Tiểu luận Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết

Phần 1: NHỮNG TRANH CHẤP, BẤT ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẤU HÀNG HÓA

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có thể xảy ra những tranh chấp,

bất đồng sau:

1.1 Các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của người

bán:

Người bán không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng hóa không phù hợp với quy

định của hợp đồng mua bán mà đôi bên đã ký kết hoặc cung cấp hàng hóa không

đúng với sự mong đợi của người mua.

1.1.1 Tranh chấp về nghĩa vụ giao hàng:

Người bán giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm, thiếu số lượng,không đúng chất

lượng không đúng tên gọi, quy cách, chủng loại ,hoặc không giao hàng )

 Về số lượng:

 Người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Như vậy,

người bán bị coi là vi phạm hợp đồng khi chỉ giao một số lượng hàng hóa

thực tế ít hơn số lượng quy định.

 Người mua có quyền từ chối phần dư ra khi người bán giao vượt quá số

lượng.

- Trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa cá biệt, hàng đặc

định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc như máy

móc thiết bị, ô tô, xe gắn máy, -> người bán buộc phải tuân thủ đúng số

lượng trong hợp đồng.

- Đối tượng của hợp đồng là các mặt hàng đồng loại mà số lượng được xác

định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ,

mét khối như ngũ cốc, nguyên vật liệu, và hợp đồng thường quy định

một số lượng phỏng chừng -> người bán có quyền giao với số lượng chênh

lệch trong tỷ lệ dung sai quy định.

pdf 46 trang chauphong 19/08/2022 29142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết

Tiểu luận Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... 
KHOA .... 
Tiểu luận 
Các tranh chấp bất đồng trong 
hoạt động xuất nhập khẩu và 
cách giải quyết 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 1 
Phần 1: NHỮNG TRANH CHẤP, BẤT ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH 
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẤU HÀNG HÓA 
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có thể xảy ra những tranh chấp, 
bất đồng sau: 
1.1 Các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của người 
bán: 
Người bán không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng hóa không phù hợp với quy 
định của hợp đồng mua bán mà đôi bên đã ký kết hoặc cung cấp hàng hóa không 
đúng với sự mong đợi của người mua. 
1.1.1 Tranh chấp về nghĩa vụ giao hàng: 
Người bán giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm, thiếu số lượng,không đúng chất 
lượng không đúng tên gọi, quy cách, chủng loại ,hoặc không giao hàng) 
 Về số lượng: 
 Người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Như vậy, 
người bán bị coi là vi phạm hợp đồng khi chỉ giao một số lượng hàng hóa 
thực tế ít hơn số lượng quy định. 
 Người mua có quyền từ chối phần dư ra khi người bán giao vượt quá số 
lượng. 
- Trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa cá biệt, hàng đặc 
định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếcnhư máy 
móc thiết bị, ô tô, xe gắn máy,-> người bán buộc phải tuân thủ đúng số 
lượng trong hợp đồng. 
- Đối tượng của hợp đồng là các mặt hàng đồng loại mà số lượng được xác 
định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, 
mét khối như ngũ cốc, nguyên vật liệu,và hợp đồng thường quy định 
một số lượng phỏng chừng -> người bán có quyền giao với số lượng chênh 
lệch trong tỷ lệ dung sai quy định. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 2 
Ví dụ 1: 
TRANH CHẤP VỀ GIAO HÀNG THIẾU 
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUẦN ÁO TRẺ EM 
Các bên: 
Nguyên đơn: Người mua – Cuba 
 Bị đơn: Người bán – Trung Quốc 
Tóm tắt vụ việc: 
25/12/2006: Ký hợp đồng mua bán với các điều kiện sau: 
- Hàng hóa: 19.500 bộ quần áo trẻ em sợi hỗn hợp với số lượng và giá cả 
khác nhau 
- Điều kiện giao hàng: FOB (cảng Trung Quốc) 
- Tổng trị giá hợp đồng: 404.415 USD 
- Phương thức đóng gói: hộp giấy 
- Giao hàng vào tháng 6/2007 
- Số lượng giao: 900 hộp giấy bốc lên tàu của Cuba 
Điều 13: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng: quy định rõ quyền 
của các bên được khiếu nại về việc thiếu hàng hóa. 
Các tình tiết: 
 Tại cảng đến Havana, người mua xác nhận có 1 số thùng có trọng lượng 
không đủ. Tuy nhiên, người mua vẫn vận chuyển số hàng trên vào kho và nhờ 
Cơ quan giám định tại Cuba . 
 Sau khi kiểm định, cơ quan này đã xác nhận như sau: 
 Thiếu 606 quần/áo trong 19 thùng hàng được giám định ( trong tổng số 
300 thùng) theo vận đơn B/L 52, hóa đơn SUL 30047. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 3 
 Thiếu 1.845 quần/áo trong 61 thùng hàng theo B/L 53, hóa đơn SUL 
30048 
 Người bán đã không chấp nhận thỏa thuận đàm phán khi người mua yêu cầu. 
Cho nên, người mua đã khởi kiện người bán phải chịu trách nhiệm cho số 
hàng thiếu & yêu cầu được bồi thường. 
Lập luận của bị đơn: 
Điều 14: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng: Số lượng và 
khối lượng của hàng hóa được xác định theo vận đơn đường biển. 
Điều 15: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng: Đơn vị khối 
lượng và đơn vị đo của bản giám định và xác nhận hàng hóa cung cấp phụ thuộc vào 
các tài liệu của bên bán. 
 Bị đơn dựa theo các quy định tại điều 14 ở trên nói rằng: sau khi hàng 
được bốc lên tàu, đã nhận được vận đơn sạch do thuyền trưởng phát hành 
xác nhận là hàng hóa hợp lệ và phù hợp với số lượng ghi trong hóa đơn và 
bản chứng nhận số thùng hàng với các chi tiết ghi trên vận đơn. 
 Bị đơn cho rằng: nếu xảy ra tình trạng thiếu hàng trầm trọng như Nguyên 
đơn biện luận thì lúc đó chắc chắn có nhiều thùng hàng rỗng đã bị mở, và 
như thế thì thuyền trưởng đã không ký vận đơn sạch. 
 Bị đơn cũng biện luận rằng : Nguyên đơn cũng đã xác nhận các thùng hàng 
vẫn hợp lệ khi được chuyển đến. 
 Bên cạnh đó, Nguyên đơn đã không trình được chứng nhận giám định 
hàng hóa để chứng minh hàng bị thiếu về khối lượng và trong thùng có 
nhiều thứ khác không phải là hàng hóa. 
 Thêm nữa, bị đơn cho rằng: hàng hóa được ký theo điều kiện FOB thì theo 
