Tiểu luận Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn tại trường Mẫu giáo Tân Sơn - Năm học 2018-2019
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Lý do pháp lý
Căn cứ Quyết định số 14/2018/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của
Bộ giáo dục và Đào tạo ban hanh điều lệ trương mầm non;
Căn cứ Điều 14. Điều lệ trường mầm non quy định nhiệm vụ của tổ chuyên
môn như sau:
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và
cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các
hoạt động giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài
liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của
nhà trường, nhà trẻ;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.Căn cứ Quyết định số1267/QĐ- UBND ,ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của
giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Hướng dẫn số10/HD-SGDĐT, ngày 6 tháng 9 năm 2017 của sở Giáo dục
và Đào tạo Trà Vinh về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-
2018;
Căn cứ Hướng dẫn số 06/HD-HĐCM Về việc hướng dẫn thực hiện chương trình
chăm sóc giáo dục mầm non của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Trà Cú năm học
2017-2018;
Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-HĐCM Về việc hướng dẫn thực hiện chương trình
chăm sóc giáo dục mầm non của Trường Mẫu Giáo Tân Sơn năm học 2017-2018;
Căn cứ kế hoạch số 01/KH-CM, ngày 28 tháng 8 năm 2017 kế hoạch hoạt động
chuyên môn trường Mẫu giáo Tân sơn năm học 2017-2018;
Căn cứ vào tình hình thực tế yêu cầu phát triễn giáo dục mầm non Xã Tân Sơn;
Căn cứ vào khả năng của giáo viên - học sinh, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt
động của trường Mẫu Giáo Tân Sơn;
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn tại trường Mẫu giáo Tân Sơn - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC CUỘC HỌP CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN SƠN NĂM HỌC 2018– 2019 Người thực hiện: SơnThị Tha Huy Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Tân Sơn LỜI CÁM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh, Cảm ơn Phòng GD&ĐT huện Trà Cú đã tạo điều kiện cho em được tham gia học lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý Mầm Non&Phổ Thông huyệnTrà Cú năm học 2017-2018, Cám ơn Hiệu trưởng trường Mẫu Giáo Tân Sơn đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa học và hoàn thành bài tiểu luận cuối khóa một cách hoàn chỉnh. Hoàn thành được bài tiểu luận cuối khóa là nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của cô Lê Khánh Vân là giáo viên hướng dẫn bài tập tiểu luận tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng cán bộ Quản lý Mầm Non&Phổ Thông huyện Trà Cú năm học 2017- 2018. Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, trong khoa Bồi dưỡng trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh đã cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý để làm đề tài. Trong thời gian viết tiểu luận còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không thể trách khỏi mà bản thân em chưa nhận thấy được . Em rất mong được sự góp ý của quí thầy, quí cô trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh để em được hoàn thiên hơn về kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này. Cuối lời em xin kính chúc quý thầy cô trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Tân Sơn, ngày 24 tháng 6 năm 2018 Người thực hiện tiểu luận Sơn Thị Tha Huy MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1 2 1.1 Lý do pháp lý 1 3 1.2 Lý do về lý luận 2 4 1.3 Lý do về thực tiễn 3 5 2.Thực trạng về nâng cao kỹ năng cuộc họp chuyên môn tại trường Mẫu Giáo Tân Sơn năm học 2018-2019 4 6 2.1 Khai quát về tình hình trường Mẫu Giáo Tân Sơn 4-5 7 2.2. Thực trạng về nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn tại trường Mẫu Giáo Tân Sơn 6-7 8 2.3.Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn 8 9 2.3.1.Những điểm mạnh: 8 10 2.3.2 Những điểm yếu 9 11 2.3.3 Những cơ hội 9 12 2.3.4 Những thách thức 13 2.4.Kinh nghiệm thực tế của bản thân về nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp tại trường Mẫu Giáo Tân Sơn 10 14 3. Kế hoạch hành động 11-14 15 4. Kết luận và kiến nghị 15 16 4.1 Kết luận 15 17 4.2 Kiến nghị 15-17 18 5.Tài liệu tham khảo 18 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1- Người nhận xét Họ và tên: Thạch Thị Trang Chức vụ: Hiệu trưởng 2- Người được nhận xét: Họ và tên: Sơn Thị Tha Huy Năm sinh: 01/02/1979. Học viên lớp: Cán bộ quản lý Mầm non và Phổ thông Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Tân Sơn. 3- Nội dung nghiên cứu thực tế: Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Mẫu Giáo Tân Sơn xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. 