Tiểu luận Quản lý công tác xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại Trường Mầm non 2/4, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
1.1 Lý do pháp lý
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền
tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học
tiếp theo.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: "Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền
giáo dục tốt". Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các
cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ
có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh
hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có
một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời
nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn
phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng
rõ quy chế hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để chỉ đạo
tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện trong nhà
trường, làm cho trường học thân thiện hơn với học sinh và hình thành tính tích cực
trong học sinh. Để quá trình học tập đồng thời đem lại niềm vui cho học sinh và tạo
điều kiện để học sinh tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của đất
nước. Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày
22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008 - 2013 với các mục tiêu như sau:
+ Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của
địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các
hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT với những nội
dung chủ yếu phối hợp các ngành, các cấp triển khai thực hiện mục tiêu tuyên truyền
và xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương2
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý công tác xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại Trường Mầm non 2/4, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH Tên tiểu luận: Quản lý công tác xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực tại Trường mầm non 2/4 - Thành phố Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa Học viên: Phạm Thị Thành. Đơn vị công tác: Trường mầm non 2/4 - Thành phố Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa Cam Ranh, tháng 9 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Kính thưa: Lãnh đạo trường Mầm non 2/4. Kính thưa: Quý thầy cô giáo trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian 2 tháng theo học lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường mầm non + Phổ thông Cam Ranh năm 2018, được các thầy cô giảng viên đã tận tình truyền đạt kiến thức và cả kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục cho em, bản thân em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm hay và những bài học quý giá. Để hoàn thành khoá bồi dưỡng CBQL giáo dục trước hết em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cam Ranh cùng Ban lãnh đạo trường Mầm non 2/4 đã tạo điều kiện để em được theo học lớp CBQL và hoàn thành tiểu luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh với lòng biết ơn chân thành nhất. Bản thân em đã rất cố gắng rất nhiều, song tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Cuối cùng không có gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành và chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ, thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1 Lý do pháp lý 1 1.2 Lý do lý luận 2 1.3 Lý do thực tiễn 4 2. Phân tích tình hình thực tế về việc thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường mầm non 2/4. 5 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, tình hình thực tế đơn vị Trường mầm non 2/4 5 2.2 Thực trạng của công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường mầm non 2/4. 7 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Mầm non 2/4. 9 2.4 Kinh nghiệm thực tế về những việc đơn vị đã làm trong công tác xây dựng trường học thân thiên - học sinh tích cực. 11 3. Kế hoạch hành động triển khai thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại trường mầm non 2/4 - Thành phố Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa năm học 2018 - 2019. 13 4. Kết luận - Kiến nghị. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 1 1. Lý do chọn đề tài. 1.1 Lý do pháp lý Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: "Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để chỉ đạo tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường, làm cho trường học thân thiện hơn với học sinh và hình thành tính tích cực trong học sinh. Để quá trình học tập đồng thời đem lại niềm vui cho học sinh và tạo điều kiện để học sinh tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước. Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 với các mục tiêu như sau: + Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. + Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. - Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT với những nội dung chủ yếu phối hợp các ngành, các cấp triển khai thực hiện mục tiêu tuyên truyền và xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương 2 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013. - Văn bản số 1741/BGD ĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” với mục đích đánh giá như sau: + Nhằm xác định mức độ đạt được, tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện, sự tiến bộ của các trường mầm non, phổ thông và các địa phương trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện qua các hoạt động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. + Kết quả đánh giá nhằm góp phần giúp các cơ sở giáo dục có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện, phát huy vai trò tích cực của người học. - Các tiêu chuẩn quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: Trong đó nội dung quy định về trường chuẩn quốc gia cấp độ 2 là phải đảm bảo các tiêu chuẩn của một trường chuẩn cấp độ 2 về cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhân viên, quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị và thực hiện xã hội hóa giáo dục. - Căn cứ công văn số 1332/KH-SGDĐT ngày 10/10/2008 của Sở Giáo dục & Đào tạo Tỉnh Khánh Hòa về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2013. - Căn cứ công văn số 452/KH-PGDĐT ngày 13/10/2008 của phòng giáo dục & Đào tạo Cam Ranh xây dựng kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực” trong các trường học trên địa bàn thành phố Cam Ranh. - Thực hiện kế hoạch năm học 2018 - 2019 của Trường mầm non 2/4 về xây dựng trường học thân tiện học sinh tích cực và xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp độ 2. 1.2 Lý do lý luận. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là dạy và học có chất lượng; thầy cô phát huy tính chủ động, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy - học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Học sinh tích cực, chủ động trong học tập, vui chơi, chăm sóc 3 các di tích lịch sử văn hoá và tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường giáo dục kỹ năng sống làm cầu nối giữa lý luận và thực tiễn, để thầy và trò trong nhà trường hài hoà hơn trong mối quan hệ thân thiện, tích cực thi đua cùng tiến bộ. Trường học thân thiện trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trong độ tuổi quy định đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập và vui chơi cho trẻ. Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong cách đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của trẻ, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, sạch sẽ, là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu cho trẻ như: Phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, sân chơi có bãi tập, có cây xanh, cây cảnh và cây bóng mát Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của chính quyền, địa phương, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài phường, các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên cùng đồng lòng, đồng sức để xây dựng nhà trường. Trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng, được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi, quyền được đi học của học sinh được đảm bảo. Chất lượng của trường học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục trong lớp học, mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Học sinh tích cực là trẻ chủ động, sáng tạo trong học tập và nâng cao dần các thói quen, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết các vấn đề để nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất. Trẻ hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo vệ và làm sạch thêm cảnh quan môi trường ở trường cũng như ở nhà. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lớp học. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ và các trò chơi dân gian. Khái niệm tích cực của học sinh cần được hiểu và xác định một cách linh hoạt, phù hợp với độ tuổi, lớp học hay cấp học. Có thể nêu những điểm chung và chủ yếu sau đây: 4 - Chủ động, sáng tạo trong học tập, xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất. - Hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở điạ phương. - Tham gia việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trường ở nhà trường và nơi công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. - Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao nhất là các hoạt động văn nghệ, vui chơi dân gian. - Đóng góp tích cực cho các hoạt động tập thể của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, của Nhà trường và của cộng đồng ở địa phương. * Mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong môi trường trường học thân thiện trẻ em sẽ cảm nhận được trải nghiệm chính bản th ... iên - nhân viên của trường ứng xử có văn hóa, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, an toàn và thích đến trường. - Hiệu trưởng vận động các nguồn kinh phí, nguồn