quy định của Incoterms 2000, một khi hàng được chuyển qua lan can tàu 
tại cảng bốc hàng, mọi rủi ro về mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa thì 
người mua phải chịu. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 4 
 Bị đơn cũng dựa vào điều 15 ở trên lập luận: bên bán đã cung cấp tài liệu 
để chứng minh số hàng được giao phù hợp với các quy định của hợp đồng 
và cần phải dựa vào bản xác nhận này để xác định số hàng đã giao. 
Phán quyết của trọng tài: 
 Cũng chiếu theo điều 14: các điều kiện chung về giao hàng ở trên, nhưng 
trọng tài lập luận rằng: mặc dù trên vận đơn đường biển có ghi tổng trọng 
lượng của hàng hóa nhưng không ghi rõ số hàng trong từng thùng hoặc khối 
lượng của mỗi thùng hàng. 
 Bị đơn đã trình chứng nhận về hàng hoá được đóng vào thùng khi số hàng này 
còn ở trong nhà máy, nhưng hàng đã không được bốc trực tiếp lên tàu sau khi 
rời nhà máy mà được vận chuyển bằng nhiều phương tiện, rồi cuối cùng mới 
được bốc lên tàu. Do đó, không loại trừ khả năng việc thiếu hàng xảy ra trước 
khi số hàng này được bốc lên tàu. 
 Ủy ban trọng tài cũng chiếu theo điều 13: Các điều kiện chung về giao hàng 
trong hợp đồng đã ký kết có qui định rõ quyền của các bên được khiếu nại về 
việc thiếu hàng hoá và do đó Bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc thiếu hàng 
này. 
Về tiền phạt: 
- Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 4.425,01 USD - khoản tiền đã 
trả cho số hàng thiếu 
- 180 USD phí giám định. 
- Bị đơn chịu phí trọng tài. 
 Về chất lượng : 
 Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán hàng hoặc giữa 
các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu 
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc thỏa thuận về chất 
lượng trong hợp đồng. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 5 
 Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng và 
các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây 
thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. 
Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất quy định trong hợp 
đồng. 
 Nếu là hàng đặc định thì phải giao hàng có phẩm chất hoàn toàn phù hợp với 
quy định của hợp đồng -> sự khác biệt về phẩm chất đều bị coi là vi phạm 
hợp đồng. 
 Trường hợp người bán giao hàng có khuyết tật -> người mua có quyền đòi bồi 
thường bằng hiện vật bằng cách thay thế hàng hóa mới hoặc sữa chữa khuyết 
tật. 
 Nếu là hàng đồng loại thì tùy thuộc các chỉ tiêu chất lượng trong hợp đồng để 
xét xem người bán có giao hàng đúng chất lượng hay không. 
 Tranh chấp có thể phát sinh trong các trường hợp sau: 
 Khi người bán cung cấp hàng có sự sai biệt về mặt phẩm chất so với quy định 
trong hợp đồng mà sự sai biệt đó làm cho người mua không thể sử dụng hàng 
hóa theo mục đích đã định. 
 Ngược lại, sự sai biệt đó vẫn cho phép người mua sử dụng được hàng hóa theo 
mục đích đã định nhưng hiệu quả không cao hoặc không làm thay đổi tính chất 
cơ bản của hàng hóa vẫn có thể coi như phù hợp với hợp đồng nhưng đồng thời 
người mua sẽ đòi hỏi người bán phải giảm giá cả lại lô hàng đã giao cho phù 
hợp với phẩm chất thực tế của hàng hóa -> từ đó nảy sinh tranh chấp giữa 
người mua và người bán. 
 Trong nghĩa vụ giao hàng của người bán, còn phải kể đến việc kiểm tra về sự 
phù hợp về phẩm chất và số lượng của hàng hóa thực tế đã giao với các quy định 
của hợp đồng. 
 Kết quả kiểm tra thường được thể hiện qua “ Giấy chứng nhận phẩm chất và 
số lượng” được coi là có giá trị pháp lý khi nó phản ánh rõ ràng, trung thực 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 6 
hàng giao thực tế, được xác định bởi tổ chức kiểm tra giám định có thẩm 
quyền và việc kiểm tra được tiến hành đúng thời gian, địa điểm, nội dung và 
phương pháp do hợp đồng quy định. 
 Giấy chứng nhận sự phù hợp thường có 2 loại: 
- Giấy chứng nhận sự phù hợp không có tính chất quyết định (không có giá 
trị pháp lý cuối cùng). Trong hợp đồng giữa người bán và người mua đã 
ký kết chỉ quy định việc kiểm tra phẩm chất ở nơi đi do cơ quan X tiến 
hành -> trường hợp này người bán chưa hết trách nhiệm về sự phù hợp 
của hàng hóa ở nơi đến -> người mua có quyền bác bỏ giấy chứng nhận 
đó. 
- Giấy chứng nhận về sự phù hợp có tính chất quyết định ( có giá trị pháp 
lý cuối cùng). Điều này phải được thể hiện trong hợp đồng và khi đó giấy 
chứng nhận này ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên. Người xuất khẩu 
thì muốn việc kiểm tra ở nơi đi có tính quyết định. Khi đó, người xuất 
