Tiểu luận Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu

GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU

1. Một số khái niệm

- Theo Quy chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (ban hành kèm theo Quyết

định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của bộ Thương Mại) thì giám định được

hiểu là việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ

thuật để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá.

- Theo Hiệp định 209/WTO/VB thì hoạt động giám định hàng hóa là mọi hoạt

động liên quan đến việc thẩm định số lượng, chất lượng và giá cả, kể cá tỉ giá hối

đoái và các điều kiện tài chính, và hoặc phân loại hải quan của hàng hóa xuất khẩu

đến lãnh thổ thành viên sử dụng.

 Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các mặt:

- Giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn

vệ sinh, trị giá.

- Giám định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá.

- Giám định quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu.

- Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có

yêu cầu phát sinh.

pdf 37 trang chauphong 19/08/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu

Tiểu luận Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
1 
Tiểu luận 
Giám định và truy xuất nguồn gốc 
hang hóa xuất nhập khẩu 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
2 
GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU 
1. Một số khái niệm 
- Theo Quy chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (ban hành kèm theo Quyết 
định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của bộ Thương Mại) thì giám định được 
hiểu là việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ 
thuật để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá. 
- Theo Hiệp định 209/WTO/VB thì hoạt động giám định hàng hóa là mọi hoạt 
động liên quan đến việc thẩm định số lượng, chất lượng và giá cả, kể cá tỉ giá hối 
đoái và các điều kiện tài chính, và hoặc phân loại hải quan của hàng hóa xuất khẩu 
đến lãnh thổ thành viên sử dụng. 
 Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các mặt: 
- Giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn 
vệ sinh, trị giá. 
- Giám định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá. 
- Giám định quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu. 
- Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có 
yêu cầu phát sinh. 
 Giám định Kiểm tra nhà nước 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
3 
Mục 
đích 
Bảo vệ lợi ích của một bên hoặc các 
bên có liên quan đến hàng hoá cần 
giám định. 
Bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người 
tiêu dùng và quyền lợi chính đáng 
của doanh nghiệp sản xuất kinh 
doanh. 
Đối 
tượng 
Tất cả hàng hoá cần giám định. Hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm 
tra nhà nước do Thủ tướng Chính 
phủ ban hành trong từng thời kỳ. 
Nội 
dung 
Số lượng, chất lượng, quy cách, bao 
bì, giá trị hàng hoá, tổn thất, an toàn, 
vệ sinh. 
Các chỉ tiêu và yêu cầu liên quan đến 
chất lượng, an toàn, vệ sinh, môi 
trường và các yêu cầu khác theo quy 
định của pháp luật. 
Căn 
cứ 
Các quy định trong hợp đồng mua, 
bán giữa các bên. 
Tiêu chuẩn (TCVN, TCN) hoặc các 
quy định kỹ thuật. 
Tổ 
chức 
thực 
hiện 
Tổ chức giám định được cấp giấy 
chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch 
vụ giám định hàng hoá. 
Tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ 
kỹ thuật của các Bộ, ngành được cơ 
quan có thẩm quyền chỉ định thực 
hiện 
Kết 
quả 
Kết quả được thể hiện trong chứng 
thư giám định làm căn cứ để các bên 
giải quyết. 
Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có 
thẩm quyền cho phép hoặc không 
cho phép thông quan đối với hàng 
hoá xuất nhập khẩu, cho phép hoặc 
không cho phép lưu thông trên thị 
trường đối với hàng hoá sản xuất 
trong nước. 
Phân 
biệt 
giữa 
giám 
định 
và 
kiểm 
tra 
nhà 
nước 
theo 
Quatest 3 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
4 
Những mặt hàng nào phải đăng ký kiểm tra nhà nước theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg 
- Mũ bảo vệ cho người đi xe máy; 
- Mũ bảo vệ cho trẻ em tham gia giao thông; 
- Thép tròn cán nóng và thép cốt bê tông cán nóng dùng trong xây dựng; 
- Dây thép dự ứng lực làm cốt bê tông; 
- Xi măng các loại, Tấm lợp amiăng xi măng, 
Dầm bê tông cốt thép ứng lực trước PPB và viên blốc bê tông dùng làm sàn và mái nhà; 
- Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V; 
- Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời; 
- Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng; 
- Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng; 
- Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác; 
- Máy sấy khô tay; 
- Bàn là điện; 
- Lò vi sóng; 
- Nồi nấu cơm điện; 
