Tiểu luận Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng

PHẦN I

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ THÀNH LẬP QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến

lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Tổ chức lại và phát

huy có hiệu quả của hoạt động, Hợp tác xã tín dụng là một trong những giải pháp

quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách theo yêu

cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính sách

tiền tệ, tín dụng ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Hợp tác xã tín dụng ở nước ta đã ra đời đầu thập kỷ 60, và tồn tại đến

cuối thập kỷ 80, chặng đường ấy nó đã làm được một số việc không nhỏ:

- Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng dân cư, và cho vay

vốn trở lại đối với những hộ có sức lao động nhưng thiếu vốn, nhằm phục vụ

sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

- Làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng Nhà nước.

- Đã hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn.

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động của

Hợp tác xã tín dụng theo cơ chế cũ không chuyển hướng kịp thời, nên đã lâm

vào tính đổ vỡ hàng loạt, gây mất lòng tin với người dân. Ở nông thôn xuất

hiện hình thức tín dụng “chui”, huy động vốn và cho vay với lãi suất cao, gây

mất trật tự, ổn định. Từ đây phải đòi hỏi có một tổ chức tín dụng thích hợp

thay thế. Đó là Quỹ tín dụng nhân dân (thực chất đây là loại hình Hợp tác xã

tín dụng kiểu mới).

Cơ sở để thành lập Quỹ tín dụng nhân dân:

- Căn cứ theo Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài

chính ngày 24 tháng 5 năm 1990.

- Căn cứ vào Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng

Chính phủ triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.4

- Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình phải đảm bảo các

nguyên tắc:

+ Là một tổ chức kinh tế theo mô hình Hợp tác xã, được thành lập trên

nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, nhằm mục tiêu tương trợ vì quyền

lợi của mỗi thành viên.

- Mỗi Quỹ tín dụng nhân dân là đơn vị kinh tế tự chủ, có tư cách pháp

nhân, hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính, đồng thời

có sự quản lý hoạt động trong toàn hệ thống từ cơ sở đến Trung ương một

cách thông suốt, nhanh nhạy.

- Quy mô Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập tuỳ theo môi trường

kinh tế và trình độ cán bộ ở mỗi nơi để tổ chức cho thích hợp, trên cơ sở địa

giới xã và vùng lân cận, không nhất thiết theo địa giới hành chính đơn thuần.

+ Được cấp uỷ địa phương nhất trí và phải thực hiện đúng các điều kiện

cần thiết theo quy định.

Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, người đông, trên 80% dân số sống ở

vùng nông nghiệp và nông thôn, các tổ chức tín dụng quốc doanh hoạt động

chủ yếu ở trung tâm huyện lỵ, thành phố. Đây là một trong những khó khăn

đối với cư dân. Người có vốn tạm thời nhàn rỗi không có nơi gửi, người cần

vốn cho sản xuất kinh doanh thì không có nơi để vay. Thấy rõ được vấn đề

này, năm 1995 Thanh Hoá đã chuẩn bị một cách tích cực để thành lập Quỹ tín

dụng nhân dân.

Đến cuối năm 1996 Thanh Hoá đã thành lập được 22 Quỹ tín dụng

nhân dân, trên 11 huyện, thị xã. Bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho

sản xuất và đời sống đối với nông nghiệp, nông thôn, hạn chế và đẩy lùi từng

bước nạn cho vay nặng lãi.