khẩu có thể hết trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến. Cách 
quy định này đương nhiên có lợi cho người bán, vì hàng hoá trong mua 
bán quốc tế thường phải vận chuyển dài ngày, qua nhiều vùng khí hậu 
khác nhau nên rất dễ bị tổn thất. 
 Tuy vậy, sự miễn trách của người bán về sự phù hợp này cũng có tính chất 
tương đối. Người nhập khẩu vẫn có quyền chứng minh ngược lại khi thấy có sự 
man trá hay thông đồng với cơ quan giám định của người bán, quá trình kiểm 
tra có khuyết điểm, nội dung giấy chứng nhận không rõ ràng. 
 Người nhập khẩu, ngược lại, muốn việc kiểm tra sự phù hợp ở nơi đến có tính 
quyết định. Bởi vì khi đó, ở mức độ nhất định người bán phải có trách nhiệm về 
sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến. Người nhập khẩu yên tâm hơn về quá trình 
vận chuyển và độ chính xác của việc kiểm tra ở nước mình. Ý chí của hai bên về 
vấn đề này không giống nhau nên cũng có thể sẽ có tranh chấp, bất đồng xảy 
ra, nhất là khi trong hợp đồng không quy định rõ ràng về giá trị của giấy chứng 
nhận phẩm chất. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 7 
Ví dụ 2: 
TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHÈ 
Các bên: 
Nguyên đơn : Người mua - Ba Lan 
Bị đơn : Người bán - Việt Nam 
Tóm tắt vụ việc: 
 Hợp đồng mua bán với các điều kiện sau : 
 Hàng hóa : 11 MT chè đen loại D và 10.5 MT chè đen loại PS 
 Tiêu chuẩn hàng : Thủy phần: tối đa 9,0%, Tro: tối đa 6,5%, Tạp 
chất: tối đa: 0,3% 
 Điều kiện giao hàng : C.I.F (F.O.B cảng Hải Phòng) 
 Tổng trị giá hợp đồng : 21,695 USD 
Điều 175 Luật Thương mại Việt Nam quy định: “ Hàng được giám định theo 
thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá, trong trường hợp 
Hợp đồng không có quy định thì các bên có quyền lựa chọn tổ chức giám 
định.” 
Tình tiết vụ án: 
 Căn cứ theo điều 13 của hợp đồng, bị đơn đã mời Vinacontrol giám định từ 
ngày 24/3 -> 01/4/2008 và cấp chứng thư  ... p bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 37 
1. Đơn kiện & Bản tự bảo vệ 
 Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho Trung 
tâm. Kèm theo đơn kiện phải có thoả thuận trọng tài, các tài liệu, bằng 
chứng liên quan. Nội dung chủ yếu của đơn kiện: 
a. Ngày tháng năm làm đơn kiện 
b. Tên và địa chỉ của các bên 
c. Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp 
d. Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có 
e. Các yêu cầu của Nguyên đơn 
f. Trị giá tài sản mà Nguyên đơn yêu cầu nếu có 
g. Tên và địa chỉ người được Nguyên đơn chỉ định làm Trọng tài viên 
hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 38 
 VIAC tiếp nhận Hồ sơ đơn kiện: VIAC kiểm tra sơ bộ vế vấn đề thẩm 
quyền và yêu cầu Nguyên đơn nộp phí trọng tài (xem biểu phí trọng tài 
dưới đây). Khi phí trọng tài đã được nộp đủ và Nguyên đơn hoàn thành 
các thủ tục cần thiết, VIAC sẽ chính thức thụ lý vụ kiện và thông báo cho 
Bị đơn 
 Bị đơn nộp Bản tự bảo vệ: Sau khi nhận được Đơn kiện do VIAC gửi, Bị 
đơn phải nộp Bản tự bảo vệ cho VIAC. Nội dung chủ yếu: 
a. Ngày, tháng, năm 
b. Tên và địa chỉ của Bị đơn 
c. Cơ sở và chứng cứ bảo vệ nếu có 
d. Tên và địa chỉ của người được Bị đơn chỉ định làm Trọng tài viên 
hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên 
Nếu Bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của VIAC, hoặc 
không có thoả thuận trọng tài, hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, hoặc thoả thuận 
trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu điều đó trong Bản tự bảo vệ 
Bị đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn nộp Bản tự bảo vệ, tối đa không quá 75 
ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện; 
Bị đơn có quyền kiện lại Nguyên đơn; Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời 
điểm nộp Bản tự bảo vệ; 
Việc Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ sẽ không ngăn cản các bước tố tụng 
trọng tài. Quá trình tố tụng trọng tài vẫn được tiến hành. 
2. Thành lập Hội đồng trọng tài: gồm 3 Trọng tài viên, trừ trường hợp các bên 
có thoả thuận Hội đồng trọng tài gồm 1 trọng tài viên. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 39 
Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ do hai Trọng tài viên của Nguyên đơn và Bị đơn 
bầu, hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định. 
VIAC gửi Hồ sơ vụ kiện cho Hội đồng trọng tài 
3. Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc: 
Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, có thể mời giám định 