- Ấm đun nước; 
- Bếp điện, lò nướng điện, chảo điện, vỉ nướng điện; 
- Dụng cụ pha chè hoặc cà phê; 
- Quạt điện; 
- Xăng không chì; 
- Nhiên liệu Diesel; 
- Đồ chơi dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi. 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
5 
2. Đối tượng của giám định hàng hóa 
Điều 1 Quyết định 1343-TM/PC về ban hành bản quy chế giám định hàng hóa xuất 
nhập khẩu của bộ Thương Mại quy định tất cả hàng hoá xuất khẩu theo danh mục I 
và hàng hoá nhập khẩu theo danh mục II kèm theo Quy chế này đều phải giám 
định. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có tổn thất sẽ áp dụng Điều 14 Nghị định 
số 54-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật thuế 
xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 
3. Mục đích của giám định 
Đối với chính phủ, việc cần giám định nhằm mục đích an toàn thực phẩm và qui 
các chất lượng và phẩm chất hàng hóa tuân thủ theo những qui định và tiêu chuẩn 
đã đưa ra nhằm giảm rủi ro cho người mua, người sở hữu, người sử dụng và người 
tiêu dùng của những đối tượng đã được giám định. 
- Giám định phục vụ hải quan để thông quan, áp thuế... (với các loại hình 
giám định số lượng, khối lượng, giám định tên hàng, chủng loại, mục đích 
sử dụng...) 
- Giám định phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá: bao gồm đá 
quý, kim loại quý hiếm 
- Giám định vệ sinh, an toàn hàng hoá 
- Giám định phục vụ nghiệm thu, quyết toán công trình đầu tư 
- Giám định phục vụ bảo vệ môi trường 
- Giám định phục vụ bảo hiểm 
4. Các loại hình giám định 
Tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám 
định, tuỳ thuộc vào thời gian và địa điểm giám định mà có thể có nhiều cách phân 
loại dịch vụ giám định khác nhau. 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
6 
4.1 Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định: 
Có thể chia giám định thành hai loại: Giám định hàng hoá và giám định phi hàng 
hoá. 
4.1.1Giám định hàng hoá bao gồm: 
- Giám định số, khối lượng hàng hoá. 
- Giám định quy cách, phẩm chất, tình trạng hàng hoá. 
- Giám định bao bì, kí mã hiệu. 
- Giám định tổn thất hàng hoá. 
- Giám định thể tích hàng đối với hàng lỏng. 
- Giám định mức độ vệ sinh, an toàn cho việc sử dụng hàng hoá. 
- Thẩm định trị giá hàng hoá. 
- Giám định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. 
- Giám định đặc tính hàng hoá và tính năng sử dụng. 
- Giám định lắp đặt, vận hành, nghiệm thu hệ thống máy móc thiết bị... 
4.1.2 Giám định phi hàng hoá bao gồm: 
- Giám định điều kiện của các phương tiện vận tải như: Độ kín chắc, sạch sẽ hầm 
tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định điều kiện, kĩ 
thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, các vật 
liệu chèn lót, hệ thống thông gió,... 
- Giám định phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ. 
- Giám định phượng tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại. 
- Giám định kho tàng và cách bảo quản hàng hoá. 
- Giám định và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất lượng, vệ 
sinh an toàn, bảo vệ môi trường,... 
- Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng. 
- Thẩm định hạch toán công trình đầu tư. 
- Giám định công trình xây dựng 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
7 
4.2 Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định 
4.2.1 Giám định thương mại 
Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các mặt số, khối lượng, phẩm chất, quy 
cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an toàn hàng hoá,theo quy định của 
hợp đồng mua bán ngoại thương. Giám định các điều kiện, tình trạng, khả năng 
chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy định của hợp đồng vận tải. Giám định 
nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn 
thất theo hợp đồng bảo hiểm, 
Hoạt động giám định thương mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám 
định độc lập, trung lập tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. 
4.2.2 Giám định chất lượng 
Bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định 
phải kiểm tra (còn gọi là kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu) 
Danh mục này hiện nay bao gồm khoảng 13 nhóm mặt hàng về lương thực, thực 
phẩm, máy móc thiết bị lẻ nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 
Tài liệu giám định hàng hoá xuất nhập khẩu – 2001 
Cơ quan kiểm tra Nhà nước là các cơ quan sự nghiệp kĩ thuật chuyên ngành trực 
thuộc các Bộ chuyên ngành hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực 
thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm 
tra Nhà nước về chất lượng không có giá trị khiếu nại đối với các bên mua bán 
trong hợp đồng mua bán Ngoại thương mà chỉ phục vụ cho yêu cầu quản lí Nhà 
nước. 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
