Tiểu luận Xây dựng quy chế chuyên môn năm học 2018-2019 tại trường Mẫu giáo Hàm Tân, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú
1.1. Cơ sở pháp lý
Luật Giáo dục đã nêu: Giáo dục Mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục
quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1.
Điều lệ Trường Mầm non (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHNBGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
Chương II Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường Mầm non, trường Mẫu giáo,
nhà trẻ; Chương III Chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em; Chương IV Tài sản của trường Mầm non, trường Mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập; Chương V Giáo viên và nhân viên; Chương VI Trẻ em; Chương VII
Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập với gia đình và xã hội.
Quyết định Ban hành quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) nêu rõ Điều 3 Phẩm chất chính trị; Điều 4Đạo đức nghề nghiệp; Điều 5 Lối sống,
tác phong.
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo
Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) đã nêu: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các
yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.
Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non tại Điều 3 Thời gian làm
việc, thởi gian nghỉ hàng năm của giáo viên; Điều 4 Giờ dạy của giáo viên; Điều 5
Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy.
Các văn bản của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh, của Phòng Giáo dục -
Đào tạo huyện Trà Cú hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các hoạt
động chuyên môn trong nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng quy chế chuyên môn năm học 2018-2019 tại trường Mẫu giáo Hàm Tân, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON - PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ CÚ XÂY DỰNG QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2018-2019 TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO HÀM TÂN XÃ HÀM TÂN – HUYỆN TRÀ CÚ Người thực hiện: Trầm Thị Bích Đào Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hàm Tân. Trà Cú – Năm 2018 2 MỤC LỤC Trang 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý 3 1.2. Cơ sở lý luận 3 1.3. Cơ sở thực tiễn 4 2. Đặc điểm tình hình 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Mẫu giáo Hàm Tân 6 2.2. Thực trạng công tác xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân 7 2.3.Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân 8 2.4. Kinh nghiệm thực tế liên quan đến xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân 9 3. Kế hoạch hành động năm học 2018-2019 khi xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân 11 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận 16 4.2. Kiến nghị 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 3 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý Luật Giáo dục đã nêu: Giáo dục Mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Điều lệ Trường Mầm non (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN- BGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: Chương II Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường Mầm non, trường Mẫu giáo, nhà trẻ; Chương III Chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Chương IV Tài sản của trường Mầm non, trường Mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Chương V Giáo viên và nhân viên; Chương VI Trẻ em; Chương VII Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội. Quyết định Ban hành quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ Điều 3 Phẩm chất chính trị; Điều 4Đạo đức nghề nghiệp; Điều 5 Lối sống, tác phong. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nêu: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non. Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non tại Điều 3 Thời gian làm việc, thởi gian nghỉ hàng năm của giáo viên; Điều 4 Giờ dạy của giáo viên; Điều 5 Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy. Các văn bản của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh, của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Trà Cú hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. 