Tiểu luận Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Tây Ninh - Thành phố Tây Ninh - Năm học 2018-2019
(Bản scan)
Theo Luật giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát | triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.” Đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của quá trình giáo dục.
Giáo dục THPT là một cấp học nhằm củng cố lại kiến thức cấp THCS và định hướng, chuẩn bị năng lực cho học sinh để học tiếp lên bậc cao hơn hoặc ra đời đi làm sau này. Các hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống, văn học, nghệ thuật... nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh (Theo Điều 26, Điều lệ trường học ban hành kèm thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Theo luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 tại điểm I của điều 27 nêu rõ ; “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để | thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
và Đào tạo theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, | tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. | Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_cong_tac_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham_nang.pdf