8 
4.2.3 Giám định hàng hoá 
Phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu của Hải quan 
Gồm các nội dung sau: 
- Giám định xác định tên hàng để cho phép nhập khẩu và áp mã thuế đối với hàng 
hoá nhập khẩu 
- Xác định số, khối lượng thực tế của hàng hoá 
- Xác định tình trạng cũ, mới, chất lượng còn lại của hàng đã qua sử dụng 
- Xác định mức độ hư hỏng, tổn thất, thiếu hụt để thực hiện việc giảm thuế nhập 
khẩu theo quy định của Luật thuế và NĐ 54/CP. 
Cơ quan tiến hành giám định có thể do Hải quan hoặc chủ hàng chỉ định 
4.2.4 Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành 
Hoạt động này do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với hàng hoá 
chuyên ngành sử dụng tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơ 
quan này chỉ được thực hiện việc kiểm tra khi được Bộ KHCNMT hoặc Bộ chủ 
quản uỷ quyền và chỉ áp dụng đối với hàng hoá thuộc danh mục nhà nước bắt buộc 
kiểm tra. 
Hiện nay, có tình trạng một số Bộ tự ý qui định một số mặt hàng thuộc lĩnh vực Bộ 
đó quản lý khi xuất nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên 
ngành của Bộ đó cấp giấy chứng nhận chất lượng là trái pháp luật (trái với pháp 
lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ 86/CP). 
4.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu 
tư nước ngoài tại Việt Nam 
Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập 
trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng giá trị máy 
móc, thiết bị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất lượng thiết bị 
đầu tư. 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
9 
4.3 Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể phân loại 
thành 
- Giám định trong quá trình sản xuất 
- Giám định và giám sát việc giao nhận hàng hoá 
- Giám định hàng hoá trên tàu trước khi dỡ hàng 
- Giám định hàng hoá tại kho bãi, 
5. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay 
5.1 Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay 
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 40 tổ chức giám định (gồm cả Doanh nghiệp và Cơ 
quan quản lý Nhà nước) đang hoạt động trên thị trường giám định Việt Nam. 
Chúng ta có thể chia ra làm 5 nhóm như sau: 
* Nhóm 1: Tổ chức giám định do Nhà nước thành lập 
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một tổ chức giám định do nhà nước thành 
lập. Đó là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam-Vinacontrol được 
thành lập năm 1957 do Bộ Thương mại quản lý. Đây là doanh nghiệp dịch vụ đạt 
tiêu chuẩn ISO 9002 đầu tiên tại Việt Nam. 
* Nhóm 2: Tổ chức giám định nước ngoài 
- Công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 
. SGS – Societé G ... g sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. 
2.2 Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thực phẩm: quy định những yêu 
cầu và biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để bảo đảm an toàn thực 
phẩm; yêu cầu thực hiện truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc sản phẩm không an 
toàn; không cho phép nhập khẩu sản phẩm không an toàn, thậm chí hủy bỏ khi 
nhập khẩu 
2.3 Các nước xuất khẩu thực phẩm: đáp ứng vượt qua rào cản kỹ thuật của các 
nước nhập khẩu và đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng 
trong nước. 
3. Mục đích truy xuất: 
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và đáp 
ứng yêu cầu về mặt pháp lý. 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
29 
- Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp để trợ giúp trong việc kiểm soát và 
quản lý quá trình sản xuất. Ví dụ kiểm soát hàng tồn kho, hoặc kiểm soát hiệu quả 
của việc sử dụng nguyên liệu thô. 
- Trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vấn đề phát sinh, dễ dàng phát hiện và xử lý 
sự cố ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải quyết ở kịp thời, đồng thời cải tiến hệ 
thống để phòng tránh sự cố tương tự trong tương lai. Hỗ trợ trong việc giải quyết 
khiếu nại hoặc cung cấp thông tin đến khách hàng đặc biệt khi những khiếu nại 
này không thể giải quyết bằng cách phân tích. Vd: về thành phần hữu cơ, nguyên 
liệu thô.. 
- Đảm bảo sự thu hồi nhanh chóng sản phẩm, vì vậy bảo vệ được người tiêu 
dùng 
- Giúp khách hàng tin tưởng hơn và chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản 
phẩm của doanh nghiệp, qua đó nâng cao uy tín trên thương trường. 
4. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam 
Theo thông tư Số: 03/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và thu 
hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy 
sản và 
Theo thông tư Số: 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu 
hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn 
4.1 Đối tượng áp dụng 
4.1.1 Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Cơ sở 
