Tiểu luận Một số biện pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Mẫu giáo Hoa Mai, xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2017-2018
(Bản scan)
Trong quản lý, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu để thực hiện quản lý. Ngay trong Hiến pháp cũng đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật”, vì vậy công tác kiểm tra nội bộ nói chung, công tác kiểm tra hoạt động sự phạm giáo viên cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý làm nền tảng cho việc kiểm tra, đánh giá. Hiện nay, công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản, các văn bản chủ yếu gồm:
| Luật giáo dục 2005, Luật sửa đổi bổ sung luật giáo dục 2009 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục.
| Điều lệ Trường mầm non (ban hành kèm theo QĐ số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non (ban hành kèm theo QĐ số 14/2008/QĐBGDĐT ngày 27 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo). Trong lĩnh vực kiểm tra giờ dạy của giáo viên hiện nay có một số văn bản điều chỉnh như Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Ngoài ra, Nghị định 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/05/2013 quy định nhiệm vụ của thanh tra trong hoạt động giáo dục thì Hiệu trưởng được giao việc “kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo” thay vì trước đây là nhiệm vụ của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. Nghị định này đã phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, đòi hỏi trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác quản lý chất lượng đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục.
| Năm học 2016-2017, trong phương hướng, nhiệm vụ năm học đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý... Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn; tăng cường kiểm tra chuyên môn các trường trung học nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục”
Vì vậy, việc thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, thiếu tính sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo dục của nhà trường là vai trò quan trọng của hiệu trưởng. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó, người hiệu trưởng cần phải chú trọng đến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại trường mình quản lý, một công việc góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường.
File đính kèm:
- tieu_luan_mot_so_bien_phap_kiem_tra_danh_gia_gio_day_tren_lo.pdf