theo yêu cầu của các bên để làm rõ bản chất vụ việc 
4. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp: Khi có đủ điều kiện để giải quyết vụ 
tranh chấp, Hội đồng trọng tài quyết định triệu tập các bên tham dự phiên họp 
để giải quyết vụ tranh chấp 
Thời gian mở phiên họp và cách thức tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh 
chấp do Hội đồng trọng tài quyết định. 
 Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai 
5. Phán quyết trọng tài: Sau khi phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và quá trình 
tố tụng trọng tài kết thúc, Hội đồng trọng tài soạn thảo Phán quyết trọng tài. 
Phán quyết trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp giải quyết vụ 
tranh chấp hoặc sau đó. 
Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các bên 
VIAC gửi Phán quyết trọng tài: Sau khi nhận được Phán quyết trọng tài của 
Hội đồng trọng tài, VIAC sẽ gửi phán quyết cho các bên 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 40 
Biểu phí Trọng tài Quốc tế Việt Nam 
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam 
Trị giá tranh chấp Phí trọng tài 
500.000.000 trở xuống 45.000.000 
500.000.001 đến 1.000.000.000 
45.000.000 + 7,0% số tiền vượt quá 
500.000.000 
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 
80.000.000 + 4,0% số tiền vượt quá 
1.000.000.000 
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 
240.000.000 + 2,5% số tiền vượt quá 
5.000.000.000 
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 
365.000.000 + 1,5% số tiền vượt quá 
10.000.000.000 
50.000.000.001 đến 
100.000.000.000 
965.000.000 + 1,0% số tiền vượt quá 
50.000.000.000 
100.000.000.001 đến 
500.000.000.000 
1.465.000.000 + 0,4% số tiền vượt quá 
100.000.000.000 
500.000.000.001 trở lên 
3.065.000.000 + 0,1% số tiền vượt quá 
500.000.000.000 
To-tung.aspx 
3.3 Các Trung Tâm Trọng Tài Khác 
- Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 41 
Trụ sở: 90 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 
ĐT: 84.4. 822 0602 
- Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thăng Long 
Trụ sở: 47 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội 
ĐT: 84.4.823 1949 
-Trung tâm Trọng tài Kinh tế Bắc Giang 
Trụ sở: 65 Nguyễn Văn Cừ, TX Bắc Giang 
ĐT: 84.240.773 2740 
- Trung tâm Trọng tài Kinh tế Sài Gòn 
Trụ sở: 460 Cách Mạng Tháng Tám, P.4, Q. Tân Bình, TP. HCM 
ĐT: 84.8.844 6975 
- Trung tâm Trọng tài Kinh tế Cần Thơ 
Trụ sở: 111 Nguyễn An Ninh, TP Cần Thơ 
ĐT: 84.71.825296 
Phần 4: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP 
4.1 Làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu 
Cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp trong quá trình tổ chức 
thực hiện hợp đồng là thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đọa đàm phán như 
chuẩn bị đàm phán, tiếp xúc, tiến hành đàm phán, kết thúc đàm phán, và rút kinh 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 42 
nghiệm sau đàm phán. Hợp đồng phải được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ 
các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ 
ràng, đơn giản, chính xác. 
Ngược lại, những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo vội vã, mang tính hình 
thức, đối phó với những điều kiện và điều khoản quá sơ sài hoặc mập mờ, tối nghĩa, 
những hợp đồng bị thúc ép ký kết gấp gáp, chủ thể hợp đồng không kịp có thời gian 
cân nhắc hay xem xétchính là mầm mống phát sinh tranh chấp, bất đồng về sau. 
Để có những hợp đồng chặt chẽ, các bên mua bán có thể: 
- Tham khảo các mẫu hợp đồng mua bán quốc tế của ITC trên các trang như: 
http:// www.intracen.org,   
- Nghiên cứu kỹ và vận dụng tốt các điều khoản Incoterms, UCP, URCĐây 
cũng là các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp hữu hiệu. 
- Nghiên cứu các quy định của các quốc gia có liên quan đến hợp đồng, ví dụ : 
Nghị định số 06/2008/ NĐ-CP ngày 16/01/2008 của chính phủ nước cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động 
thương mại, Mục 5 Chương II, Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu 
hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. 
- Các bên đối tác phải hiểu nhau và thiện chí với nhau. 
4.2 Bàn bạc soạn thảo kỹ những tình huống bất khả kháng, miễn trách, khó 
khăn trở ngại dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng. 
Trên thực tế, ngay cả những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo kỹ lưỡng 