lực từ chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh, các đơn vị bộ đội. - Toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên sắp xếp bố trí sân trường, các khu vực vui chơi của trẻ như: Khu để đồ chơi, khu thể chất, khu chợ quê, vườn rau sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ. - Giáo viên sắp xếp bố trí các góc trong lớp hợp lý, đồ dùng đồ chơi vừa tầm tay của trẻ đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn đề trẻ chơi và hoạt động. - Cháu có ý thức bảo vệ môi trường, biết chăm sóc, tưới cây ở góc thiên nhiên của lớp và ở vườn rau của trường. Khó khăn rủi ro - Không có 17 Biện pháp khắc phục - Không có Tên công việc Kết quả/mục tiêu cần đạt - Giáo viên nắm bắt và vận dụng được các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, mọi hoạt động tổ chức đều xuất phát từ nhu cầu hứng thú của trẻ. - Rèn kĩ năng sống cho trẻ. Bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực - hiệu quả - lấy trẻ làm trung tâm Người/ đơn vị thực hiện - Phó hiệu trưởng, giáo viên, học sinh Người/ đơn vị phối hợp thực hiện. - Phụ huynh học sinh. Điều kiện thực hiện: - Thời gian: Ngày 20/9 sinh hoạt chuyên môn toàn trường, tổ chức thao giảng, lên tiết mẫu, dự giờ. - Phương tiện: Nội dung sinh hoạt chuyên môn, kế hoạch soạn giảng của giáo viên, laptop, máy chiếu. Cách thức thực hiện: - Phó hiệu trưởng chuẩn bị nội dung chuyên đề cần bồi dưỡng. - Phó hiệu trưởng tham mưu cùng hiệu trưởng lên kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực - lấy trẻ làm trung tâm. - Xây dựng các tiết mẫu về phương pháp dạy học tích cực - lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm. - Dự giờ hàng tháng, hiệu trưởng kiểm tra đôn đốc giám sát việc thực hiện. Khó khăn rủi ro - Cúp điện ngày triển khai chuyên môn. 18 Biện pháp khắc phục - Chuẩn bị máy phát điện. Tên công việc Kết quả/mục tiêu cần đạt - Tổ chức thành công các các hoạt động tham quan. - Sự phối hợp nhiệt tình của phụ huynh, các mạnh thường quân, các đơn vị bộ đội cho cháu đi tham quan công viên 18/10, làng nghề đan lưới, nuôi tôm hùm Bình Ba, đài tưởng niệm ở địa phương, nghĩa trang liệt sĩ thành phố Cam Ranh, các đơn vị thuộc vùng 4 hải quân, lữ đoàn tàu ngầm - Góp phần nâng cao nhận thức cho các bậc PHHS, chính quyền địa phương về vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua đó tuyên truyền về phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ đồng thời tạo được sự ủng hộ của cộng đồng xã hội. - Qua các hoạt động tham quan trẻ được tham gia vào hoạt động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có một số kĩ năng sống và hiểu được nề nếp, làng nghề truyền thống, các địa danh ở địa phương nơi trẻ sống, khơi gợi tình yêu quê hương, yêu biển đảo cho trẻ. Tổ chức các hoạt động tham quan khu di tích lích sử, làng nghề truyền thống ở địa phương, giao lưu tìm hiểu về các đơn vị bộ đội Người/ đơn vị thực hiện - Tập thể cán bộ - giáo viên - nhân viên trong nhà trường, các cháu trong trường - Ban đại diện cha mẹ học sinh. Người đơn vị phối hợp thực hiện - Phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, các đơn vị bộ đội, đài truyền thanh. Điều kiện thực hiện - Thời gian: Các tháng có ngày hội ngày lễ và các hội thi do ngành phát động. - Địa điểm: Văn phòng, sân trường, công viên 19 18/10, làng nghề đan lưới, nuôi tôm hùm Bình Ba, đài tưởng niệm ở địa phương, nghĩa trang liệt sĩ thành phố Cam Ranh, các đơn vị thuộc vùng 4 hải quân, lữ đoàn tàu ngầm - Phương tiện: Máy hát, đàn, âmly, loa, trang phục, sân khấu, phương tiện xe máy hoặc ô tô ( ô tô của vùng 4 hải quân), kinh phí. Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng triển khai kế hoạch năm, kế hoạch tháng của trường. - Giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể của nhóm lớp mình phụ trách. - Những lễ hội tổ chức ở nhóm lớp ban giám hiệu xuống dự để nắm bắt từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên. - Sau các lễ hội, các chuyến tham quan hiệu trưởng tổ chức họp rút kinh ngiệm toàn trường để tổ chức lần sau đạt hiệu quả hơn. Dự kiến rủi ro - Cúp điện, trời mưa. - Không mượn được xe của vùng 4 hải quân. Biện pháp khắc phục rủi ro - Chuẩn bị máy phát điện. - Tổ chức sân trường nếu trời mưa sẽ chuyển vào hội trường - Không mượn được ô tô vùng 4 sẽ mượn xe của phụ huynh học sinh. Kiểm tra việc thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực cuối năm học 2018-2019 Kết quả/mục tiêu cần đạt - Kiểm tra việc duy trì, thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình quy định để xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong toàn trường. - Kiểm tra những nội dung mới đã xây dựng và thực hiện trong kế hoạch năm 2018-2019 theo từng giai đoạn. 20 Người/ đơn vị thực hiện - Ban kiểm tra đánh giá xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực theo từng giai đoạn của năm học 2018-2019. Người đơn vị phối hợp thực hiện - Cán bộ - giáo viên - nhân viên, học sinh Phương