pdf 22 trang chauphong 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng

Tiểu luận Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG.. 
TIỂU LUẬN 
Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng 
 2 
LỜI NÓI ĐẦU 
Thành lập quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới là phù hợp với 
nguyện vọng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, làm 
đa dạng hoá tổ chức tín dụng và cũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước 
liên quan đến nhiều người. Do vừa trải qua sự đổ vỡ hàng loạt, Hợp tác xã tín 
dụng nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân theo kiểu mới phải có bước chuẩn 
bị kỹ lưỡng, thận trọng. Trong khi đó ta chưa có thực tế, đây là khó khăn cho 
việc thành lập đưa Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn hiệu quả là trách 
nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp. 
Với hiểu biết của bản thân có hạn, lại chưa có kinh nghiệm, song tôi 
mạnh dạn viết về mô hình này, chắc còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong 
các Thầy, Cô giáo và bạn đồng nghiệp góp ý chân thành giúp đỡ tận tình. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
 3 
PHẦN I 
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ THÀNH LẬP QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 
Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến 
lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Tổ chức lại và phát 
huy có hiệu quả của hoạt động, Hợp tác xã tín dụng là một trong những giải pháp 
quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách theo yêu 
cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính sách 
tiền tệ, tín dụng ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. 
Hợp tác xã tín dụng ở nước ta đã ra đời đầu thập kỷ 60, và tồn tại đến 
cuối thập kỷ 80, chặng đường ấy nó đã làm được một số việc không nhỏ: 
- Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng dân cư, và cho vay 
vốn trở lại đối với những hộ có sức lao động nhưng thiếu vốn, nhằm phục vụ 
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. 
- Làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng Nhà nước. 
- Đã hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn. 
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động của 
Hợp tác xã tín dụng theo cơ chế cũ không chuyển hướng kịp thời, nên đã lâm 
vào tính đổ vỡ hàng loạt, gây mất lòng tin với người dân. Ở nông thôn xuất 
hiện hình thức tín dụng “chui”, huy động vốn và cho vay với lãi suất cao, gây 
mất trật tự, ổn định. Từ đây phải đòi hỏi có một tổ chức tín dụng thích hợp 
thay thế. Đó là Quỹ tín dụng nhân dân (thực chất đây là loại hình Hợp tác xã 
tín dụng kiểu mới). 
Cơ sở để thành lập Quỹ tín dụng nhân dân: 
- Căn cứ theo Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài 
chính ngày 24 tháng 5 năm 1990. 
- Căn cứ vào Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng 
Chính phủ triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân. 
 4 
- Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình phải đảm bảo các 
nguyên tắc: 
+ Là một tổ chức kinh tế theo mô hình Hợp tác xã, được thành lập trên 
nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, nhằm mục tiêu tương trợ vì quyền 
lợi của mỗi thành viên. 
- Mỗi Quỹ tín dụng nhân dân là đơn vị kinh tế tự chủ, có tư cách pháp 
nhân, hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính, đồng thời 
có sự quản lý hoạt động trong toàn hệ thống từ cơ sở đến Trung ương một 
cách thông suốt, nhanh nhạy. 
- Quy mô Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập tuỳ theo môi trường 
kinh tế và trình độ cán bộ ở mỗi nơi để tổ chức cho thích hợp, trên cơ sở địa 
giới xã và vùng lân cận, không nhất thiết theo địa giới hành chính đơn thuần. 
+ Được cấp uỷ địa phương nhất trí và phải thực hiện đúng các điều kiện 
cần thiết theo quy định. 
Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, người đông, trên 80% dân số sống ở 