trồng trọt; cơ sở sơ chế gắn liền với cơ sở trồng trọt; cơ sở thu gom; cơ sở sơ chế 
(độc lập); cơ sở bảo quản, vận chuyển; cơ sở chế biến; cơ sở kinh doanh (bao gồm 
cả thực phẩm nhập khẩu); (sau đây gọi tắt là cơ sở) 
4.1.2 Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn: Cơ 
sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ; cơ sở sơ chế; cơ sở bảo quản, vận chuyển; cơ sở chế 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
30 
biến; cơ sở kinh doanh (bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu); (sau đây gọi tắt là cơ 
sở). 
4.1.3 Thông tư này không áp dụng đối với: 
a. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm nông lâm sản có quy mô nhỏ 
để sử dụng tại chỗ và không đưa ra tiêu thụ trên thị trường; 
b. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản nhưng không dùng làm thực 
phẩm; 
4.2 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc xuất xứ 
Nguyên tắc truy xuất “Một bước trước – Một bước sau” là cơ sở phải lưu giữ thông 
tin để bảo đảm khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất kinh doanh/ công đoạn sản 
xuất trước và cơ sở sản xuất kinh doanh/ công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong 
quá trình sản xuất kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất. 
Thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác 
định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm 
trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở. 
Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một 
phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc. 
Truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm nông lâm sản do cơ sở thực hiện trong các 
trường hợp như sau: 
a) Khi cơ quan kiểm tra, giám sát yêu cầu; 
b) Khi cơ sở phát hiện thực phẩm do chính cơ sở sản xuất kinh doanh không bảo 
đảm an toàn. 
5. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm 
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau: 
- Phạm vi áp dụng của hệ thống; 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
31 
- Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong 
suốt quá trình sản xuất. Thủ tục mã hóa sản phẩm phải đảm bảo thuận lợi để 
truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước; 
- Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất; 
- Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống; 
- Thủ tục truy xuất nguồn gốc (người thực hiện, nội dung, cách thức, thời 
điểm triển khai); 
- Phân công trách nhiệm thực hiện. 
6. Lưu trữ và cung cấp thông tin: 
6.1 Lưu trữ thông tin: 
6.1.1. Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất tại mỗi cơ sở sản 
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản trong nước 
a. Đối với lô hàng nhận: 
- Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng; 
- Thời gian, địa điểm giao nhận; 
- Thông tin về lô hàng (tên/ chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện); 
b. Đối với lô hàng sản xuất: Thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn 
(thời gian sản xuất, tên/ chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ 
hàng); 
c. Đối với lô hàng giao: 
- Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng; 
- Thời gian, địa điểm giao nhận; 
- Thông tin về lô hàng (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện); 
6.1.2. Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất tại mỗi cơ sở nhập 
khẩu thực phẩm nông lâm sản 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
32 
Đối với từng lô hàng nông lâm sản nhập khẩu: ngoài các quy định về thông tin 
tối thiểu, cơ sở phải lưu trữ thêm thông tin về cơ sở sản xuất, nước xuất khẩu. 
6.1.3. Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải 
được lưu trữ bằng phương tiện phù hợp đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu và thời 
gian tối thiểu phải lưu trữ hồ sơ được quy định như sau 
a. 06 (sáu) tháng đối với thực phẩm nông lâm sản tươi sống; 
b. 02 (hai) năm đối với thực phẩm nông lâm sản đông lạnh, chế biến; 
6.2. Cung cấp thông tin: 
Khi tiến hành cung cấp, phân phối lô hàng giao, cơ sở phải cung cấp các thông tin 
để phục vụ truy xuất nguồn gốc cho cơ sở tiếp nhận lô hàng giao. 
Phương thức trao đổi thông tin truy xuất: có thể bằng văn bản, tin nhắn qua điện 
thoại, email hoặc Internet, mạng nội bộ. Không có quy định bắt buộc trong việc sử 
dụng định dạng thông tin cũng như phương thức trao đổi thông tin truy xuất. Các 
cơ sở sản xuất chủ động quyết định phương thức lưu giữ và trao đổi thông tin 
nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan thẩm quyền về thông tin truy xuất. 
7. Trình tự thủ tục truy xuất nguồn gốc hàng hóa 
Cơ sở thực hiện hoạt động truy xuất như sau: 
Khi phát hiện lô hàng sản xuất/lô hàng giao không đảm bảo an toàn thực phẩm 