1.2. Cơ sở lý luận Xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường là sự xác định một cách có căn cứ những mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quy định một cách cụ thể các 4 hoạt động chuyên môn mà giáo viên và tổ chuyên môn phải thực hiện. Nói một cách đơn giản, xây dựng quy chế chuyên môn là qui định xem phải làm gì ở các hoạt động chuyên môn, làm như thế nào, ai làm và khi nào làm cái đó. Xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản: Một là, quy chế chuyên môn phải đảm bảo đúng các yêu cầu của các cấp lãnh đạo cấp trên; Hai là, quy chế chuyên môn phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Xây dựng quy chế chuyên môn được tiến hành đúng quy trình: Một là, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các quy định chuyên môn do Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo ban hành; Hai là, căn cứ vào thực trạng của nhà trường, viết bản dự thảo; Ba là, tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận, góp ý; Bốn là, hoàn thiện văn bản và ban hành. Xây dựng tốt quy chế chuyên môn sẽ là giảm thiểu sự bất trắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vì quy chế chuyên môn là cơ sở để nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, mỗi kì và năm học; Quy chế chuyên môn còn là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài ra, quy chế chuyên môn còn là phương tiện để thực hiện công tác dân chủ hóa về chuyên môn trong nhà trường. Với những ý nghĩa trên, trong công tác quản lý, hiệu trưởng phải tiến hành xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường đúng mục tiêu, chương trình đề ra. 1.3. Cơ sở thực tiễn Mọi cơ quan, tổ chức khi thành lập đều được xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị bước vào hoạt động nghĩa là nó bắt đầu sống trong một không gian pháp luật và các mối quan hệ rất đa dạng, phong phú. Để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động đúng trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất thiết cơ quan đơn vị đó phải có những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xử sự trước mọi mối quan hệ để giải quyết công việc. Tương tự như thế, bất cứ một nhà trường nào khi đi vào hoạt động cũng phải có những quy định, quy chế do chính nhà trường đó ban hành; Những qui định, quy chế 5 này giúp nhà trường nâng cao được chất lượng làm việc, đạt được mục tiêu giáo dục mong đợi. Chính vì thế, việc xây dựng quy chế chuyên môn là rất cần thiết giúp hiệu trưởng và các bộ phận chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động chuyên môn tại đơn vị. Quy chế chuyên môn trong nhà trường gồm những quy định cụ thể về: - Qui định về thực hiện chương trình - Qui định về đón – trả trẻ - Qui định về soạn giáo án - Qui định về giảng dạy trên lớp - Qui định về chăm sóc sức khỏe cho trẻ - Qui định về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ - Qui định về thực hiện hồ sơ sổ sách - Qui định về học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ - Qui định về sinh hoạt tổ chuyên môn. Tóm lại, quy chế chuyên môn là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của quá trình tư duy, đút rút kinh nghiệm từ năm học này sang năm học khác của người cán bộ quản lý giáo dục. Qua thời gian học tập tại lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý Giáo dục mầm non, phổ thông huyện Trà Cú, tôi đã được trang bị kiến thức về nghiệp vụ quản lý trong nhà trường mầm non; Đối chiếu những lý luận được học với thực tiễn đã giúp tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ và vô cùng bổ ích cho công tác của mình. Bên cạnh những vấn đề như xây dựng kế hoạch, công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể, công tác quản lý nhân sự, Bản thân tôi quan tâm đến việc xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường bởi tôi ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho mục tiêu hoạt động dạy và học có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại quy chế chuyên môn nhà trường còn một số qui định chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị như: qui định về soạn giáo án, qui định về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến một số thành viên trong đơn vị chưa bằng lòng với công tác đánh giá, xếp loại giáo viên về chuyên môn. Từ những lý do trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng quy chế chuyên môn năm học 2018-2019 tại trường Mẫu giáo Hàm Tân, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú” làm tiểu luận