vùng nông nghiệp và nông thôn, các tổ chức tín dụng quốc doanh hoạt động 
chủ yếu ở trung tâm huyện lỵ, thành phố. Đây là một trong những khó khăn 
đối với cư dân. Người có vốn tạm thời nhàn rỗi không có nơi gửi, người cần 
vốn cho sản xuất kinh doanh thì không có nơi để vay. Thấy rõ được vấn đề 
này, năm 1995 Thanh Hoá đã chuẩn bị một cách tích cực để thành lập Quỹ tín 
dụng nhân dân. 
Đến cuối năm 1996 Thanh Hoá đã thành lập được 22 Quỹ tín dụng 
nhân dân, trên 11 huyện, thị xã. Bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho 
sản xuất và đời sống đối với nông nghiệp, nông thôn, hạn chế và đẩy lùi từng 
bước nạn cho vay nặng lãi. 
Thành lập được Quỹ tín dụng nhân dân đã khó, nhưng để đảm bảo cho 
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đúng hành lang pháp lý, ngăn chặn các 
trường hợp xấu nhất có thể xảy ra càng khó khăn hơn. Đây là việc làm không 
riêng của một cấp, một ngành. Khác hẳn với các loại hình hoạt động khác. 
 5 
Nếu Quỹ tín dụng nhân dân trên 1 địa bàn xã, phường nào đó bị đổ vỡ, nó có 
sức công phá rất lớn, ảnh hưởng cả hệ thống, không có khả năng chi trả, 
người rút tiền không được, chắc chắn hệ thống chính trị xã hội sẽ không bình 
thường. Đây là vấn đề đặt ra, buộc nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý 
phải thấy được hai mặt của một vấn đề. 
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cả 
hai phương diện Quy mô vốn và chất lượng vốn, ngay trong năm 1997 – 1998 
Quỹ tín dụng nhân dân chịu sự điều chỉnh cơ bản của 2 Luật: 
- Luật Hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 và Luật Các tổ chức tín 
dụng được Quốc hội nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Kỳ họp 
thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997. Như vậy về công tác tổ chức Quỹ tín dụng 
nhân dân phải tuân thủ Luật Hợp tác xã, về lĩnh vực hoạt động tiền tệ tín 
dụng, Quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng. 
Phải đánh giá cho được Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo 2 Luật 
này đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn, từ đó để các ngành chức năng, mà trực 
tiếp là Ngân hàng Nhà nước quản lý, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân. (Khoản 
2 Điều 42 Nghị định số 42/CP, ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành Điều 
lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân và Điều 72 Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 
13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân 
dân). Thực tế đã ghi nhận điều đó. Ngay từ những ngày đầu thành lập Quỹ tín 
dụng nhân dân đến nay, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đào tạo, hướng dẫn 
và kiểm tra, thanh tra hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm đưa hoạt động 
của loại hình này mở rộng quy mô nhưng chắc chắn, bền vững. 
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bước đầu Quỹ tín dụng nhân dân hoạt 
động vì mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, phục vụ phát triển sản xuất, 
kinh doanh và phục vụ đời sống giữa các thành viên. 
Số liệu cuối năm 1997 so với tháng đầu năm 1998. 
 6 
 7 
Danh mục 
6 tháng đầu 
năm 1998 
So năm 1997 
Số tuyệt đối 
tăng (+) giảm (-) 
Tỷ lệ % 
tăng (+) giảm (-) 
1 2 3 4 
1. Số Quỹ tín dụng nhân dân 32 quỹ. + 10 quỹ. + 45,5 
2. Tổng thành tiền. 11.260 thành viên. + 5.120 thành viên. + 83,3 
3. Tổng nguồn vốn hoạt động. 20.300 triệu đồng. + 7.700 triệu đồng. + 61,1 
Trong đó: 
- Vốn điều lệ. 2.100 triệu đồng. + 700 triệu đồng. + 50,1 
- Vốn huy động. 11.800 triệu đồng. +5.100 triệu đồng. + 76,1 
- Nguồn vốn đi vay. 5.600 triệu đồng. + 2.600 triệu đồng. + 86,6 
- Vốn khác 800 triệu đồng. + 300 triệu đồng. + 60,0 
4. Số lượt thành viên vay vốn. 7.500 lượt. + 2.756 lượt. + 58,4 
5. Tổng dư nợ. 18.743 triệu đồng. + 6.881 triệu đồng. + 59,4% 
- Trong đó nợ quá hạn. 130 triệu đồng. + 37 triệu đồng. 