hoặc khi tiếp nhận yêu cầu truy xuất; 
- Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc; 
- Nhận diện lô hàng sản xuất/ lô hàng giao cần truy xuất thông qua hồ sơ lưu 
trữ. 
- Nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng sản xuất/lô hàng 
giao phải thực hiện truy xuất nguồn gốc; 
- Xác định nguyên nhân và công đoạn mất kiểm soát; 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
33 
- Đề xuất các biện pháp xử lý; 
- Lập báo cáo kết quả truy xuất sau khi kết thúc quá trình truy xuất lô hàng 
sản xuất/ lô hàng giao. 
8. Thu hồi và xử lý sản phẩm: 
8.1. Thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm: 
a. Thiết lập các kế hoạch thu hồi sản phẩm; 
b. Áp dụng thử nghiệm và phê duyệt hiệu lực các kế hoạch thu hồi sản phẩm. 
8.2. Trình tự thủ tục thu hồi và xử lý sản phẩm: 
a. Tiếp nhận yêu cầu thu hồi và xử lý; 
b. Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi và xử lý; 
c. Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) 
trình lãnh đạo phê duyệt; 
d. Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt. 
e. Áp dụng biện pháp xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra giám sát. 
f. Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng giao bị thu 
hồi và lưu trữ hồ sơ. Trong trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ 
sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh sản phẩm, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan 
kiểm tra, giám sát. 
9. Khó khăn thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa ở Việt Nam 
- Văn bản pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ 
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm 
- Nền sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất và trình độ dân trí thấp 
- Hệ thống cung cấp nguyên liệu và phân phối phải qua nhiều đầu mối trung 
gian, thông tin có khả năng truy xuất bị mất sau khi qua hệ thống phân phối. 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
34 
- Thông tin tại từng công đoạn trong chuỗi sản xuất lưu thông, phân phối 
chưa được ghi nhận đúng mức, chưa mang tính kết nối liên tục dẫn đến chưa 
có khả năng truy xuất sản phẩm đầy đủ và chính xác. 
Vì vậy, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của tất cả các công đoạn trong 
chuỗi sản xuất với phương pháp thực hiện thống nhất trên cơ sở pháp lý 
phù hợp. 
10.Sơ đồ mô hình quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho 
sản phẩm thủysản nuôi 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
35 
THAM KHẢO 
1. HIỆP ĐỊNH WTO VỀ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI GỬI 
HÀNG 
2. QUY CHẾ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU XUẤTNHẬP 
KHẨU(BAN HÀNH KÈM THEO QUYếT ĐịNH Số 1343-TM/PC NGÀY 
07/11/1994 CủA Bộ THƯƠNG MẠI) 
3. THÔNG TƯ Số: 03/2011/TT-BNNPTNT QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT 
NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN PHẨMKHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT 
LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN 
4. THÔNG TƯ Số: 74/2011/TT-BNNPTNT QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT 
NGUỒN GỐC, THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN 
KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
36 
MỤC LỤC 
A. GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU1 
1. Một số khái niệm.1 
2. Đối tượng của giám định4 
3. Mục đích của giám định.4 
4. Các loại hình giám định..4 
5. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay.8 
5.1 Các tổ chức giám định ở Việt Nam..8 
5.2 Tổng quan thị trường giám định ở Việt Nam...10 
6. Quy trình giám định.16 
6.1 Giám định trước khi gửi hàng (PSI).16 
6.2 Giám định hàng hóa tổn thất trong container..17 
B. TRUY XUẤT NGUỒN GỐC XUẤT XỨ HÀNG HÓA..25 
1. Định nghĩa..25 
2. Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa.25 
3. Mục đích truy xuất25 
4. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam26 
4.1 Đối tượng áp dụng..26 
4.2 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc xuất xứ..27 
5. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sàn phẩm.27 
6. Lưu trữ và cung cấp thông tin.28 
6.1 Lưu trữ thông tin28 
6.2 Cung cấp thông tin..29 
7. Trình tự thủ tục truy xuất nguồn gốc hàng hóa.29 
8. Thu hồi và xử lý sản phẩm...30 
8.1 Thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm...30 
Đề tài: Giám định và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu 
37 
8.2 Trình tự thủ tục thu hồi và xử lý sản phẩm..30 
9. Khó khăn thực hiện truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam...30 
10. Sơ đồ mô hình quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo 
chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi...31 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_giam_dinh_va_truy_xuat_nguon_goc_hang_hoa_xuat_nha.pdf