với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã học ở trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của trường, 6 góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường. 2. Đặc điểm, tình hình 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Mẫu giáo Hàm Tân Trường Mẫu giáo Hàm Tân là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý của Phòng Giáo dục – Đào Trà Cú. Trường được thành lập vào ngày 14/8/2012 (được tách ra từ trường Mẫu giáo Hàm Giang), cơ sở vật chất đều mượn tạm của Ủy ban nhân dân xã Hàm Tân và mượn tạm của trường Tiểu học Hàm Tân; Trải qua gần 6 năm xây dựng và phát triển, nhà trường có tổng số phòng học được quản lý là 2 phòng cơ bản (Phòng mượn tạm của Ủy ban Nhân dân xã Hàm Tân), 5 phòng kiên cố (mới xây dựng) và 1 phòng học mượn Tiểu học ở điểm lẻ; Tuy cơ sở đều mượn tạm, nhưng có chỗ phục vụ công tác quản lý và phục vụ công tác giảng dạy khá ổn định; Điểm tập trung của nhà trường được đặt tại ấp Chợ, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Năm học 2017 – 2018 nhà trường có 12 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 01 hiệu trưởng; 01 phó hiệu trưởng; 08 giáo viên; 01 nhân viên (kế toán kiêm nhiệm văn thư) và 01 bảo vệ. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có trình độ chuyên môn Đại học (trừ bảo vệ). Số học sinh toàn trường là 230 cháu, tổng số lớp là 8, được chia thành hai tổ chuyên môn: Tổ mầm - chồi: 3 lớp; Tổ lá: 5 lớp. Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo Trà Vinh, Phòng Giáo dục – Đào Tạo huyện Trà Cú, sự quan tâm của chính quyền các cấp cùng với sự cố gắng phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh, nhà trường đã huy động được trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh tặng “Tập thể lao động xuất sắc”, nhà trường đã từng bước khẳng định được uy tín của mình. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, trường Mẫu giáo Hàm Tân đã đạt được các danh hiệu cụ thể như sau: - 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 05 giáo viên giỏi cấp huyện. - 02/11 cán bộ, giáo viên đạt “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. - 09/11 giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. - Công đoàn vững mạnh xuất sắc. - Chi bộ trong sạch, vững mạnh - Trường học đạt an toàn an ninh trật tự và đảm bảo an toàn tai nạn thương tích”. 7 2.2. Thực trạng công tác xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân Công tác xây dựng quy chế chuyên môn ở trường Mẫu giáo Hàm Tân trong những năm qua và đặc biệt năm học 2017-2018 đã được chú trọng; Vào đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường tập hợp các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Trà Vinh và Phòng Giáo dục – Đào tạo Trà Cú; Các Chỉ thị của ngành, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đặc biệt là các thông tin nội bộ về việc thực hiện quy chế chuyên môn của năm học vừa qua, so sánh, đối chiếu mục tiêu đặt ra với kết quả thực hiện quy chế chuyên môn tại đơn vị. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng kết hợp cùng với phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn soạn thảo quy chế chuyên môn vào đầu tháng 9; Sau khi soạn thảo xong bản dự thảo, ... vươn lên trong cuộc sống và trong công việc. Một số kinh nghiệm rút ra từ tình huống trên: - Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên đề và kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên và nhân viên. Sinh hoạt chuyên môn định kỳ đều đặn và có chất lượng, đánh giá sát thực ưu - khuyết điểm đối với các cán bộ, giáo viên và nhân viên được kiểm tra. Xây dựng tiêu chí thi đua phù hợp để cán bộ, giáo viên và nhân viên cố gắng phấn đấu. - Chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường gần gủi, động viên các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động chuyên môn vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Kế hoạch hành động năm học 2018-2019 khi xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân: Từ thực trạng trên cùng với những kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của nhà trường khi lập kế hoạch hành động để xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường. Kế hoạch hành động thực hiện trong năm học 2018-2019 như sau: Tên công việc Mục tiêu/kết quả cần đạt Người/đơn vị thực hiện/phối hợp thực hiện Điều kiện, phương tiện thực hiện, thời gian Biện pháp thực hiện