Tuy vËy ®iÒu ®¸ng tiÕc x¶y ra. C¸c Quü tÝn dông 
nh©n d©n ®i vµo khai tr­¬ng ho¹t ®éng tõ n¨m 1996, 
®Õn n¨m 2005 trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸ ®· ph¶i rót 
giÊy phÐp ho¹t ®éng 3 Quü tÝn dông nh©n d©n vµo cuèi 
n¨m 1998 mét quü, n¨m 1999 hai quü. 
 8 
PHẦN II 
RÚT GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 
HOẰNG NGỌC, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ 
Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc được Chi nhánh Ngân hàng Nhà 
nước tỉnh Thanh Hoá cấp giấy phép hoạt động cuối năm 1995. Đến đầu năm 
1996 đi vào khai trương hoạt động. Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc là 
một pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng tổng kết tài sản, có con dấu riêng. 
1. Bộ máy hoạt động. 
- Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng có 3 thành viên, được Đại hội thành 
viên bầu ra theo thể thức bầu cử trực tiếp, bỏ phiếu kín; các thành viên Hội 
đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. 
- Có một kiểm soát viên do Đại hội thành viên bầu. 
- Điều hành Quỹ tín dụng nhân dân là Giám đốc do Hội đồng quản trị 
bổ nhiệm. 
(Ba chức danh trên đã được Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh 
Thanh Hoá chuẩn y). 
- Một số chức danh khác gồm: 
+ Cán bộ kế toán, cán bộ tín dụng, và thủ quỹ. 
Như vậy bộ máy hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc đã 
thực hiện đúng Quyết định số 155/QĐ-NH 17 ngày 16/8/1993 của Thống đốc 
Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ tín dụng 
nhân dân. 
2. Vốn hoạt động. 
-Ban đầu khai trương hoạt động vốn điều lệ bắt buộc phải đủ. Quỹ tín 
dụng nhân dân Hoằng Ngọc đã hội đủ 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng). 
- Vốn huy động: Vốn huy động thời điểm đầu đặc biệt khó khăn, mới 
đáp ứng được trên dưới 40 triệu đồng; không riêng gì Quỹ tín dụng nhân dân 
Hoằng Ngọc, mà bất cứ một tổ chức tín dụng nào thu hút vốn huy động thấp 
 9 
thì không thể mở mang được thành viên, được khách hàng. Hơn nữa sau năm 
tài chính sẽ gặp khó khăn. Nguồn vốn khai thác tại chỗ bao giờ cũng sinh lời 
cao, và nó bảo đảm cân đối giữa huy động vốn và cho vay. 
- Vốn vay: Vốn vay là cần thiết khi thành lập vốn “mồi” mang lại lòng 
tin cho khách hàng. Đặc biệt trong công tác thanh toán để đảm bảo sự tín 
nhiệm của Quỹ đối với người gửi tiền. Khách hàng rút tiền gửi có những 
trường hợp có thể xảy ra: 
- Rút đúng cam kết thời gian gửi, thời gian rút. 
- Rút trước thời hạn. 
Dù rút đúng kỳ hạn hay rút trước kỳ hạn Quỹ tín dụng nhân dân đều 
phải trả. Nếu khất khách hàng thì chắc chắn tiền gửi sẽ bị rút hàng loạt. Vậy 
nếu vốn vay đáp ứng: 
- Giải quyết trả tiền gửi cho khách. 
- Cho vay thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh. 
Tuy vậy vốn vay ràng buộc một số điều kiện nhất định. Vốn huy động 
tại chỗ được nhiều thì được vay tỷ lệ tương ứng và ngược lại. Hơn nữa vốn 
vay khả năng sinh lời thấp do: phải trả lãi vay cao; và chi phí vận chuyển trên 
đường đi. 
Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc sau hơn 2 năm hoạt động đã có 
dấu hiệu đi xuống. Mặc dù Chi nhánh ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo nhiều 
lần bằng văn bản, song không những không khắc phục được mà tiếp tục vi 
phạm chế độ. 
Ngày 13/7/1998 Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh 
Hoá đã có Quyết định số 412 về việc rút Giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng 
nhân dân Hoằng Ngọc huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá (Quyết định có 
hiệu lực từ ngày 01/8/1998). 
Cơ sở rút giấy phép: 
a. Qua công tác giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và công tác thanh tra 
của các phòng ban chức năng cho thấy: 
 10
- Cấp uỷ chính quyền xã Hoằng Ngọc hiểu sai về loại hình này. Họ cho 
rằng thành lập Quỹ tín dụng nhân dân để nhằm vay vốn của Nhà nước, vậy 
