về vùng an toàn là cần thiết để khi chúng ta can thiệp vào vùng này khi giải ép rễ, ghép xương sẽ hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra như tổn thương rễ, rách màng cứng. 1.3. Sinh bệnh học và phân loại TĐS thắt lưng 1.3.1. Sinh bệnh học Hở eo là tổn thương làm mất sự liên tục của cung sau. Nguyên nhân hình thành khe hở eo có thể là do chấn thương hoặc do di truyền. + Thuyết chấn thương cho rằng khe hở eo là do những động tác gấp và duỗi cột sống liên tục gây gẫy eo, được gọi là gẫy mệt. + Chấn thương cột sống có thể gây gãy cuống, vỡ các mấu khớp, gãy eo gây tổn thương cột trụ sau dẫn tới mất vững cột sống gây TĐS. + Thuyết di truyền: Những nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ hở eo ổn định trong một dòng họ, một dân tộc. 1.3.2. Phân loại trượt đốt sống Dựa trên phân loại của Newman, Macnab, năm 1976 Wiltse tổng hợp và đưa ra bảng phân loại bệnh TĐS thành sáu loại khác nhau: TĐS bẩm sinh, TĐS do khe hở eo, TĐS do thoái hoá, TĐS do chấn thương, TĐS do bệnh lý, TĐS sau phẫu thuật cột sống. Trong đó, TĐS do hở eo gồm: + Nhóm phụ 2 A: Loại khuyết eo được nhận định là do gẫy mệt. + Nhóm phụ 2 B: Loại trượt này phần eo cung sau dài hơn bình thường. Sự kéo dài này được giải thích là do hiện tượng gẫy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo. + Nhóm phụ 2 C: Chấn thương làm gãy eo gây trượt. 1.4. Lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trong trượt đốt sống 1.4.1. Lâm sàng trượt đốt sống thắt lưng Các dấu hiệu lâm sàng có giá trị trong đánh giá tình trạng mất vững của cột sống, đa số các bệnh nhân TĐS có triệu chứng lâm sàng với biểu hiện bởi hai hội chứng: + Hội chứng cột sống: với đặc điểm đặc trưng đau liên quan đến vận động và dấu hiệu bậc thang dương tính. + Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: với biểu hiện theo vùng của rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. 1.4.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 1.4.2.1. Chụp X - quang thường quy Là phương pháp chẩn đoán đơn giản và hiệu quả trong phát hiện TĐS. Thường áp dụng chụp X - quang thẳng, nghiêng, chếch 3/4 hai bên và động giúp đánh giá tình trạng mất vững của cột sống, mức độ trượt của đốt sống và phát hiện các biến dạng khác của cột sống. Trong đó: Tư thế nghiêng Phim chụp ở tư thế nghiêng là phương pháp hiệu quả để đánh giá mức độ TĐS. Meyerding dựa trên phim X - quang nghiêng chia TĐS thành bốn độ: + Độ I: đốt sống trên trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều trước sau của thân đốt sống dưới. + Độ II: đốt sống trên trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều trước sau của thân đốt sống dưới. + Độ III: đốt sống trên trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều trước sau của thân đốt sống dưới. + Độ IV: đốt sống trên trượt di lệch lớn hơn 3/4 chiều trước sau của thân đốt sống dưới. Trên phim chụp X - quang nghiêng cột sống có nhiều góc được xác định để mô tả chi tiết những tổn thương giải phẫu đoạn cột sống thắt lưng cùng của bệnh nhân có ảnh hưởng đến tiến trình TĐS. Trong đó, những chỉ số quan trọng nhất là: % đoạn trượt ra trước theo Taillard, góc trượt theo Boxall, % ... g trong nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ hiện tượng đau cột sống thắt lưng do mất vững đã được khắc phục tương đối hoàn chỉnh. Mặt khác, tại thời điểm khi ra viện số lượng đau cách hồi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (1,96%) chứng tỏ kết quả giải ép ống sống hiệu quả khắc phục được gần như hoàn toàn tình trạng hẹp ống sống do TĐS gây nên. Kết quả này được khẳng định khi tại thời điểm lần khám cuối cùng không còn trường hợp nào có dấu hiệu đau cách hồi và đau lan rễ hai bên. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự giảm rõ rệt so với trước phẫu thuật mặc dù đã giảm nhiều so với tại thời điểm ra viện khi vẫn còn 35,29% trường hợp đau lan rễ một bên. Nguyên nhân theo chúng tôi xuất phát từ thực tế khi phẫu thuật các trường hợp trong nghiên cứu đánh giá thấy: tình trạng hẹp lỗ liên hợp do phì đại khối khớp và đặc biệt là hiện tượng tăng sinh tổ chức xơ tại khe hở eo cùng lỗ liên hợp phản ứng lại sự trượt đốt sống là phổ biến. Do đó, gây khó khăn cho quá trình giải ép lỗ liên hợp nhằm giải phóng chèn ép rễ thần kinh dẫn tới chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Do vậy, sự cải thiện dấu hiệu kích thích rễ thần kinh sau mổ tại thời điểm khi ra viện (dấu hiệu Lasegue) trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thực sự rõ rệt (chiếm 10%). Đây chính là sự phản ánh khách quan hiệu quả quá trình giải phóng chèn ép rễ thần kinh trong phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã thay đổi rõ rệt tại thời điểm lần khám cuối cùng sau mổ (≥ 12 tháng) khi chỉ còn có 15,69% trường hợp có dấu hiệu kích thích rễ với nghiệm pháp lasegue dương tính ở mức > 70⁰. Kết quả này chứng tỏ sự kích thích rễ ban đầu sau mổ là hệ quả của sự phù nề rễ thần kinh sau giải ép bởi các quá trình loại bỏ tổ chức xơ, xương phì đại, gỡ dính tại lỗ liên hợp và quá trình nắn chỉnh trượt gây nên. Đồng thời, cũng chứng tỏ tính hiệu quả cao trong giải ép mở rộng lỗ liên hợp khi theo dõi đánh giá trong một thời gian dài đủ lớn, góp phần khẳng định tính hiệu quả của loại phẫu thuật PLIF đối với TĐS do hở eo. Đặc biệt, là sự phục hồi hoàn toàn về vận động của 9,8% trường hợp có liệt trước mổ khi kết quả cuối cùng sau mổ thu được không còn trường hợp nào có thiếu sót vận động. 4.6.3. Đánh giá chức năng vận động cột sống theo thang điểm Owestry Mức độ hạn chế chức năng vận động cột sống thắt lưng sau mổ tại các thời điểm trong nghiên cứu được đánh giá là đã tiến triển rõ rệt so với trước mổ khi xét theo thang điểm Owestry (ODI). Trong đó, tại thời điểm khi ra viện hầu hết các trường hợp có chỉ số ODI ở mức độ II chiếm tỷ lệ 72% và mức độ III chiếm tỷ lệ 22%; đặc biệt, đã xuất hiện 06% trường hợp có chỉ số ODI ở mức độ I và không còn trường hợp nào ở mức độ IV, độ V. Tuy nhiên, khi xét tại thời điểm lần khám cuối cùng (sau mổ ≥ 12 tháng) 100% các trường hợp trong nghiên cứu đều đạt chức năng vận động cột sống ở mức I và mức II, không còn trường hợp nào từ độ III trở lên. Trong đó, độ I chiếm đa số với tỷ lệ 68,63%; độ II chiếm tỷ lệ 31,37%. 4.6.2.2. Kết quả nắn chỉnh, vị trí vít và miếng ghép nhân tạo Khi đánh giá kết quả phẫu thuật dựa trên các tiêu chí: độ trượt, vị trí vít và miếng ghép nhân tạo, độ can xương tại các thời điểm sau mổ khi ra viện và tại lần khám cuối cùng (sau mổ ≥ 12 tháng) trên X - quang quy ước thẳng nghiêng chúng tôi thu được kết quả khả quan. Cụ thể: Đánh giá vị trí vít. Trong tổng số 204 vít bắt vào thân đốt sống qua chân cung dưới hướng dẫn của C - arm trong nghiên cứu được đánh giá theo tiêu chuẩn của Lonstein chúng tôi thu được kết quả số vít bắt đúng tiêu chuẩn chiếm 94,12%; số vít bắt không đạt tiêu chuẩn gồm 04 vít bắt vào bờ trên cuống và sát bờ trên thân đốt (chiếm 1,96%), 02 vít bắt xuống bờ dưới cuống (chiếm 0,98%), 03 vít vượt quá bờ trước thân đốt trên phim nghiêng (chiếm 1,47%). