Tiểu luận Biện pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ ngàn đời nay, thầy giáo luôn được tôn vinh và có một vị trí vô cùng quan

trọng trong xã hội. Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên nhà trường là vô cùng quan trọng. Với nhiệm vụ được phân công là

CBQLGD của trường, tôi chọn lựa đề tài: “Biện pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” với mong muốn thực

hiện tốt công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải

trong thời gian tới.

1.1. Cơ sở pháp lý

Chỉ thị 40/2004/CT-TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục có nhấn mạnh: “Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ

nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát

triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà

giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho

học sinh, sinh viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất

hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này”.

Luật Giáo Dục của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005, điều 9 có nêu: “Phát triển Giáo dục là

quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

cho đất nước”.

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ

thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT

ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), phần nhiệm vụ của giáo

viên ghi rõ: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương

pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện

phương pháp tự học của học sinh”.

Quyết định “Phê duyệt đề án: đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý

cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai

đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ ngày 29

tháng 4 năm 2016 nêu rõ mục tiêu chung là “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ4

nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Kế hoạch số 63/KH-SGDĐT ngày 19/9/2017 của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh

Trà Vinh về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục năm 2018.

Qua các văn bản trên có thể nói rằng Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý

giáo dục luôn quan tâm đến Giáo dục - Đào tạo nói chung, công tác bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên nói riêng. Đây là một trong những thuận lợi cho cán bộ hiệu trưởng

trường và đội ngũ giáo viên có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn

nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy ngày càng cao của xã hội

pdf 26 trang chauphong 22/08/2022 11101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Biện pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Biện pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Tiểu luận Biện pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
Lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục 
trường phổ thông tỉnh Trà Vinh 
Tên đề tài tiểu luận: 
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ 
GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH 
Họ và tên học viên: Nguyễn Quốc Phong 
Đơn vị công tác: Trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 
Trà Vinh, tháng 9 năm 2018 
2 
MỤC LỤC 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.. 3 
1.1. Cơ sở pháp lý..3 
1.2. Cơ sở về lý luận. 4 
1.3. Cơ sở thực tiễn ....6 
2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ 
GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT DUYÊN HẢI....6 
2.1. Khái quát về trường THPT Duyên Hải....6 
2.2. Thực trạng quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường ......7 
2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn........................................7 
2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng..............................................9 
2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên.......................9 
2.2.4. Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường......................................11 
2.2.5. Tăng cường các điều kiện về vật chất và tinh thần động viên cho đội ngũ giáo 
viên hăng hái hoàn thành nhiệm vụ..........................................................................13 
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới công tác đào tạo, 
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại trường THPT Duyên Hải...14 
2.3.1. Điểm mạnh......................................................................................................14 
2.3.2. Điểm yếu.........................................................................................................15 
2.3.3. Thời cơ............................................................................................................15 
2.3.4. Thách thức.......................................................................................................15 
2.4. Kinh nghiệm từ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường 
trong những năm qua................................................................................................16 
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CÔNG 
TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT .18 
4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................24 
4.1. Kết luận..............................................................................................................24 
4.2. Kiến nghị............................................................................................................25 
- Tài liệu tham khảo 
- Phiếu đăng ký nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận 
- Phiếu nhận xét nghiên cứu thực tế 
3 
NỘI DUNG TIỂU LUẬN 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Từ ngàn đời nay, thầy giáo luôn được tôn vinh và có một vị trí vô cùng quan 
trọng trong xã hội. Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban 
Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ 
giáo viên nhà trường là vô cùng quan trọng. Với nhiệm vụ được phân công là 
CBQLGD của trường, tôi chọn lựa đề tài: “Biện pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng 
đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” với mong muốn thực 
hiện tốt công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải 
trong thời gian tới. 
1.1. Cơ sở pháp lý 
Chỉ thị 40/2004/CT-TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Trung ương Đảng 
Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán 
bộ quản lý giáo dục có nhấn mạnh: “Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ 
nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát 
triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà 
giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho 
học sinh, sinh viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất 
hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này”. 
Luật Giáo Dục của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa 
Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005, điều 9 có nêu: “Phát triển Giáo dục là 
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 
cho đất nước”. 
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ 
thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT 
ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), phần nhiệm vụ của giáo 
viên ghi rõ: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp 
vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương 
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện 
phương pháp tự học của học sinh”. 
Quyết định “Phê duyệt đề án: đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý 
cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai 
đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 
tháng 4 năm 2016 nêu rõ mục tiêu chung là “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ 
4 
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; 
góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. 
Kế hoạch số 63/KH-SGDĐT ngày 19/9/2017 của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh 
Trà Vinh về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo 
dục năm 2018. 