nên không coi trọng khai thác nguồn vốn tại chỗ; can thiệp quá sâu vào công 
việc của Hội đồng quản trị. 
- UBND xã đã gây sức ... gân hàng 
đã có thâm niên trên 50 năm (thành lập năm 1951) nhưng khi bước vào cơ chế 
thị trường đã phải trả giá, điển hình vụ TAMEXCO thành phố Hồ Chí Minh, 
Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phải 
lĩnh án tù giam, một số cán bộ chủ chốt của Ngân hàng ngoại thương Chi 
nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Công thương Chi nhánh thành 
phố Hồ Chí Minh chịu mức án cao nhất, hàng chục tỷ đồng không có khả 
năng thu hồi. Trong khi đó cán bộ của Quỹ tín dụng nhân dân chỉ đào tạo 
được 45 ngày để cấp chứng chỉ hành nghề làm sao có thể tránh được sai lầm 
(ở đây chưa đề cập đến cố ý làm trái pháp luật). 
d. Đối với các ngành, các cấp: 
Việc rút giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc trong 
thời gian thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân. Theo Quyết định số 
 15
260/TTg ngày 02/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ 
đạo Trung ương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân tại Điều 4 quy định 
thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố gồm: 
- Một phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố - Trưởng ban. 
- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố - Phó 
trưởng ban thường trực. 
- Một phó Giám đốc Sở tài chính tỉnh, thành phố - Uỷ viên. 
- Một phó Giám đốc Sở tư pháp tỉnh, thành phố – Uỷ viên. 
- Một phó Hội trưởng Hội nông dân tỉnh, thành phố – Uỷ viên. 
- Một phó Chủ tịch Hội hội các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm Uỷ 
viên. 
Thực chất Ban chỉ đạo chỉ mang tính danh nghĩa. Hầu như khoán trắng 
cho Ngân hàng Nhà nước. Ngay từ ngày đầu năm 1998, qua công tác giám sát 
các loại báo cáo, kiểm tra tại chỗ Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc, Ngân 
hàng Nhà nước đã có văn bản báo cáo đồng chí trưởng Ban chỉ đạo, cùng các 
Uỷ viên những yếu kém, nhưng không có phương án củng cố. 
Đến đây có thể nói rằng việc rút giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng 
nhân dân Hoằng Ngọc trách nhiệm này cũng phải thuộc vào các ngành, các 
cấp. Thậm chí đến năm 2000 tổng kết thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân 
dân mà nhiều thành viên trong Ban chỉ đạo không biết tỉnh Thanh Hoá có bao 
nhiêu Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, bao nhiêu quỹ bị rút giấy phép. 
c. Đối với đơn vị cho vay vốn: Vô trách nhiệm, cho Quỹ tín dụng nhân 
dân Hoằng Ngọc vay không kiểm tra sử dụng vốn vay. Nếu kiểm tra sử dụng 
vốn vay kịp thời sẽ không xảy ra tình trạng UBND xã vay 60 triệu đồng sử 
dụng xây dựng hạ tầng cơ sở. Đúng ra số tiền đó cho thành viên vay để phát 
triển sản xuất kinh doanh, cải thiện nâng cao đời sống. 
Suy cho cùng Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc bị rút giấy phép hoạt 
động, người chịu thiệt thòi, mất mát lớn nhất là thành viên Quỹ tín dụng nhân 
 16
dân Hoằng Ngọc, các tầng lớp dân cư xã Hoằng Ngọc và dân cư vùng lân cận; 
Trong khi đó các cấp, các ngành bình chân như vại. 
 17
PHẦN III 
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Nhận xét: Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân là điều tất yếu, nó phù 
hợp với xu thế phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. (Ở một số nước 
phát triển như Canada; Cộng hoà Liên bang Đức, mô hình này đã có ngót một 
trăm năm). 
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2005 đã thành lập 
được 35 Quỹ tín dụng nhân dân, hiện còn 32 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt 
động (3 Quỹ bị rút giấy phép). Số liệu đến 31/12/2005 như sau: 
- Đã kết nạp được 29.437 thành viên. 
- Tổng nguồn vốn hoạt động đạt 227.892 triệu đồng. 
Trong đó: 
- Vốn điều lệ 12.984 triệu đồng. 
- Vốn huy động 114.025 triệu đồng. 
- Vốn vay 83.369 triệu đồng. 
- Vốn khác 17.514 triệu đồng. 