nhất cũng không thể lường trước tất cả mọi tình huống có thể xảy ra,bởi vạn vật luôn 
biến đổi, tạo ra vô số những rủi ro, bất trắc. Vì vậy một trong những biện pháp ngăn 
ngừa tranh chấp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là bàn bạc soạn thảo kỹ 
lưỡng những điều khoản bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại trong quá trình 
thực hiện hợp đồng. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 43 
Mỗi quốc gia đều có những điều khoản quy định về bất khả kháng riêng, ở 
một số quốc gia còn quy định những tình huống gặp khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, 
những quy định này ở các quốc gia khác nhau là khác nhau, nên khi áp dụng các hợp 
đồng ngoại thương có thể dẫn đến những bất đồng, trach chấp. Chính vì vậy khi đàm 
phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần đưa những điều khoản về “ Bất 
khả kháng”, “ khó khăn trở ngại” vào hợp đồng. Khi những điều khoản này được 
soạn thảo tốt sẽ giúp ngăn ngừa được những bất đồng, tranh chấp hay giúp giả quyết 
những bất đồng, tranh chấp một khi chúng phát sinh mà không cần sử dụng tòa án 
hay trọng tài. 
Ví dụ trong thời gian qua miền Trung có lũ lụt rất nặng, đường xá bị sạt lở, 
giao thông bị cản trở. Do đó nhiều doanh nghiệp vận tải không thể không vi phạm 
hợp đồng vận chuyển. Điều này kéo theo nhiều doanh nghiệp cũng phải vi phạm hợp 
đồng vì không giao được hàng cho bên thứ ba đúng thời hạn, không có nguyên liệu 
để sản xuất nên chậm giao hàng. Vì thế đây là những điều kiện bất khả kháng mà đã 
được quy định trong hợp đồng thì sẽ tránh được những tranh chấp không cần thiết 
Với mục đích giúp các bên mua bán soạn thảo hợp đồng tốt Phòng Thương 
mại Quốc tê (ICC) đã soạn ra hai điều khoản : Điều khoản bất khả kháng và Điều 
khoản khó khăn trở ngại. Các bên có thể đưa vào hợp đồng nguyên văn điều khoản 
bất khả kháng được quy định trong ấn phẩm 421 cua ICC hoặc có thể dẫn chiếu như 
sau: “ Điều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại Quốc tế ( ấn phẩm sô 421 
của ICC) là một phần của hợp đồng này.” 
4.3 Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng một cách có khoa học, hợp lý. 
Tổ chức thực hiện hợp đồng là quá trình gồm nhiều bước, nhiều công việc có 
liên quan mật thiết với nhau. 
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu bên bán phải tiến hành các công viêc 
sau: làm những công việc bước đầu của khâu thanh toán ( tùy theo phương thức đã 
chọn), xin giấy phép xuất khẩu ( nếu cần), chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, thuê tàu, 
kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao gàng, mua bảo hiểm, 
làm thủ tục thahh toán, giải quyết khiếu nại (nếu có), thanh lý hợp đồng 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 44 
Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu bên mua phải tiến hành các công việc 
sau: xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần), thực hiện các công việc bước đầu của khâu 
thanh toán, thuê tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng 
hóa, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại hàng hóa nếu bị thiếu hụt hoặc tổn thất (nếu 
có), thanh lý hợp đồng. 
Nếu các bên liên quan đều nghiêm túc thực hiện quá trình này, thông qua việc 
chuẩn bị chu đáo, bố trí công việc, nhân sự, phương tiện để thực hiện hợp đồng 
một cách có khoa học, hợp lý, đồng thời phối hợp chặ chẽ với nhau sẽ giảm được bất 
đồng và tranh chấp. 
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 
 45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Th.S. Kim Ngọc Đạt, 2011, “Quản trị xuất nhập 
khẩu”, nhà xuất bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh. 
2. “Tòa án nhân dân tối cao”, 
 (ngày truy 
cập 09/05/2013) 
3. “Tóm tắt quy trình tố tụng”, 
to-tung-93/159/Tom-tat-Quy-trinh-To-tung.aspx (ngày truy cập 10/05/2013) 
4. “Ký kết hợp đồng: Linh hoạt điều khoản giá”, 
thuc-kinh-doanh/186-ky-ket-hop-dong-linh-hoat-dieu-khoan-gia.html (ngày 
truy cập 07/05/2013) 
5. “ 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”, 
VN/Home/anpham44-107/345/50-phan-quyet-trong-tai-quoc-te-chon-loc.aspx 
(ngày truy cập 06/05/2013) 
6. Diễn đàn giao nhận và vận tải Việt Nam,  (ngày 
truy cập 07/05/2013) 
7. Xuất nhập khẩu Việt Nam,  (ngày truy cập 
08/05/2013) 
8. Luật thương mại Việt Nam 2005, 
 (ngày truy cập 
08/05/2013) 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cac_tranh_chap_bat_dong_trong_hoat_dong_xuat_nhap.pdf