Qua các văn bản trên có thể nói rằng Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý 
giáo dục luôn quan tâm đến Giáo dục - Đào tạo nói chung, công tác bồi dưỡng đội 
ngũ giáo viên nói riêng. Đây là một trong những thuận lợi cho cán bộ hiệu trưởng 
trường và đội ngũ giáo viên có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn 
nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy ngày càng cao của xã hội. 
1.2. Cơ sở lý luận 
a. Các khái niệm có liên quan 
- Đào tạo: Đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến 
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững 
những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó 
thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. 
- Bồi dưỡng: Làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất đạo đức; bồi dưỡng là 
các hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ 
nhằm giúp cho người lao động thực hiện công việc có hiệu quả hơn 
- Phát triển: Mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Phát triển là quá 
trình tác động nhằm nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện 
công việc tốt hơn, phát triển là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến 
nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao. Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá 
nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức. 
- Chuyên môn: Là kiến thức, kỹ năng riêng của mỗi ngành khoa học, kỹ thuật. 
b. Các nội dung cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 
Để thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên cần tiến 
hành theo trình tự các bước sau: 
- Thứ nhất: Đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên. 
Việc đánh giá dựa trên bản chất của việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển là gì? Mục 
đích của đào tạo, bồi dưỡng. Những nguyên tắc khi tiến hành đào tạo, bồi dưỡng. 
- Thứ hai: Lập kế hoạch bồi dưỡng. Việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội 
ngũ giáo viên phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thực tiễn năng lực 
chuyên môn của giáo viên; các vị trí giáo viên cần bồi dưỡng; dự kiến chỉ tiêu đào 
tạo bồi dưỡng; chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện phục vụ và tổ chức các hoạt động 
đào tạo bồi dưỡng. 
5 
- Thứ ba: Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: xác định đối tượng 
đào tạo, bồi dưỡng; xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng; xác định nội 
dung đào tạo bồi dưỡng. 
- Thứ tư: Lựa chọn phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Có hai 
phương pháp đào tạo bồi dưỡng cơ bản là đào tạo bồi dưỡng trong công việc và đào 
tạo bồi dưỡng ngoài công việc. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm 
riêng, vì vậy hiệu trưởng phải phối hợp tốt các phương pháp để đạt được mục tiêu là 
phát triển năng lực của giáo viên. 
- Thứ năm: Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên. Việc đánh 
giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng là để xem xét kết quả thu được và rút kinh 
nghiệm cho tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng tiếp theo. Đánh giá kết quả đào 
tạo bồi dưỡng như phân tích thực nghiệm, đánh giá thay đổi của đối tượng tham gia 
hoạt động đào tạo bồi dưỡng, đánh giá định lượng hiệu quả đào đạo, bồi dưỡng. 
- Thứ sáu: Định hướng phát triển nghề nghiệp là phát hiện xu hướng và khả 
năng nghề nghiệp tương lai của mỗi cá nhân giáo viên, giúp giáo viên nắm vững 
khả năng nghề nghiệp của bản thân; thiết lập được các mục tiêu phát triển nghề 
nghiệp trong tương lai của nhà trường và từng cá nhân; cung cấp thông tin phản hồi 
cho cá nhân biết về năng lực thực hiện công việc và các khả năng phát triển nghề 
nghiệp của họ. 
c. Ý nghĩa của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là các hoạt động nhằm nâng cao khả 
năng chuyên môn của giáo viên, giúp giáo viên đáp ứng được yêu cầu giáo dục 
ngày càng cao của nhà trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm đáp 
ứng các yêu cầu sau: 
Đối với nhà trường: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sẽ góp phần thúc đẩy, nâng 
cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. Hoạt động bồi dưỡng và phát 
triển đội ngũ nói chung, bồi dưỡng và đội ngũ giáo viên nói riêng còn nhằm nâng cao 
tính ổn định và năng động của nhà trường, qua đó duy trì và nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực và tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào 
thực tiễn hoạt động của nhà trường; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường. 
Đối với giáo viên: Tham gia các hoạt động bồi dưỡng sẽ tạo ra sự gắn bó giữa 
đội ngũ giáo viên với nhà trường; phát triển tính chuyên nghiệp giáo viên; đáp ứng 
nhu cầu, tiềm năng và nguyện vọng của giáo viên; phát triển về năng lực, phẩm chất 
đạo đức qua đó nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. 
Đối với nhà quản lý: Việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ 
giáo viên sẽ thể hiện và phát triển năng lực quản lý và điều hành; tiết kiệm được 
6 
thời gian trong công việc; nhà trường hoạt động hiệu quả hơn; thể hiện sự quan tâm 
đến đội ngũ. 
1.3. Cơ sở thực tiễn 
Trường THPT Duyên Hải được thành lập vào ngày 05/11/1982 theo Quyết 
định số 2259/QĐUBT-82 của UBND tỉnh Cửu Long và cũng là trường THPT đầu 
tiên của huyện Duyên Hải nay là thị xã Duyên Hải. Hiện nay trường THPT Duyên 
Hải có 26 lớp với 952 học sinh. CBQL, GV, NV có 59 người. Trong đó CBQL: 2, 
giáo viên: 51, nhân v ... n xây dựng kế 
21 
hoạch của tổ, của cá nhân dựa trên kế hoạch chung của 
trường 
Rủi ro - Kế hoạch sơ sài, không đầy đủ các nội dung. 