4- Nhận xét: 4.1- Tinh thần, thái độ nghiên cứu Có tinh thần và thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu suốt thời gian nghiên cứu các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại đơn vị và có các giải pháp thiết thực nhất. 4.2- Tính chính xác của thông tin Các thông tin về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong bài viết là chính xác đúng với thực tế tại đơn vị. 4.3- Đảm bảo kế hoạch thời gian Thời gian nghiên cứu thực tế đảm bảm theo đúng quy định. 5- Đánh giá chung (đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu?): Đạt yêu cầu. Tân Sơn, ngày tháng năm 2018 Hiệu trưởng Tên đề tài: NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC CUỘC HỌP CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN SƠN NĂM HỌC 2018– 2019 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý Căn cứ Quyết định số 14/2018/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hanh điều lệ trương mầm non; Căn cứ Điều 14. Điều lệ trường mầm non quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: 1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó. 2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần. Căn cứ Quyết định số1267/QĐ- UBND ,ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Căn cứ Hướng dẫn số10/HD-SGDĐT, ngày 6 tháng 9 năm 2017 của sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017- 2018; Căn cứ Hướng dẫn số 06/HD-HĐCM Về việc hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Trà Cú năm học 2017-2018; Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-HĐCM Về việc hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Trường Mẫu Giáo Tân Sơn năm học 2017-2018; Căn cứ kế hoạch số 01/KH-CM, ngày 28 tháng 8 năm 2017 kế hoạch hoạt động chuyên môn trường Mẫu giáo Tân sơn năm học 2017-2018; Căn cứ vào tình hình thực tế yêu cầu phát triễn giáo dục mầm non Xã Tân Sơn; Căn cứ vào khả năng của giáo viên - học sinh, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động của trường Mẫu Giáo Tân Sơn; 1.2. Lý do về lý luận: * Hội họp là một nhóm người gặp nhau để giải quyết hay hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.Như vậy hội họp như một dịp bàn luận với những người khác, làm việc chung công tác với nhau. * Hội họp là sự tập hợp nhiều người một cách có tổ chức, theo những nguyên tắc nhất định, tại một địa điểm thời gian cụ thể để thực hiện các công việc như: truyền đạt, trao đổi, thảo luận thông tin, tổng kết hoạt động hoặc tìm các biện pháp giải quyết vấn đề, nhiệm vụ mà những người dự họp đều quan tâm. Thực tế có rất nhiều loại họp khác nhau: cuộc họp lớn, nhỏ, ngắn ngày, dài ngày; chính thức, không chính thức... * Vai trò của cuộc họp: Tất cả những người tham dự cùng nhận được thông tin một cách chính thức. Các cuộc họp tạo ra cơ hội để phát triển tinh thần tập trong các tổ nhóm, các cá nhân. Việc giao tiếp được trực tiếp.Mọi người có mặt cùng nghe, cùng thấy những điều giống nhau trong tình huống đối mặt. Sự phản hồi của nhiều cá nhân (tạo dư luận tập thể) có thể đáng tin cậy và tạo nên sức mạnh hơn là ý kiến của mỗi cá nhân riêng lẻ nên những kết luận trong, sau cuộc họp mang tính thuyết phục cao. Hội họp nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan. 1.3. Lý do về thực tiễn: Tổ chức cuộc họp chuyên môn là hình thức tổ chức nghề nghiệp có từ lâu đời trong hoạt động sự phạm nhà trường nói chung trường Mẫu Giáo Tân Sơn nói riêng. Đây là cơ sở trực tiếp nhất với các hoạt động của giá viên trong nhà trường, tổ chức cuộc họp chuyên môn là hình thức tập hợp tất cả giáo viên có cùng chuyên môn giúp họ thống nhất hoạt động theo mục tiêu chung của nhà trường, tổ chức cuộc họp chuyên môn là tạo điều kiện cho tất cả giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học- giáo dục. Thông qua việc tổ chức cuộc họp chuyên môn, hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hơn về việc thực hiện chuyên môn của giáo viên và sự thống các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trừơng. Vì