Tiểu luận Xây dựng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường TH Cam Nghĩa 1, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
(Bản scan)
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận. 1.1. Lý do pháp lý
Yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Có thể khẳng định rằng đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình đổi mới giáo dục. Chính vì vậy, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trở thành yêu cầu quan trọng và cấp thiết góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
| Công tác quản lý nhân sự trong các trường phổ thông hiện nay được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Trong Hội nghị triển khai Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội ( tháng 4 năm 2002), Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, điều kiện quan trọng để thực hiện thành công chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời nêu rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đứng lớp.
Tháng 6 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục được đổi
mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện, Chiến lược nêu lên 7 giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 là đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục và cuối cùng là mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục. Như vậy, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết phải nâng cao và phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 1.2.Lý do Lý luận:
Quản lý nâng cao chất lượng nhân sự là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các khách thể quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã đề ra. Bất cứ hoạt động nào của tổ chức nếu muốn đạt được thành công và mang lại hiệu quả đều liên quan đến quá trình quản lý nâng cao chất lượng nhân sự. Nói cách khác, mục tiêu phát triển của bất kỳ tổ chức nào cũng hướng đến việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức đó.
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_ky_nang_dam_phan_cua_hieu_truong_truong_t.pdf