Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THPT Dương Háo Học, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
(Bản scan)
Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như của các tỉnh thành trong cả nước. Tại Điều 19, Điều lệ trường phổ thông quy định Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn: “Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức...”
Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học: “ Hiệu trưởng là người có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm; Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường”.
Do đó, muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhà trường của mình, người Hiệu trưởng phải xây dựng lề lối, phương pháp làm việc với cấp dưới một cách khoa học để tạo động lực lao động của tập thể sư phạm và mỗi giáo viên, công nhân viên. Xây dựng lề lối làm việc chính là xây dựng phong cách lãnh đạo của người Hiệu trưởng.
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_hieu_truong_truon.pdf