vậy việc nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn là mối quan tâm thường xuyên của hiệu trưởng Có thể nói tổ chức cuộc họp chuyên môn là hoạt động chủ yếu trong nhà trường. Các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng và nòng cốt các nhà trường nói chung và trường Mẫu Giáo Tân Sơn nói riêng.Tổ chuyên môn còn là cơ sở gắn bó với tất cả giáo viên trong nhà trường về công tác giảng dạy, họp chuyên môn có liên quan đến toàn bộ đến hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. Tổ chuyên môn còn là nơi mà tất cả giáo viên có thể chia sẽ, bày tỏa tâm tư nguyện vọng cũng như những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp, đời sống, vật chất và tinh thần của mình.Tổ chức cuộc họp chuyên môn trong nhà trường có vai trò quyết định cho sự phát triễn của nhà trường và sự phát triễn của tất cả giáo viên, có thể nói nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học của nhà trường. Do đó việc nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng nhà trường. Qua quan sát thực tế và kiểm trả cho thấy việc nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn còn mang nặng tính hình thức, tổ chức cuộc họp chuyên môn chưa đi sâu vào thực tế nhằm để nâng cao chất lượng dạy học, việc chuẩn bị cho nội dung cuộc họp chuyên môn chưa có sức thuyết phục nên chưa thu hút được sự quan tâm trao đổi giữa các giáo viên. Nội dung đưa ra trao đổi chưa phong phú, chưa đi sâu vào vấn đề trọng tâm đến phương pháp dạy học theo hướng đổi mới và thảo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ, những vấn đề mới khó ít mang lại bàn bạc, thảo luận trong cuộc họp chuyên môn của trường. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn” để nghiên cứu và thực hiện cho tốt hơn trong năm học 2018-2019 2-Thực trạng về nâng cao kỹ năng cuộc họp chuyên môn tại trường Mẫu Giáo Tân Sơn năm học 2018-2019 2.1 Khai quát về tình hình trường Mẫu Giáo Tân Sơn Trường Mẫu Giáo Tân Sơn thuộc Xã Tân Sơn, là xã nông nghiệp nằm cách trung tâm huyện Trà Cú khoảng 9km theo hướng Tây Bắc. Phía đông giáp xã Tập Sơn, phía Tây giáp xã An Quảng Hữu, phía Nam giáp xã Lưu Nghiệp Anh và Ngãi Xuyên, phía Bắc giáp xã Hùng Hòa - huyện Tiểu Cần. Xã có 09 ấp. Trên địa bàn xã có 03 trường học (01 trường THCS, 01 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo); 01 Trạm tế. Trường mẫu giáo Tân Sơn được thành lập năm 2007 theo Quyết định số 41/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện Trà Cú, ngày 10/01/2007.Tọa lạc tại ấp Thốt Nốt, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; có diện tích 5456.5m2 với 13 phòng học và 09 phòng chức năng, trường có cây xanh bóng mát, khu vực sân chơi và đồ chơi ngoài trời tạo được môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất của Đảng uỷ, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Tân Sơn và phòng GD&ĐT huyện Trà Cú cùng các ban ngành, đoàn thể. * Về cơ sở vật chất Trường ... ệc xây dựng kế hoạch chuyên môn đã giúp đơn vị trường tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chuyên môn trong năm học. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học. Xây dựng kế hoạch chuyên môn và các kế hoạch tác nghiệp của đơn vị trường giúp Ban giám hiệu nhà trường bám vào đó để chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ chuyên môn một cách cụ thể rõ ràng, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho kế hoạch tổ chức cuộc họp chuyên môn phù hợp với thực tế hơn. 2.3.2. Những điểm yếu: Tuy tổ trưởng chuyên môn đã nắm vững kế hoạch hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn của sở và PGD&ĐT, có lịch trình các hoạt động nhưng chưa định hướng rõ ràng, cụ thể các hoạt động tổ chức cuộc họp chuyên môn để phát triển trong năm học của nhà trường Đội ngũ giáo viên trẻ nhiều nên nhưng khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu của cuộc họp chuyên môn chưa cao Việc đóng góp ý kiến để xây dựng trong cuộc họp chuyên môn của giáo viên chưa sâu đi vào công tác chuyên môn. 2.3.3. Những cơ hội: Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD& ĐT huyện Trà Cú, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Tân Sơn và sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Đầu tư cơ sở vật chất, xây thêm cho trường 1 phòng học, 1 nhà vệ sinh dành cho trẻ để đảm bảo cơ sở vật chất chuẩn bị mở thêm lớp học