tiện thực hiện - Văn bản, trực tiếp. Cách thức thực hiện - Tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. Dự kiến rủi ro Người kiểm làm công tác kiêm nhiệm nên tham gia không thường xuyên Biện pháp khắc phục rủi ro Sắp xếp kiểm tra định kỳ theo kế hoạch. Tên công việc Kết quả/mục tiêu cần đạt - Nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm theo từng giai đoạn. - Đưa ra phương hướng khắc phục những việc làm chưa tốt và phương hướng hành động giai đoạn tiếp theo. Tổ chức sơ kết các nội dung thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực cuối năm học 2018- 2019 Người đơn vị thực hiện - Ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Người đơn vị phối hợp thực hiện - Ban chấp hành công đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh Điều kiện thực hiện - Tháng 6/ 2019 - Địa điểm: Tại văn phòng - Công văn số 502/ĐT-MN này 16/4/2009 hướng dẫn báo cáo sơ kết phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” 21 giáo dục mầm non. Cách thức thực hiện - Các thành viên trong ban chỉ đạo liệt kê và đánh giá những việc mình đã làm được. - Đưa ra những biện pháp khắc phục những việc làm chưa tốt. - Trưởng ban đối chiếu với tiêu chuẩn công nhận và khen thưởng, động viên kịp thời. Dự kiến rủi ro Biện pháp khắc phục rủi ro - Không có 4. Kết luận - Kiến nghị. 4.1 Kết luận. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” phát động trong toàn trường được sự hưởng ứng, đồng thuận của tập thể sư phạm và các bậc phụ huynh. Phong trào thực sự đi vào chiều sâu và trở thành nhiệm vụ thường xuyên, cần tiếp tục củng cố phong trào như tiếp thêm sức mạnh cho trường Mầm non 2/4. Cơ sở vật chất có sự đầu tư hơn, môi trường khuôn viên sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ngày càng vững chắc, trẻ được tham gia các hoạt động tập thể vui chơi, bổ ích. Kết quả thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” những năm qua cho thấy việc thực hiện phong trào đã tác động toàn diện không chỉ ở việc hoàn thiện cơ sở vật chất sư phạm, môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường, mà còn thân thiện hợp tác trong quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng hướng tới phát huy vai trò tích cực của trẻ, rèn các kỹ năng sống cho trẻ, chuẩn bị tốt hành trang cho trẻ chập chững bước vào đời. Đặc biệt là đã xây dựng được mối quan hệ đoàn kết giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên, với phụ huynh và các cháu ngày càng trở nên gắn bó, thân thiết, đoàn kết. Góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo”. 22 4.2 Kiến nghị. Những kết quả tốt đẹp của phong trào có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, sự nổ lực gương mẫu của quản lý, của mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong trường. Phát huy sức mạnh của tập thể sẽ trở thành điểm tựa vững chắc của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” đạt hiệu quả hơn trong những năm tiếp rất mong nhận được sự hưởng ứng tích cực và đồng thuận của toàn xã hội. * Đối với phòng giáo dục Cam Ranh - Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho trường để năm học 2018-2019 trường đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ 2. - Cấp thêm kinh phí để nhà trường có điều kiện tổ chức cho trẻ nhiều hoạt động hơn nữa. * Đối với trường mầm non 2/4: - Làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, tuyên truyền để nhận được sự quan tâm đúng mức của các mạnh thường quân, các đơn vị bộ đội về kinh phí để tổ chức cho trẻ được đi tham quan nhiều hơn. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề “Trường học thân thiện học sinh tích cực” bản thân nhận thấy đây là một phong trào đã phát động nhiều năm nhưng nó vẫn là một phong trào có ý nghĩa vô cùng sâu rộng, cũng từ đây tạo được mối quan hệ mật thiết của toàn xã hội cùng chăm lo xây dựng sự nghiệp trồng người. Góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và viết tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận đ[cj sự đóng góp của quý thầy cô để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Phạm Thị Thành TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 23 2. Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 3. Văn bản số 1741/BGD ĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. 4. Http:/tailieu.vn/xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực.html 5. Trường Cán bộ QLGD TpHCM, Tài liệu chuyên đề 14 về Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, lưu hành nội bộ 6. Hướng dẫn viết tiểu luận của Ths. Lê Khánh Vân - Trường cán bộ quản lý Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 trường mầm non 2/4. 8. Báo cáo tống kết phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực của trường mầm non 2/4 năm học 2017-2018. 9. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm của Ủy ban nhân dân Phường Cam Lộc.
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_cong_tac_xay_dung_truong_hoc_than_thien_ho.pdf