Dự kiến khó khăn, rủi ro Dự kiến hướng khắc phục 1. Thành lập ban xây dựng quy chế chuyên môn - Thành lập được ban xây dựng quy chuyên môn có năng lực. - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Tổ trưởng chuyên - Đầu tháng 9/2018 - Hiệu trưởng thông báo đến các thành viên có mặt trong ban xây dựng quy chế chuyên môn họp và - Một số thành viên vắng mặt (do bận - Hiệu trưởng chọn ngày họp khác khi có đầy đủ các thành 12 môn - Chủ tịch công đoàn thảo luận nội dung có liên quan. việc đột xuất) viên. 2. Thu thập các văn bản - Có được hành lang pháp lý đầy đủ để xây dựng quy chế chuyên môn. - Hiệu trưởng. - Văn thư - Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Sở và Phòng Giáo dục - Kết quả việc thực hiện quy chế chuyên môn tại đơn vị ở năm học trước - Hiệu trưởng kết hợp với văn thư rà soát lại các văn bản đến. - Văn bản chỉ đạo đến chậm - Tham mưu với Phòng Giáo dục. - Tìm kiếm các văn bản trên mạng Internet. 3. Nghiên cứu các văn bản - Xác định được các thông tin liên quan đến quy chế chuyên môn có trong văn bản - Ban giám hiệu trường. - Tổ trưởng chuyên môn - Có đầy đủ các văn bản để nghiên cứu và thực hiện trong thời gian 1 buổi sáng. - Hiệu trưởng chia sẽ nhiệm vụ với phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn đánh dấu hoặc ghi lại các thông tin cần thu thập trong văn bản. - Nhiều văn bản nên khó chọn lọc - Chỉ lựa chọn những văn bản mới nhất. 4. Phân tích thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn ở - Tìm ra những qui định phù hợp và chưa phù hợp của quy chế chuyên môn (năm - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Tổ trưởng chuyên - Tài liệu báo cáo kết quả thực hiện và quy chế chuyên môn năm học 2017- - Hiệu trưởng chủ trì để tham khảo ý kiến đóng góp của các thành viên - Phó hiệu trưởng làm thư - Một số thành viên chưa chủ động - Hiệu trưởng yêu cầu mỗi thành viên phải nêu được ý kiến của 13 năm học trước học trước) với tình hình thực tế của nhà trường môn - Chủ tịch công đoàn 2018 ký tổng hợp các ý kiến đóng góp ý kiến bản thân 5. Viết dự thảo quy chế chuyên môn - Xây dựng được bản dự thảo quy chế chuyên môn - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Xây dựng bản dự thảo trong 1 tuần - Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm biên soạn bản dự thảo quy chế - Hiệu trưởng xem xét, chỉnh sửa, chịu trách nhiệm chung về bản dự thảo quy chế - Một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế - Thông qua Hội nghị “Cán bộ - công nhân – viên chức” để đi đến thống nhất chung. 6. Tổ chức cho 2 tổ chuyên thảo luận bản dự thảo quy chế chuyên môn - Tất cả giáo viên đều có ý thức chủ động đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh bản dự thảo - Tổ trưởng chuyên môn - Giáo viên - Bản dự thảo quy chế chuyên môn - Thực hiện thảo luận trong buổi họp tổ chuyên môn - Tổ trưởng chuyên môn chủ trì cuộc họp - Tất cả các giáo viên trong từng tổ xem xét bản dự thảo và đưa ra ý kiến đóng góp. - Thư ký của tổ chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. - Có một số ý kiến trái ngược nhau. - Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tổ chức biểu quyết lấy ý kiến phù hợp. 7. Xử lý thông tin, điều - Chỉnh sửa bản dự thảo quy chế theo - Hiệu trưởng - Phó hiệu - Các biên bản góp ý của tổ - Hiệu trưởng thu thập đầy đủ các biên bản - Một số ý kiến - Thông qua Hội nghị “Cán 14 chỉnh kế hoạch các ý kiến đóng góp trưởng chuyên môn - Chỉnh sửa trong 1 buổi của tổ chuyên môn đã góp ý và kết hợp cùng phó hiệu trưởng điều chỉnh bản dự thảo. chưa phù hợp với tình hình thực tế bộ - công nhân – viên chức” để đi đến thống nhất chung. 8. Thông qua dự thảo quy chế chuyên môn - Dự thảo quy chế chuyên môn (Đã điều chỉnh) được thông qua trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên - Toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường - Hội nghị “Cán bộ - công nhân - viên chức” - Phó hiệu trưởng thông qua dự thảo quy chế chuyên môn trước hội nghị. - Hội nghị tiến hành biểu quyết lấy ý kiến thống nhất một số nội dung trong bản dự thảo. - Hiệu trưởng giải trình trước toàn thể giáo viên và thống nhất ý kiến được biểu quyết. - Một số qui định chưa được giáo viên thỏa mãn - Hiệu trưởng giải trình, phân tích, và thuyết phục để mọi người thống nhất. 9. Hoàn chỉnh quy chế chuyên môn của - Xây dựng được quy chế chuyên môn của nhà trường - Hiệu trưởng - 1 buổi - Hiệu