- Kế hoạch không phù hợp. 
- Chỉ tiêu không khả thi. 
Biện pháp khắc phục - Hướng dẫn quy trình và yêu cầu của việc lập dự thảo kế 
hoạch. 
- Tham khảo ý kiến từ cấp dưới. 
- Thảo luận thống nhất chỉ tiêu. 
4. Tổ chức thực hiện kế hoạch 
Mục đích Thực hiện các giải pháp được đề ra trong kế hoạch đảm bảo 
năng lực chuyên môn của giáo viên được phát triển sau khi 
được đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng. 
Người thực hiện Hiệu trưởng 
Người phối hợp Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn và toàn thể 
Hội đồng sư phạm trường. 
Điều kiện thực hiện - Thời gian: bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 
2019 
- Các hình thức đào tạo bồi dưỡng gắn liền với các hoạt động 
chính của năm học. 
- Cán bộ quản lý, giáo viên cam kết thực hiện kế hoạch đào 
tạo, bồi dưỡng 
- Kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với công tác 
thi đua khen thưởng của nhà trường. 
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng giáo viên, tránh 
chồng chéo dẫn đến khó đo lường sau này 
Cách thực hiện - Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo, bồi 
dưỡng chuyên môn cho giáo viên năm học 2018-2019 với các 
thành viên là lãnh đạo trường, các tổ trưởng chuyên môn 
- Xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, giao nhiệm 
vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, trong đó chú trọng 
vai trò của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các tổ 
trưởng tổ chuyên môn. 
- Dự trù kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tham quan 
học tập. 
- Thực hiện các hình thức đào tạo, bồi dưỡng gắn với các 
hoạt động chủ điểm trong năm. Cụ thể: 
22 
+ Tháng 9 gắn với kiểm tra thành lập đội tuyển học sinh giỏi 
tỉnh; họp tổ theo nghiên cứu bài học, hội giảng, thao giảng, 
viết và báo cáo sáng kiến; xây dựng kế hoạch cá nhân 
+ Tháng 10, 11 gắn liền với các hoạt động thi đua chào mừng 
kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam (họp tổ theo nghiên cứu bài 
học, hội giảng, thao giảng, viết và báo cáo sáng kiến....) 
+ Tháng 12, gắn với hoạt động tăng cường bồi dưỡng đội 
tuyển học sinh giỏi quốc gia (Nếu có) (giải đề học sinh giỏi 
quốc gia, thảo luận chuyên đề bồi dưỡng, kiểm tra chuyên đề 
bồi dưỡng....); họp tổ theo nghiên cứu bài học, hội giảng, 
thao giảng, viết và báo cáo sáng kiến. 
+ Tháng 01, 02, 03: gắn liền với các cuộc thi trên mạng 
internet, thi giáo viên giỏi cấp tỉnh (thao giảng, sinh hoạt 
chuyên đề tổ chuyên môn, ngoại khóa, tham quan học tập 
trường ban...); kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (giải đề học sinh 
giỏi tỉnh, thảo luận chuyên đề bồi dưỡng, kiểm tra chuyên đề 
bồi dưỡng....) 
+ Tháng 4: gắn liền với kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (giải đề 
học sinh giỏi tỉnh, thảo luận chuyên đề bồi dưỡng, kiểm tra 
chuyên đề bồi dưỡng....) 
Rủi ro - Hình thức tham quan học tập các cơ sở giáo dục ngoại tỉnh 
không được Sở giáo dục phê duyệt 
- Công việc nhiều, nhà trường và các tổ cũng như giáo viên 
không thực hiện đầy đủ theo kế hoạch 
- Giáo viên chán nản vì làm việc nhiều 
- Giáo viên trong tổ không đủ khả năng để giải quyết các vấn 
đề chuyên môn khó (đề thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia...) 
Biện pháp khắc phục - Hiệu trưởng lên kế hoạch tham quan học tập ngay từ đầu 
năm học và trình Sở Giáo dục và Đào tạo, chuẩn bị nguồn 
kinh phí tài trợ để thực hiện tham quan học tập. 
- Hiệu trưởng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hoạt động bồi 
dưỡng theo chủ điểm từng tháng của các tổ, điều chỉnh kịp 
thời. 
- Hiệu trưởng thường xuyên động viên khích lệ giáo viên 
trong tự đào tạo, bồi dưỡng 
- Mời chuyên gia hỗ trợ giáo viên 
5. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần động viên, khuyến khích 
23 
giáo viên tích cực bồi dưỡng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Mục tiêu Tạo động lực để giáo viên làm việc đạt hiệu quả cao nhất 
trong công việc của mình. Động viên, khích lệ được giáo viên 
tích cực tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển 
chuyên môn nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà trường 
Người thực hiện Hiệu trưởng 
Người phối hợp - Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức đoàn 
thể, giáo viên, nhân viên 
- Sở Giáo dục và Đào tạo 
Điều kiện thực hiện - Thời gian: trong suốt năm học 2018-2019 
- Các mối quan hệ bên ngoài nhà trường 
- Tâm huyết, tài năng của hiệu trưởng 
- Sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và chính quyền địa 
phương 
Cách thực hiện - Xây dựng và thực hiện quy chế thi đua khen thưởng rõ ràng, 
công bằng, minh bạch 
- Phân công nhiệm vụ một cách khoa học, đúng người, đúng 
việc, phát huy thế mạnh của từng người 
- Khích lệ, động viên, khen thưởng kịp thời, đúng nơi, đúng 
cách. Điều chỉnh, uốn nắn tế nhị, không gây tổn thương giáo 
viên. Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển 
- Ưu tiên khen thưởng cho giáo viên đạt thành tích xuất sắc 
trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng. 
- Vận động, kết nối với phụ huynh, tổ chức, cá nhân bên 
ngoài nhà trường xây dựng các nguồn tài trợ, tạo kinh phí cho 
các hoạt động đào tạo bồi dưỡng và khen thưởng giáo viên. 
- Tìm hiểu kỹ hoàn cảnh gia đình, tích cách cá nhân để có sự 
quan tâm, chia sẻ kịp thời. 
Rủi ro - Giáo viên quá coi trọng giá trị vật chất, cạnh tranh không 
lạnh mạnh. 
- Sản phẩm của giáo dục là sản phẩm của tập thể, khi xét thi 
đua khen thưởng phải xét cho cho cá nhân. 
Biện pháp khắc phục - Khen thưởng vật chất phải phù hợp, có giá trị khích lệ, động 
viên. 
- Xây dựng quy chế thi đua chặt chẽ, lượng hóa cụ thể. 
6. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện 
Mục đích - Đo lường được sự phát triển về chuyên môn của giáo viên, 
24 
qua đo đánh giá hiệu quả của từng phương pháp đào tạo, bồi 
dưỡng, rút kinh nghiệm cho năm học sau. 
- Đánh giá được lợi ích của nhà trường sau khi tiến hành các 
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên. 
Người thực hiện Hiệu trưởng 
Người phối hợp Chi ủy chi bộ, Phó Hiệu trưởng, Ban chấp hành Công đoàn, 
tổ trưởng chuyên môn 
Điều kiện thực hiện - Đánh giá theo học kì và theo cả năm học 
- Kết quả của những bài kiểm tra giáo viên, kết quả các cuộc 
thi của học sinh 
- Báo của của các thành viên trong ban chỉ đạo 
Cách thực hiện - Hiệu trưởng thu thập báo cáo của các thành viên trong ban 
chỉ đạo hàng tháng để nắm rõ tình hình tổ chức thực hiện kế 
hoạch 
- Sau một học kỳ, hiệu trưởng sử dụng các công cụ đánh giá 
như: quan sát, phiếu khảo sát ý kiến nhận xét của học sinh 
cho từng giáo viên, kiểm tra chuyên đề giáo viên, dự giờ giáo 
viên, sử dụng kết quả học tập rèn luyện của học sinh, kết quả 
các kỳ thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia của học sinh... 
Rủi ro - Việc báo cáo của các thành viên ban chỉ đạo sơ sài, chưa 
trung thực, không cụ thể 
- Kết quả từ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng mang tính định 
tính, không định lượng được rõ ràng dẫn đến khó đánh giá. 
Biện pháp khắc phục - Hiệu trưởng soạn thảo mẫu báo cáo và hướng dẫn cho các 
bộ phận trong ban chỉ đạo và giáo viên. 
- Hiệu trưởng hướng dẫn cho các thành viên và giáo viên 
lượng hóa các kết quả đào tạo, bồi dưỡng. 
4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là một việc làm khó đòi hỏi giáo 
viên phải thực sự yêu nghề, tâm huyết thì mới thành công. Trong đó, vai trò của 
người hiệu trưởng trường có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức - điều hành hoạt 
động này. 
Trong các năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà 
trường đã đạt được những thành công nhất định. Trình độ chuyên môn giáo viên của 
nhà trường đã từng bước được thay đổi. Sự thay đổi đó được đánh giá qua thái độ 
25 
của giáo viên, qua hiệu quả công việc mà giáo viên đảm nhận, qua kết quả giáo dục 
của nhà trường, đặc biệt được đánh giá qua số lượng và chất lượng học sinh lên lớp 
thẳng, học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, học sinh đỗ vào các trường đại học tốp đầu của 
địa phương, đất nước và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với niềm đam mê và khát 
khao thực sự để chinh phục đỉnh cao trí thức. 
Bên cạnh những mặt làm được, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 
của nhà trường cũng còn không ít hạn chế. Vẫn còn một vài giáo viên chưa đáp ứng 
được nhu cầu giảng dạy. Điều này được minh chứng thông qua những chỉ số khảo 
sát từ học sinh, phụ huynh về năng lực dạy học của giáo viên, thông qua chất lượng 
bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng 
đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó những 
nguyên nhân chủ quan đóng vai trò chủ yếu. 
Trên cơ sở phân tích thực trạng, làm rõ nguyên nhân, đánh giá điểm mạnh, 
điểm yếu, cơ hội, thách thức, vận dụng những kiến thức đã học về quản lý giáo dục 
và năng lực của bản thân tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch hành động nhằm nâng 
cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THPT Duyên Hải với 
mong muốn giúp giáo viên có điều kiện để được tham gia các hoạt động đào tạo, 
bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn của mình, đáp ứng nhu cầu phát triển 
của giáo viên. Thông qua kế hoạch hành động này, bản thân cũng nhận thấy để thực 
hiện thành công kế hoạch đòi hỏi sự quyết tâm của nhà quản lý, phải phát huy được 
các nguồn lực để thực hiện kế hoạch, tuân thủ các nguyên tắc và kiên trì mục tiêu, 
vận dụng bài bản, khoa học quy trình của quản lý. 
4.2. Kiến nghị 
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Hỗ trợ trường trong việc tổ chức các hình 
thức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. 
- Đối với nhà trường: Tập thể nhà trường phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia 
sẻ. Cùng nhau xây dựng môi trường học tập vì mục tiêu chung phát triển nhà trường. 
- Đối với cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh: Chủ động, tích 
cực phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Hỗ trợ nhà 
trường, cán bộ, giáo viên về vật chất và tinh thần giúp nhà trường hoàn thành nhiệm 
vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của xã hội. 
26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chỉ thị 40/2004/CT-TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Trung ương Đảng 
Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán 
bộ quản lý giáo dục. 
2. Luật Giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục 
số: 44/2009/QH12, ngày 25 tháng 11 năm 2009. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường 
THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 
12/2011/ TT- BGDĐT, ngày 28/3/2011. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 
tháng 10 năm 2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ 
thông. 
5. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (2013), chuyên 
đề 11. Quản lý nhân sự trong trường Phổ thông, Nhà xuất bản Trường Cán bộ quản 
lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 
6. Kế hoạch số 63/KH-SGDĐT ngày 19/9/2017 của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà 
Vinh về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục năm 2018. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_bien_phap_quan_ly_dao_tao_boi_duong_doi_ngu_giao_v.pdf