- Thành viên dư nợ 213.614 triệu đồng. 
Trong đó nợ quá hạn 556 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,26%. 
Đây là tỷ lệ lý tưởng mà không có một tổ chức tín dụng nào có được kể 
cả Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần. 
- Lãi đạt 2.882 triệu đồng. 
Bình quân một thành viên dư nợ 7.256.000 đồng, đây là một con số 
không nhỏ đối với vùng nông nghiệp và nông thôn, giúp cho họ có vốn để sản 
xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, mở rộng ngành nghề truyền thống, hạn 
chế nạn cho vay nặng lãi, và các tệ nạn xã hội khác. 
Sau 10 năm Thanh Hoá mới thành lập được 32 Quỹ tín dụng nhân dân 
trên 627 xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ 5,1% là quá thấp. Đến nay chưa một 
cấp, một ngành nào đánh giá một cách đầy đủ về tính ưu việt của loại hình 
 18
này, và cũng không đưa ra được kế hoạch, chương trình thành lập Quỹ tín 
dụng nhân dân cho những năm tiếp theo. 
2. Kiến nghị. 
2.1. Công tác tuyên truyền. 
Để cho Quỹ tín dụng nhân dân phát triển, hoạt động an toàn, có hiệu 
quả, đi vào cuộc sống ở vùng nông nghiệp, nông thôn công tác tuyên truyền 
phải được coi trọng đến các cấp, các ngành. 
2.2. Về công tác đào tạo. 
Chính phủ nên giao cho một số ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài 
chính chịu trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân. Thời gian 
đào tạo tối thiểu là 24 tháng, chứ không như 45 ngày hiện nay. Vì đây là lĩnh vực 
nhạy cảm khác hẳn với các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã khác. 
Không chỉ thế, hàng năm phải mở lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại. 
Nếu cứ như hiện nay chế độ tín dụng, chế độ kho quỹ, chế độ kế toán và các 
văn bản khác chỉ gửi qua con đường bưu điện, Quỹ tín dụng nhân dân tự 
nghiên cứu là không được. Vì trình độ của từng quỹ bị hạn chế; hiểu không 
hết, cập nhật không kịp thời dẫn đến họ làm sai, vi phạm chế độ dẫn đến mất 
cán bộ, mất vốn, thành viên mất lòng tin. 
2.3. Chính sách thuế. 
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 11 huyện thị có Quỹ tín dụng nhân dân 
hầu như 11 huyện thu thuế thu nhập mức khác nhau. Nếu thuế thu nhập doanh 
nghiệp quá cao thì ảnh hưởng trực tiếp đến chia lợi tức cổ phần. Lợi tức cổ 
phần về chế độ quy định lời ăn, lỗ chịu nhưng đây là sách vở. Thực tế bằng 
cách này cách khác, người góp vốn được hưởng khoản lợi tức tối thiểu bằng 
lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng. Nếu không giải quyết được quyền lợi này 
thì vốn điều lệ của 32 Quỹ tín dụng nhân dân chỉ đạt 1.471.850.000 đồng 
(50.000 đồng x 29.437 thành viên) thực tế vốn điều lệ đến 31/12/2005 đạt 
12.984.000.000 đồng, số chênh lệch 11.512.000.000 đồng là của những người 
 19
có tiền, số người này họ không vay. Vốn điều lệ thấp thì bị hạn chế rất lớn về 
huy động vốn, về cho vay thành viên. 
Vậy đề nghị Bộ Tài chính tham mưu do Chính phủ có khung thu thuế 
thu nhập đúng mức, dễ thực hiện, thực hiện thống nhất trên toàn quốc, bảo 
đảm được quyền lợi người góp vốn, và hạch toán của Quỹ tín dụng nhân dân 
bảo đảm khách quan trung thực. 
2.4. Quỹ tín dụng nhân dân phải được bình đẳng như các tổ chức tín 
dụng khác. 
* Về vay vốn: 
Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Các tổ chức tín dụng được vay 
vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngoài”. 
Nhưng khoản 2 Điều 37 Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân quy định: 
“Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân 
Trung ương, vay vốn của các tổ chức tín dụng không phải là Quỹ tín dụng 
nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”. 
Quy định này có nghĩa là Quỹ tín dụng nhân dân A không được vay 
vốn của Quỹ tín dụng nhân dân B và ngược lại. 
Quy định này không bình đẳng, Quỹ tín dụng nhân dân gặp nhiều khó 
khăn. Đó là: 
Quỹ tín dụng nhân dân A thừa vốn thì mang lên Quỹ tín dụng nhân dân 
Trung ương gửi theo mức lãi suất tiền gửi, lãi suất này bao giờ cũng thấp, 