trưởng điều chỉnh một số nội dung, quy định đã được thống - Một số văn bản chỉ đạo mới - Hiệu trưởng cập nhật và bổ sung kịp 15 nhà trường nhất trong hội nghị “cán bộ - công chức – viên chức” được ban hành thời. 10. Ban hành quy chế chuyên môn của nhà trường - Toàn thể cán bộ - giáo viên – nhân viên hiểu và chấp hành đúng theo quy chế chuyên môn - Hiệu trưởng - Thực hiện trong năm học 2018- 2019 - Hiệu trưởng ký duyệt, đóng dấu vào bản quy chế chuyên môn - Cán bộ - giáo viên - nhân viên chấp hành theo quy chế chuyên môn đã ban hành - Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện quy chế chuyên môn - Tổ trưởng chuyên môn kịp thời giúp đỡ để giáo viên thực hiện đúng theo quy chế. 11. Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn - Cán bộ - giáo viên - nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn của nhà trường - Ban giám hiệu - Các tổ trưởng chuyên môn - Chủ tịch công đoàn. - Giáo viên - Kiểm tra hàng tháng trong năm học (Theo kế hoạch kiểm tra nội bộ hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết) - Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường phân công phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn hỗ trợ hiệu trưởng kiểm tra các hoạt động chuyên môn của giáo viên và báo cáo kết - Một số giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn - Tùy hoàn cảnh, mức độ vi phạm mà hiệu trưởng xác định biện pháp xử lý cho hợp lý, hợp tình đồng thời đảm bảo tính nghiêm 16 quả kiểm tra, đánh giá. minh của pháp luật. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Trong suốt quá trình tham gia học tập, nghiên cứu lý luận và từ thực tế hiệu trưởng “Xây dựng quy chế chuyên môn” của trường Mẫu giáo Hàm Tân, bản thân tôi nhận thấy công tác xây dựng quy chế chuyên môn trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng; Quy chế chuyên môn là công cụ để người lãnh đạo thực hiện công tác quản lý về chuyên môn trong nhà trường, đồng thời là cơ sở để các thành viên trong nhà trường phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường là một hoạt động thường niên; Nếu không nhận thức được tầm quan trọng của công tác này thì chất lượng chuyên môn của nhà trường không có sự tiến bộ, không có sự thay đổi theo hướng tích cực qua từng năm học, thiếu căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên vào cuối mỗi năm học. Khi xây dựng quy chế chuyên môn, hiệu trưởng phải thực hiện đúng quy trình và sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc phong cách lãnh đạo độc đoán phù hợp với tình hình nhằm phát huy tối đa tính dân chủ của đơn vị, có như vậy thì quy chế được ban hành mới có tính khả thi, mới có được sự đồng tình từ phía giáo viên. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời nhằm uốn nắn những sai phạm và bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết; Quy chế chuyên môn phải thật sự phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và phải đảm bảo đúng những yêu cầu của các cấp lãnh đạo. Tóm lại: “Quy chế chuyên môn của nhà trường là một trong những công cụ mà người quản lý sử dụng để thúc đẩy hoạt động chuyên môn của nhà trường phát triển, tạo ra những cái mới mang tính tích cực phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam hiện nay” 4.2. Kiến nghị - Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo Trà Vinh: Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về xây dựng quy chế chuyên môn tại trường học. - Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo Trà Cú: Cần có kế hoạch cụ thể hướng dẫn các trường mầm non - mẫu giáo xây dựng quy chế chuyên môn. 17 - Đối với trường Mẫu giáo Hàm Tân: Xác định rõ vai trò của người quản lý và các lực lượng hỗ trợ khi xây dựng quy chế chuyên môn tại đơn vị; Dự đoán trước những khó khăn khi xây dựng quy chế để có biện pháp khắc phục kịp thời; Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra việc thực hiện quy chế để xác định những qui định phù hợp và chưa phù hợp để có hướng điều chỉnh quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục sửa đổi. 2. Điều lệ Trường Mầm non (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3. Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường mầm non Modul 4 tập 1 (Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh). 4. Luật viên chức 2010.
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_quy_che_chuyen_mon_nam_hoc_2018_2019_tai.pdf