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy các trường hợp có vít bắt chưa đạt tiêu chuẩn theo Lonstein qua theo dõi không gây ảnh hưởng đến kết quả nắn chỉnh và cố định trên thực tế. Điều này được chứng minh bởi kết quả đánh giá tại thời điểm lần khám cuối cùng tỷ lệ vít bắt đúng tiêu chuẩn không thay đổi và vẫn duy trì tốt kết quả nắn chỉnh cố định so với thời điểm khi ra viện. Đánh giá độ trượt. Sau phẫu thuật tại thời điểm khi ra viện kết quả nắn chỉnh so với trước khi phẫu thuật đã đạt được hiệu quả. Trong đó: có 49% trường hợp trong nghiên cứu hết trượt đốt sống; 47,1% trường hợp còn trượt độ I và 3,9% trường hợp trượt độ II. Không còn trường hợp nào TĐS từ độ III trở lên. Kết quả này được duy trì ổn định trong suốt quá trình theo dõi và tại lần khám cuối cùng (sau mổ ≥ 12 tháng) tỷ lệ giữa các độ trượt so với khi ra viện không thay đổi và không có trường hợp nào tăng độ trượt. Như vậy, kết quả này chứng tỏ việc cố định, nắn chỉnh các biến dạng cột sống phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm của phẫu thuật viên và mức độ trượt đốt sống của người bệnh. Nắn chỉnh tốt về hoàn toàn không còn trượt sẽ làm tăng diện ghép xương giúp cho quá trình can xương tiến triển thuận lợi qua đó mang lại kết quả tốt. Vị trí miếng ghép nhân tạo. Vị trí miếng ghép cũng không có sự thay đổi giữa thời điểm ngay sau mổ và ở lần khám cuối cùng (≥ 12 tháng sau mổ). Cụ thể, tại hai thời điểm trên độ chính xác của miếng ghép nhân tạo đều có tỷ lệ ở vị trí tốt cao chiếm tới 94,12% và chỉ có 5,88% trường hợp có miếng ghép ở vị trí trung bình, không có trường hợp nào miếng ghép ở vị trí xấu. Đặc biệt không có trường hợp nào có miếng ghép nhân tạo bị lỏng và dịch chuyển ra sau chèn vào ống sống, lỗ tiếp hợp hoặc dịch chuyển vào thân đốt sống. Sự khác biệt về kết quả này có thể giải thích do sự cải thiện tốt hơn về phương pháp phẫu thuật mang lại. Sở dĩ như vậy là vì những nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng đã chứng minh tính ưu việt của phương pháp PLIF trong nắn chỉnh, cố định, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hàn xương liên thân đốt và quá trình can xương hình thành vững chắc. Mật độ liền xương thời điểm xa sau mổ Xuất phát từ kết quả nắn chỉnh đạt được tối đa theo yêu cầu về khôi phục lại cấu trúc giải phẫu đoạn cột sống trượt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hàn xương. Do vậy, đa số các trường hợp trong nghiên cứu đều có kết quả liền xương tốt sau mổ chiếm tỷ lệ 70,6%; một số ít các trường hợp liền xương ở mức khá với tỷ lệ 29,4% và hoàn toàn không có trường hợp nào liền xương ở mức trung bình hoặc không liền xương theo tiêu chuẩn của Bridwell. 4.6.4. Kết quả chung sau mổ Về đánh giá kết quả chung sau mổ, đa số bệnh nhân đạt kết quả tốt sau mổ, một số bệnh nhân đạt được kết quả khá, không có bệnh nhân đạt kết quả trung bình hoặc xấu. 4.6.4.1. Cải thiện triệu chứng cơ năng sau mổ 12 tháng Có sự cải thiện rõ ràng về triệu chứng đau của bệnh nhân thời điểm trước mổ và sau mổ 12 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đau cột sống thắt lưng trước mổ và tại thời điểm xa sau mổ. Bằng chứng sự khác biệt triệu chứng cơ năng cho thấy các bệnh nhân sau phẫu thuật TĐS gần như có biểu hiện lâm sàng giảm rất đáng kể, thể hiện sự thành công của phẫu thuật. 4.6.4.2. Cải thiện triệu chứng thực thể sau mổ 12 tháng Nghiệm pháp kích thích rễ hay dấu hiệu Laségue dương tính giảm từ 98,04% trước mổ xuống còn 15,69% tại thời điểm xa sau mổ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những bằng chứng cải thiện trên cho thấy: sau mổ TĐS các triệu chứng thực thể trên bệnh nhân có sự phục hồi đáng kể. Một số trường hợp chèn ép rễ thần kinh kéo dài hoặc có tổn thương thần kinh trước mổ hay tai biến trong mổ thì cần phải có thời gian phục hồi chức năng kết hợp chặt chẽ với điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng bệnh. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu trên 51 trường hợp trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng do khe hở eo được phẫu thuật giải ép, nắn chỉnh, hàn xương liên thân đốt, cố định cột sống bằng vít qua cuống tại Khoa Phẫu thuật Cột sống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh Đặc điểm lâm sàng Biểu hiện lâm sàng chính là hội chứng thắt lưng hông với triệu chứng đau cột sống thắt lưng chiếm 98,04% với mức độ đau theo thang điểm VAS trung bình là 6,1 ± 0,9; trong đó gây hạn chế vận động vùng thắt lưng chiếm và co cứng cơ cạnh sống lần lượt chiếm 58,82% và 74,51%; dấu hiệu bậc thang rất có ý nghĩa trong chẩn đoán song chỉ gặp 50,98%. Đau lan rễ chiếm 92,15% với mức độ theo VAS là 5,6 ± 1,3 điểm và nghiệm pháp lasègue dương tính với 98,04%; tuy nhiên chủ yếu chỉ ở mức độ rối loạn cảm giác với tỷ lệ 98,04% và thiếu sót vận động chỉ chiếm 9,8%. Chẩn đoán hình ảnh Chẩn đoán xác định dựa vào X - quang quy ước với 54,9% trường hợp trượt đốt sống độ II; 31,37% trượt độ I và 13,73% trượt độ III. X - quang động có giá trị trong xác định sự tăng độ mất vững đốt cột sống trượt với sự xuất hiện của trượt độ IV với tỷ lệ 9,8% và trượt độ III tăng lên chiếm tỷ lệ 29,41%. Trong đó, trượt độ I giảm còn 15,69% và độ II chiếm 45,10%. Chụp cộng hưởng từ rất có giá trị trong chẩn đoán tổn thương gây thoái hóa và chèn ép với thoái hóa đĩa đệm đốt sống trượt và liền kề lần lượt chiếm 94,12% và 76,47%; phì đại khối khớp chiếm 64,71%; hẹp lỗ liên hợp chiếm 74,51% trong các trường hợp nghiên cứu. Tuy nhiên, cộng hưởng từ chỉ phát hiện được 78,43% trong tổng số 51 trường hợp TĐS do hở eo trong nghiên cứu. 2. Kết quả phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật cắt cung sau lấy đĩa đệm giải ép, nắn chỉnh, hàn xương, cố định cột sống bằng nẹp vít qua cuống (PLIF) đối với TĐS thắt lưng đơn tầng do khe hở eo đã mang lại kết quả khả quan với thời gian phẫu thuật trung bình 105,5 ± 20,9 phút. Kết quả nắn chỉnh, cố định đạt hiệu quả cao và duy trì ổn định trong suốt thời gian theo dõi, không có trường hợp nào tăng độ trượt giữa hai thời điểm lần khám cuối cùng và khi ra viện với 49,02% hết trượt; 47,06% trượt độ I và 3,92% trượt độ II; miếng ghép nhân tạo đạt vị trí tốt chiếm 94,12%. Liền xương sau phẫu thuật tại lần khám cuối cùng đạt kết quả cao với tỷ lệ can xương mức độ tốt và khá chiếm 100%, không có trường hợp nào chậm liền xương hoặc khớp giả. Vì vậy, lâm sàng được cải thiện rõ rệt ngay sau mổ và ngày càng tiến triển tốt trong suốt thời gian theo dõi và được thể hiện qua các thang điểm ODI, triệu chứng đau cột sống thắt lưng và Lasègue dương tính sau mổ giảm so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả chung sau mổ tại lần khám cuối cùng rất khả quan với 36 trường hợp có kết quả tốt chiếm 70,6%; 15 trường hợp có kết quả khá chiếm 29,4% và không có trường hợp nào có kết quả từ trung bình trở xuống. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trần Hồng Vinh, Nguyễn Văn Thạch, Vũ Văn Hòe (2019), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống đơn tầng do khuyết eo, Tạp chí y học Việt Nam, 484(2): 142-145. Trần Hồng Vinh, Nguyễn Văn Thạch, Vũ Văn Hòe (2019), Kết quả phẫu thuật bệnh trượt đốt sống lưng đơn tầng có hở eo, Tạp chí Y - Dược học quân sự, 44(9): 147-151. Tran Hong Vinh, Nguyen Van Thach, Vu Van Hoe (2019), Results of surgery for one-level lumbar spondylisthesis and spondylolysis, Jourrnal of Military Pharmaco-medicine, 44(9): 306-311.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_chan_doan_hinh.docx
- 3. TOM TAT LUAN AN (TIENG ANH).docx
- 4. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG VIET).doc
- 5. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG ANH).doc