trong năm học 2018-2019. Các công văn của Sở Phòng giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học kịp thời. Dưới sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng cao giúp cho đội ngũ CCVC cũng như tổ chuyên môn có cơ hội nắm bắt thông tin đa dạng hơn, thực hiện trong soạn, giảng giáo án điện tử, nội dung phương pháp mới trong hoạt động chuyên môn. Ban đại diện phụ huynh học sinh tuy đời sống còn khó khăn nhưng ngày càng phát triển và hiểu sâu hơn về vai trò của công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ trong trường Mẫu Giáo. Được sự quan tâm của UBND huyện, Sở, Phòng về chế độ chính sách ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác. 2.3.4 Những thách thức: Trường Mẫu Giáo Tân Sơn là trường thuộc vùng sâu, có đông đồng bào dân tộc, cuộc sống chủ yếu là nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn Đa số phụ huynh đi làm thuê xa nhà nên việc phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. 2.4.Kinh nghiệm thực tế của bản thân về nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp tại trường Mẫu Giáo Tân Sơn * Nâng cao kỹ năng cuộc họp chuyên môn là nội dung trọng tâm kế hoạch trong nhà trường. Phó hiệu trưởng chuyên xây dựng kế hoạch chung trong năm một cách cụ thể, chi tiết và sát thực với thực tế. Kế hoạch chuyên môn năm học định hướng cho mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường, để nâng cao chất lượng trong cuộc họp chuyên môn. Kế hoạch chuyên môn phải đảm bảo tính cân đối toàn diện, tính tập trung dân chủ, tính pháp lệnh. Sau khi được tập thể đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch và được đưa ra hội vào nghị CCVC thống nhất với các chỉ tiêu đã đề ra. Phó hiệu trưởng chuyên môn bổ sung bản kế hoạch trên cơ sở góp ý của giáo viên. Trong quá trình thực hiện kế hoạch Phó hiệu trưởng cần truyền đạt kế hoạch rõ ràng, thực tế, khoa học, hợp lý cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường. Khi bản kế hoạch được thực hiện thì Phó hiệu trưởng chuyên môn cần phải theo dõi sâu sát ở các tổ chuyên môn và giáo viên để kiểm tra đánh giá tổng kết, tổng kết rút kinh nghiệm đề ra những giải pháp quản lý tốt hơn. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học dưới nhiều hình thức như: tham gia vào buổi tổ chức cuộc họp chuyên môn của các tổ, tăng cường các hoạt động của cô và trẻ, hoạt động kiểm tra nội bộ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt dạy và học theo hướng đổi mới. Phó hiệu trưởng phải phát huy tinh thần trách nhiệm quyết tâm xây dựng thực hiện phương hướng nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch hoạt động chuyên, giúp cho Ccá tổ chuyên môn và giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch và biến kế hoạch thành hành động cùng với quyết tâm của tập thể trong nhà trường. Phó hiệu trưởng tạo sự bình đẳng trong tập thể nhà trường có khen thưởng cho những cá nhân đạt những thành tích tốt. Bản kế hoạch chuyên môn năm học cần có sự tham mưu của các bộ phận như tổ chuyên môn, giáo viên. Từ đó các chỉ tiêu đưa ra được chính xác hơn gần với thực tế tình hình của các lớp. Muốn xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn được tốt, Phó hiệu trưởng phải nắm vững chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chuyên môn, kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch. 3.Kế hoạch hành động Tên công việc Mục tiêu/ kết quả cần đạt Người/đơn vị thực hiện/phối hợp thực hiện Điều kiện, phương tiện thực hiện Thời gian Biện pháp thực hiện Dự kiến khó khăn, rủi ro Dự kiến hướng khắc phục 1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn theo năm, tháng, tuần Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch dự giờ Hiệu trưởng tổ chuyên môn, giáo viên, Kế hoạch, văn bản. Trong năm học 2018- 2019 Trong tháng-tuần Kiểm tra, giám sát hoạt động của chuyên môn Thời gian thực hiện trùng với các kế hoạch khác của Điều chỉnh thời gian thực hiện để hoàn thành kế hoạch Hiệu trưởng, PGD 2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học Triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ năm học để thực hiên mục tiêu của kế hoạch chuyên môn sao cho phù hợp Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Văn bản chỉ đạo của SGD,PGD với nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học, chuyên môn( văn bản thực hiện chương trinhg, nhiệm vụ năm học