không bù đắp nổi chi phí ban đầu và chi phí vận chuyển trên đường đi; Quỹ 
tín dụng nhân dân B thiếu vốn phải lên Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 
vay chênh lệch nhau không đáng kể thậm chí hoà vốn, mặc dù hai quỹ đó liền 
kề nhau, vẫn không được cho nhau vay. 
Như vậy quy định này không những không bình đẳng mà còn tạo nên 
lãng phí tiền của xã hội (chi phí vận chuyển trên đường đi của mỗi quỹ 2 lần; 
đi gửi, đến hạn đi lĩnh về; đi vay đến hạn đi trả), tạo nên một lớp trung gian 
 20
Quỹ tín dụng Trung ương ngồi hưởng chênh lệch của Quỹ tín dụng nhân dân 
A và Quỹ tín dụng nhân dân B, trong khi đó tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị 
định này đều quy định Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân 
Trung ương đều là tổ chức tín dụng hợp tác. 
* Về cho vay vốn: 
Tổ chức tín dụng Nhà nước cho khách hàng vay vốn các trường hợp 
thiên tai địch hoạ thì được Chính phủ cho giản nợ, khoanh nợ, xoá nợ; được 
giảm lãi suất tiền vay. Nhưng Quỹ tín dụng nhân dân không được Nhà nước 
ưu đãi như Ngân hàng thương mại Quốc doanh. 
Thực tế đã xảy ra: Một cánh đồng có 2 thửa ruộng trồng cây lương thực 
hoặc cây công nghiệp khi bị thiên tai địch hoạ thì thửa ruộng vay vốn Ngân 
hàng Quốc doanh được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đề nghị Nhà nước có 
chế độ ưu đãi. Còn thửa ruộng vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên 
phải lo trả nợ cả gốc và lãi; cùng lắm thì được gia hạn nợ thời gian bằng 1 chu 
kỳ nữa. 
2.5. Về công tác hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra. 
Từ khi được thành lập mô hình Quỹ tín dụng nhân dân đến nay, Ngân hàng 
Nhà nước vừa là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ, vừa là cơ quan quản lý, kiểm tra, 
thanh tra Quỹ tín dụng nhân dân; điều này phản ánh không khách quan. 
Để cho Quỹ tín dụng nhân dân phát triển bền vững, lâu dài, đề nghị 
Chính phủ nên phân cấp. 
Đã hướng dẫn nghiệp vụ thì không được làm công tác kiểm tra thanh tra. 
2.6. Đối với Đảng uỷ, chính quyền xã có Quỹ tín dụng nhân dân. 
- Không được can thiệp quá sâu vào công tác tổ chức, hoạt động của Quỹ 
tín dụng nhân dân; phải tôn trọng quyền của Quỹ tín dụng nhân dân đã được Luật 
Hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác quy định. 
- Tạo điều kiện thuận lợi về nhân sự để cán bộ trong Quỹ tín dụng làm 
việc lâu dài mới có hiệu quả, tránh sự xáo trộn không cần thiết, dẫn đến người 
 21
mới chưa biết nghiệp vụ lại cơ cấu vào quản lý hoạt động Quỹ tín dụng nhân 
dân sẽ bị hạn chế. 
 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Luật Hợp tác xã thông qua Khoá IX Kỳ họp thứ 9 ngày 20/3/1996. 
- Luật Hợp tác xã Khoá I Quốc hội XI Kỳ họp thứ 4 từ 21/10 đến 
26/11/2003. 
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quốc hội Khoá X Kỳ họp thứ 2 
ngày 12/12/1997 (số 01/1997/QH10). 
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quốc hội Khoá XI Kỳ họp thứ 3 
ngày 17/6/2003 (số 10/2003/QH11). 
- Luật Các tổ chức tín dụng Quốc hội Khoá X Kỳ họp thứ 2 ngày 
12/12/1997 (số 02/1997/QH10). 
- Luật Các tổ chức tín dụng Quốc hội Khoá XI ngày 15/6/2004 (số 
20/2004/QH11). 
- Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 
24/5/1990. 
- Nghị định số 42/CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành điều lệ 
mẫu Quỹ tín dụng nhân dân. 
- Nghị định số 48/2001/CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức 
và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. 
- Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ quyết 
định triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (kèm đề án). 
- Quyết định số 26/QĐ/NH17 ngày 29/01/1996 của Thống đốc Ngân 
hàng Nhà nước “V/v bổ sung, sửa đổi một số điểm về quy chế tổ chức, hoạt 
động của Quỹ tín dụng nhân dân”. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_mot_so_van_de_quy_tin_dung_ngan_hang.pdf