Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trường THCS Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
(Bản scan)
- Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.
- Trong nhà trường, người lãnh đạo có vị trí vô cùng quan trọng, là người điều hành, tổ chức, quản lý mọi hoạt động diễn ra trong tập thể, là người định hướng, tác động đến mọi thành viên trong tập thể và dẫn dắt họ cũng thực hiện nhằm đạt được tiêu chung, người Hiệu trưởng phải có năng lực vững vàng, cư xử khéo léo, phải tạo được sự đoàn kết và niềm tin đối với tập thể.
Theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học tại Chương I, điều 19 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
+ Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ nảy;
+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Quản lí giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_hieu_truong_truon.pdf