Triển khai thực hiện đến tổ chuyên môn, giáo viên Các văn bản chỉ đạo đôi khi chưa phù hợp với thực tế nhà trường Lửa chọn nội dung văn bản đề ra cho phù hợp với chương trình 3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn Thực hiện đúng nhiệm vụ chuyên môn theo qui định, họp tổ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên Thông tin văn bản chỉ đạo đói với nhà trường cần thiết để xây dựng kế hoạch chuyên Triển khai, thông báo thời gian tổ chức cuộc hợp đến tất Kế hoạch bị tồn động vì các hoạt động khác trùng Điều chỉnh thời gian, đồng bộ lại kế hoạch chuyên môn trong tháng theo kế hoạch đã đề ra môn : văn bản thực hiện chương trình, nhiệm vụ năm học, tình hình cưa nhà trường, của các tổ, yêu cầu chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cả giáo viên với nhà trường, cấp trên 4. Nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục độ tuổi 3-4, 4-5 được phân công Xác định nguyên nhân vấn đề cần tập trung để rút kinh nghiệm cá nhân hoặc trong quá Giáo viên trong trường Xem nội dung chương trình để áp dụng thực tế tình hình nhà trường Đưa ra thảo luận nội dung chuyên môn để thống nhất thực hiện Các tổ chuyên môn nghiên cứu mang tính tích đối phó Kiêm tra, đánh giá trình dạy của giáo viên để thấy được vị trí và yêu cầu về trình độ giáo viên trong tổ chưa cân đối 5.Xây dựng kế hoạch dự giờ trong năm học Trao đổi dự giờ rút kinh nghiệm các giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Tổ chức hoạt động thảo giảng, chuyên đề Thảo luận trong cuộc họp chuyên môn, họp tổ Kế hoạch dự giờ trùng với kế hoạch khác của nhà trường và PGD Điều chỉnh thời gian dự giờ 6.Kiểm tra, đánh giá kết quả thực Nâng cao chất lương tổ chức Tổ chuyên môn, giáo viên Tham gia cuộc họp chuyên môn chung Nhận xét, rút kinh nghiệm Trung với kế hoạch của nhà Điều chỉnh thời gian hiện tổ chức cuộc hợp của tổ chuyên môn cuộc họp của tổ và giáo viên tổ để nhận xét đánh giá cuộc họp cho cuộc họp để nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp trường, PGD hoặc cuộc họp chi bộ 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận: Bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện công tác nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn năm học 2018-2019 trong trường Mẫu Giáo chiếm vị trí rất quan trọng vì tổ chức cuộc họp chuyên môn là cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động sát thực để Hiệu trưởng nhà trường nắm được mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường và đánh giá kết quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thông qua cuộc họp mọi người cùng tìm ra định hướng để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cuộc họp và phát huy mặc mạnh mà chuyên môn đã đạt được. Năng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp chuyên môn không chỉ giúp cho mọi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà cuộc họp chuyên môn còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triễn giữa tất cả giáo viên, giúp đỡ nhau trong công tác; hình thành môi trường tốt đẹp cũng như truyền thống văn hóa tốt đẹp riêng của nhà trường. 4.2.Kiến nghị: Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyệnTrà Cú: + Quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa trong quá trình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường. + Mở lớp bồi dưỡng về tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn Đối với UBND huyện Trà Cú: Bổ sung đầy đủ kinh phí cho nhà trường để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục Tài liệu tham khảo 1. Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường mầm non; 2. Quyết định sô 1267/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch thời gia năm học 2017-2018 của giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; 3. Hướng dẫn số 10/HD-SGDĐT ngày 6 tháng 9 năm 2017 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh về thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm 2017-2018; 4. Tài liệu về Chuyên đề 16: Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp; 5. Công văn số 5555/BGDĐT-Hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn; 6. Căn cứ Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục; 7. Quyết định số 1893/QĐ-BGDĐT ngày 03/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non
File đính kèm:
- tieu_luan_nang_cao_ky_nang_to_chuc_cuoc_hop_chuyen_mon_tai_t.pdf